Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
Thanks bác
Trước hết, là cây tiêu, cây chủ lực, cây có lợi nhuận cao, xin lỗi, không phải, cây có "khả năng" có lợi nhuận chứ không phải là cây có lợi nhuận.
Chính vì "khả năng có lợi nhuận" này nên em đã trồng tiêu, và trên con đường trồng tiêu, em đã nhớ tới trồng đu đủ, bắp.
Đu đủ trước đây là em trồng lần đầu, trên đất mới, và sau đó là trồng bắp, một cây không bị phụ thuộc bởi tuyết trùng, nấm có hại.
Còn bây giờ, điều kiện đã thay đổi: Trên cùng 1 đất trồng 2 cây, đu đủ tuyến trùng rất khoái, nấm đất rất khoái, và khi nó chết đi là một cây rất mẫn cảm với 2 loại bệnh này là tiêu.
Nói như thế để em quyết định lựa chọn tùy theo khả năng đầu tư tới đâu. Biết rằng kinh doanh vận tải hàng không là lợi nhuận cao, ah, xin lỗi, khả năng có lợi nhuận cao, nhưng vấn đề không phải là ở chổ mua máy bay nào, mà là kinh doanh cái máy bay mới mua về như thế nào. Nếu vào tay anh, kẻ mù tịt về máy bay, lỗ là cái chắc, chứ không phải trả lời chung chung như "tôi rất yêu bay" mà được.
Trở lại vấn đề, quan điểm của anh trong trồng trọt là lợi nhuận tỷ, nhưng mức đầu tư phải tương xứng với nó, ngược lại, lỗ là cái chắc.
Tiêu, ở Datel - Lâm Đồng, ít nhất là vài ngàn hộ gia đình đã lỗ trắng vì nấm tấn công rễ, lý do họ không quan tâm đúng mức; tất cả những gì mà nông dân Datel có thể làm tốt trước đây là nghề rừng chứ không phải trồng trọt.
4 Năm trước, anh có tới Chư Sê - Gia Lai, mặc dù con số lợi nhuận 1.5 tỷ/ 1 ha là có, và có nhiều, nhưng anh thấy ít nhất có 50% nông dân đã lỗ vì tiêu.
Nếu em không vững tay nghề về trồng trọt, anh nghĩ em không nên trồng xen đu đủ trên đất trồng tiêu. Khi đã trồng xen, em phải vững tay nghề về quản lý dịch hại, phòng ngừa tổng hợp, dinh dưỡng cân đối - và đi kèm với nó là TIỀN!
Còn trả lời câu hỏi tham khảo của em: "Nếu là bác thì bác sẽ xử lý đất và áp dụng kỹ thuật như thế nào để hạn chế ảnh hưởng đến tiêu!?":
Trước khi trả lời vào câu hỏi của em, mời em xem lại các bức ảnh của anh @NQ_Toan đã đăng ở vườn quýt đường và quýt hồng ở trên: mỗi năm nhà vườn mua đất mặt từ nơi khác tới lợp 2 lần lên líp, riêng mình "thái độ đối xử với cây" này đã cho thấy mức đối xử với cây của họ: rất cầu kỳ, chi phí rất cao, muốn kiếm lãi 1 - 2 tỷ/ 1 ha; họ phải bỏ ra 200 - 300 tr/ 1 ha.
Ở mức đầu tư này, rất nhiều người chỉ "nghe thôi là sợ". Trước khi làm việc gì, ta khoan hãy bàn tới làm như thế nào, mà ta hãy bàn tới "thái độ" của ta, mức độ quan tâm của ta, mức độ quyết tâm của ta.
Và nếu em có được "thái độ" này, em không cần phải hỏi anh nữa, tự em sẽ biết đi đến đâu, học ở ai, hỏi ở ai về trồng và chăm sóc cây tiêu.
Anh đang trồng một cây cũng rất mẫn cảm với nấm bệnh dưới đất, và cũng đang trồng xen đu đủ, và dưới tán đu đủ, anh còn trồng xen tiếp một cây là vật ký chủ rất tốt cho nấm bệnh: Ớt sừng vàng. Nhưng anh có "thái độ" đối với cây, có sự sẵn sàng "đổ xuống đất 150 - 200 tr/ 1 ha/ 1 năm đầu".
Anh sẽ từ chối trả lời câu hỏi của em? đồng ý chứ?

Có thể cho chú biết mức lợi nhuận ở 1.500 m2 bưởi diễn lợi nhuận thu được bao nhiêu, chú sẽ khái lược đưa ra được cách chăm sóc như thế nào.
Cách chăm sóc 1.000 m2 bắp có lợi nhuận 3 triệu/ 1 vụ, khác với cách chăm sóc 1.000 m2 quýt cho lợi nhuận 200 tr/ 1 năm.
Và hãy cho biết mức độ sẵn sàng "chịu chơi" tới đâu.
Thế nhé.
thanks bác leviet nhiều nhé! Em sẽ suy nghĩ lại!
Thank
Anh trồng tiêu trên trụ gòn khoảng cách 2x2 là quá dày rồi, trồng tiêu trên trụ sống nên trồng khoảng cách3x3, thì năng suất mới đảm bảo, nếu trồng 2x thì chỉ có nửa trên có trái còn nửa dưới toàn lá vì thiếu nắng. Chưa kể trụ gòn phát triển rất mạnh, rễ thuộc hàng khủng vì vậy phải siêng tỉa cành, nhất là vào mùa mưa bão. Anh có thể tham khảo thêm chi tiết tại website giatieu.com nhé
thanks bạn nhé!
 
Vâng ạ. Cháu có tầm ~200tr + 30 cây bưởi 5 năm kia chú ạ. Và đất thuê chắc cũng chỉ đc tầm 300~350 cây. Muốn trồng thêm thì phải kiếm chỗ khác nhưng cũng trong Phú Diễn ( cái này k quản lý đc nên chỉ làm 1 chỗ 300~ 350 cây kia thôi chú ạ )
Nếu em chịu khó đọc từ đầu đến hết topic này, tự em sẽ có cách xử lý cây của em. Và em sẽ có cái nhìn khác hơn về cây trồng trên cạn nói chung, bưởi nói riêng.
Nhưng ở đây anh sẽ khái lược lại, và cụ thể hơn về cây của em, đáng lẽ anh yêu cầu em post hình lên để anh nhìn thấy màu lá cho chính xác hơn, nhưng anh nghĩ rằng, chắc chắn cây của em hoặc là đang vàng lá, hoặc là lá nhỏ, cơi đọt ngắn, hoặc là còi cọc kém phát triển.
Và tất nhiên, nếu là anh làm cây này, anh sẽ "cài đặt lại hệ thống"; "Khởi động lại các phầm mềm".
1. Trước hết, về "thái độ"; em đã đối xử với cây không tốt, em đã sử dụng phân đơn, urea - (NH2)2CO, P2O5, KCl để đối xử với nó, như vậy là em đã đối xử không công bằng với nó, nó cày ra cho em 1.4 tỷ/ 1 ha, sao em lại có thể cho nó ăn đồ ăn rẻ tiền của lúa, bắp, ngô, khoai? Nó làm ra quá nhiều tiền cho em cớ sao em lại hà tiện với nó?
Em cần phải cho nó ăn thức ăn tốt, thức ăn cao cấp - đạm hai lá - NH4NO3, K2SO4 có trong phân của Yara, BM; và phải bảo vệ nó trong nệm ấm chăn êm của bayer, sygelta.
Đi kèm theo nó là tiền.
Và một vấn đề quan trọng nữa, là tình yêu. Chỉ khi hiểu được và so sánh được màu lá, màu cây, màu rễ già, khác biệt ở rễ non, vết nấm bệnh, từng nụ hoa... thì em mới cảm nhận được sự thay đổi rất tinh tế, nhẹ nhàng của mỗi cách sử dụng phân - thuốc; mới hiểu và cảm nhận được 1 triệu đồng của mình đã đi về đâu, tăng thêm 1 triệu đồng nó làm được điều gì cho từng cái đọt non mới nhú như cái kim, và 5 ngày sau nữa là gì...
Và còn tầm mắt nhìn trong tương quan so sánh: Anh có xem một số chương trình truyền hình hoặc video về cây bưởi diễn, anh thấy có nhiều vườn xấu, ít lá, lá vàng mà vẫn lên truyền hình, được ca ngợi; Bởi vì truyền hình, nhà nông chưa có tầm mắt so sánh với vườn lợi nhuận cao - cây phải tốt, sung mãn - Khi có được tầm mắt này, có được sự so sánh này thì mình mới điều khiển cây của mình chính xác với "mô hình mẫu" được, mới biết để phấn đấu tới đâu, tới cỡ nào. Và cũng đồng thời hiểu được 1 triệu của mình bỏ ra để làm gì, để muốn tới đích định trước nào.
Những quan điểm anh viết ở topic này là cây lợi nhuận tỷ, và nó cần phải đầu tư ra 150 - 300 triệu/ 1 ha - Nếu em sẵn sàng thì ta bắt đầu đổ tiền cho cây uống:
2. Về vấn đề cụ thể cây của em:
2.1. Bảo đảm sự tơi xốp và thoát nước tốt: Anh không cần biết cây của em trồng trên đá, trên sỏi, trên cát, trên đất sét lèn chặt hay trên giá thể. Chỉ biết rằng, phải quy đồng mẫu số về đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhưng phải đảm bảo giữ ẩm và giữ được phân bón, thoáng khí để hệ vi sinh vật phát triển, ức chế vi sinh vật có hại.
Hãy xem lại các tấm hình của anh @NQ_Toan, mỗi năm 2 lần nhà vườn lợp lên mặt đất một lớp đất mặt, mà bản chất của nó là lấy lớp đất giàu hữu cơ, có nhiều tế khổng, có môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển, để kích thích rễ cám "đi theo lên" lớp đất màu mỡ đó.
2.2. Khởi động lại hệ vi sinh vật đất bằng cách dùng chất độc hóa học diệt trừ nấm, vi sinh có hại, bổ sung thêm các nấm có lợi, vi sinh có lợi:
Có nhiều loại chất độc khác nhau, chuyên ngành BVTV đã xác định những chất độc với nấm có hại , mà không độc, hoặc có lợi cho cây, tiêu biểu của nó là sản phẩm aliet của bayer, bên cạnh đó còn có metalaaxy, cabendazym... và có những sản phẩm độc với tất cả mọi nấm, vi sinh, và độc cho cây, tiêu biểu của nó là nhóm thuốc gốc đồng (x CuO.CuCl2; Cu(OH)3, Cu2O, hoặc CuSO4). Liều Aliet 4 Kg/ 1.000 m2 + thuốc tuyến trùng.
Sau 10 ngày thì bón CaO, liều 3 tấn/ 1 ha, cách đánh như đã trình bày phần đầu.
Khi xong các bước này thì rễ bắt đầu hồi phục, lá bắt đầu chuẩn bị mởn trở lại. Có một giải thích, là thuốc gốc đồng phun lá diệt nấm, rong rêu rất tốt, nhưng nếu chờ đến lúc này mới phun thì nó sẽ làm ngừng quang hợp, nên phải phun ngay trước khi vào cải tạo vườn.
Sau 1 tháng, bón trico + vi sinh khi bón phải cào đất lên, bón dưới mặt đất và lấp đất lại.
2.3. Bắt đầu đi vào chăm sóc: Bón k-humat + amino tái tạo lại sức sống của cây, sau đó dùng phân hóa học, theo công thức nuôi lá BM 20 - 10 - 10.
Nếu em làm đầu đủ các bước trên, cây sẽ hồi phục trở lại, phát triển mạnh ngay. Khi lá vừa chuyển lụa, tiếp tục bổ sung thêm K2O bằng BM 15 - 15 - 17 liều nhẹ để tăng sức đề kháng cây, tăng trao đổi chất, đặc biệt, bảo vệ bộ rễ mới vừa hồi phục còn non yếu.
Việc dùng thuốc BVTV là tất nhiên để bảo vệ lá mới ra tránh côn trùng, và rửa sạch nấm bệnh.
Anh không biết khuyến cáo em dùng phân bón lá loại gì, vì trong nhãn quan của anh, các phân bón lá đều là hàng anh không thèm quan tâm; nếu có thể, em sử dụng comcat của Cty hóa nông lúa vàng là chất điều hòa sinh trưởng tốt nhất trong lúc này. Anh giải thích thêm, về mặt học thuật thì sẽ có một số loại phân bón lá tốt, nhưng về thực tiễn thương mại và sử dụng phân bón lá thì sẽ không có sản phẩm tốt như học thuật nên anh không thèm quan tâm.
Từ lúc này trở đi, bắt đầu "bón phân theo biểu hiện" và không có công thức nào cho sự bón phân cả. Nó phải 3 nhìn - nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây.
3.3 Chuẩn bị nội lực cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa, giúp tích lũy vật chất dìu dắc cây qua giai đoạn lâm bồn: Bón SP lân + phun MPK qua lá, làm dày lá, lá cong lên, mo lên, già nua đi, cằn cỗi đi - lẽ đương nhiên, cây thay đổi tỷ lệ C/N - không chỉ trong lá, mà trong thân, rễ, mầm hoa.
3.4. Phân hóa mầm hoa: Về mặt lý thuyết thì phân hóa mầm hoa khi cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, nghĩa là ngừng sự tươi tốt, ngừng việc ra đọt, ngừng việc mởn lá... người ta làm ngừng lại bằng nhiểu thủ đoạn khác nhau: Xiết khô nước (nhưng cũng có thể tháo nước cho cây "gần chết luôn nhé"); dùng chất độc phóng thích Oxy nguyên tử như KClO3; dùng chất ức chế paclo... Việc này anh không dám đưa ra liều xài, cách xài, lộ trình xài vì phải nhìn thấy lá, thấy cây, điều kiện canh tác mới dám "kê toa". Em cần tham khảo ở các đại lý VTNN khui vực vì họ có kinh nghiệm sử dụng trên nhiều vườn.
... Đủ độ thuần thục đáng kể, và QUYẾT ĐỊNH RA HOA là một bước vô cùng quan trọng trong việc ra hoa. Nếu vượt qua sự thuần thục đáng kể thì hoặc là ra hoa quá nhiều suy kiệt cây, hoặc là mầm hoa đi vào miên trạng...
... việc làm đậu trái non, chống rụng sinh lý, và đủ lực nuôi trái hoặc phải tuyển bỏ bớt trái nữa cũng rất quan trọng trong việc tìm lợi nhuận...
Thôi, khái lược qua làm cây "xung mãn" trước nhé. Việc điều khiển ra hoa còn dài, việc trước mắt là làm cây xung trước.
Bye.
 
Hình chụp các vườn trồng quýt ở Lai Vung (Đồng Tháp), thủ phủ của quýt hồng, đổ thêm đất mặt.

qe46N5l.jpg


555df8d2c1095.jpg

Vừa đổ xong

555df9f8a0162.jpg
 
Nếu em chịu khó đọc từ đầu đến hết topic này, tự em sẽ có cách xử lý cây của em. Và em sẽ có cái nhìn khác hơn về cây trồng trên cạn nói chung, bưởi nói riêng.
Nhưng ở đây anh sẽ khái lược lại, và cụ thể hơn về cây của em, đáng lẽ anh yêu cầu em post hình lên để anh nhìn thấy màu lá cho chính xác hơn, nhưng anh nghĩ rằng, chắc chắn cây của em hoặc là đang vàng lá, hoặc là lá nhỏ, cơi đọt ngắn, hoặc là còi cọc kém phát triển.
Và tất nhiên, nếu là anh làm cây này, anh sẽ "cài đặt lại hệ thống"; "Khởi động lại các phầm mềm".
1. Trước hết, về "thái độ"; em đã đối xử với cây không tốt, em đã sử dụng phân đơn, urea - (NH2)2CO, P2O5, KCl để đối xử với nó, như vậy là em đã đối xử không công bằng với nó, nó cày ra cho em 1.4 tỷ/ 1 ha, sao em lại có thể cho nó ăn đồ ăn rẻ tiền của lúa, bắp, ngô, khoai? Nó làm ra quá nhiều tiền cho em cớ sao em lại hà tiện với nó?
Em cần phải cho nó ăn thức ăn tốt, thức ăn cao cấp - đạm hai lá - NH4NO3, K2SO4 có trong phân của Yara, BM; và phải bảo vệ nó trong nệm ấm chăn êm của bayer, sygelta.
Đi kèm theo nó là tiền.
Và một vấn đề quan trọng nữa, là tình yêu. Chỉ khi hiểu được và so sánh được màu lá, màu cây, màu rễ già, khác biệt ở rễ non, vết nấm bệnh, từng nụ hoa... thì em mới cảm nhận được sự thay đổi rất tinh tế, nhẹ nhàng của mỗi cách sử dụng phân - thuốc; mới hiểu và cảm nhận được 1 triệu đồng của mình đã đi về đâu, tăng thêm 1 triệu đồng nó làm được điều gì cho từng cái đọt non mới nhú như cái kim, và 5 ngày sau nữa là gì...
Và còn tầm mắt nhìn trong tương quan so sánh: Anh có xem một số chương trình truyền hình hoặc video về cây bưởi diễn, anh thấy có nhiều vườn xấu, ít lá, lá vàng mà vẫn lên truyền hình, được ca ngợi; Bởi vì truyền hình, nhà nông chưa có tầm mắt so sánh với vườn lợi nhuận cao - cây phải tốt, sung mãn - Khi có được tầm mắt này, có được sự so sánh này thì mình mới điều khiển cây của mình chính xác với "mô hình mẫu" được, mới biết để phấn đấu tới đâu, tới cỡ nào. Và cũng đồng thời hiểu được 1 triệu của mình bỏ ra để làm gì, để muốn tới đích định trước nào.
Những quan điểm anh viết ở topic này là cây lợi nhuận tỷ, và nó cần phải đầu tư ra 150 - 300 triệu/ 1 ha - Nếu em sẵn sàng thì ta bắt đầu đổ tiền cho cây uống:
2. Về vấn đề cụ thể cây của em:
2.1. Bảo đảm sự tơi xốp và thoát nước tốt: Anh không cần biết cây của em trồng trên đá, trên sỏi, trên cát, trên đất sét lèn chặt hay trên giá thể. Chỉ biết rằng, phải quy đồng mẫu số về đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhưng phải đảm bảo giữ ẩm và giữ được phân bón, thoáng khí để hệ vi sinh vật phát triển, ức chế vi sinh vật có hại.
Hãy xem lại các tấm hình của anh @NQ_Toan, mỗi năm 2 lần nhà vườn lợp lên mặt đất một lớp đất mặt, mà bản chất của nó là lấy lớp đất giàu hữu cơ, có nhiều tế khổng, có môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển, để kích thích rễ cám "đi theo lên" lớp đất màu mỡ đó.
2.2. Khởi động lại hệ vi sinh vật đất bằng cách dùng chất độc hóa học diệt trừ nấm, vi sinh có hại, bổ sung thêm các nấm có lợi, vi sinh có lợi:
Có nhiều loại chất độc khác nhau, chuyên ngành BVTV đã xác định những chất độc với nấm có hại , mà không độc, hoặc có lợi cho cây, tiêu biểu của nó là sản phẩm aliet của bayer, bên cạnh đó còn có metalaaxy, cabendazym... và có những sản phẩm độc với tất cả mọi nấm, vi sinh, và độc cho cây, tiêu biểu của nó là nhóm thuốc gốc đồng (x CuO.CuCl2; Cu(OH)3, Cu2O, hoặc CuSO4). Liều Aliet 4 Kg/ 1.000 m2 + thuốc tuyến trùng.
Sau 10 ngày thì bón CaO, liều 3 tấn/ 1 ha, cách đánh như đã trình bày phần đầu.
Khi xong các bước này thì rễ bắt đầu hồi phục, lá bắt đầu chuẩn bị mởn trở lại. Có một giải thích, là thuốc gốc đồng phun lá diệt nấm, rong rêu rất tốt, nhưng nếu chờ đến lúc này mới phun thì nó sẽ làm ngừng quang hợp, nên phải phun ngay trước khi vào cải tạo vườn.
Sau 1 tháng, bón trico + vi sinh khi bón phải cào đất lên, bón dưới mặt đất và lấp đất lại.
2.3. Bắt đầu đi vào chăm sóc: Bón k-humat + amino tái tạo lại sức sống của cây, sau đó dùng phân hóa học, theo công thức nuôi lá BM 20 - 10 - 10.
Nếu em làm đầu đủ các bước trên, cây sẽ hồi phục trở lại, phát triển mạnh ngay. Khi lá vừa chuyển lụa, tiếp tục bổ sung thêm K2O bằng BM 15 - 15 - 17 liều nhẹ để tăng sức đề kháng cây, tăng trao đổi chất, đặc biệt, bảo vệ bộ rễ mới vừa hồi phục còn non yếu.
Việc dùng thuốc BVTV là tất nhiên để bảo vệ lá mới ra tránh côn trùng, và rửa sạch nấm bệnh.
Anh không biết khuyến cáo em dùng phân bón lá loại gì, vì trong nhãn quan của anh, các phân bón lá đều là hàng anh không thèm quan tâm; nếu có thể, em sử dụng comcat của Cty hóa nông lúa vàng là chất điều hòa sinh trưởng tốt nhất trong lúc này. Anh giải thích thêm, về mặt học thuật thì sẽ có một số loại phân bón lá tốt, nhưng về thực tiễn thương mại và sử dụng phân bón lá thì sẽ không có sản phẩm tốt như học thuật nên anh không thèm quan tâm.
Từ lúc này trở đi, bắt đầu "bón phân theo biểu hiện" và không có công thức nào cho sự bón phân cả. Nó phải 3 nhìn - nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây.
3.3 Chuẩn bị nội lực cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa, giúp tích lũy vật chất dìu dắc cây qua giai đoạn lâm bồn: Bón SP lân + phun MPK qua lá, làm dày lá, lá cong lên, mo lên, già nua đi, cằn cỗi đi - lẽ đương nhiên, cây thay đổi tỷ lệ C/N - không chỉ trong lá, mà trong thân, rễ, mầm hoa.
3.4. Phân hóa mầm hoa: Về mặt lý thuyết thì phân hóa mầm hoa khi cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, nghĩa là ngừng sự tươi tốt, ngừng việc ra đọt, ngừng việc mởn lá... người ta làm ngừng lại bằng nhiểu thủ đoạn khác nhau: Xiết khô nước (nhưng cũng có thể tháo nước cho cây "gần chết luôn nhé"); dùng chất độc phóng thích Oxy nguyên tử như KClO3; dùng chất ức chế paclo... Việc này anh không dám đưa ra liều xài, cách xài, lộ trình xài vì phải nhìn thấy lá, thấy cây, điều kiện canh tác mới dám "kê toa". Em cần tham khảo ở các đại lý VTNN khui vực vì họ có kinh nghiệm sử dụng trên nhiều vườn.
... Đủ độ thuần thục đáng kể, và QUYẾT ĐỊNH RA HOA là một bước vô cùng quan trọng trong việc ra hoa. Nếu vượt qua sự thuần thục đáng kể thì hoặc là ra hoa quá nhiều suy kiệt cây, hoặc là mầm hoa đi vào miên trạng...
... việc làm đậu trái non, chống rụng sinh lý, và đủ lực nuôi trái hoặc phải tuyển bỏ bớt trái nữa cũng rất quan trọng trong việc tìm lợi nhuận...
Thôi, khái lược qua làm cây "xung mãn" trước nhé. Việc điều khiển ra hoa còn dài, việc trước mắt là làm cây xung trước.
Bye.
cảm ơn anh vì kiến thức trong bài , em rất thích cách phân tích cụ thể của anh , đối với cây mãng cầu ta chắc là nguyên lý cũng không khác lắm anh nhỉ.
 
TẠM BIỆT CÁC BẠN.
Một lần ngẫu hứng mình đã viết topic này. Và thật bất ngờ, thật vui khi mình gặp được nhiều người bạn cùng chung ý tưởng, gặp gỡ nhau và cùng nhau hành động mong ước tiến về một đích định trước: làm giàu từ trồng trọt; làm giàu xoay quanh trục xoay nông nghiệp.
Và còn nhiều ý tưởng khác nữa, nhưng chưa thể thực hiện được, và mình cũng chưa trao đổi hết ý được, và còn những đề tài, câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.
Mình nghĩ rằng, dù có nhiều anh em bè bạn là tốt, nhưng cố gắng sống tốt, với những người bạn đang có trong cuộc sống, làm ăn, sẽ tốt hơn nhiều việc có thêm nhiều bạn.
Cho phép mình tạm biệt nhé, đồng ý chứ?
 
TẠM BIỆT CÁC BẠN.
Một lần ngẫu hứng mình đã viết topic này. Và thật bất ngờ, thật vui khi mình gặp được nhiều người bạn cùng chung ý tưởng, gặp gỡ nhau và cùng nhau hành động mong ước tiến về một đích định trước: làm giàu từ trồng trọt; làm giàu xoay quanh trục xoay nông nghiệp.
Và còn nhiều ý tưởng khác nữa, nhưng chưa thể thực hiện được, và mình cũng chưa trao đổi hết ý được, và còn những đề tài, câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.
Mình nghĩ rằng, dù có nhiều anh em bè bạn là tốt, nhưng cố gắng sống tốt, với những người bạn đang có trong cuộc sống, làm ăn, sẽ tốt hơn nhiều việc có thêm nhiều bạn.
Cho phép mình tạm biệt nhé, đồng ý chứ?
Mỗi người có những nỗi khổ và hoàn cảnh riêng , quyết định là ở anh.Tuy nhiên em có vấn đề này mong anh giúp đỡ là em có thể liên lạc với anh bằng cách nào qua facebook hay gì đó cũng được , vì em đang khởi động kỹ thuật làm nông của mình và rất cần kiến thức của anh chia sẻ và tham khảo,cảm ơn anh trước.
thân.
 
Mỗi người có những nỗi khổ và hoàn cảnh riêng , quyết định là ở anh.Tuy nhiên em có vấn đề này mong anh giúp đỡ là em có thể liên lạc với anh bằng cách nào qua facebook hay gì đó cũng được , vì em đang khởi động kỹ thuật làm nông của mình và rất cần kiến thức của anh chia sẻ và tham khảo,cảm ơn anh trước.
thân.

Bạn đọc kỹ lại trên topic này, có thông tin bạn cần.
 
TẠM BIỆT CÁC BẠN.
Một lần ngẫu hứng mình đã viết topic này. Và thật bất ngờ, thật vui khi mình gặp được nhiều người bạn cùng chung ý tưởng, gặp gỡ nhau và cùng nhau hành động mong ước tiến về một đích định trước: làm giàu từ trồng trọt; làm giàu xoay quanh trục xoay nông nghiệp.
Và còn nhiều ý tưởng khác nữa, nhưng chưa thể thực hiện được, và mình cũng chưa trao đổi hết ý được, và còn những đề tài, câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.
Mình nghĩ rằng, dù có nhiều anh em bè bạn là tốt, nhưng cố gắng sống tốt, với những người bạn đang có trong cuộc sống, làm ăn, sẽ tốt hơn nhiều việc có thêm nhiều bạn.
Cho phép mình tạm biệt nhé, đồng ý chứ?

em đang tính xin xuống vườn anh Việt tham quan học hỏi kinh nghiệm :(
 
Topic này hay thật. Cam xoàn nhánh mùa thuận có thể trên 30k một kg! Mùa ngịch thì từ 40k trở lên! Anh chủ topic cho hỏi khi tạo đọt mới có cần bỏ nước khô và lá già ở mức độ nào là hợp lý! Có nghe nói npk 3 11 11 với ga3 kích đọt cho ra nhiều đọt nhưng chưa biết quy trình kích ra đọt bài bản ra sao? Nhờ anh Việt chỉ
 
TẠM BIỆT CÁC BẠN.
Một lần ngẫu hứng mình đã viết topic này. Và thật bất ngờ, thật vui khi mình gặp được nhiều người bạn cùng chung ý tưởng, gặp gỡ nhau và cùng nhau hành động mong ước tiến về một đích định trước: làm giàu từ trồng trọt; làm giàu xoay quanh trục xoay nông nghiệp.
Và còn nhiều ý tưởng khác nữa, nhưng chưa thể thực hiện được, và mình cũng chưa trao đổi hết ý được, và còn những đề tài, câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.
Mình nghĩ rằng, dù có nhiều anh em bè bạn là tốt, nhưng cố gắng sống tốt, với những người bạn đang có trong cuộc sống, làm ăn, sẽ tốt hơn nhiều việc có thêm nhiều bạn.
Cho phép mình tạm biệt nhé, đồng ý chứ?
Cảm ơn anh rất nhiều. Chúc anh luôn khỏe và thành công :)
 
Em cần phải kiểm tra củ hủ dừa có bị hoại tử hay chưa? nếu đã bị hoại tử, theo anh ko nên quyết tâm nữa. Ko ai đưa cây dừa vào phòng vô trùng để cho nó uống kháng sinh đâu em ạ.
Chào anh em.

Trong hoạt động mình tiếp xúc hàng ngày thường xuyên là những nông dân bỏ vốn ra vài trăm, hàng tỷ để canh tác nhằm thu lợi nhuận trên cây.

Những ngày gần đây, mình tiếp xúc với một số anh em đang đi làm công, giờ có tí xíu vốn muốn vươn lên chứ không muốn đi làm công nữa, nhưng vẫn phải giải bài toán cơm áo gạo tiền hàng ngày.

Hôm qua mình có tiếp một anh bạn, trồng mía bị lỗ đuối vốn và đang đi tìm hướng đi mới.

Và ở trên có 1 anh bạn ở TG có 2.300 m2 đang tìm cách xen canh, chăn nuôi thêm con gì trên mảnh đất đó. Tôi có nói miếng vườn của anh giống vườn của bà ngoại tôi quá... không biết anh ấy có phật ý hay không?

Như vậy, có 3 khái niệm cần làm rõ: Làm giàu bằng cách đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận; Thoát khỏi nghèo, và khó khăn, tối ưu hóa thu nhập bằng trồng trọt; Cải thiện bữa ăn hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống bằng trồng trọt.

Thứ nhất:Đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận: Lời nói thì có vẻ thấy ham thật đấy, nó rất dễ so với nhiều người, nhưng với bài học kinh nghiệm bản thân, với giao tiếp trong cuộc sống, đây là bài toán rất khó, thấy người ta làm ham quá, mình cũng theo làm nhưng lợi nhuận đâu không thấy, chỉ thấy lỗ bạc tỷ thôi.

Nhiều năm trước đây, khi mà đại đa số nhà vườn chưa biết làm nghịch vụ thì có một số người biết đi mua mua xoài lá ở vùng Cao Lãnh để làm trái nghịch vụ, thấy được lợi nhuận quá cao nên nhà vườn bắt đầu học làm theo.

Rồi sau đó, phong trào mua xoài lá, cam lá phát triển rộng rãi, ở một số vùng và cho đến nay sự phân công lao động thể hiện rõ: Người có đất mà không có vốn, không nắm được yêu cầu khiển bông thì hưởng lợi bằng cho thuê đất (lợi nhuận cao hơn trồng lúa là thỏa mãn rồi); Rồi đến họ tự trồng nhưng không lấy trái mà cho thuê lại vườn (lợi nhuận vẫn cao hơn cho thuê đất trống).

Khi chính sách sở hữu đất đai thay đổi, những người mua vườn này đã có kế hoạch làm ăn lâu dài hơn là mua đất, tích lũy đất để trồng trọt quy mô lớn.

Những người nông dân này họ rất khó tính và cũng rất dễ tính, phóng khoáng. Khó tính là khó tính ở chỗ không phải sản phẩm nào họ cũng xài, đưa một sản phẩm mới, họ chỉ thử nghiệm trên 1 vài cây, rồi mới xài đại trà; người làm công, làm thuê cho họ không phải ai họ cũng chấp nhận "bi biêu thì bi, muốn gì thì muốn, nhưng làm cho họ phải làm đạt, nếu không đạt thì không bao giờ có cửa bước vào vườn họ được.

Những người làm ăn theo mô hình này trong trí óc của họ không có khái niệm được mùa rớt giá, họ chỉ có khái niệm “sản xuất lúc nào, xuất xưởng lúc nào” để lợi nhuận của họ đạt cực đại mà thôi.

Họ cũng không có khái niệm rủi ro do mùa vụ, do thời tiết, do dịch bệnh, mà họ hiểu rất rõ, dự báo rất rõ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai và họ có kế hoạch chủ động phòng ngừa ngay từ trước…

Rồi việc chủ trương giao đất trống, đất rừng kém hiệu quả, hàng loạt chủ dự án trồng rừng kết hợp với diện tích hàng trăm, hàng ngàn Ha đã hình thành. Nhưng đã được mấy dự án loại này mà chủ dự án thành công, số vốn họ bỏ ra không phải là tỷ, mà phải gọi là nhiều tỷ, họ có đủ quan hệ, có đủ uy tín, có đủ "cơ chơi" để có đội ngũ hùng hậu thế lực đứng sau lưng họ.

Khái lược qua để thấy rằng muốn "làm giàu bằng cách đầu tư tiền tỷ nhằm thu lợi nhuận" yếu tố đầu tiên phải là nắm vững quy luật của cây trồng, và làm đạt yêu cầu đó. Việc các chủ dự án không thành công do không nắm bắt được yêu cầu của cây trồng và công nhân làm việc cho họ không làm đạt yêu cầu của cây trồng (tất nhiên, sẽ làm đạt yêu cầu của chủ dự án, nhưng nhu cầu của họ khác với nhu cầu của cây trồng).

Như vậy, tôi làm rõ được 2 khái niệm: Người nông dân đã đáp ứng được quy luật của cây trồng, của thị trường và họ làm giàu - còn chủ dự án không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng nên họ bị lỗ.

Thứ hai: Thoát khỏi nghèo, và khó khăn, tối ưu hóa thu nhập bằng trồng trọt để tái đầu tư: Chúng ta thường nghe tới câu xen canh cây trồng, lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày trên cùng một mảnh đất, rồi làm từ từ, vốn tới đâu làm tới đó. Trọng tâm của mô hình này là hướng tới 1 cây chủ lực, trên con đường chờ đợi cây chủ lực đó sẽ trồng những cây xen canh. Nhưng yêu cầu của cây xen canh là cộng sinh, không cạnh tranh với cây trồng chính, không gây hại cho cây trông chính. Hoặc như có 1ha đất, 9.000 vẫn trồng cây truyền thống, chỉ lên đất trồng 1 cây trồng chủ lực để lấy lợi nhuận của 9 công đất nuối 1 công đất cây chủ lực, bởi thông thường cây chủ lực lợi nhuận cao nhưng kỹ thuật khó và đầu tư lớn.

Cách làm này nông dân chúng ta đã làm từ lâu và cho đến nay đã hình thành nên vùng chuyên canh lớn như vùng sapoche, vùng vú sữa, vùng sầu riêng ở Tiền Giang....

Nhưng cũng đồng thời tôi thấy các chủ dự án chưa giải tốt bài toán này, họ chỉ chăm chú vào 1 cây trồng chính mà cây trông chính thì đầu tư lớn, thời hạn dài, chi phí cao và kéo dài dẫn tới họ bị thiếu hụt tài chính trong chặng đua đó, từ đó đã không duy trì, đào tạo được đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên nghiệp, không chăm sóc cây trồng đúng theo yêu cầu thực vật.

Thứ ba: Cải thiện bữa ăn hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống bằng trồng trọt: Mô hình này không biết ra đời từ bao giờ, nhưng theo tôi nghĩ mô hình này phát triển mạnh ở giai đoạn cấm vận và bao vây kinh tế. Và cho đến nay mô hình này đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người VN chúng ta, và tôi thấy rất nhiều trang trại quy mô vài Ha là sự phóng đại của mô hình này, họ mong muốn làm giàu, làm ra tiền nhưng họ đã phóng đại mô hình VAC nên họ đã lỗ. Trang trại, nơi ước muốn nghỉ dưỡng và làm kinh tế của họ, hóa ra lại trở thành một áp lực quá lớn đối với họ, và họ không còn thiết tha nữa. Ở đâu đó trên đường đi, ta sẽ bắt gặp một biệt thự cất trên một khu đất một vài Ha đóng cửa bỏ trống hoang phế quanh năm với hàng dừa rợp bóng mát, với cái ao rộng đủ để thả cá cho 20 người ăn quanh năm, với một khu chăn nuôi rộng rãi đủ loại con đảm bảo cho 30 người luân phiên ăn các vật nuôi quanh năm mà không phải đi chợ…

Có một lần tôi gặp một tổng Cty có vốn rất lớn và trong hoạt động kinh doanh chính tôi nghĩ họ đã kinh doanh rất thàh đạt. Sau đó họ thêm một hoạt động phụ là kinh doanh trồng trọt và họ có trong tay gần 1.000 ha đất. Ở giai đoạn thử nghiệm, họ đã đưa một “người của ta” ra để quản lý khu trồng thử nghiệm ước khoảng gần 30 Ha, và họ đã trông thử nghiệm nhiều loại cây, mỗi loại cây vài Ha, vài ngàn m2… và quá trình thử nghiệm kéo dài gần 3 năm nhưng họ không kết luận được trồng cây gì hiệu quả và chi phí cho thử nghiệm quá lớn nên họ đã đi đến quyết định cắt lỗ.

Trên đây là “tầm mắt” của tôi trong hoạt động trồng trọt nhằm “làm giàu”; “nhằm thoát nghèo” hay nhằm “cải thiện chất lượng cuộc sống” để mỗi chúng ta, khi xác định trồng trọt cây gì cần phải xác định rõ trồng cây này nhằm mục đích gì, từ đó mới đưa ra phương thức trồng và phương thức đầu tư để thu nông sản đáp ứng nhu cầu đó, từ đó ta mới tối ưu được hiệu suất đầu tư, mới đi tới mục đích đã định trước.

Tôi có thể ví von rằng để nuôi 10 con gà để ăn chơi, nuôi 100 con để cần thiết thì bán lúc kẹt tiền, và nuôi 10.000 con để kinh doanh sẽ có 3 cách xác định kế hoạch nuôi khác nhau, trồng trọt cũng vậy, khi xác định rõ cách thức, kế hoạch trồng trọt, chăm sóc, đầu tư, thu hoạch thì sẽ tránh gây thiệt hại cho chính bản thân mình.

Anh em có ý kiến gì không nhỉ?
Chỉ có 2 chữ.... BÁI PHỤC!

Tầm nhìn của bác thiệt là thấu đáo! Đó là lý do bác đã thành công, và lời chúc mừng của em hôm trước quả là không hề lãng phí! :)

Tiền bối có thể nhận 1 lạy này của hậu bối được không ạ?!
Xin lỗi là em không uống được rượu, nhưng cái gì khác có thể làm bác vui được, em xin làm. Thời em say vì nhiều thứ lắm mà chẳng cần rượu, say trong tiếng hát câu hò, trong thiên nhiên, trong tình người,...

Tuy sự lựa chọn của em với bác có khác nhau (bác chọn 1, em chọn 2-3), nhưng em cảm được nhiều âm hưởng trong tâm hồn của bác đồng điệu với của em. Hi vọng nhận được sự giúp đỡ của bác để cho nông dân mình đỡ khổ hơn và ngày càng giàu hơn ;)
 
Chôm chôm, rất dễ làm bông, hiện bây giờ nếu bạn muốn làm sớm vụ là kịp rồi đó, nếu chỗ bạn chủ động nguồn nước tưới và bạn muốn làm nghịch vụ thì gọi cho mình, mình chỉ dẫn cho 1 vụ thì vụ sau bạn sẽ biết tự làm lấy thôi.
E chào anh.e hiện đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài,e cũng đang dành dụm vốn để khi nào hết hạn về làm nông nghiệp.e k phải nông dân nhưng e rất thích tìm hiểu và đọc sách báo,tin tức về nông nghiệp.e đang có dự tính khi về sẽ trồng trọt và chăn nuôi ở khu vực Lai Vung-Đồng Tháp.a có tài liệu hướng dẫn về quy trình cải tạo đất và cách kiểm tra đất trồng trọt có thể gửi cho em để em tham khảo được không anh?a có tài liệu về cây cam xoàn và chanh không hạt k ạ?nếu có anh có thể cho em luôn được k?e có tìm hiểu trên mạng về các loại cây đó,nhưng em nghĩ người đi thực tế nhiều như a sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn là trên sách vở.vì bây giờ e k ở nhà để đi thực tế đươc,chỉ có thể theo dõi trên mạng hoặc video thôi.
Mong anh có thể giúp em,em cảm ơn anh ạ
 
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
Rất hay cho những anh em đang có dự định tương lai. tks anh Việt
 
Trước hết, là cây tiêu, cây chủ lực, cây có lợi nhuận cao, xin lỗi, không phải, cây có "khả năng" có lợi nhuận chứ không phải là cây có lợi nhuận.
Chính vì "khả năng có lợi nhuận" này nên em đã trồng tiêu, và trên con đường trồng tiêu, em đã nhớ tới trồng đu đủ, bắp.
Đu đủ trước đây là em trồng lần đầu, trên đất mới, và sau đó là trồng bắp, một cây không bị phụ thuộc bởi tuyết trùng, nấm có hại.
Còn bây giờ, điều kiện đã thay đổi: Trên cùng 1 đất trồng 2 cây, đu đủ tuyến trùng rất khoái, nấm đất rất khoái, và khi nó chết đi là một cây rất mẫn cảm với 2 loại bệnh này là tiêu.
Nói như thế để em quyết định lựa chọn tùy theo khả năng đầu tư tới đâu. Biết rằng kinh doanh vận tải hàng không là lợi nhuận cao, ah, xin lỗi, khả năng có lợi nhuận cao, nhưng vấn đề không phải là ở chổ mua máy bay nào, mà là kinh doanh cái máy bay mới mua về như thế nào. Nếu vào tay anh, kẻ mù tịt về máy bay, lỗ là cái chắc, chứ không phải trả lời chung chung như "tôi rất yêu bay" mà được.
Trở lại vấn đề, quan điểm của anh trong trồng trọt là lợi nhuận tỷ, nhưng mức đầu tư phải tương xứng với nó, ngược lại, lỗ là cái chắc.
Tiêu, ở Datel - Lâm Đồng, ít nhất là vài ngàn hộ gia đình đã lỗ trắng vì nấm tấn công rễ, lý do họ không quan tâm đúng mức; tất cả những gì mà nông dân Datel có thể làm tốt trước đây là nghề rừng chứ không phải trồng trọt.
4 Năm trước, anh có tới Chư Sê - Gia Lai, mặc dù con số lợi nhuận 1.5 tỷ/ 1 ha là có, và có nhiều, nhưng anh thấy ít nhất có 50% nông dân đã lỗ vì tiêu.
Nếu em không vững tay nghề về trồng trọt, anh nghĩ em không nên trồng xen đu đủ trên đất trồng tiêu. Khi đã trồng xen, em phải vững tay nghề về quản lý dịch hại, phòng ngừa tổng hợp, dinh dưỡng cân đối - và đi kèm với nó là TIỀN!
Còn trả lời câu hỏi tham khảo của em: "Nếu là bác thì bác sẽ xử lý đất và áp dụng kỹ thuật như thế nào để hạn chế ảnh hưởng đến tiêu!?":
Trước khi trả lời vào câu hỏi của em, mời em xem lại các bức ảnh của anh @NQ_Toan đã đăng ở vườn quýt đường và quýt hồng ở trên: mỗi năm nhà vườn mua đất mặt từ nơi khác tới lợp 2 lần lên líp, riêng mình "thái độ đối xử với cây" này đã cho thấy mức đối xử với cây của họ: rất cầu kỳ, chi phí rất cao, muốn kiếm lãi 1 - 2 tỷ/ 1 ha; họ phải bỏ ra 200 - 300 tr/ 1 ha.
Ở mức đầu tư này, rất nhiều người chỉ "nghe thôi là sợ". Trước khi làm việc gì, ta khoan hãy bàn tới làm như thế nào, mà ta hãy bàn tới "thái độ" của ta, mức độ quan tâm của ta, mức độ quyết tâm của ta.
Và nếu em có được "thái độ" này, em không cần phải hỏi anh nữa, tự em sẽ biết đi đến đâu, học ở ai, hỏi ở ai về trồng và chăm sóc cây tiêu.
Anh đang trồng một cây cũng rất mẫn cảm với nấm bệnh dưới đất, và cũng đang trồng xen đu đủ, và dưới tán đu đủ, anh còn trồng xen tiếp một cây là vật ký chủ rất tốt cho nấm bệnh: Ớt sừng vàng. Nhưng anh có "thái độ" đối với cây, có sự sẵn sàng "đổ xuống đất 150 - 200 tr/ 1 ha/ 1 năm đầu".
Anh sẽ từ chối trả lời câu hỏi của em? đồng ý chứ?

Có thể cho chú biết mức lợi nhuận ở 1.500 m2 bưởi diễn lợi nhuận thu được bao nhiêu, chú sẽ khái lược đưa ra được cách chăm sóc như thế nào.
Cách chăm sóc 1.000 m2 bắp có lợi nhuận 3 triệu/ 1 vụ, khác với cách chăm sóc 1.000 m2 quýt cho lợi nhuận 200 tr/ 1 năm.
Và hãy cho biết mức độ sẵn sàng "chịu chơi" tới đâu.
Thế nhé.
TẠM BIỆT CÁC BẠN.
Một lần ngẫu hứng mình đã viết topic này. Và thật bất ngờ, thật vui khi mình gặp được nhiều người bạn cùng chung ý tưởng, gặp gỡ nhau và cùng nhau hành động mong ước tiến về một đích định trước: làm giàu từ trồng trọt; làm giàu xoay quanh trục xoay nông nghiệp.
Và còn nhiều ý tưởng khác nữa, nhưng chưa thể thực hiện được, và mình cũng chưa trao đổi hết ý được, và còn những đề tài, câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.
Mình nghĩ rằng, dù có nhiều anh em bè bạn là tốt, nhưng cố gắng sống tốt, với những người bạn đang có trong cuộc sống, làm ăn, sẽ tốt hơn nhiều việc có thêm nhiều bạn.
Cho phép mình tạm biệt nhé, đồng ý chứ?
Cảm ơn Anh Việt, có nhiều người như Anh hy vọng nông nghiệp mình sẽ phát triển vững mạnh trong tương lai.
 
Mới đi chơi lễ 30/4 về. Có hình mới cho anh em đây:
Xem file đính kèm 3976
Hình này nữa nè:
Xem file đính kèm 3977
Còn hình này là không phải để coi chơi, nó là hình nghệ thuật! Khi xem hình này cần phải giải mã được nó, và chủ nhân của nó! Những người làm được như vậy ở nước VN chỉ có không quá vài người! Có anh em nào có thể giải mã được bí ẩn của nó chăng? Nếu không có, tôi sẽ trả lời sau 3 tháng nữa.
Xem file đính kèm 3978
cam sanh trai vu...a Viet oi e dang trong cam.a cho e it kinh nghiem lam cam trai vu di
 
Chào các bạn.
Hôm nay, có một số nhà vườn đt hỏi tôi một số vấn đề. những vấn đề không mang tính thời sự tôi đã trả lời qua đt, còn vấn đề mang tính thời sự chung, khó khăn chung ở thời điểm hiện tại, ngày 20/11/2014 aal đó là vấn đề rụng trái non ở cây chanh, nhất là chanh không hạt.
Tôi chia sẻ quan điểm của tôi, theo nhận thức của tôi và cách suy luận của tôi để nhà vườn tham khảo.
Quan điểm suy luận của tôi như sau: Trước hết, theo tôi, cần phân biệt rụng sinh lý và rụng bệnh lý.
Về sinh lý: Cách nay hơn 1 tháng, ở Miền Tây nắng khô hanh, hàm ẩm không khí thấp, nước bay hơi trên bề mặt líp nhanh nên pH bề mặt thấp, cây lại vừa qua mùa mưa ngập úng nên bị thúi rễ cám (đào rễ lên, vuốt rễ cám thấy vuột rễ nhiều) nên rễ ít đi, hút nước cung cấp lên cây ít đi. Trong khi bề mặt lá lại bay hơi nhanh, sáng sớm và chiều trời lạnh, cây sẽ đóng khí khổng để tự vệ nên tổng hợp được ít auxin, trong khi trái non lại cần au xin để phát triển. Gần đây, cách vài ngày lại tiếp tục có một đợt mưa trái mùa 2 ngày, ngay trong ngày mưa thì cây tươi tỉnh lại, nhưng vừa hết đợt mưa cây lập tức chuyển màu vàng úa rất nhanh. Lý do nước mưa lại một lần nữa rửa phèn ở mặt líp chảy xuống phần dưới rễ cám, tiếp tục gây bất lợi kép cho cây thêm 1 lần nữa.
Như vậy, về sinh lý, trái nhỏ sẽ có hiện tượng rất chậm lớn (nếu so sánh với tầm mắt quan sát trái nhỏ ra trong mùa mưa) ta thấy rõ việc này.
Ở một số chùm trái non ta thấy lớn rất chậm, mặc dù trái chưa rụng, nhưng sắc tố không có màu xanh mởn nón chuối của sự màu mỡ, hoặc tệ hơn là sắc tố màu vàng. Những chùm trái này trước hay sau cũng phải rụng rất nhiều.
Và khi gặp trường hợp này, hầu hết tuyệt đại đa số nhà vườn nghĩ ngay, và chỉ nghĩ đến sinh lý nên sử dụng dưỡng trái, "có canxi bo lo gì rụng trái", rồi nhiều nhà vườn đã xài kẽm, vi lượng...
Theo tôi, như thế là chưa đúng, chưa triệt để. Trước hết, cần phải đánh CaO ngay, cứ tăng 1 độ pH thì đầu lông hút sẽ tăng lên gấp 100 lần, rễ mới sẽ ra rất mạnh mẽ, và chính đầu lông hút mớt này cung cấp auxin nội sinh cho cây và cây sẽ ra đọt rất mạnh mẽ (không tin cứ đánh thử 1 bao vôi càn long cho 20 gốc chanh mà thí nghiệm xem).
Về mặt cấp thời, phải cung cấp hooc môn ngoại sinh tức thời ngay với NAA nông độ phun 10 ppm, GA3 nồng độ 10 ppm, để ngăn chặn ngay việc hình thành tầng rời ở cuống trái. Nếu bổ sung thêm các hooc môn trích ly từ thực vật như comcac của Cty hóa nông lúa vàng hoặc lacatoso của Tân Thành thì sẽ tối ưu hơn (2 Cty này họ chỉ tham gia thị trường lúa, không đăng ký ứng dụng vào thị trường nhỏ là cây ăn trái).
Về mặt bệnh lý: Mặt dù thời tiết ban ngày khô hanh, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp, nước trong không khí sẽ kết tinh nhưng không đủ để tạo thành mưa mà ta thường có thói quen gọi là sương muối. Chính hàm ẩm cao đã tạo điều khiện cho nấm bệnh thán thư bông, thán thư cổ bông, thán thư trái non, bệnh ghẻ lá (và đồng thời ghẻ trái) phát triển.
Chúng ta lật cuống trái lên, quan sát kỹ trái non bị rụng sẽ thấy những chấm đen, vệt đen. Đó chính là nấm bệnh, hoặc là vết vi khuẩn (do điều kiện quan sát mắt thường nên sẽ không xác định đó là vết nấm hay vi khuẩn). Nhưng về nguyên tắc, có nấm là có vi khuẩn, và ngược lại, có vi khuẩn là có nấm. Nên ta phải sử dụng cả thuốc nấm và vi khuẩn.
Một nguyên nhân phổ biến về bệnh lý nữa là những ngày qua bọ trĩ phát triển trên diện rộng đã chích hút gây tổn thương bông và trái non cũng gây rụng, và dù không gây rụng thì cũng tạo vết thương cho nấm và vi khuẩn tấn công.
Tôi nêu quan điểm của tôi, nếu nhà vườn gặp hiện tượng này (mà tôi tin chắc là gặp nhiều) thì hãy cầm trái non bị rụng đến đại lý VTNN để họ lấy thuốc nấm + thuốc vi khuẩn (hoạt chất streptomycin cho rẻ tiền vì vi khuẩn trên chanh chưa kháng strep) + NAA + GA3 cho 1 lần phun.
Hay. Tôi sẽ tìm hiểu cây này!.
 
Back
Top