Gặp chàng trai 8X với mức thu nhập đáng mơ ước (Đáng xem cho những bạn muốn làm nông nghiệp)

(PL&XH) - Trong khi nhiều người có xu hướng đến chốn thị thành để tìm những công việc “thời thượng”, mang “không khí thành thị” và hiện đại thì anh lại chọn cách mưu sinh của riêng mình: Gắn với điền-viên, làm giàu ở nông thôn bằng nông nghiệp. Và dường như diện tích đất hiện có chưa bao giờ làm thỏa mãn niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt với đất, với cây của chàng trai 8X này.
Từ Trung tâm Hà Nội, men theo Quốc lộ 32 tôi hỏi thăm mãi mới tìm đến được xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, quê hương của chàng trai Nguyễn Xuân Thủy-một “nhà nông làm kinh tế giỏi”. Đang quen với không khí náo nhiệt của giao thông đô thị, tôi như lạc vào một thế giới khác hẳn, ở đó khắp bốn bề chỉ thấy đồng ruộng và cây cối tốt tươi. Không gian yên bình, tĩnh lặng của nông thôn (rất ít những hình ảnh của sự “đô thị hóa”) khiến tôi bất chợt băn khoăn: Ở nơi chỉ có đồng ruộng, cây cối này thì làm nông nghiệp kiểu gì để có thể trở thành tỉ phú?... Dường như, đoán biết được những băn khoăn ấy của tôi, Thủy và cả gia đình đã bắt đầu câu chuyện về con đường anh trở thành “tỉ phú” với những bất ngờ khó tin.

Đổi đời từ cây… rau ngót

Trò chuyện với tôi tại ngôi nhà mới khang trang, Thủy cho biết, anh mới “vực dậy” được khoảng 2-3 năm nay và có chút lãi để ra chứ cách đây 6 năm anh còn là “chúa Chổm” với số nợ lên đến 800 triệu đồng. “Làm nông nghiệp mà nợ ngân hàng số tiền ấy đã là lớn lắm rồi”, Thủy tâm sự.

Năm 2000 theo “tiếng gọi của bạn bè” nên mình lên đường vào miền Nam làm thuê. Thu nhập của mình ở thời điểm ấy cũng khá cao nhưng cũng không giúp mình làm giàu được vì thanh niên thì nhiều bạn bè, ham vui nên cứ có tiền lại rủ nhau ăn uống, nhậu nhẹt hết. Đến năm 2005, thấy cuộc sống lông bông không đi đến đâu mà bố mẹ mình ở quê cũng có tuổi, lại chỉ có mình là con trai nên mình đã quyết định về quê lập nghiệp. Sau khi cưới vợ vào cuối năm ấy thì việc đầu tiên mình bắt tay vào để “làm giàu” là đấu thầu đất, mở rộng diện tích trồng cam canh trên cơ sở diện tích sẵn có của gia đình.

“Do quá nôn nóng làm giàu mà kinh nghiệm chưa nhiều nên việc đầu tư hàng loạt khiến mình không chăm sóc được tốt cho loại cây này. Vì thế, cây cho năng suất thấp, không hiệu quả. Mình xoay thêm nuôi gà thì gà toi, nuôi lợn thì lợn chết vì dịch bệnh. Mình đã mất đến 6 năm “nuôi báo cô” cây cam canh và thu được bài học quá đắt với số nợ khổng lồ”, Thủy bộc bạch.

Sau thất bại trong việc chăn nuôi và trồng cam canh, Thủy vẫn không bỏ cuộc mà quyết bám trụ, khai thác hết tiềm năng của đất đai. Tự tìm cho mình một con đường mới, Thủy đã tìm các loại sách, báo để đọc, tìm hiểu. Và như một cơ duyên, anh biết thông tin có một người ở tận miền Trung đã giàu lên từ cây rau ngót nên đã đi sâu tìm hiểu về loại cây này. Anh đã đi khắp nơi để tìm mua giống nhưng đều bất thành, nơi thì không có, nơi thì nhất định không chịu bán. “Về nhà trong trạng thái… thất bại, tình cờ mình lại thấy trong vườn nhà cạnh gốc bưởi có một cây rau ngót đang mọc. Có lẽ do hạt rau được chim hoặc gió mang ở đâu đến rồi nảy mầm lên. Mình vội lấy cây rào lại, chăm sóc cho cây lớn dần lên, ra cành, đẻ nhánh. Và chỉ từ một mầm cây nhỏ bé ấy, mình đã nuôi thành cây có nhiều nhánh và cứ tỉa ra nhân rộng dần. Diện tích đầu tiên chỉ bằng 2 viên gạch, rồi mở rộng bằng manh chiếu… Cứ thế, mình nhân rộng đến nay đã phủ khắp diện tích 2.000 m2 canh tác của gia đình”, Thủy kể lại.

Khi trồng rau ngót, gia đình Thủy bắt đầu có thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập bền vững vì loại rau này chỉ cần trồng 1 lần. Với diện tích rau ngót lớn cho thu hoạch đều quanh năm nên kinh tế gia đình anh bắt đầu vực dậy. Trung bình mỗi năm gia đình thu 50 tấn rau ngót trở lên. Vào dịp bão, có ngày mình thu 15 triệu đồng từ cây rau ngót vì loại cây này chịu mưa, gió tốt, không bị dập nát. Bây giờ, mình vẫn hay đùa với vợ là nấu ăn hàng ngày cứ rau ngót mà ăn vì đây là rau cứu tinh của cả nhà. Cái giá mình phải trả quá cao nên giờ ăn rau ngót thấy ngon lắm, ngọt lắm. Nó là rau “bổ ngót” chứ không chỉ là “bồ ngót” nữa.

18.02.2015_bb_1424248280.JPG


Nguyễn Xuân Thủy quan niệm: Làm nông nghiệp cần có niềm say mê và am hiểu khoa học kỹ thuật sẽ thành công. Ảnh: Vân Hà

Muốn có thật nhiều đất để thỏa mãn tình yêu đất, yêu cây

Xác định trồng cây ăn quả là chủ lực nên thất bại với cây cam canh, Thủy lại ngày đêm tìm tòi xem loại cây ăn quả nào hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở đây. Anh đã quyết định trồng giống bưởi Diễn và nhãn muộn Đại Thành, mít Thái. Bưởi và mít là loại cây cho thu hoạch quanh năm mà đầu tư giống chỉ một lần. Nhưng không để lãng phí nguồn tài nguyên đất, Thủy đã xen canh thêm các loại rau màu giữa những gốc cây ăn quả như mướp, cà chua, chuối, chè… Đây là những sản phẩm để được lâu, không nhanh dập nát nên tiêu thụ cũng dễ.

Đến giờ, gia tài của Thủy là hàng trăm gốc cây ăn quả xen lẫn các loại rau màu phủ một màu xanh rì trên toàn bộ diện tích gần 3ha. Với mỗi loại cây, Thủy đều phải tìm hiểu thật kỹ đặc điểm sinh học để chăm bón đúng đúng nhằm mang đến năng suất cao nhất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp mà thu nhập bình quân của gia đình Thủy trung bình 60-80 triệu đồng/tháng. Có những tháng thu hoạch bưởi, mít, nhãn sau khi trừ các chi phí tiền lãi anh thu được lên đến 100 triệu đồng. Nhưng với anh như thế vẫn chưa đủ, Thủy bảo: Mình chỉ ước có thêm thật nhiều đất hơn nữa để mở rộng diện tích canh tác, như thế mới thỏa mãn được niềm say mê, tình yêu với đất, với cây của mình.

18.02.2015_bb_1424248284.JPG


Không giữ thành công cho riêng mình, trong những lần sinh hoạt Đoàn thanh niên, Thủy đều truyền lại cảm hứng, tình yêu với đất cho những bạn trẻ từ câu chuyện cuộc đời mình. Anh luôn cố gắng tìm cách nói chuyện để họ hiểu rằng ai cũng có thể làm giàu trên quê hương mình từ chính ruộng đồng, nông nghiệp chứ không nhất thiết phải rời quê lên phố; phải làm việc trong môi trường “công nghiệp”. Chỉ cần có niềm say mê với đồng ruộng, yêu quý từng tấc đất, mỗi gốc cây và am hiểu về khoa học kỹ thuật để áp dụng thật hiệu quả.

Khi chia tay chàng nông dân thời @ này, tôi lại miên man nghĩ đến những điều xảy ra trong cuộc đời anh và càng thấm thía rằng, trong cuộc sống không bao giờ có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có biết vượt qua được những ranh giới ấy hay không…

Nguyễn Xuân Thủy, sinh năm 1981 được nhận Bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2013 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” của Trung ương Đoàn; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Đoàn năm 2013. Và gần đây nhất, năm 2014 anh được đại diện cho thanh niên Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.

Vân Hà
Tin từ baomoi.com
 
Nói Rau Ngót là cây chỉ trồng 1 lần là
không đúng đâu. Không đúng ở chỗ trồng
1 lần thì nó không chết, nhưng già cỗi
đi, năng suất kém hẳn nếu không trồng cây
mới thay thế.

Ngoài ra, làm ăn lớn mà gây giống từ mấy
cây ban đầu thì bao nhiêu năm mới đủ giống?

Bài viết này có cái đúng ở chỗ: cần có
diện tích lớn, thì mới làm nông nghiệp
được.
 
mấy ông nhà báo viết quá láo.làm sao mà lại cho đăng được nhỉ đến cây mía tôi làm thí điểm 2000m2 cũng chỉ 20 tấn còn bình quân 50t/he.sắn cũng chỉ 30t/he. nghe mà bức xúc .loại ăn tục nói phét o hiểu về nn thì dựa cột mà nghe.
 
Đồng ý với các bác là báo chí thời gian gần đây có "lắm gia vị". Việc 2000m2 rau ngót thu được 50 tấn ,có thể là một con số chưa thực tiễn nhưng cũng nên xem lại việc trồng và chăm sóc nó như thế nào. Đăng bài này lên đây mục đích chính là để các bạn xem thêm một hướng kết hợp nông nghiệp giữa việc trồng cây dài ngày (bưởi) và trồng cây ngắn ngày (rau ngót). Đừng vội mơ mộng đến con số thu nhập kia nhưng hãy em bài viết là một mô hình nông nghiệp hiệu quả để tham khảo, đúc kết được những cách làm cho riêng mình. Nhân vật chính trong bài báo này cũng từng có mơ ước làm giàu từ chăn nuôi và trồng trọt và đã thất bại. Đó là điều mà các bạn mới khởi nghiệp trong nông nghiệp cần hết sức lưu ý.
Và câu cuối cùng tôi cũng xin nhắc lại là "ĐÁNG XEM CHO NHỮNG BẠN MUỐN LÀM NÔNG NGHIỆP"
 
tính tôi thế bạn thông cảm vì bất cứ lý do gì cũng đừng nên lừa kể cả những người đang bắt đầu nuôi ý tưởng lẫn những lãonông tri điền theo tôi chẳng có gì mà đáng xem người tài nói phét .nếu đó là bệnh thì chuyển sang tìm mục khác mà đăng.
 
Vừa đọc bài bên tintucnongnghiep về 3 bạn đi tu nghiệp bên israel về. Bản thân cũng vừa đi về năm ngoái, đọc thấy hư cấu 90% rồi. Giờ lại đọc được bài này. Đúng thật là nhà báo thì khó tìm còn lều báo thì đâu cũng có.
 
tính tôi thế bạn thông cảm vì bất cứ lý do gì cũng đừng nên lừa kể cả những người đang bắt đầu nuôi ý tưởng lẫn những lãonông tri điền theo tôi chẳng có gì mà đáng xem người tài nói phét .nếu đó là bệnh thì chuyển sang tìm mục khác mà đăng.
Hihi, tính của bác khá vui đấy. Tôi thì tôi nghĩ ở một gốc độ khác bác hoàn toàn. Tôi chỉ trồng vài bụi rau ngót đủ để gia đình dùng, nên việc trồng 2000m2 thu được năng suất bao nhiêu trên năm thì không dám chắc. Tuy nhiên khi đặt trong từng trường hợp nghĩa là cách trồng và chăm sóc khác nhau năng suất hoàn toàn khác nhau. Bác có tin rằng tin rằng trồng 200 dây bầu sao trên diện tích 350m2 thu hoạch trong thời gian 4 tháng được 7 tấn không????? Nếu thông tin này bác đọc được trên báo chí chắc chắn bác cho là "người tật" nói phét. Nhưng thực tế thì tôi làm được việc này. Tôi tin vào mỗi cách làm khác nhau sẽ cho một kết quả khác nhau. Nếu lấy cây mì (sắn) hay cây mía đem so với cây rau (rau ngót) thì không khác nào việc bác lấy 100km đem so với 1 tấn. Vì mỗi loại cây có đặc điểm riêng, rau ngót có thể nói là cho thu hoạch hàng ngày (2-3 tuần/lần) còn mì (sắn) hay mía thì 6 - 12 tháng hoặc lâu hơn. Nếu có thời gian bác trồng khảo nghiệm thử nhé. Hy vọng không làm bác thất vọng!
 
Đọc cho vui ấy mà,
Không có gì đọc cũng buồn,
Mà sao cánh phóng viên giờ toàn bốc phét thế nhẩy..?
Chắc trong trường ko dạy về đạo đức nghề nghiệp..?
Hết vụ nuôi Lươn, nuôi Nhím, nuôi Rắn Mối....giờ tới Rau Ngót.
Khổ thân người nhẹ dạ.
 
2000m2 sao anh có thể vay nợ đén 800 chai được vậy anh, 200 chai là anh may lắm rùi đó chớ hả, ặc
 
có thể là nhà báo họ nói không đúng 100%. nhưng câu chuyện của a này là hoàn toàn có thật, năm ngoái e đã xem câu truyện này trên vtv6 sinh ra từ làng rồi . thế nên các bác đừng ném đá tội nghiệp a ý.
 
Nhà em ở Huế có trồng Thanh trà (đặc sản bưởi thanh trà huế), thường thư hoạch vào cuối tháng 5 âm lịch. Nay đang vụ trổ bông, ai có nhu cầu mua buôn đi các tỉnh thì đặt gạch nhé, cực ngon luôn.
 
- Nếu 3 tuần thu 1 lần thì một năm có khoảng 16 lần thu
- Nếu 2000 m2 một năm cho 50 tấn thì 1 m2 cho 25kg 1 năm
vậy 1m2 một lần thu cho khoảng 1,5kg
Khả thi đấy!
 
- Nếu 3 tuần thu 1 lần thì một năm có khoảng 16 lần thu
- Nếu 2000 m2 một năm cho 50 tấn thì 1 m2 cho 25kg 1 năm
vậy 1m2 một lần thu cho khoảng 1,5kg
Khả thi đấy!
Mùa mưa thì có thể khả thi chứ mùa đông thì khó đấy. 1ha = 250 tấn thì cỏ voi thu cả thân mới đạt nên nghe có vẻ không chuẩn lắm. 50 tấn chắc cậu ấy đi buôn thêm mới đủ
 
Hihi, tính của bác khá vui đấy. Tôi thì tôi nghĩ ở một gốc độ khác bác hoàn toàn. Tôi chỉ trồng vài bụi rau ngót đủ để gia đình dùng, nên việc trồng 2000m2 thu được năng suất bao nhiêu trên năm thì không dám chắc. Tuy nhiên khi đặt trong từng trường hợp nghĩa là cách trồng và chăm sóc khác nhau năng suất hoàn toàn khác nhau. Bác có tin rằng tin rằng trồng 200 dây bầu sao trên diện tích 350m2 thu hoạch trong thời gian 4 tháng được 7 tấn không????? Nếu thông tin này bác đọc được trên báo chí chắc chắn bác cho là "người tật" nói phét. Nhưng thực tế thì tôi làm được việc này. Tôi tin vào mỗi cách làm khác nhau sẽ cho một kết quả khác nhau. Nếu lấy cây mì (sắn) hay cây mía đem so với cây rau (rau ngót) thì không khác nào việc bác lấy 100km đem so với 1 tấn. Vì mỗi loại cây có đặc điểm riêng, rau ngót có thể nói là cho thu hoạch hàng ngày (2-3 tuần/lần) còn mì (sắn) hay mía thì 6 - 12 tháng hoặc lâu hơn. Nếu có thời gian bác trồng khảo nghiệm thử nhé. Hy vọng không làm bác thất vọng!
Troi oi.2oo day bau trong vao 35o m dat ah.thu 7 tan ah .khiep bac.
 
Các bác k hiểu cách thu hoặc của người ta rồi. Ngta trồng rau ngót kinh doanh nên ngta sẽ k cắt ngọn mà chỉ tỉa cành trên trục chính của cây rau. K như mình trồng để ăn thường cắt cả cành để ra mầm mơí . Ngta thu 50 tấn trong 1 năm trung bình thì 1 năm sẽ cho thu hoạch 60 lần ( 6 ~7ngày cắt tỉa 1 lần ) 50.000kg/60= 830kg/1 lần thu hoạch. Mà nhà anh có 2000m2 thì ta lấy 830kg/2000m2= 0,4kg/m2. Vâng với 4 lạng rau trên 1 mét vuông thì tsao k thể. Đây là vì cách thu hoạch khác với chúng ta trồng tại nhà thời gian thu hoạch cành sẽ nhanh hơn rất nhiều so với thu ngọn. Vậy nên các bạn đi thăm quan nơi nào trồng rau ngót thì cây rất cao mà chỉ trên ngọn còn lá. Và đây cũng là lý do tại sao trên hà nội trong các nơi bán rau chỉ có bán cành rau ngót mà k thấy bán ngọn rau ngót
Hihi, tính của bác khá vui đấy. Tôi thì tôi nghĩ ở một gốc độ khác bác hoàn toàn. Tôi chỉ trồng vài bụi rau ngót đủ để gia đình dùng, nên việc trồng 2000m2 thu được năng suất bao nhiêu trên năm thì không dám chắc. Tuy nhiên khi đặt trong từng trường hợp nghĩa là cách trồng và chăm sóc khác nhau năng suất hoàn toàn khác nhau. Bác có tin rằng tin rằng trồng 200 dây bầu sao trên diện tích 350m2 thu hoạch trong thời gian 4 tháng được 7 tấn không????? Nếu thông tin này bác đọc được trên báo chí chắc chắn bác cho là "người tật" nói phét. Nhưng thực tế thì tôi làm được việc này. Tôi tin vào mỗi cách làm khác nhau sẽ cho một kết quả khác nhau. Nếu lấy cây mì (sắn) hay cây mía đem so với cây rau (rau ngót) thì không khác nào việc bác lấy 100km đem so với 1 tấn. Vì mỗi loại cây có đặc điểm riêng, rau ngót có thể nói là cho thu hoạch hàng ngày (2-3 tuần/lần) còn mì (sắn) hay mía thì 6 - 12 tháng hoặc lâu hơn. Nếu có thời gian bác trồng khảo nghiệm thử nhé. Hy vọng không làm bác thất vọng!
M thấy hoàn toàn khả thi đó vì m trồng trên này để ăn nghịch cũng đc ~ 20kg/ dây rồi. Mình hy vọng bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm trồng của bạn cho mọi người cùng học hỏi đc không :)
 
Về cây bầu, các bác để ý 1 điều là trên thân chính gần như không có nụ (quả). Quả chỉ ra trên các nhánh và đặc biệt hơn là mỗi nhánh chỉ có khoảng 3 - 5 nụ (quả) Vậy sau khi nhánh mọc ra từ dây (kể cả dây chính hoặc dây nhánh của nhánh, của nhánh đều như nhau quan trọng là dinh dưỡng cho cây đủ thì điều này xảy ra) thì nhánh đó mang theo 3 nụ liền kề nhau. Nếu cứ để nhánh này bò mãi bò mãi thì cũng có thể gặp thêm vài nụ nữa nhưng cách này không hiệu quả. Sau khi thấy 3 nụ và nhánh đó ra thêm 1 mắt không có nụ nữa (Nghĩa là từ dây ra khoảng 4 mắt lá) thì bạn bấm ngọn nhánh này đi không cho bò thêm nữa. Làm như vậy bạn sẽ triệt bỏ hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật để nhánh này nhanh đẻ nhánh mới và khi có nhánh mới đồng nghĩa với việc có thêm nhiều nụ (quả). Ngoài ra còn một ý nghĩa nữa của việc bấm ngọn đó là làm giàn bầu thông thoáng, có ánh sáng nhiều thì nụ dễ đậu quả hơn. Nếu một giàn bầu tốt um tùm, không lọt ánh sáng xuống đất thì lượng nụ bị thối rất nhiều. Bầu cho năng suaats cao nhất khi tán vừa khép. Vậy nên ngoài việc bấm ngọn cần loại bỏ các nhánh già không có khả năng cho quả cũng là cách tăng năng suất.
Phần quan trọng nhất vẫn là duy trì nước và dinh dưỡng đầy đủ để cây nuôi trái.
Mỗi cách làm khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau.
 
(PL&XH) - Trong khi nhiều người có xu hướng đến chốn thị thành để tìm những công việc “thời thượng”, mang “không khí thành thị” và hiện đại thì anh lại chọn cách mưu sinh của riêng mình: Gắn với điền-viên, làm giàu ở nông thôn bằng nông nghiệp. Và dường như diện tích đất hiện có chưa bao giờ làm thỏa mãn niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt với đất, với cây của chàng trai 8X này.
Từ Trung tâm Hà Nội, men theo Quốc lộ 32 tôi hỏi thăm mãi mới tìm đến được xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, quê hương của chàng trai Nguyễn Xuân Thủy-một “nhà nông làm kinh tế giỏi”. Đang quen với không khí náo nhiệt của giao thông đô thị, tôi như lạc vào một thế giới khác hẳn, ở đó khắp bốn bề chỉ thấy đồng ruộng và cây cối tốt tươi. Không gian yên bình, tĩnh lặng của nông thôn (rất ít những hình ảnh của sự “đô thị hóa”) khiến tôi bất chợt băn khoăn: Ở nơi chỉ có đồng ruộng, cây cối này thì làm nông nghiệp kiểu gì để có thể trở thành tỉ phú?... Dường như, đoán biết được những băn khoăn ấy của tôi, Thủy và cả gia đình đã bắt đầu câu chuyện về con đường anh trở thành “tỉ phú” với những bất ngờ khó tin.

Đổi đời từ cây… rau ngót

Trò chuyện với tôi tại ngôi nhà mới khang trang, Thủy cho biết, anh mới “vực dậy” được khoảng 2-3 năm nay và có chút lãi để ra chứ cách đây 6 năm anh còn là “chúa Chổm” với số nợ lên đến 800 triệu đồng. “Làm nông nghiệp mà nợ ngân hàng số tiền ấy đã là lớn lắm rồi”, Thủy tâm sự.

Năm 2000 theo “tiếng gọi của bạn bè” nên mình lên đường vào miền Nam làm thuê. Thu nhập của mình ở thời điểm ấy cũng khá cao nhưng cũng không giúp mình làm giàu được vì thanh niên thì nhiều bạn bè, ham vui nên cứ có tiền lại rủ nhau ăn uống, nhậu nhẹt hết. Đến năm 2005, thấy cuộc sống lông bông không đi đến đâu mà bố mẹ mình ở quê cũng có tuổi, lại chỉ có mình là con trai nên mình đã quyết định về quê lập nghiệp. Sau khi cưới vợ vào cuối năm ấy thì việc đầu tiên mình bắt tay vào để “làm giàu” là đấu thầu đất, mở rộng diện tích trồng cam canh trên cơ sở diện tích sẵn có của gia đình.

“Do quá nôn nóng làm giàu mà kinh nghiệm chưa nhiều nên việc đầu tư hàng loạt khiến mình không chăm sóc được tốt cho loại cây này. Vì thế, cây cho năng suất thấp, không hiệu quả. Mình xoay thêm nuôi gà thì gà toi, nuôi lợn thì lợn chết vì dịch bệnh. Mình đã mất đến 6 năm “nuôi báo cô” cây cam canh và thu được bài học quá đắt với số nợ khổng lồ”, Thủy bộc bạch.

Sau thất bại trong việc chăn nuôi và trồng cam canh, Thủy vẫn không bỏ cuộc mà quyết bám trụ, khai thác hết tiềm năng của đất đai. Tự tìm cho mình một con đường mới, Thủy đã tìm các loại sách, báo để đọc, tìm hiểu. Và như một cơ duyên, anh biết thông tin có một người ở tận miền Trung đã giàu lên từ cây rau ngót nên đã đi sâu tìm hiểu về loại cây này. Anh đã đi khắp nơi để tìm mua giống nhưng đều bất thành, nơi thì không có, nơi thì nhất định không chịu bán. “Về nhà trong trạng thái… thất bại, tình cờ mình lại thấy trong vườn nhà cạnh gốc bưởi có một cây rau ngót đang mọc. Có lẽ do hạt rau được chim hoặc gió mang ở đâu đến rồi nảy mầm lên. Mình vội lấy cây rào lại, chăm sóc cho cây lớn dần lên, ra cành, đẻ nhánh. Và chỉ từ một mầm cây nhỏ bé ấy, mình đã nuôi thành cây có nhiều nhánh và cứ tỉa ra nhân rộng dần. Diện tích đầu tiên chỉ bằng 2 viên gạch, rồi mở rộng bằng manh chiếu… Cứ thế, mình nhân rộng đến nay đã phủ khắp diện tích 2.000 m2 canh tác của gia đình”, Thủy kể lại.

Khi trồng rau ngót, gia đình Thủy bắt đầu có thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập bền vững vì loại rau này chỉ cần trồng 1 lần. Với diện tích rau ngót lớn cho thu hoạch đều quanh năm nên kinh tế gia đình anh bắt đầu vực dậy. Trung bình mỗi năm gia đình thu 50 tấn rau ngót trở lên. Vào dịp bão, có ngày mình thu 15 triệu đồng từ cây rau ngót vì loại cây này chịu mưa, gió tốt, không bị dập nát. Bây giờ, mình vẫn hay đùa với vợ là nấu ăn hàng ngày cứ rau ngót mà ăn vì đây là rau cứu tinh của cả nhà. Cái giá mình phải trả quá cao nên giờ ăn rau ngót thấy ngon lắm, ngọt lắm. Nó là rau “bổ ngót” chứ không chỉ là “bồ ngót” nữa.

18.02.2015_bb_1424248280.JPG


Nguyễn Xuân Thủy quan niệm: Làm nông nghiệp cần có niềm say mê và am hiểu khoa học kỹ thuật sẽ thành công. Ảnh: Vân Hà

Muốn có thật nhiều đất để thỏa mãn tình yêu đất, yêu cây

Xác định trồng cây ăn quả là chủ lực nên thất bại với cây cam canh, Thủy lại ngày đêm tìm tòi xem loại cây ăn quả nào hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở đây. Anh đã quyết định trồng giống bưởi Diễn và nhãn muộn Đại Thành, mít Thái. Bưởi và mít là loại cây cho thu hoạch quanh năm mà đầu tư giống chỉ một lần. Nhưng không để lãng phí nguồn tài nguyên đất, Thủy đã xen canh thêm các loại rau màu giữa những gốc cây ăn quả như mướp, cà chua, chuối, chè… Đây là những sản phẩm để được lâu, không nhanh dập nát nên tiêu thụ cũng dễ.

Đến giờ, gia tài của Thủy là hàng trăm gốc cây ăn quả xen lẫn các loại rau màu phủ một màu xanh rì trên toàn bộ diện tích gần 3ha. Với mỗi loại cây, Thủy đều phải tìm hiểu thật kỹ đặc điểm sinh học để chăm bón đúng đúng nhằm mang đến năng suất cao nhất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp mà thu nhập bình quân của gia đình Thủy trung bình 60-80 triệu đồng/tháng. Có những tháng thu hoạch bưởi, mít, nhãn sau khi trừ các chi phí tiền lãi anh thu được lên đến 100 triệu đồng. Nhưng với anh như thế vẫn chưa đủ, Thủy bảo: Mình chỉ ước có thêm thật nhiều đất hơn nữa để mở rộng diện tích canh tác, như thế mới thỏa mãn được niềm say mê, tình yêu với đất, với cây của mình.

18.02.2015_bb_1424248284.JPG


Không giữ thành công cho riêng mình, trong những lần sinh hoạt Đoàn thanh niên, Thủy đều truyền lại cảm hứng, tình yêu với đất cho những bạn trẻ từ câu chuyện cuộc đời mình. Anh luôn cố gắng tìm cách nói chuyện để họ hiểu rằng ai cũng có thể làm giàu trên quê hương mình từ chính ruộng đồng, nông nghiệp chứ không nhất thiết phải rời quê lên phố; phải làm việc trong môi trường “công nghiệp”. Chỉ cần có niềm say mê với đồng ruộng, yêu quý từng tấc đất, mỗi gốc cây và am hiểu về khoa học kỹ thuật để áp dụng thật hiệu quả.

Khi chia tay chàng nông dân thời @ này, tôi lại miên man nghĩ đến những điều xảy ra trong cuộc đời anh và càng thấm thía rằng, trong cuộc sống không bao giờ có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có biết vượt qua được những ranh giới ấy hay không…

Nguyễn Xuân Thủy, sinh năm 1981 được nhận Bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2013 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” của Trung ương Đoàn; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Đoàn năm 2013. Và gần đây nhất, năm 2014 anh được đại diện cho thanh niên Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.

Vân Hà
Tin từ baomoi.com[/QUOT Làm thế nào mà nợ dc 800 triệu mới là vấn đề !
Làm thế nào mà nợ dc 800tr mới là khó
 
Back
Top