Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
cam sanh trai vu...a Viet oi e dang trong cam.a cho e it kinh nghiem lam cam trai vu di
Mình có đất dọc quốc lộ 36 hét , thuê mấy hét củng đc . điện nước đầy đủ. GT thuận tiện
Cho thuê giá rẽ .Ai nhu cầu đt : 0902499989 long (ưu tiên Miền Tây )

mK3ZLXa.jpg

559e5a4826c06.jpg

559e5a72587ff.jpg


19360811058_bb1108bc9d_o.jpg
 
Mình có đất dọc quốc lộ 36 hét , thuê mấy hét củng đc . điện nước đầy đủ. GT thuận tiện
Cho thuê giá rẽ .Ai nhu cầu đt : 0902499989 long (ưu tiên Miền Tây )

mK3ZLXa.jpg

559e5a4826c06.jpg

559e5a72587ff.jpg


19360811058_bb1108bc9d_o.jpg
Đất ở đâu vậy
 
Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
Trồng cỏ nuôi bò đi bạn
Mỗi năm vietnam nhập của úc hàng trăm ngàn con bò. Nếu ta nuôi bò thì tiết kiệm cho nhà nước biết bao, dân ta cũng có công ăn chuyện làm
Mỗi năm vietnam chỉ tiêu thụ 1kg/ người, trong khi thế giới là 11kg/người . Ban khỏi ro đầu ra và giá cả
Trồng cỏ nuôi bò cũng không khó , ai cũng làm được
 
Cần tìm nguồn cung cam sành+ quýt đường 600-800kg/ngày
Chào mọi người!
Nhà mình bỏ sỉ trái cây ở chợ BR (tỉnh BRVT), trước giờ chỉ chuyên trái cây ở Miền Trung và Tây Nguyên, nay mình muốn mở rộng kinh doanh thêm cam sành và quýt đường khu vực ĐBSCL. Mình đang tính đi về chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang một chuyến để kiếm mối(nhà cung cấp) mà chưa biết thế nào! Theo mọi người mình có nên tìm mối ở Cái Bè không hay có chỗ nào ok hơn? Hoặc nhà vườn/thương lái nào trồng/kinh doanh mặt hàng này thì liên hệ với mình nhé. Do bước đầu kinh doanh mặt hàng này nên trước mắt mình chỉ cần khoảng 600-800kg/ngày( cam + quýt đường), những thứ khác nhà mình đang bán( táo, hồng..) vào mùa thì mỗi thứ hơn 1 tấn/ngày, chưa biết mặt hàng cam quýt này thế nào!?
Liên hệ với mình: DĐ: 0908057384 - mình tên Vân
Email: thienvan2010@gmail.com
 
e oh phu tho .trong ot sung trau
phú thọ xa quá, từ đà lạt trở vào nam thì gửi xe xuống vựa ở thủ đức người ta mua. Ớt sừng trâu dễ bị thối trái mùa mưa, không biết bác có biện pháp gì phòng trừ không cho em kinh nghiệm, em mới bỏ hết 1000m2 ớt, cũng may là em hái được 1 tấn 2, lời chút ít :(
 
Chào em Le_Viet!
Tôi tên Quốc, 47 tuổi, ở Tây Ninh, có điện thoại hỏi em để làm cam nghịch vụ chia 2 với chủ vườn. Tình hình là cây bị suy kiệt và tôi có gửi kèm 4 hình cho em bên dưới để xem. Cây đang thu trái thuận vụ, nhưng trái rất nhỏ, em giúp dùm anh làm cam nghịch vụ của vườn này được không? Anh muốn thoát nghèo, rất mong sự giúp đỡ của em. Anh vô cùng biết ơn sâu sắc.


ETr0IFB.jpg


20968548518_d6961eab74_o.jpg


XPO4hY.jpg


RXk8L2.jpg


VCh8je6.jpg


eRUQqre.jpg
 
Chào em Le_Viet!
Tôi tên Quốc, 47 tuổi, ở Tây Ninh, có điện thoại hỏi em để làm cam nghịch vụ chia 2 với chủ vườn. Tình hình là cây bị suy kiệt và tôi có gửi kèm 4 hình cho em bên dưới để xem. Cây đang thu trái thuận vụ, nhưng trái rất nhỏ, em giúp dùm anh làm cam nghịch vụ của vườn này được không? Anh muốn thoát nghèo, rất mong sự giúp đỡ của em. Anh vô cùng biết ơn sâu sắc.


ETr0IFB.jpg


20968548518_d6961eab74_o.jpg


XPO4hY.jpg


RXk8L2.jpg


VCh8je6.jpg


eRUQqre.jpg
Cây ở hình 1, 2, hoàn toàn thối rễ hết rồi anh ơi, cây hình 4 cũng gần tới giai đoạn đó rồi.
Chỉ có cây hình 3, hình 5 là phục hồi lại được.
Để dễ hình dung hãy tưởng tượng như thế này, chặt bỏ toàn bộ cây hình 1, 2, 4 đi (mà chắc chắn phải chặt. Thì vườn còn lại bao nhiêu cây, có đáng để làm hay không?
Mặt khác, vườn này chủ vườn trồng đại trồng thí đi, đất thì không xẻ rảnh, bây giờ mà đầu tư xẻ rảnh không dưới 30 tr/ 1 ha, mà không biết cây còn bao nhiêu.
Về quy trình phục hồi thì em đã trình bày trong topic này rồi, dù có đi hỏi ở đâu nữa thì cũng có vậy thôi, chỉ được cái là yên tâm rằng ta đã hỏi nhiều nơi.
Về thuốc và phân thì cũng đơn giản như em đã trình bày, nếu có đi hỏi thêm đại lý, hỏi thêm kỹ sư nữa thì cũng chỉ được thêm một mớ hàng cờ âu cờ mỹ cờ tây về đổ thêm và vững hơn về tâm lý là ta đã xài hàng âu mỹ đủ cả.
Đó là về phục hồi cây.
Còn vấn đề cụ thể ở vườn này là có làm nghịch vụ được hay không? Xin thưa rằng không.
Lý do: Cây đang mang trái thuận vụ, trái này cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, trong khi cây cần ra hoa vào tháng 8. Tức là hiện tại cây phải không có trái, cần phải thuê người hái vứt bỏ hết toàn bộ trái này. Đáng lẽ, trái này đã phải hái bỏ từ tháng 1 - 2 thì mới đúng.
Trong khi vườn lại suy yếu, cây cỗi rồi, trễ mùa vụ rồi.
Bàn luận thêm ngoài vườn cây này: Vùng đất này trồng cây có múi được, không phải được mà là rất tốt. Nhưng nó không phải là cây thoát nghèo, tư duy trồng cây có múi không phải là tư duy thoát nghèo. Nó là tư duy một đi ăn mày - hai trúng đậm.
 
Chaod
Cây ở hình 1, 2, hoàn toàn thối rễ hết rồi anh ơi, cây hình 4 cũng gần tới giai đoạn đó rồi.
Chỉ có cây hình 3, hình 5 là phục hồi lại được.
Để dễ hình dung hãy tưởng tượng như thế này, chặt bỏ toàn bộ cây hình 1, 2, 4 đi (mà chắc chắn phải chặt. Thì vườn còn lại bao nhiêu cây, có đáng để làm hay không?
Mặt khác, vườn này chủ vườn trồng đại trồng thí đi, đất thì không xẻ rảnh, bây giờ mà đầu tư xẻ rảnh không dưới 30 tr/ 1 ha, mà không biết cây còn bao nhiêu.
Về quy trình phục hồi thì em đã trình bày trong topic này rồi, dù có đi hỏi ở đâu nữa thì cũng có vậy thôi, chỉ được cái là yên tâm rằng ta đã hỏi nhiều nơi.
Về thuốc và phân thì cũng đơn giản như em đã trình bày, nếu có đi hỏi thêm đại lý, hỏi thêm kỹ sư nữa thì cũng chỉ được thêm một mớ hàng cờ âu cờ mỹ cờ tây về đổ thêm và vững hơn về tâm lý là ta đã xài hàng âu mỹ đủ cả.
Đó là về phục hồi cây.
Còn vấn đề cụ thể ở vườn này là có làm nghịch vụ được hay không? Xin thưa rằng không.
Lý do: Cây đang mang trái thuận vụ, trái này cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, trong khi cây cần ra hoa vào tháng 8. Tức là hiện tại cây phải không có trái, cần phải thuê người hái vứt bỏ hết toàn bộ trái này. Đáng lẽ, trái này đã phải hái bỏ từ tháng 1 - 2 thì mới đúng.
Trong khi vườn lại suy yếu, cây cỗi rồi, trễ mùa vụ rồi.
Bàn luận thêm ngoài vườn cây này: Vùng đất này trồng cây có múi được, không phải được mà là rất tốt. Nhưng nó không phải là cây thoát nghèo, tư duy trồng cây có múi không phải là tư duy thoát nghèo. Nó là tư duy một đi ăn mày - hai trúng đậm.
Chào bác leviet , cho em hỏi xíu , cây bơ liệu có thể làm cho trái nghịch vụ được không ? Và cách làm ra sao? Em năm nay mới xuống giống .
 
a việt cho e hỏi sử dụng steptomycin phun trừ vi khuẩn cho cây thì hàm lượng thế nào?bao nhiêu gam/lít
 
Cây ở hình 1, 2, hoàn toàn thối rễ hết rồi anh ơi, cây hình 4 cũng gần tới giai đoạn đó rồi.
Chỉ có cây hình 3, hình 5 là phục hồi lại được.
Để dễ hình dung hãy tưởng tượng như thế này, chặt bỏ toàn bộ cây hình 1, 2, 4 đi (mà chắc chắn phải chặt. Thì vườn còn lại bao nhiêu cây, có đáng để làm hay không?
Mặt khác, vườn này chủ vườn trồng đại trồng thí đi, đất thì không xẻ rảnh, bây giờ mà đầu tư xẻ rảnh không dưới 30 tr/ 1 ha, mà không biết cây còn bao nhiêu.
Về quy trình phục hồi thì em đã trình bày trong topic này rồi, dù có đi hỏi ở đâu nữa thì cũng có vậy thôi, chỉ được cái là yên tâm rằng ta đã hỏi nhiều nơi.
Về thuốc và phân thì cũng đơn giản như em đã trình bày, nếu có đi hỏi thêm đại lý, hỏi thêm kỹ sư nữa thì cũng chỉ được thêm một mớ hàng cờ âu cờ mỹ cờ tây về đổ thêm và vững hơn về tâm lý là ta đã xài hàng âu mỹ đủ cả.
Đó là về phục hồi cây.
Còn vấn đề cụ thể ở vườn này là có làm nghịch vụ được hay không? Xin thưa rằng không.
Lý do: Cây đang mang trái thuận vụ, trái này cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, trong khi cây cần ra hoa vào tháng 8. Tức là hiện tại cây phải không có trái, cần phải thuê người hái vứt bỏ hết toàn bộ trái này. Đáng lẽ, trái này đã phải hái bỏ từ tháng 1 - 2 thì mới đúng.
Trong khi vườn lại suy yếu, cây cỗi rồi, trễ mùa vụ rồi.
Bàn luận thêm ngoài vườn cây này: Vùng đất này trồng cây có múi được, không phải được mà là rất tốt. Nhưng nó không phải là cây thoát nghèo, tư duy trồng cây có múi không phải là tư duy thoát nghèo. Nó là tư duy một đi ăn mày - hai trúng đậm.
chào anh VIỆT em có trồng khoảng 50 cây chanh đào
mình thay a Việt trả lời bạn, bạn hỏi như thế chẳng ai trả lời được. Vì cây của bạn là cây gì, bao nhiêu tuổi, tình hình bệnh đến mức nào. Cây đang ở thời kỳ nào. Tất cả đều không có dữ liệu mà bạn hỏi một câu khơi khơi như vậy làm sao mà trả lời.

Trong khi streptomycin là dạng thuốc kháng sinh trong cây, nó có hiệu quả nhưng tác dụng phụ cũng nhiều, tùy loại cây và thời kỳ mà sử dụng. Chưa hiểu rõ về nó thì đừng nên sử dụng lung tung
chào bạn
 
Cây ở hình 1, 2, hoàn toàn thối rễ hết rồi anh ơi, cây hình 4 cũng gần tới giai đoạn đó rồi.
Chỉ có cây hình 3, hình 5 là phục hồi lại được.
Để dễ hình dung hãy tưởng tượng như thế này, chặt bỏ toàn bộ cây hình 1, 2, 4 đi (mà chắc chắn phải chặt. Thì vườn còn lại bao nhiêu cây, có đáng để làm hay không?
Mặt khác, vườn này chủ vườn trồng đại trồng thí đi, đất thì không xẻ rảnh, bây giờ mà đầu tư xẻ rảnh không dưới 30 tr/ 1 ha, mà không biết cây còn bao nhiêu.
Về quy trình phục hồi thì em đã trình bày trong topic này rồi, dù có đi hỏi ở đâu nữa thì cũng có vậy thôi, chỉ được cái là yên tâm rằng ta đã hỏi nhiều nơi.
Về thuốc và phân thì cũng đơn giản như em đã trình bày, nếu có đi hỏi thêm đại lý, hỏi thêm kỹ sư nữa thì cũng chỉ được thêm một mớ hàng cờ âu cờ mỹ cờ tây về đổ thêm và vững hơn về tâm lý là ta đã xài hàng âu mỹ đủ cả.
Đó là về phục hồi cây.
Còn vấn đề cụ thể ở vườn này là có làm nghịch vụ được hay không? Xin thưa rằng không.
Lý do: Cây đang mang trái thuận vụ, trái này cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, trong khi cây cần ra hoa vào tháng 8. Tức là hiện tại cây phải không có trái, cần phải thuê người hái vứt bỏ hết toàn bộ trái này. Đáng lẽ, trái này đã phải hái bỏ từ tháng 1 - 2 thì mới đúng.
Trong khi vườn lại suy yếu, cây cỗi rồi, trễ mùa vụ rồi.
Bàn luận thêm ngoài vườn cây này: Vùng đất này trồng cây có múi được, không phải được mà là rất tốt. Nhưng nó không phải là cây thoát nghèo, tư duy trồng cây có múi không phải là tư duy thoát nghèo. Nó là tư duy một đi ăn mày - hai trúng đậm.
chào anh VIỆT cùng các anh em trên diễn đàn : em mới bước vào làm nông nghiệp được 10 tháng nhưng em học thấp ,kiến thức rỗng tếch ,mong anh và mọi người giúp em trị bệnh trên cây chanh với ạ.em có trồng 50 cây chanh đào và 100 cây chanh tứ thời cấn anh và mọi người tư vấn giúp ạ :
1: là 50 cây chanh đào của em được 10 tháng rồi ,do lúc đầu trồng ko biết lên bị sâu vẽ bùa nó hoành hành khiến cây bị bệnh ,em đã phun boocdo và coc 85 nhưng ko khỏi anh có bài thuốc nào giúp cây của em hết bệnh ko?
2 : cây chanh tứ thời của em được 9 tháng như vậy em để quả có ảnh hưởng đến cây sau này ko ạ ? trong thời gian nuôi quả lên bón loại phân nào cho thích hợp hả anh?
3 :100 cây chanh của em được 70 ngày tuổi lúc trồng chỉ bón lót lân và vôi ( vì đầu năm em trồng đu đủ nhưng tháng 6 âl vừa qua do mưa dài ngày tại miền bắc đã đánh tan hết của em 500 cây )em trồng chanh xen đu đủ lên nghĩ vẫn còn phân lên chưa bón gì .em có khoảng 5 tấn phân gà tinh đã ủ 4 tháng nhưng vẫn chưa hoai mục em muốn bón nó cho 100 cây chanh 70 ngày nhưng bón xa gốc có được ko anh ? (vì em lôn nóng muốn 11 tháng em bắt cây ra 40kg quả giống một vườn cam của anh chia sẻ trên diên đàn ).
cảm ơn anh ,rất mong sự giúp đỡ của anh cùng mọi người
kRlsQ2.jpg

55eee2c428bc2.jpg

21219231466_9aeb4a0bd3_o.jpg

kRlsQ2.jpg

55eee2c428bc2.jpg

21219231466_9aeb4a0bd3_o.jpg


kRlsQ2.jpg

55eee2c428bc2.jpg

21219231466_9aeb4a0bd3_o.jpg


kRlsQ2.jpg

55eee2c428bc2.jpg

21219231466_9aeb4a0bd3_o.jpg


kRlsQ2.jpg


kRlsQ2.jpg

55eee2c428bc2.jpg

21219231466_9aeb4a0bd3_o.jpg
 
cây 9 tháng đang cho quả đây ạ
Cây ở hình 1, 2, hoàn toàn thối rễ hết rồi anh ơi, cây hình 4 cũng gần tới giai đoạn đó rồi.
Chỉ có cây hình 3, hình 5 là phục hồi lại được.
Để dễ hình dung hãy tưởng tượng như thế này, chặt bỏ toàn bộ cây hình 1, 2, 4 đi (mà chắc chắn phải chặt. Thì vườn còn lại bao nhiêu cây, có đáng để làm hay không?
Mặt khác, vườn này chủ vườn trồng đại trồng thí đi, đất thì không xẻ rảnh, bây giờ mà đầu tư xẻ rảnh không dưới 30 tr/ 1 ha, mà không biết cây còn bao nhiêu.
Về quy trình phục hồi thì em đã trình bày trong topic này rồi, dù có đi hỏi ở đâu nữa thì cũng có vậy thôi, chỉ được cái là yên tâm rằng ta đã hỏi nhiều nơi.
Về thuốc và phân thì cũng đơn giản như em đã trình bày, nếu có đi hỏi thêm đại lý, hỏi thêm kỹ sư nữa thì cũng chỉ được thêm một mớ hàng cờ âu cờ mỹ cờ tây về đổ thêm và vững hơn về tâm lý là ta đã xài hàng âu mỹ đủ cả.
Đó là về phục hồi cây.
Còn vấn đề cụ thể ở vườn này là có làm nghịch vụ được hay không? Xin thưa rằng không.
Lý do: Cây đang mang trái thuận vụ, trái này cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, trong khi cây cần ra hoa vào tháng 8. Tức là hiện tại cây phải không có trái, cần phải thuê người hái vứt bỏ hết toàn bộ trái này. Đáng lẽ, trái này đã phải hái bỏ từ tháng 1 - 2 thì mới đúng.
Trong khi vườn lại suy yếu, cây cỗi rồi, trễ mùa vụ rồi.
Bàn luận thêm ngoài vườn cây này: Vùng đất này trồng cây có múi được, không phải được mà là rất tốt. Nhưng nó không phải là cây thoát nghèo, tư duy trồng cây có múi không phải là tư duy thoát nghèo. Nó là tư duy một đi ăn mày - hai trúng đậm.
và đây là cây 9 tháng cho quả bói ạ
 
Back
Top