Gà Đông Tảo chân to, dáng đẹp

  • Thread starter Ngoc Ha_91
  • Ngày gửi
Gà Đông Tảo là loại gà có giá trị kinh tế cao nhưng năng suất kém do đặc tính của loại gà này là khó nuôi, vụng về. Nên khi chăm sóc cho chúng cần chú ý kỹ và cẩn thận, đặc biết chú ý đến những bệnh thường gặp ở gà Đông tảo và cách phòng chống để đạt hiệu quả kinh tế cao
Một số bệnh cần lưu ý:
- Bệnh mổ cắn (Canibalizm): mổ cắn hậu môn, mổ cắn đứt lông, mổ cắn trên đầu, mổ cắn ngón chân, mổ cắn trên đầu. Nguyên nhân: ăn thức ăn viên, lượng ngô quá nhiều trong thức ăn, thiếu máng ăn máng uống, gà nhịn đói quá lâu, thiếu ổ đẻ hoặc ổ đẻ nơi quá sáng, nhốt chât, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng thiếu chất khoáng
- Bệnh Newcastle: Thường xảy ra vào mùa đông ở mọi lứa tuổi, gà ủ rũ, bỏ ăn, khó thở, chảy nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt màu trắng có lẫn máu, mùi tanh khó chịu. Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh như nghẹo cổ và đầu. Gầy sút nhanh, đi vòng tròn, thường chết sau 5-7 ngày.
- Bệnh Gumboro ở gà Đông Tảo: ở gà 3-6 tuần tuổi hoặc có thể trên 10 tuần tuổi, cơ vòng hậu môn luôn co rút, sốt cao, bỏ ăn và khát nước, sau ỉa chảy, gà chết cao nhất vào ngày thứ 3 sau đó giảm hẳn mà không cần can thiệp. Phân loãng có màu trắng, lẫn máu; gà ủ rũ, xù lông, xã cánh, nằm quẹo rồi chết
- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà Đông Tảo: Gà mắc bệnh thường ủ rũ, kém ăn, chậm lớn. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt như ho, hắt hơ, thở khò khè (hen), khó thở.
- Bệnh bạch lỵ: Gà con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao lên đến 40%. Triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng. Phân dính vào lông quanh hâu môn. Gà con mắc bệnh còi cọc, chậm lớn và thường bị què do viêm khớp.
- Bệnh tụ huyết trùng: Ở thể quá cấp tính gà chết đột ngột không có triệu chứng gì, có khi đang ăn đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp dãy đập vài cái. Ở thể cấp tính gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, mào tích xanh tím, miệng có dãi, nước đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có chất dich nhầy, gà chết sau 24-72h do kiệt sức, ngạt thở, ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân. Ở thể mãn tính, gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị xưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to, có hiện tượng khó thở có tiếng ran ở khí quản,
Trên đây là một số bệnh cần lưu ý khi nuôi gà đông tảo. Bà con chăn nuôi cần theo dõi quan sát gà thường xuyên để chữa trị kịp thời.
Bà con có nhu cầu tư vấn hoặc nuôi gà Đông Tảo liên hệ qua SĐT 0941.354.111
 




Back
Top