Anh Hà Nhật Anh, quản lý Nông trang Xanh, kể lại: “Sáng sớm 12-2, nhân viên trong khu nhà kính thấy quá nhiều gốc dưa bị hư hại, gốc bật khỏi mặt đất, màng lưới của khu nhà kính cũng bị rách tùm lum nên báo lên ban quản lý”.
Vẫn chưa tin là cả ngàn gốc dưa do chính tay mình chăm bón suốt thời gian qua bị phá hư hết chỉ trong một đêm, chị Trịnh Thị Diễm (nhân viên lâu năm tại khu nhà vườn) buồn rầu: “Giá mà họ chỉ trộm dưa thôi cũng được, chứ đằng này lại đi phá từng gốc như vậy thiệt nhìn mà xót xa quá. Công sức tụi tui bỏ ra chăm bón, đến ngày nó thụ phấn, chuẩn bị ra hoa kết trái mà giờ lại héo rũ như vậy... Không biết phải làm sao luôn”.
Dù biết không thể cứu vãn được gì nhưng từ ngày xảy ra chuyện, chị Diễm vẫn đến khu nhà kính để chăm cây và nhổ hết những gốc cây bị hư. Chị cứ loay hoay trong khu nhà kính, miệng lẩm bẩm: “Tiếc quá, xót quá...”.
Anh Nhật Anh thông tin có hai khu nhà kính bị rạch phá. Trong đó một nhà kính có diện tích 140 m2 đang trồng 2.500 gốc dưa giống Kim Hoàng Hậu thì bị nhổ mất 1.470 gốc. Dù còn 1.000 gốc chưa bị nhổ nhưng họ phải chịu thiệt hại hoàn toàn 100% vì sự phá hoại này.
“Các gốc dưa còn lại tuy không bị nhổ nhưng chúng tôi cũng phải cho người nhổ hết. Vì màng lưới nhà kính bị rạch nên côn trùng xâm nhập vào, nhiệt độ môi trường bên trong và ngoài nhà kính cũng thay đổi đột ngột nên các gốc còn lại cũng sẽ bị hư do không thích nghi được” - anh Nhật Anh giải thích.
Chị Trịnh Thị Diễm, nhân viên làm trong khu nhà kính, không khỏi xót xa khi thấy những gốc dưa bị nhổ gốc lên hết. Ảnh: THANH TUYỀN
Tấm màng lưới bị rạch tơi tả. Ảnh: THANH TUYỀN
Anh Nhật Anh còn cho biết thêm: Số cây dưa này đang thụ phấn, chuẩn bị cho ra hoa, đậu quả; mỗi gốc dưa chỉ cho một trái nên mất rất nhiều công sức để chăm sóc. Những gốc dưa này khoảng một tháng nữa thu hoạch, tuy nhiên bị nhổ nên thiệt hại khoảng 250 triệu đồng. Riêng thiệt hại mỗi khu nhà kính cũng hơn 700 triệu đồng.
Sáng 16-2, tại hiện trường, PV Pháp luật TP.HCMghi nhận màng lưới hai khu nhà kính bị rạch tả tơi, các gốc dưa bị nhổ đã héo rũ. Toàn bộ màng kính, lưới của hai khu phải làm mới hoàn toàn vì đây là màng nhựa kính liền, không thể hàn, chắp vá được. Tiền đầu tư cho các khu nhà kính này ước tính gần 2 tỉ đồng.
Mong sớm biết được người phá hoại là ai
Ngay khi xảy ra vụ việc, đại diện phía Khu du lịch sinh thái Nông trang Xanh Green Noen đã trình báo đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp. Ban quản lý của nông trại hy vọng sẽ sớm tìm ra người đứng sau vụ việc này.
Còn chị Trịnh Thị Diễm thì chia sẻ: “Tôi mong là cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra người phá hoại. Chứ như vầy người làm công chúng tôi không chỉ xót vì công sức của mình mà cũng bị ảnh hưởng nhiều nữa”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Hà, Chủ tịch UBND xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM, cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin từ phía ban quản lý của Nông trang Xanh, chúng tôi đã cử người phối hợp với công an xã xuống tận nơi để kiểm tra và ghi nhận vụ việc. Chúng tôi cũng đã báo lên công an huyện, họ đã xuống hiện trường để xem xét. Chúng tôi vẫn đang cố gắng để tìm ra thủ phạm”.
Một đại diện của Công an huyện Củ Chi cũng xác nhận với Pháp Luật TP.HCM rằng vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để xác định rõ người gây ra chuyện này.
Theo nội dung bài báo, hành vi “phá hoại” vườn dưa lưới ở Củ Chi với tổng thiệt hại gần 2 tỉ đồng đã cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 BLHS. Cụ thể, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Vẫn chưa tin là cả ngàn gốc dưa do chính tay mình chăm bón suốt thời gian qua bị phá hư hết chỉ trong một đêm, chị Trịnh Thị Diễm (nhân viên lâu năm tại khu nhà vườn) buồn rầu: “Giá mà họ chỉ trộm dưa thôi cũng được, chứ đằng này lại đi phá từng gốc như vậy thiệt nhìn mà xót xa quá. Công sức tụi tui bỏ ra chăm bón, đến ngày nó thụ phấn, chuẩn bị ra hoa kết trái mà giờ lại héo rũ như vậy... Không biết phải làm sao luôn”.
Dù biết không thể cứu vãn được gì nhưng từ ngày xảy ra chuyện, chị Diễm vẫn đến khu nhà kính để chăm cây và nhổ hết những gốc cây bị hư. Chị cứ loay hoay trong khu nhà kính, miệng lẩm bẩm: “Tiếc quá, xót quá...”.
Anh Nhật Anh thông tin có hai khu nhà kính bị rạch phá. Trong đó một nhà kính có diện tích 140 m2 đang trồng 2.500 gốc dưa giống Kim Hoàng Hậu thì bị nhổ mất 1.470 gốc. Dù còn 1.000 gốc chưa bị nhổ nhưng họ phải chịu thiệt hại hoàn toàn 100% vì sự phá hoại này.
“Các gốc dưa còn lại tuy không bị nhổ nhưng chúng tôi cũng phải cho người nhổ hết. Vì màng lưới nhà kính bị rạch nên côn trùng xâm nhập vào, nhiệt độ môi trường bên trong và ngoài nhà kính cũng thay đổi đột ngột nên các gốc còn lại cũng sẽ bị hư do không thích nghi được” - anh Nhật Anh giải thích.
Chị Trịnh Thị Diễm, nhân viên làm trong khu nhà kính, không khỏi xót xa khi thấy những gốc dưa bị nhổ gốc lên hết. Ảnh: THANH TUYỀN
Tấm màng lưới bị rạch tơi tả. Ảnh: THANH TUYỀN
Anh Nhật Anh còn cho biết thêm: Số cây dưa này đang thụ phấn, chuẩn bị cho ra hoa, đậu quả; mỗi gốc dưa chỉ cho một trái nên mất rất nhiều công sức để chăm sóc. Những gốc dưa này khoảng một tháng nữa thu hoạch, tuy nhiên bị nhổ nên thiệt hại khoảng 250 triệu đồng. Riêng thiệt hại mỗi khu nhà kính cũng hơn 700 triệu đồng.
Sáng 16-2, tại hiện trường, PV Pháp luật TP.HCMghi nhận màng lưới hai khu nhà kính bị rạch tả tơi, các gốc dưa bị nhổ đã héo rũ. Toàn bộ màng kính, lưới của hai khu phải làm mới hoàn toàn vì đây là màng nhựa kính liền, không thể hàn, chắp vá được. Tiền đầu tư cho các khu nhà kính này ước tính gần 2 tỉ đồng.
Mong sớm biết được người phá hoại là ai
Ngay khi xảy ra vụ việc, đại diện phía Khu du lịch sinh thái Nông trang Xanh Green Noen đã trình báo đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp. Ban quản lý của nông trại hy vọng sẽ sớm tìm ra người đứng sau vụ việc này.
Còn chị Trịnh Thị Diễm thì chia sẻ: “Tôi mong là cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra người phá hoại. Chứ như vầy người làm công chúng tôi không chỉ xót vì công sức của mình mà cũng bị ảnh hưởng nhiều nữa”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Hà, Chủ tịch UBND xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM, cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin từ phía ban quản lý của Nông trang Xanh, chúng tôi đã cử người phối hợp với công an xã xuống tận nơi để kiểm tra và ghi nhận vụ việc. Chúng tôi cũng đã báo lên công an huyện, họ đã xuống hiện trường để xem xét. Chúng tôi vẫn đang cố gắng để tìm ra thủ phạm”.
Một đại diện của Công an huyện Củ Chi cũng xác nhận với Pháp Luật TP.HCM rằng vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để xác định rõ người gây ra chuyện này.
Theo nội dung bài báo, hành vi “phá hoại” vườn dưa lưới ở Củ Chi với tổng thiệt hại gần 2 tỉ đồng đã cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 BLHS. Cụ thể, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.