Đua nhau nuôi bò sữa, nông dân Lâm Đồng điêu đứng

Không ít người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng khi một lượng sữa lớn sản xuất ra không thể tiêu thụ được

Không mua sữa mới phát sinh

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.
Trước động thái gây bất lợi cho người chăn nuôi của các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu tại địa phương, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện Đơn Dương, cho biết địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

Theo UBND xã Đạ Ròn, chỉ tính riêng xã này hiện đã có hơn chục gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào, họ đang trong tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên.

Trong khi sữa nguyên liệu không tiêu thụ được thì chi phí để nuôi một con bò sữa hiện nay là rất lớn, không thể dưới 3 triệu đồng/tháng.

Ế sữa, đem đổ!...

Người chăn nuôi bắt đầu lo lắng khi các doanh nghiệp ra “tối hậu thư” siết chặt chất lượng nguồn sữa, sản lượng sữa nhưng lo lắng hơn cả vẫn là không ký được hợp đồng tiêu thụ.

Ông Vũ Văn Tiến, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình ông có 2 con bò sữa, mua với giá 160 triệu đồng, thêm 20 triệu đồng làm chuồng trại nhưng đến nay không những không có lãi mà hằng tháng còn phải bù lỗ.

Hiện mỗi ngày, hai con bò của gia đình ông Tiến cho khoảng 25 lít sữa, do không bán được nên ông phải chở sữa nguyên liệu ra thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) và lên Đà Lạt bỏ mối cho các cơ sở làm sữa chua với giá chỉ 5.000 đồng/lít nhưng rất thất thường. “Nhiều hôm bán không hết phải chở sữa về nhà, đem cho người quen, cho miết người ăn uống cũng chán. Mình lại không có thiết bị bảo quản nên đến tối mà không dùng hết là phải đổ vì sáng mai là có sữa mới rồi” - ông Tiến nói.

Theo nông dân này, không riêng gì gia đình ông, nhiều hộ khác tại xã Đạ Ròn cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Việc phải đổ bỏ sữa nguyên liệu đã trở thành thương xuyên hơn.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, cho biết quy hoạch chăn nuôi bò sữa của xã đến năm 2015 là 1.500 con, đến năm 2020 con số được ấn định là 2.000 con bò. Tuy nhiên, hiện nay đàn bò sữa của xã đã lên tới 2.431 con và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do bò giống sinh sản.

Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.

nguồn Theo Người lao động
 


bữa đi xin giống cỏ về trồng cũng nghe dân nói thế. tính ra năm làm vài con bò thịt mà không biết sao đây
 
thế mà thông tin nói rằng sản lượng sữa của nước ta mới đáp ứng được 25% nhu cầu như vậy chứng tỏ các công ty sữa chỉ pha sữa bột với nước để đóng hộp bán cho lợi nhuận cao
 
54b0b879b646c.jpg
 
thế mà thông tin nói rằng sản lượng sữa của nước ta mới đáp ứng được 25% nhu cầu như vậy chứng tỏ các công ty sữa chỉ pha sữa bột với nước để đóng hộp bán cho lợi nhuận cao
Thì là cty họ phải làm sao cho có lời,đồng ý là người Việt cứ mãi thấp còi,nhưng đó không phải việc của các cty sữa.
Khi nào nhà nước nhúng tay vào thì mới mong trẻ em nghèo mới có sữa uống miễn phí,còn bây giờ cứ vắt sữa bò xong rồi đi ...đổ đã.
 
"Cái định mức đó đâu phải trên trời rơi xuống đâu, mà do cty sinh nói ra" để làm gì thì ông nuôi Bò biết rồi phải ko, "dè ông nông dân thôi". Quá trình tạo sữa trung bình của Bò giống ngày bao nhiêu tôi ko biết vì tôi ko nuôi Bò giống lấy sữa, như tôi dán bảo đãm là trên 16kg, theo tài liệu tôi đọc là từ 20 đến 25 lít. Nói đến đây là đủ biết cái định mức đó cty sinh ra nó để làm gì thì đã rõ.
 

thế mà thông tin nói rằng sản lượng sữa của nước ta mới đáp ứng được 25% nhu cầu như vậy chứng tỏ các công ty sữa chỉ pha sữa bột với nước để đóng hộp bán cho lợi nhuận cao
Trên thị trường đa số pha sữa bò nguyên chất với nước thêm sữa bột nguyên kem............Vinamilk củng vậy, chỉ thấy sữa TH là ghi thành phần 100% sữa bò tươi thôi bác à
 
Các bác nên đứng ở vai trò của cả phía nhà máy, tìm hiểu lý do vì sao họ không thu mua. Trên đời chẳng ai chê nguồn lợi cả. Từ đó có thể suy ra mua sữa tươi từ nông dân không phải là nguồn lợi đáng quan tâm của nhà máy, vì những lý do nào đó.
Còn chuyện lợi ích cộng đồng, thì không thuộc trách nhiệm doah nghiệp, nếu DN đó còn phải vất vả mưu sinh. Đừng nghĩ rằng đã là chủ nhà máy, xí nghiệp thì luôn giàu có, luôn thu lợi.
 
Chi nhung cty nho , doanh nghiep nho The khong co Luc khong du va phai tu boi bang hai tay hai chan ,ca cai dau nua ... Cho con nhung doanh nghiep lon (lon tu dau, ai bao ho , ai chong lung ,cac ban suy nghi phu toi nhe).thi mat suc thao tung thi truong ...,.?..?..canh tranh cong bang u ...?.cac ban nghi co chuyen do khong , va duoc bao nhieu %.?..toi rat muon cung cac ban tranh luan tren dien dan cho ra chuyen, nhung vi ban qua ,chi tranh thu duoc luc nao hay luc do ..!.gap lai cac ban lan sau nhe
 
Các bác nên đứng ở vai trò của cả phía nhà máy, tìm hiểu lý do vì sao họ không thu mua. Trên đời chẳng ai chê nguồn lợi cả. Từ đó có thể suy ra mua sữa tươi từ nông dân không phải là nguồn lợi đáng quan tâm của nhà máy, vì những lý do nào đó.
Còn chuyện lợi ích cộng đồng, thì không thuộc trách nhiệm doah nghiệp, nếu DN đó còn phải vất vả mưu sinh. Đừng nghĩ rằng đã là chủ nhà máy, xí nghiệp thì luôn giàu có, luôn thu lợi.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.
Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, hay đối tác của mình.
 
Một số bác nói buồn cười thật, mở công ty ra mục đích chính là để sinh lợi, còn nếu chỉ để phục vụ cho xã hội người ta gọi là tổ chức phi lợi nhuận nhé. Còn về cái cớ "trách nhiệm xã hội" mà các bác vin vào, đó là quá trình hoạt động theo đúng pháp luật, không hủy hoại môi trường, không ảnh hưởng dân sinh. Chứ không phải là việc đi dọn đống rác do nông dân bày ra, mấy ông thấy có người nuôi có ăn là cả đám nhào vô nuôi, công ty có bảo mấy ông mua bò đâu? Công ty có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mấy ông đâu mà đòi người ta phải chịu trách nhiệm. Mang cái tâm lý tiểu nông đi đối xử với doanh nghiệp mà đòi hỏi họ đối xử với mình một cách văn minh là sao? Không cảm thấy khập khiễng sao?
 
"Cái định mức đó đâu phải trên trời rơi xuống đâu, mà do cty sinh nói ra" để làm gì thì ông nuôi Bò biết rồi phải ko, "dè ông nông dân thôi". Quá trình tạo sữa trung bình của Bò giống ngày bao nhiêu tôi ko biết vì tôi ko nuôi Bò giống lấy sữa, như tôi dán bảo đãm là trên 16kg, theo tài liệu tôi đọc là từ 20 đến 25 lít. Nói đến đây là đủ biết cái định mức đó cty sinh ra nó để làm gì thì đã rõ.
Tội cho người nông dân, đầu tư bò sữa tốn kém mà còn bị o ép đầu ra.
 
"Cái định mức đó đâu phải trên trời rơi xuống đâu, mà do cty sinh nói ra" để làm gì thì ông nuôi Bò biết rồi phải ko, "dè ông nông dân thôi". Quá trình tạo sữa trung bình của Bò giống ngày bao nhiêu tôi ko biết vì tôi ko nuôi Bò giống lấy sữa, như tôi dán bảo đãm là trên 16kg, theo tài liệu tôi đọc là từ 20 đến 25 lít. Nói đến đây là đủ biết cái định mức đó cty sinh ra nó để làm gì thì đã rõ.
Cái bài nầy tôi đã viết trước 1 tuần khi tờ báo Dantri mới đăng sáng nay, AE xem tôi nói ""Cái định mức đó đâu phải trên trời rơi xuống đâu, mà do cty sinh nói ra" để làm gì thì ông nuôi Bò biết rồi phải ko, "dè ông nông dân thôi". Quá trình tạo sữa trung bình của Bò giống ngày bao nhiêu tôi ko biết vì tôi ko nuôi Bò giống lấy sữa, như tôi dán bảo đãm là trên 16kg, theo tài liệu tôi đọc là từ 20 đến 25 lít.
Trích đường link báo http://dantri.com.vn/kinh-doanh/non...dn-chi-ty-do-nhap-sua-nguyen-lieu-1020565.htm
 
Một số bác nói buồn cười thật, mở công ty ra mục đích chính là để sinh lợi, còn nếu chỉ để phục vụ cho xã hội người ta gọi là tổ chức phi lợi nhuận nhé. Còn về cái cớ "trách nhiệm xã hội" mà các bác vin vào, đó là quá trình hoạt động theo đúng pháp luật, không hủy hoại môi trường, không ảnh hưởng dân sinh. Chứ không phải là việc đi dọn đống rác do nông dân bày ra, mấy ông thấy có người nuôi có ăn là cả đám nhào vô nuôi, công ty có bảo mấy ông mua bò đâu? Công ty có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mấy ông đâu mà đòi người ta phải chịu trách nhiệm. Mang cái tâm lý tiểu nông đi đối xử với doanh nghiệp mà đòi hỏi họ đối xử với mình một cách văn minh là sao? Không cảm thấy khập khiễng sao?
Chính xác, đọc kĩ thông tin sẽ thấy. báo thanh niên hôm trước cũng đăng tin vụ định mức mua 16 lít sữa 1 ngày của 1 con bò "có trong danh mục quản lí". lí do của cty là số hộ nuôi thấy "có ăn" nên nuôi theo mà chưa kí hợp đồng từ trước (tức số lượng, chất lượng chưa được kiểm định), rồi không bán được cho công ty thì gởi nhờ cho người quen có hợp đồng bán giúp. cuối bài còn có câu kết hay của đại diện hãng "không thể cứ bắt doanh nghiệp phải lo cho sự phát sinh, chạy theo thị trường của người nuôi được"
Mình cứ hay nói doanh nghiệp ép dân chứ suy nghĩ kĩ thì nhiều người dân chạy theo lợi nhuận ép doanh nghiệp vào thế bí, nhiều khi làm ầm ĩ lên, đã động chính quyền, bắt doanh nghiệp làm theo ý mình. thật ra doanh nghiệp vẫn còn cần nguồn cung sữa nơi ấy thôi, chứ như chăn nuôi của CP. anh làm không theo hợp đồng là cắt phần anh luôn
CHUNG QUY LẠI CŨNG LÀ CÁI Ý THỨC CÒN THẤP. NGUYÊN NHÂN LÀ CÒN NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC KHÔNG QUẢN ĐƯỢC GÌ
 
Chính xác, đọc kĩ thông tin sẽ thấy. báo thanh niên hôm trước cũng đăng tin vụ định mức mua 16 lít sữa 1 ngày của 1 con bò "có trong danh mục quản lí". lí do của cty là số hộ nuôi thấy "có ăn" nên nuôi theo mà chưa kí hợp đồng từ trước (tức số lượng, chất lượng chưa được kiểm định), rồi không bán được cho công ty thì gởi nhờ cho người quen có hợp đồng bán giúp. cuối bài còn có câu kết hay của đại diện hãng "không thể cứ bắt doanh nghiệp phải lo cho sự phát sinh, chạy theo thị trường của người nuôi được"
Mình cứ hay nói doanh nghiệp ép dân chứ suy nghĩ kĩ thì nhiều người dân chạy theo lợi nhuận ép doanh nghiệp vào thế bí, nhiều khi làm ầm ĩ lên, đã động chính quyền, bắt doanh nghiệp làm theo ý mình. thật ra doanh nghiệp vẫn còn cần nguồn cung sữa nơi ấy thôi, chứ như chăn nuôi của CP. anh làm không theo hợp đồng là cắt phần anh luôn
CHUNG QUY LẠI CŨNG LÀ CÁI Ý THỨC CÒN THẤP. NGUYÊN NHÂN LÀ CÒN NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC KHÔNG QUẢN ĐƯỢC GÌ
Chán ông nhà nước các bác ơi. Dân chăn nuôi một làm mướn cho nước ngoài. hai là tự phát. Cả hai con đường đều bấp bênh. Doanh nghiệp nhà nước thì làm ăn thua lỗ. Doanh nghiệp tư nhân thì bị chèn ép,tự chống chèo.Nói chung ai cũng khổ cả.
Dân ta thấy người bên nhà nuôi được ăn là làm theo. Doanh nghiệp thì khó khăn đủ đường.Tốt nhất nhà nhà uống sữa Việt , giúp các Doanh nghiệp trong nước qua thời khó khăn.
Em từng làm sữa em biết . Sữa pháp về Việt qua đường thủy toàn hết hạn mà các bà cứ mua ầm ầm.
không biết mua cái phế thải về uống hay mua cái thương hiệu của họ.Trong khi sữa nhà cũng được mà.
có câu "Giàu hay nghèo do suy nghĩ mà ra"
 
"Cái định mức đó đâu phải trên trời rơi xuống đâu, mà do cty sinh nói ra" để làm gì thì ông nuôi Bò biết rồi phải ko, "dè ông nông dân thôi". Quá trình tạo sữa trung bình của Bò giống ngày bao nhiêu tôi ko biết vì tôi ko nuôi Bò giống lấy sữa, như tôi dán bảo đãm là trên 16kg, theo tài liệu tôi đọc là từ 20 đến 25 lít. Nói đến đây là đủ biết cái định mức đó cty sinh ra nó để làm gì thì đã rõ.
16 lít/ngày là trung bình, còn dư hơn là bất thường cần cán bộ xuống kiểm tra. Vì có chuyện là 1 nhà ký hợp đồng bao tiêu sữa đầu ra, xong các nhà khác mang sữa đến gửi, nên 1 con bò cho ra 30-50 lít sữa một ngày. Công ty phải cảnh giác là đúng rồi. Sữa không nguồn gốc, dư lượng kháng sinh, melamin thì ai dám nhập.
 
Trước động thái gây bất lợi cho người chăn nuôi của các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu tại địa phương, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện Đơn Dương, cho biết địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

Mình nghĩ đây là sự lộng quyền của bên chính quyền. Nông dân đầu tư sai thì họ phải chịu trách nhiệm, không có chuyện chính quyền đi giải quyết thay cho họ mà gây khó dễ cho doanh nghiệp.
 


Back
Top