Trang trại Thanh Long Duy Lan được cấp chứng chỉ GlobalGAP
Thanh Long là loại trái cây duy nhất ở Việt Nam có được vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có sức cạnh tranh cao. Thanh Long được trồng chủ yếu ở Bình Thuận và một ít ở Long An, Tiền Giang.
Thanh long cũng là cây đến với GAP sớm nhất, ngoài 2 trang trại Thanh Long ở Bình Thuận được công nhận GlobalGAP, còn được công nhận ở Chợ Gạo, Tiền Giang. Hiện nay, Bình Thuận đang có chủ trương phổ cập thanh long VietGAP trên diện rộng và Trung tâm nghiên cứu và phát triển thanh long được thành lập trở thành đầu mối chính cho việc đầu tư của nhà nước cho công tác này.
Mô hình thanh long đạt chuẩn GAP đầu tiên của VN không những với thanh long mà cả trên trái cây toàn quốc là HTX Thanh Long Hàm Minh (H. Hàm Thuận Nam) do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tư vấn trên diện tích 20 ha. Tiếp sau đó là trang trại Duy Lan (Thái Đức Duy) cũng được cấp chứng chỉ GlobalGAP trên diện tích 11 ha.
Cả 2 địa chỉ được cấp chứng chỉ GlobalGAP này đều không mất tiền dịch vụ tư vấn và kiểm định, chi phí cho HTX Hàm Minh được Viện NC Cây ăn quả miền Nam trang trải từ ngân sách nhà nước qua dự án, còn trang trại Duy Lan được Cty Hoang Exotic ở TP HCM chuyên xuất khẩu trái cây đi Đức, Hà Lan chịu phí tổn. Từ nguồn tiền khác nhau nên tầm giá trị cũng khác nhau, chứng chỉ GlobalGAP của HTX Hàm Minh có giá trị chuẩn độc lập, còn chứng chỉ của Duy Lan thì chỉ có giá trị với những lô hàng do chính Hoang Exotic xuất khẩu (nguyên văn chứng chỉ của Duy Lan - "Issuted to Mr Thai Duc Duy - Duy Lan (Dragon Fruit Provider for Hoang Exotic Company)".
Một câu hỏi cần thảo luận là, với diện tích được cấp chứng chỉ bé như vậy thì lấy đâu ra sản lượng cho đủ mỗi khi làm hàng xuất khẩu. Với Duy Lan, thì sau khi “có bùa” đã vận động thành lập câu lạc bộ Thanh Long GAP do Thái Đức Duy làm chủ nhiệm. Hội viên của câu lạc này sẽ được thảo luận, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và họ là vệ tinh cung cấp hàng cho Duy Lan mỗi khi đóng hàng.
Lý thuyết như vậy là tạm ổn nhưng trên thực tế vẫn có trục trặc bởi việc bán qua Duy Lan thì hiệu quả chưa hẳn là cao so với bán cho các bạn hàng đóng hàng bán cho Trung Quốc. Lý do chính ở chỗ với thanh long làm trái lớn dễ hơn làm trái nhỏ vừa ăn theo gu của người tiêu dùng châu Âu. Việc không cho trái thanh long to hết cỡ đã làm giảm sản lượng (với khách hàng Trung Quốc thì càng to càng cao giá). Hiện nay Duy Lan đã làm được việc là thuyết phục được khách hàng châu Âu tiêu thụ trái lớn hơn nhưng cũng chưa bằng với khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn có cái lợi là bán qua Duy Lan thì giá cả ổn định hơn, không trồi sụt mạnh như bán cho khách hàng xuất đi Trung Quốc.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của Duy Lan thì muốn được cấp chứng chỉ nhanh thì guồn gốc đất đai phải rõ ràng, đất đai đã từng canh tác cây trồng nhiều năm trước, các tổ chức quốc tế dứt khoát từ chối thẩm định và cấp chứng chỉ nếu phát hiện ra đất có nguồn gốc từ việc phá rừng. Việc sử dụng thuốc phân bón, BVTV được châu Âu cho phép dùng trên rau quả: Toàn bộ thuốc ngừa bệnh, chữa bệnh, phân bón qua lá, thuốc trừ kiến ông Duy đều sử dụng các sản phẩm của công ty Hóa Nông Hợp Trí như Đồng đỏ Norshield, Caltrac, Thiamax, Hydrophos... và một số sản phẩm của Syngenta như Actara, Tilt super. Đấy đều là những sản phẩm của những tập đoàn lớn châu Âu có độ tin cậy cao nên được IMO khuyến cáo và dễ dàng chấp nhận. Với ruồi đục trái thì sử dụng biện pháp “bẫy” bằng Feremol là chính.
Nhờ có chứng chỉ GlobalGAP mà Thanh Long Duy Lan là một trong 4 đơn vị đầu tiên được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp giấy phép bán vào Mỹ tháng 8.2008.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Thanh Long là loại trái cây duy nhất ở Việt Nam có được vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có sức cạnh tranh cao. Thanh Long được trồng chủ yếu ở Bình Thuận và một ít ở Long An, Tiền Giang.
Thanh long cũng là cây đến với GAP sớm nhất, ngoài 2 trang trại Thanh Long ở Bình Thuận được công nhận GlobalGAP, còn được công nhận ở Chợ Gạo, Tiền Giang. Hiện nay, Bình Thuận đang có chủ trương phổ cập thanh long VietGAP trên diện rộng và Trung tâm nghiên cứu và phát triển thanh long được thành lập trở thành đầu mối chính cho việc đầu tư của nhà nước cho công tác này.
Mô hình thanh long đạt chuẩn GAP đầu tiên của VN không những với thanh long mà cả trên trái cây toàn quốc là HTX Thanh Long Hàm Minh (H. Hàm Thuận Nam) do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tư vấn trên diện tích 20 ha. Tiếp sau đó là trang trại Duy Lan (Thái Đức Duy) cũng được cấp chứng chỉ GlobalGAP trên diện tích 11 ha.
Cả 2 địa chỉ được cấp chứng chỉ GlobalGAP này đều không mất tiền dịch vụ tư vấn và kiểm định, chi phí cho HTX Hàm Minh được Viện NC Cây ăn quả miền Nam trang trải từ ngân sách nhà nước qua dự án, còn trang trại Duy Lan được Cty Hoang Exotic ở TP HCM chuyên xuất khẩu trái cây đi Đức, Hà Lan chịu phí tổn. Từ nguồn tiền khác nhau nên tầm giá trị cũng khác nhau, chứng chỉ GlobalGAP của HTX Hàm Minh có giá trị chuẩn độc lập, còn chứng chỉ của Duy Lan thì chỉ có giá trị với những lô hàng do chính Hoang Exotic xuất khẩu (nguyên văn chứng chỉ của Duy Lan - "Issuted to Mr Thai Duc Duy - Duy Lan (Dragon Fruit Provider for Hoang Exotic Company)".
Một câu hỏi cần thảo luận là, với diện tích được cấp chứng chỉ bé như vậy thì lấy đâu ra sản lượng cho đủ mỗi khi làm hàng xuất khẩu. Với Duy Lan, thì sau khi “có bùa” đã vận động thành lập câu lạc bộ Thanh Long GAP do Thái Đức Duy làm chủ nhiệm. Hội viên của câu lạc này sẽ được thảo luận, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và họ là vệ tinh cung cấp hàng cho Duy Lan mỗi khi đóng hàng.
Lý thuyết như vậy là tạm ổn nhưng trên thực tế vẫn có trục trặc bởi việc bán qua Duy Lan thì hiệu quả chưa hẳn là cao so với bán cho các bạn hàng đóng hàng bán cho Trung Quốc. Lý do chính ở chỗ với thanh long làm trái lớn dễ hơn làm trái nhỏ vừa ăn theo gu của người tiêu dùng châu Âu. Việc không cho trái thanh long to hết cỡ đã làm giảm sản lượng (với khách hàng Trung Quốc thì càng to càng cao giá). Hiện nay Duy Lan đã làm được việc là thuyết phục được khách hàng châu Âu tiêu thụ trái lớn hơn nhưng cũng chưa bằng với khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn có cái lợi là bán qua Duy Lan thì giá cả ổn định hơn, không trồi sụt mạnh như bán cho khách hàng xuất đi Trung Quốc.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của Duy Lan thì muốn được cấp chứng chỉ nhanh thì guồn gốc đất đai phải rõ ràng, đất đai đã từng canh tác cây trồng nhiều năm trước, các tổ chức quốc tế dứt khoát từ chối thẩm định và cấp chứng chỉ nếu phát hiện ra đất có nguồn gốc từ việc phá rừng. Việc sử dụng thuốc phân bón, BVTV được châu Âu cho phép dùng trên rau quả: Toàn bộ thuốc ngừa bệnh, chữa bệnh, phân bón qua lá, thuốc trừ kiến ông Duy đều sử dụng các sản phẩm của công ty Hóa Nông Hợp Trí như Đồng đỏ Norshield, Caltrac, Thiamax, Hydrophos... và một số sản phẩm của Syngenta như Actara, Tilt super. Đấy đều là những sản phẩm của những tập đoàn lớn châu Âu có độ tin cậy cao nên được IMO khuyến cáo và dễ dàng chấp nhận. Với ruồi đục trái thì sử dụng biện pháp “bẫy” bằng Feremol là chính.
Nhờ có chứng chỉ GlobalGAP mà Thanh Long Duy Lan là một trong 4 đơn vị đầu tiên được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp giấy phép bán vào Mỹ tháng 8.2008.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: