[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các nhà khoa học vừa giải mã xong bộ gien của một loại nấm ký sinh hại lúa nguy hiểm nhất trên thế giới, mở đường cho việc phát triển những vũ khí mới chống lại loại bệnh này.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế, mỗi năm Ấn Độ mất hơn 266.000 tấn lúa hay khoảng 0,8% tổng sản lượng do bệnh đạo ôn. Ở Nhật Bản, bệnh này có thể nhiễm cho 865.000ha lúa. Còn tại Philippines, hàng nghìn hecta lúa mất hơn 50% sản lượng. Họ hàng của Magnaporthe grisea cũng tấn công khoảng 50 loại thực vật thân cỏ khác trong đó có lúa mỳ, lúa mạch và kê.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước thực trạng này, nhóm giải mã gien nấm gây bệnh đạo ôn do Ralph Dean thuộc ĐH Bắc Carolina (Mỹ) đứng đầu đã tiến hành giải mã gien của loại nấm trên các đây 7 năm. Kết quả là họ xác định Magnaporthe grisea có hơn 11.000 gien và tiết ra gần 800 protein để xâm nhập và lây nhiễm sang lúa. Quan trọng hơn cả là bộ gien tiết lộ nấm sử dụng một loại thụ thể mới để phân biệt lúa với các thực vật khác. Những thụ thể này nằm trên bào tử của nấm (bào tử được phát tán nhờ gió). Theo nhóm nghiên cứu, nhận dạng các thụ thể này là một bước tiến lớn trên chặng đường chống bệnh đạo ôn.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kết hợp với bộ gien lúa mà các nhà khoa học đã giải mã năm 2002, nhóm hy vọng sẽ tạo ra một giống lúa chuyển gien có thể kháng bệnh đạo ôn. Hiện các loại thuốc diệt nấm mạnh là lựa chọn duy nhất của nông dân để trừ đạo ôn. Một số nông dân đã bị ốm do tiếp xúc với thuốc diệt nấm ở liều lượng cao. Theo các nhà nghiên cứu, loại lúa chuyển gien sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng những hoá chất độc hại như thế. Đây là loại nấm ký sinh thực vật đầu tiên được giải mã gien trên thế giới.[/FONT]
<table width="1" align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="Image">Bệnh đạo ôn trên lá lúa.</td> </tr> </tbody> </table>
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nấm Magnaporthe grisea, còn được gọi là bệnh đạo ôn, mỗi năm làm thế giới mất một lượng lúa đủ để nuôi sống 60 triệu người - một ước tính khá khiêm tốn. Chúng đặc biệt gây hại ở các quốc gia nóng ẩm như Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Theo nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, bệnh đạo ôn hay cháy lá xuất hiện ở hầu khắp các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện trên lá, đốt thân của cây, cổ bông hoặc những phần khác trên bông, đôi khi cả trên hạt và có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Bệnh phá huỷ toàn bộ cây lúa non và làm lúa trưởng thành mất hạt.[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế, mỗi năm Ấn Độ mất hơn 266.000 tấn lúa hay khoảng 0,8% tổng sản lượng do bệnh đạo ôn. Ở Nhật Bản, bệnh này có thể nhiễm cho 865.000ha lúa. Còn tại Philippines, hàng nghìn hecta lúa mất hơn 50% sản lượng. Họ hàng của Magnaporthe grisea cũng tấn công khoảng 50 loại thực vật thân cỏ khác trong đó có lúa mỳ, lúa mạch và kê.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước thực trạng này, nhóm giải mã gien nấm gây bệnh đạo ôn do Ralph Dean thuộc ĐH Bắc Carolina (Mỹ) đứng đầu đã tiến hành giải mã gien của loại nấm trên các đây 7 năm. Kết quả là họ xác định Magnaporthe grisea có hơn 11.000 gien và tiết ra gần 800 protein để xâm nhập và lây nhiễm sang lúa. Quan trọng hơn cả là bộ gien tiết lộ nấm sử dụng một loại thụ thể mới để phân biệt lúa với các thực vật khác. Những thụ thể này nằm trên bào tử của nấm (bào tử được phát tán nhờ gió). Theo nhóm nghiên cứu, nhận dạng các thụ thể này là một bước tiến lớn trên chặng đường chống bệnh đạo ôn.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kết hợp với bộ gien lúa mà các nhà khoa học đã giải mã năm 2002, nhóm hy vọng sẽ tạo ra một giống lúa chuyển gien có thể kháng bệnh đạo ôn. Hiện các loại thuốc diệt nấm mạnh là lựa chọn duy nhất của nông dân để trừ đạo ôn. Một số nông dân đã bị ốm do tiếp xúc với thuốc diệt nấm ở liều lượng cao. Theo các nhà nghiên cứu, loại lúa chuyển gien sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng những hoá chất độc hại như thế. Đây là loại nấm ký sinh thực vật đầu tiên được giải mã gien trên thế giới.[/FONT]