(PL&XH) - Trong khi nhiều người có xu hướng đến chốn thị thành để tìm những công việc “thời thượng”, mang “không khí thành thị” và hiện đại thì anh lại chọn cách mưu sinh của riêng mình: Gắn với điền-viên, làm giàu ở nông thôn bằng nông nghiệp. Và dường như diện tích đất hiện có chưa bao giờ làm thỏa mãn niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt với đất, với cây của chàng trai 8X này.
Từ Trung tâm Hà Nội, men theo Quốc lộ 32 tôi hỏi thăm mãi mới tìm đến được xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, quê hương của chàng trai Nguyễn Xuân Thủy-một “nhà nông làm kinh tế giỏi”. Đang quen với không khí náo nhiệt của giao thông đô thị, tôi như lạc vào một thế giới khác hẳn, ở đó khắp bốn bề chỉ thấy đồng ruộng và cây cối tốt tươi. Không gian yên bình, tĩnh lặng của nông thôn (rất ít những hình ảnh của sự “đô thị hóa”) khiến tôi bất chợt băn khoăn: Ở nơi chỉ có đồng ruộng, cây cối này thì làm nông nghiệp kiểu gì để có thể trở thành tỉ phú?... Dường như, đoán biết được những băn khoăn ấy của tôi, Thủy và cả gia đình đã bắt đầu câu chuyện về con đường anh trở thành “tỉ phú” với những bất ngờ khó tin.
Đổi đời từ cây… rau ngót
Trò chuyện với tôi tại ngôi nhà mới khang trang, Thủy cho biết, anh mới “vực dậy” được khoảng 2-3 năm nay và có chút lãi để ra chứ cách đây 6 năm anh còn là “chúa Chổm” với số nợ lên đến 800 triệu đồng. “Làm nông nghiệp mà nợ ngân hàng số tiền ấy đã là lớn lắm rồi”, Thủy tâm sự.
Năm 2000 theo “tiếng gọi của bạn bè” nên mình lên đường vào miền Nam làm thuê. Thu nhập của mình ở thời điểm ấy cũng khá cao nhưng cũng không giúp mình làm giàu được vì thanh niên thì nhiều bạn bè, ham vui nên cứ có tiền lại rủ nhau ăn uống, nhậu nhẹt hết. Đến năm 2005, thấy cuộc sống lông bông không đi đến đâu mà bố mẹ mình ở quê cũng có tuổi, lại chỉ có mình là con trai nên mình đã quyết định về quê lập nghiệp. Sau khi cưới vợ vào cuối năm ấy thì việc đầu tiên mình bắt tay vào để “làm giàu” là đấu thầu đất, mở rộng diện tích trồng cam canh trên cơ sở diện tích sẵn có của gia đình.
“Do quá nôn nóng làm giàu mà kinh nghiệm chưa nhiều nên việc đầu tư hàng loạt khiến mình không chăm sóc được tốt cho loại cây này. Vì thế, cây cho năng suất thấp, không hiệu quả. Mình xoay thêm nuôi gà thì gà toi, nuôi lợn thì lợn chết vì dịch bệnh. Mình đã mất đến 6 năm “nuôi báo cô” cây cam canh và thu được bài học quá đắt với số nợ khổng lồ”, Thủy bộc bạch.
Sau thất bại trong việc chăn nuôi và trồng cam canh, Thủy vẫn không bỏ cuộc mà quyết bám trụ, khai thác hết tiềm năng của đất đai. Tự tìm cho mình một con đường mới, Thủy đã tìm các loại sách, báo để đọc, tìm hiểu. Và như một cơ duyên, anh biết thông tin có một người ở tận miền Trung đã giàu lên từ cây rau ngót nên đã đi sâu tìm hiểu về loại cây này. Anh đã đi khắp nơi để tìm mua giống nhưng đều bất thành, nơi thì không có, nơi thì nhất định không chịu bán. “Về nhà trong trạng thái… thất bại, tình cờ mình lại thấy trong vườn nhà cạnh gốc bưởi có một cây rau ngót đang mọc. Có lẽ do hạt rau được chim hoặc gió mang ở đâu đến rồi nảy mầm lên. Mình vội lấy cây rào lại, chăm sóc cho cây lớn dần lên, ra cành, đẻ nhánh. Và chỉ từ một mầm cây nhỏ bé ấy, mình đã nuôi thành cây có nhiều nhánh và cứ tỉa ra nhân rộng dần. Diện tích đầu tiên chỉ bằng 2 viên gạch, rồi mở rộng bằng manh chiếu… Cứ thế, mình nhân rộng đến nay đã phủ khắp diện tích 2.000 m2 canh tác của gia đình”, Thủy kể lại.
Khi trồng rau ngót, gia đình Thủy bắt đầu có thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập bền vững vì loại rau này chỉ cần trồng 1 lần. Với diện tích rau ngót lớn cho thu hoạch đều quanh năm nên kinh tế gia đình anh bắt đầu vực dậy. Trung bình mỗi năm gia đình thu 50 tấn rau ngót trở lên. Vào dịp bão, có ngày mình thu 15 triệu đồng từ cây rau ngót vì loại cây này chịu mưa, gió tốt, không bị dập nát. Bây giờ, mình vẫn hay đùa với vợ là nấu ăn hàng ngày cứ rau ngót mà ăn vì đây là rau cứu tinh của cả nhà. Cái giá mình phải trả quá cao nên giờ ăn rau ngót thấy ngon lắm, ngọt lắm. Nó là rau “bổ ngót” chứ không chỉ là “bồ ngót” nữa.
Nguyễn Xuân Thủy quan niệm: Làm nông nghiệp cần có niềm say mê và am hiểu khoa học kỹ thuật sẽ thành công. Ảnh: Vân Hà
Muốn có thật nhiều đất để thỏa mãn tình yêu đất, yêu cây
Xác định trồng cây ăn quả là chủ lực nên thất bại với cây cam canh, Thủy lại ngày đêm tìm tòi xem loại cây ăn quả nào hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở đây. Anh đã quyết định trồng giống bưởi Diễn và nhãn muộn Đại Thành, mít Thái. Bưởi và mít là loại cây cho thu hoạch quanh năm mà đầu tư giống chỉ một lần. Nhưng không để lãng phí nguồn tài nguyên đất, Thủy đã xen canh thêm các loại rau màu giữa những gốc cây ăn quả như mướp, cà chua, chuối, chè… Đây là những sản phẩm để được lâu, không nhanh dập nát nên tiêu thụ cũng dễ.
Đến giờ, gia tài của Thủy là hàng trăm gốc cây ăn quả xen lẫn các loại rau màu phủ một màu xanh rì trên toàn bộ diện tích gần 3ha. Với mỗi loại cây, Thủy đều phải tìm hiểu thật kỹ đặc điểm sinh học để chăm bón đúng đúng nhằm mang đến năng suất cao nhất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp mà thu nhập bình quân của gia đình Thủy trung bình 60-80 triệu đồng/tháng. Có những tháng thu hoạch bưởi, mít, nhãn sau khi trừ các chi phí tiền lãi anh thu được lên đến 100 triệu đồng. Nhưng với anh như thế vẫn chưa đủ, Thủy bảo: Mình chỉ ước có thêm thật nhiều đất hơn nữa để mở rộng diện tích canh tác, như thế mới thỏa mãn được niềm say mê, tình yêu với đất, với cây của mình.
Không giữ thành công cho riêng mình, trong những lần sinh hoạt Đoàn thanh niên, Thủy đều truyền lại cảm hứng, tình yêu với đất cho những bạn trẻ từ câu chuyện cuộc đời mình. Anh luôn cố gắng tìm cách nói chuyện để họ hiểu rằng ai cũng có thể làm giàu trên quê hương mình từ chính ruộng đồng, nông nghiệp chứ không nhất thiết phải rời quê lên phố; phải làm việc trong môi trường “công nghiệp”. Chỉ cần có niềm say mê với đồng ruộng, yêu quý từng tấc đất, mỗi gốc cây và am hiểu về khoa học kỹ thuật để áp dụng thật hiệu quả.
Khi chia tay chàng nông dân thời @ này, tôi lại miên man nghĩ đến những điều xảy ra trong cuộc đời anh và càng thấm thía rằng, trong cuộc sống không bao giờ có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có biết vượt qua được những ranh giới ấy hay không…
Nguyễn Xuân Thủy, sinh năm 1981 được nhận Bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2013 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” của Trung ương Đoàn; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Đoàn năm 2013. Và gần đây nhất, năm 2014 anh được đại diện cho thanh niên Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.
Vân Hà
Tin từ baomoi.com
Từ Trung tâm Hà Nội, men theo Quốc lộ 32 tôi hỏi thăm mãi mới tìm đến được xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, quê hương của chàng trai Nguyễn Xuân Thủy-một “nhà nông làm kinh tế giỏi”. Đang quen với không khí náo nhiệt của giao thông đô thị, tôi như lạc vào một thế giới khác hẳn, ở đó khắp bốn bề chỉ thấy đồng ruộng và cây cối tốt tươi. Không gian yên bình, tĩnh lặng của nông thôn (rất ít những hình ảnh của sự “đô thị hóa”) khiến tôi bất chợt băn khoăn: Ở nơi chỉ có đồng ruộng, cây cối này thì làm nông nghiệp kiểu gì để có thể trở thành tỉ phú?... Dường như, đoán biết được những băn khoăn ấy của tôi, Thủy và cả gia đình đã bắt đầu câu chuyện về con đường anh trở thành “tỉ phú” với những bất ngờ khó tin.
Đổi đời từ cây… rau ngót
Trò chuyện với tôi tại ngôi nhà mới khang trang, Thủy cho biết, anh mới “vực dậy” được khoảng 2-3 năm nay và có chút lãi để ra chứ cách đây 6 năm anh còn là “chúa Chổm” với số nợ lên đến 800 triệu đồng. “Làm nông nghiệp mà nợ ngân hàng số tiền ấy đã là lớn lắm rồi”, Thủy tâm sự.
Năm 2000 theo “tiếng gọi của bạn bè” nên mình lên đường vào miền Nam làm thuê. Thu nhập của mình ở thời điểm ấy cũng khá cao nhưng cũng không giúp mình làm giàu được vì thanh niên thì nhiều bạn bè, ham vui nên cứ có tiền lại rủ nhau ăn uống, nhậu nhẹt hết. Đến năm 2005, thấy cuộc sống lông bông không đi đến đâu mà bố mẹ mình ở quê cũng có tuổi, lại chỉ có mình là con trai nên mình đã quyết định về quê lập nghiệp. Sau khi cưới vợ vào cuối năm ấy thì việc đầu tiên mình bắt tay vào để “làm giàu” là đấu thầu đất, mở rộng diện tích trồng cam canh trên cơ sở diện tích sẵn có của gia đình.
“Do quá nôn nóng làm giàu mà kinh nghiệm chưa nhiều nên việc đầu tư hàng loạt khiến mình không chăm sóc được tốt cho loại cây này. Vì thế, cây cho năng suất thấp, không hiệu quả. Mình xoay thêm nuôi gà thì gà toi, nuôi lợn thì lợn chết vì dịch bệnh. Mình đã mất đến 6 năm “nuôi báo cô” cây cam canh và thu được bài học quá đắt với số nợ khổng lồ”, Thủy bộc bạch.
Sau thất bại trong việc chăn nuôi và trồng cam canh, Thủy vẫn không bỏ cuộc mà quyết bám trụ, khai thác hết tiềm năng của đất đai. Tự tìm cho mình một con đường mới, Thủy đã tìm các loại sách, báo để đọc, tìm hiểu. Và như một cơ duyên, anh biết thông tin có một người ở tận miền Trung đã giàu lên từ cây rau ngót nên đã đi sâu tìm hiểu về loại cây này. Anh đã đi khắp nơi để tìm mua giống nhưng đều bất thành, nơi thì không có, nơi thì nhất định không chịu bán. “Về nhà trong trạng thái… thất bại, tình cờ mình lại thấy trong vườn nhà cạnh gốc bưởi có một cây rau ngót đang mọc. Có lẽ do hạt rau được chim hoặc gió mang ở đâu đến rồi nảy mầm lên. Mình vội lấy cây rào lại, chăm sóc cho cây lớn dần lên, ra cành, đẻ nhánh. Và chỉ từ một mầm cây nhỏ bé ấy, mình đã nuôi thành cây có nhiều nhánh và cứ tỉa ra nhân rộng dần. Diện tích đầu tiên chỉ bằng 2 viên gạch, rồi mở rộng bằng manh chiếu… Cứ thế, mình nhân rộng đến nay đã phủ khắp diện tích 2.000 m2 canh tác của gia đình”, Thủy kể lại.
Khi trồng rau ngót, gia đình Thủy bắt đầu có thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập bền vững vì loại rau này chỉ cần trồng 1 lần. Với diện tích rau ngót lớn cho thu hoạch đều quanh năm nên kinh tế gia đình anh bắt đầu vực dậy. Trung bình mỗi năm gia đình thu 50 tấn rau ngót trở lên. Vào dịp bão, có ngày mình thu 15 triệu đồng từ cây rau ngót vì loại cây này chịu mưa, gió tốt, không bị dập nát. Bây giờ, mình vẫn hay đùa với vợ là nấu ăn hàng ngày cứ rau ngót mà ăn vì đây là rau cứu tinh của cả nhà. Cái giá mình phải trả quá cao nên giờ ăn rau ngót thấy ngon lắm, ngọt lắm. Nó là rau “bổ ngót” chứ không chỉ là “bồ ngót” nữa.
Nguyễn Xuân Thủy quan niệm: Làm nông nghiệp cần có niềm say mê và am hiểu khoa học kỹ thuật sẽ thành công. Ảnh: Vân Hà
Muốn có thật nhiều đất để thỏa mãn tình yêu đất, yêu cây
Xác định trồng cây ăn quả là chủ lực nên thất bại với cây cam canh, Thủy lại ngày đêm tìm tòi xem loại cây ăn quả nào hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ở đây. Anh đã quyết định trồng giống bưởi Diễn và nhãn muộn Đại Thành, mít Thái. Bưởi và mít là loại cây cho thu hoạch quanh năm mà đầu tư giống chỉ một lần. Nhưng không để lãng phí nguồn tài nguyên đất, Thủy đã xen canh thêm các loại rau màu giữa những gốc cây ăn quả như mướp, cà chua, chuối, chè… Đây là những sản phẩm để được lâu, không nhanh dập nát nên tiêu thụ cũng dễ.
Đến giờ, gia tài của Thủy là hàng trăm gốc cây ăn quả xen lẫn các loại rau màu phủ một màu xanh rì trên toàn bộ diện tích gần 3ha. Với mỗi loại cây, Thủy đều phải tìm hiểu thật kỹ đặc điểm sinh học để chăm bón đúng đúng nhằm mang đến năng suất cao nhất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp mà thu nhập bình quân của gia đình Thủy trung bình 60-80 triệu đồng/tháng. Có những tháng thu hoạch bưởi, mít, nhãn sau khi trừ các chi phí tiền lãi anh thu được lên đến 100 triệu đồng. Nhưng với anh như thế vẫn chưa đủ, Thủy bảo: Mình chỉ ước có thêm thật nhiều đất hơn nữa để mở rộng diện tích canh tác, như thế mới thỏa mãn được niềm say mê, tình yêu với đất, với cây của mình.
Không giữ thành công cho riêng mình, trong những lần sinh hoạt Đoàn thanh niên, Thủy đều truyền lại cảm hứng, tình yêu với đất cho những bạn trẻ từ câu chuyện cuộc đời mình. Anh luôn cố gắng tìm cách nói chuyện để họ hiểu rằng ai cũng có thể làm giàu trên quê hương mình từ chính ruộng đồng, nông nghiệp chứ không nhất thiết phải rời quê lên phố; phải làm việc trong môi trường “công nghiệp”. Chỉ cần có niềm say mê với đồng ruộng, yêu quý từng tấc đất, mỗi gốc cây và am hiểu về khoa học kỹ thuật để áp dụng thật hiệu quả.
Khi chia tay chàng nông dân thời @ này, tôi lại miên man nghĩ đến những điều xảy ra trong cuộc đời anh và càng thấm thía rằng, trong cuộc sống không bao giờ có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có biết vượt qua được những ranh giới ấy hay không…
Nguyễn Xuân Thủy, sinh năm 1981 được nhận Bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2013 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” của Trung ương Đoàn; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác Đoàn năm 2013. Và gần đây nhất, năm 2014 anh được đại diện cho thanh niên Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc.
Vân Hà
Tin từ baomoi.com