Em mới đọc được bài này trên báo Nông nghiệp, không biết các bác nhà mình có ai liên hệ thử với công ty này chưa ạ. Em cũng đang định lên đó tìm hiểu xem sao.
Có người nói vui bây giờ Phạm Văn Cương là nông dân cuối cùng ở xã Tề Lỗ, kẻ khác lại cho rằng, Cương chính là người nhiều ruộng nhất tỉnh Vĩnh Phúc....
http://nongnghiep.vn/ga-trai-nhieu-ruong-nhat-vinh-phuc-post138081.html
Nói gì thì nói, anh là người giỏi, thậm chí là rất giỏi. Nếu không tin cứ đến huyện Yên Lạc hỏi Cương “đất” thì biết. Cánh đồng bạc tỷ Tề Lỗ nổi danh khắp thiên hạ nhờ nghề mổ xe hết đát. Đại gia ở Tề Lỗ không thiếu, toàn những người giàu từ nghề truyền thống của làng. Nghề mổ xe khấm khá nên dân Tề Lỗ không cần làm ruộng. Vì bèo bọt, vì vất vả, vì lỗ nhiều hơn ăn. Ruộng đa phần bỏ hoang hoặc giả có làm cũng được chăng hay chớ. Thế cho nên, chuyện Phạm Văn Cuơng giàu lên từ những cánh đồng Tề Lỗ và các xã lân cận thì quả là lạ lùng và rất xứng đáng được gọi kỳ tích. Khi nghe nói về Cương và thành công của gã hẳn ít người tin. Sinh năm 1982, tốt nghiệp những hai bằng đại học, trong đó có tấm bằng khá danh tiếng của Trường Kinh tế Quốc dân, một ngày, người Tề Lỗ thấy Cương lân la từng nhà hỏi nguyên nhân vì sao bỏ ruộng. Khi nghe một thanh niên làng vừa tốt nghiệp đại học đi hỏi han chuyện ruộng đồng, dân Tề Lỗ lấy làm khó hiểu nhưng họ cũng trả lời rất thật: Làm ruộng không sống nổi vì manh mún quá. Tốn công, tốn sức mà vụ nào cũng lỗ nên ai cũng chán. Chán ruộng à? Thế sao không tích tụ lại thành cánh đồng lớn mà làm? Cương hỏi lại người dân như thế. Không ít người ớ ra “ừ nhỉ”, nhưng rồi họ cũng ậm ờ cho qua. Chán là chán thế thôi chứ không ai muốn bỏ hẳn ruộng của mình. Tâm lý nông dân, ruộng đồng có lỗ, có vất đến mấy thì vẫn cứ là nồi cơm, là tấm bùa phòng thân khi những nghề khác hết vận. Thêm một lý do nữa, cứ giữ ruộng hoang đấy, biết đâu có ngày dự án thu hồi còn có tý tiền đền bù. Sau khi nhìn ra bản chất vấn đề của thực trạng người dân bỏ ruộng hoang, Cương đặt ra một mục tiêu cụ thể mà không ít kẻ cho là bất khả thi thời điểm ấy: Bằng bất cứ giá nào cũng phải làm giàu từ ruộng. Phải đặt lợi ích người nông dân có ruộng lên hàng đầu thì chắc chắn sẽ thành công. Sau cuộc trò chuyện với nông dân, mấy ngày sau, đích thân Cương đến tận từng nhà mang theo hợp đồng thuê đất thời hạn 20 năm với cam kết trả “tiền sản” mỗi vụ gấp cả chục lần so với mức thu họ đang làm. Khỏi nói hết sự phấn khởi của người dân. Vừa không phải làm gì, vừa thoát “án” bỏ hoang ruộng của xã, vừa được 150kg lúa mỗi sào/vụ. Hơn 453 hộ dân đồng loạt ký vào hợp đồng bàn giao cho Cương 50 ha ruộng ở cánh đồng 44, giáp ranh giữa xã Tề Lỗ và Trung Nguyên. Những chữ ký biến Phạm Văn Cương trở thành người duy nhất có ruộng ở Tề Lỗ. Lãnh đạo chính quyền các xã Tề Lỗ và Trung Nguyên có lúc khó dễ vì nghi ngờ vào khả năng của Cương, nhưng rất nhanh chóng đồng thuận khi vụ đầu tiên, mặc dù chưa làm được bao nhiêu nhưng anh đã móc túi 1,5 tỷ đồng thanh toán “tiền sản” cho nông dân có ruộng. Kể như lỗ. Không ít kẻ ác bụng đã cười thầm: Thằng này sớm muộn gì cũng chết vì nợ nần cho mà xem. Nhưng Cương không “chết”. Đã thế, anh còn tạo cho nông dân Tề Lỗ thêm một đặc ân nữa là sẵn sàng nhận những người cho thuê ruộng già cả, không thể đi làm công nhân ở các KCN với mức lương 3 triệu đồng mỗi tháng hoặc hợp đồng thời vụ 200 nghìn đồng mỗi công 8 tiếng một ngày. Đó là năm 2008. Bây giờ, toàn bộ cánh đồng 44 trồng màu tất. Xanh ngút bốn mùa. Hầu như chẳng lúc nào đất đồng được nghỉ ngơi. Mỗi năm 4 vụ luân canh, cánh đồng hoang trước đây bây giờ đẻ tiền khủng khiếp. Bình quân mỗi ha trừ đi chi phí còn lãi 50 triệu đồng. Từ khoai tây, dưa hấu, ớt đến rau các loại… 2,5 tỷ đồng là thu nhập của Cương từ đồng 44 sau khi trừ chi phí. Cương cũng đã thành lập Cty TNHH Đầu tư & Phát triển Nông nghiệp DKC, thuê thêm 35 ha ruộng của những nông dân chán canh tác ở phường Đồng Tâm (TP. Vĩnh Yên) để trồng màu. Phạm Văn Cương trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào tích tụ đất đai đang dần hình thành rõ rệt ở Vĩnh Phúc. Chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng có thể nói rằng, thành công của Cương đã ít nhiều “cởi trói” cho tư duy manh mún, trở thành bài học quý báu cho nhiều người làm nông nghiệp trên địa bàn
Theo thống kê chưa chính thức, hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có khoảng 14 tổ chức, cá nhân thuê, gom ruộng của khoảng 2.500 hộ dân, với diện tích trên 300ha. Trong đó, có 6 cá nhân thuê từ 3 năm trở lên, với giá bình quân 26 triệu đồng/ha/năm; 8 tổ chức, cá nhân thuê theo thời vụ, với giá từ 1,6 - 2,8 triệu đồng/ha/vụ. Một số diện tích cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/ha/năm. Cần “cởi trói” cho ruộng đồng manh mún Có một chuyện khá lạ lùng nữa là ngay cả Cương bây giờ không thể nhớ chính xác mình đang có bao nhiêu đất ruộng. Ngoài diện tích thuê cụ thể theo dạng hợp đồng 20 năm ký một lần chừng gần 100 ha thì Cty của anh liên kết với rất nhiều hộ nông dân theo hình thức cấp vốn đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Mỗi một mô hình liên kết, Cương đầu tư cho người nông dân vay vốn, cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và tiền công làm đất cho nông dân. Cuối vụ người dân chỉ việc bán sản phẩm cho Cương và khấu trừ các khoản chi phí đầu tư với mức giá hợp lý nhất để đảm bảo trồng cây gì cũng có lãi. Ví dụ như vụ khoai tây này, gần như DKC cung cấp giống và phân bón, thuốc BVTV và tiền công làm đất cho hàng chục ngàn hộ nông dân trong tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi ngày DKC bán từ 5-6 trăm tấn khoai tây đi các tỉnh và sang Trung Quốc. Lời lãi tùy thuộc vào giá cả thị trường để phía Cty và nông dân cưa đôi. Theo cách tính của Cương, với mô hình liên kết kiểu này, nông dân chỉ có thể khá chứ không nghèo được nữa. “Khoai tây là loại dễ trồng, giá cả lại tốt. Chỉ cần làm 1 ha, mỗi vụ thu tầm 20 tấn, giá 6,5 ngàn đồng một cân. Gấp hàng trăm lần làm lúa chứ chẳng chơi đâu”. Từ một anh sinh viên được đào tạo chẳng liên quan gì đến nông nghiệp, bây giờ Cương nói chuyện về ngành không thua gì chuyên gia. Tuy nhiên, mấu chốt của thành công theo anh không hoàn toàn nằm ở kiến thức mà cần sự tư duy và quyết tâm. Mục tiêu cũng là điều trăn trở của Cương là cần “cởi trói” cho ruộng đồng manh mún. Thực tế đã chứng minh rằng không có con đường nào khác ngoài tích tụ đất đai, đưa KHKT vào ruộng đồng nông dân mới có thể sống được. Ai cũng biết điều đó, nhưng ít người làm, ít người thành công? “Rào cản của tích tụ đất đai là cơ chế chính sách. Đến thời điểm này tôi có thể gọi là đã thành công nhưng chưa có bất cứ một chính sách hỗ trợ gì, mặc dù nghe nhiều người nói là đã có cơ chế hỗ trợ cho những mô hình liên kết, tích tụ đất đai rồi. Làm nông nghiệp thì chính sách quan trọng như máu. Thành công, thất bại nhiều khi cũng từ chính sách mà ra. Đơn giản như chính sách cho thị trường. Sự thật là toàn bộ các thị trường hiện nay mà chúng tôi bán sản phẩm đều phải tự đi tìm tòi, chưa hề có một sự hỗ trợ nào”, Phạm Văn Cương chia sẻ.
Hoàng Anh
Có người nói vui bây giờ Phạm Văn Cương là nông dân cuối cùng ở xã Tề Lỗ, kẻ khác lại cho rằng, Cương chính là người nhiều ruộng nhất tỉnh Vĩnh Phúc....
http://nongnghiep.vn/ga-trai-nhieu-ruong-nhat-vinh-phuc-post138081.html
Nói gì thì nói, anh là người giỏi, thậm chí là rất giỏi. Nếu không tin cứ đến huyện Yên Lạc hỏi Cương “đất” thì biết. Cánh đồng bạc tỷ Tề Lỗ nổi danh khắp thiên hạ nhờ nghề mổ xe hết đát. Đại gia ở Tề Lỗ không thiếu, toàn những người giàu từ nghề truyền thống của làng. Nghề mổ xe khấm khá nên dân Tề Lỗ không cần làm ruộng. Vì bèo bọt, vì vất vả, vì lỗ nhiều hơn ăn. Ruộng đa phần bỏ hoang hoặc giả có làm cũng được chăng hay chớ. Thế cho nên, chuyện Phạm Văn Cuơng giàu lên từ những cánh đồng Tề Lỗ và các xã lân cận thì quả là lạ lùng và rất xứng đáng được gọi kỳ tích. Khi nghe nói về Cương và thành công của gã hẳn ít người tin. Sinh năm 1982, tốt nghiệp những hai bằng đại học, trong đó có tấm bằng khá danh tiếng của Trường Kinh tế Quốc dân, một ngày, người Tề Lỗ thấy Cương lân la từng nhà hỏi nguyên nhân vì sao bỏ ruộng. Khi nghe một thanh niên làng vừa tốt nghiệp đại học đi hỏi han chuyện ruộng đồng, dân Tề Lỗ lấy làm khó hiểu nhưng họ cũng trả lời rất thật: Làm ruộng không sống nổi vì manh mún quá. Tốn công, tốn sức mà vụ nào cũng lỗ nên ai cũng chán. Chán ruộng à? Thế sao không tích tụ lại thành cánh đồng lớn mà làm? Cương hỏi lại người dân như thế. Không ít người ớ ra “ừ nhỉ”, nhưng rồi họ cũng ậm ờ cho qua. Chán là chán thế thôi chứ không ai muốn bỏ hẳn ruộng của mình. Tâm lý nông dân, ruộng đồng có lỗ, có vất đến mấy thì vẫn cứ là nồi cơm, là tấm bùa phòng thân khi những nghề khác hết vận. Thêm một lý do nữa, cứ giữ ruộng hoang đấy, biết đâu có ngày dự án thu hồi còn có tý tiền đền bù. Sau khi nhìn ra bản chất vấn đề của thực trạng người dân bỏ ruộng hoang, Cương đặt ra một mục tiêu cụ thể mà không ít kẻ cho là bất khả thi thời điểm ấy: Bằng bất cứ giá nào cũng phải làm giàu từ ruộng. Phải đặt lợi ích người nông dân có ruộng lên hàng đầu thì chắc chắn sẽ thành công. Sau cuộc trò chuyện với nông dân, mấy ngày sau, đích thân Cương đến tận từng nhà mang theo hợp đồng thuê đất thời hạn 20 năm với cam kết trả “tiền sản” mỗi vụ gấp cả chục lần so với mức thu họ đang làm. Khỏi nói hết sự phấn khởi của người dân. Vừa không phải làm gì, vừa thoát “án” bỏ hoang ruộng của xã, vừa được 150kg lúa mỗi sào/vụ. Hơn 453 hộ dân đồng loạt ký vào hợp đồng bàn giao cho Cương 50 ha ruộng ở cánh đồng 44, giáp ranh giữa xã Tề Lỗ và Trung Nguyên. Những chữ ký biến Phạm Văn Cương trở thành người duy nhất có ruộng ở Tề Lỗ. Lãnh đạo chính quyền các xã Tề Lỗ và Trung Nguyên có lúc khó dễ vì nghi ngờ vào khả năng của Cương, nhưng rất nhanh chóng đồng thuận khi vụ đầu tiên, mặc dù chưa làm được bao nhiêu nhưng anh đã móc túi 1,5 tỷ đồng thanh toán “tiền sản” cho nông dân có ruộng. Kể như lỗ. Không ít kẻ ác bụng đã cười thầm: Thằng này sớm muộn gì cũng chết vì nợ nần cho mà xem. Nhưng Cương không “chết”. Đã thế, anh còn tạo cho nông dân Tề Lỗ thêm một đặc ân nữa là sẵn sàng nhận những người cho thuê ruộng già cả, không thể đi làm công nhân ở các KCN với mức lương 3 triệu đồng mỗi tháng hoặc hợp đồng thời vụ 200 nghìn đồng mỗi công 8 tiếng một ngày. Đó là năm 2008. Bây giờ, toàn bộ cánh đồng 44 trồng màu tất. Xanh ngút bốn mùa. Hầu như chẳng lúc nào đất đồng được nghỉ ngơi. Mỗi năm 4 vụ luân canh, cánh đồng hoang trước đây bây giờ đẻ tiền khủng khiếp. Bình quân mỗi ha trừ đi chi phí còn lãi 50 triệu đồng. Từ khoai tây, dưa hấu, ớt đến rau các loại… 2,5 tỷ đồng là thu nhập của Cương từ đồng 44 sau khi trừ chi phí. Cương cũng đã thành lập Cty TNHH Đầu tư & Phát triển Nông nghiệp DKC, thuê thêm 35 ha ruộng của những nông dân chán canh tác ở phường Đồng Tâm (TP. Vĩnh Yên) để trồng màu. Phạm Văn Cương trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào tích tụ đất đai đang dần hình thành rõ rệt ở Vĩnh Phúc. Chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng có thể nói rằng, thành công của Cương đã ít nhiều “cởi trói” cho tư duy manh mún, trở thành bài học quý báu cho nhiều người làm nông nghiệp trên địa bàn
Theo thống kê chưa chính thức, hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có khoảng 14 tổ chức, cá nhân thuê, gom ruộng của khoảng 2.500 hộ dân, với diện tích trên 300ha. Trong đó, có 6 cá nhân thuê từ 3 năm trở lên, với giá bình quân 26 triệu đồng/ha/năm; 8 tổ chức, cá nhân thuê theo thời vụ, với giá từ 1,6 - 2,8 triệu đồng/ha/vụ. Một số diện tích cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/ha/năm. Cần “cởi trói” cho ruộng đồng manh mún Có một chuyện khá lạ lùng nữa là ngay cả Cương bây giờ không thể nhớ chính xác mình đang có bao nhiêu đất ruộng. Ngoài diện tích thuê cụ thể theo dạng hợp đồng 20 năm ký một lần chừng gần 100 ha thì Cty của anh liên kết với rất nhiều hộ nông dân theo hình thức cấp vốn đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Mỗi một mô hình liên kết, Cương đầu tư cho người nông dân vay vốn, cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và tiền công làm đất cho nông dân. Cuối vụ người dân chỉ việc bán sản phẩm cho Cương và khấu trừ các khoản chi phí đầu tư với mức giá hợp lý nhất để đảm bảo trồng cây gì cũng có lãi. Ví dụ như vụ khoai tây này, gần như DKC cung cấp giống và phân bón, thuốc BVTV và tiền công làm đất cho hàng chục ngàn hộ nông dân trong tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi ngày DKC bán từ 5-6 trăm tấn khoai tây đi các tỉnh và sang Trung Quốc. Lời lãi tùy thuộc vào giá cả thị trường để phía Cty và nông dân cưa đôi. Theo cách tính của Cương, với mô hình liên kết kiểu này, nông dân chỉ có thể khá chứ không nghèo được nữa. “Khoai tây là loại dễ trồng, giá cả lại tốt. Chỉ cần làm 1 ha, mỗi vụ thu tầm 20 tấn, giá 6,5 ngàn đồng một cân. Gấp hàng trăm lần làm lúa chứ chẳng chơi đâu”. Từ một anh sinh viên được đào tạo chẳng liên quan gì đến nông nghiệp, bây giờ Cương nói chuyện về ngành không thua gì chuyên gia. Tuy nhiên, mấu chốt của thành công theo anh không hoàn toàn nằm ở kiến thức mà cần sự tư duy và quyết tâm. Mục tiêu cũng là điều trăn trở của Cương là cần “cởi trói” cho ruộng đồng manh mún. Thực tế đã chứng minh rằng không có con đường nào khác ngoài tích tụ đất đai, đưa KHKT vào ruộng đồng nông dân mới có thể sống được. Ai cũng biết điều đó, nhưng ít người làm, ít người thành công? “Rào cản của tích tụ đất đai là cơ chế chính sách. Đến thời điểm này tôi có thể gọi là đã thành công nhưng chưa có bất cứ một chính sách hỗ trợ gì, mặc dù nghe nhiều người nói là đã có cơ chế hỗ trợ cho những mô hình liên kết, tích tụ đất đai rồi. Làm nông nghiệp thì chính sách quan trọng như máu. Thành công, thất bại nhiều khi cũng từ chính sách mà ra. Đơn giản như chính sách cho thị trường. Sự thật là toàn bộ các thị trường hiện nay mà chúng tôi bán sản phẩm đều phải tự đi tìm tòi, chưa hề có một sự hỗ trợ nào”, Phạm Văn Cương chia sẻ.
Hoàng Anh