Giải pháp hiệu quả nhất cho cây trồng khi canh tác trên vùng đất thiếu nước

  • Thread starter NhanCleanTech
  • Ngày gửi
N

NhanCleanTech

Guest
Nước cùng với đất canh tác là cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững. Từ 3150 năm trước công nguyên khi người cổ Ai Cập dẫn nước vào lưu vực sông Nil nhân loại đã biết rằng cung cấp đủ nước là điều kiện cần thiết để cây trồng phất thiển.Những biến động trong việc cung cấp nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất nông nghiệp. Đấu tranh bảo đảm cân bằng về cung cấp nước là đấu tranh cho phát triển nông nghiệp và phát triển xã hội. Tai hoạ về thiếu nước và hạn hán cũng to lớn như tai hoạ về lụt bão. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, đã nhiều lần xuất hiện tình hình hạn hán và thiếu nước ở nhiều nơi trên thế giới và từ lâu đã là mối quan tâm, lo lắng của những người trực tiếp sản xuất ,của các nhà quản lý và các nhà khoa học.[FONT='.VnTime']<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>[/FONT]
Nông nghiệp nước ta cũng đã từng đối mặt với tình hình thiếu nước nghiêm trọng, nhất là vào thời gian các tháng mùa khô , ít mưa. Chẳng hạn, gần đây vào những tháng mùa khô năm 1997 - 1 998 vừa qua, hạn hán xảy ra trên những vùng rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, các tỉnh Miền Trung, Trung du và vùng núi Phía Bắc. Thiệt hại do thiếu nước cho cây trồng vào thời gian đó lên tới trên 5000 tỷ đồng. Riêng ở Tây Nguyên 12.000 ha cafê bị mất trắng do thiếu nước tưới gây thiệt hại khoảng 3500 tỷ đồng. Còn ở những nơi khác, số tiền hỗ trợ cho việc chống hạn lên tới nhiều tỷ đồng.[FONT='.VnTime']<o:p></o:p>[/FONT]
Theo dự báo , tình hình khô hạn thiếu nước sẽ là hiện tượng kéo dài và ngày càng trầm trọng trong thế kỷ tới ở nhiều vùng trên thế giới, kể cả ở Việt nam ta.[FONT='.VnTime']<o:p></o:p>[/FONT]
Để đối phó với tình hình thiếu nước tưới cho cây trồng, trên thế giới có nhiều giải pháp. Về mặt hoá học, một trong những giải pháp tỏ ra có hiệu quả cao là áp dụng hợp chất polyme trương nở có khả năng dự trữ nước để cung cấp cho nhu cầu sống và phát triển của cây trồng. Đó là những polyme có trọng lượng phân tử cao, không độc hại, dễ bị phân huỷ sinh học trong đất, có thể giữ được lượng nước lớn và cung cấp dần dần cho cây trồng trong quá trình phát triển của thực vật.[FONT='.VnTime']<o:p></o:p>[/FONT]
Một trong những polyme trương nở giữ ẩm là đồng trùng hợp ghép lên tinh bột . Những polyme này có khả năng giữ lượng lớn nước, dễ bị phân huỷ sinh học trong đất. <o:p></o:p>
Đây chỉ là giới thiệu sơ lược về POLYMER MAS-1.Các bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc sử dụng thử hãy liên lạc cho mình theo sdt 0983998377 để biết thêm chi tiết.
 


Đúng,mình đang bán sản phẩm này,và đang phát triển thị trường về miền Trung Tây nguyên,bạn có nhu cầu ko?
 
Các bạn đang canh tác trồng trọt cây công nghiệp trên những vùng đất thiếu nước có thể liên hệ với mình để trao đổi thêm kinh nghiệm và tìm ra giải pháp tối ưu nha.Thân
 
ở chổ mình trồng mùa nàu nó thiếu nước,k đủ nước tưới.Mình ở ĐBSCL bạn có thể chỉ vài biện pháp hiệu quả k???????
 
ở chổ mình trồng mùa nàu nó thiếu nước,k đủ nước tưới.Mình ở ĐBSCL bạn có thể chỉ vài biện pháp hiệu quả k???????
Bạn ở vùng nào của ĐBSCL mà thiếu nước tưới thế???:eek::eek::eek:
 
Xinl lỗi Bạn Nhanclean Tech, Nếu tôi nhớ không nhầm thì tên gọi chính xác của loại Polyme siêu hấp thụ nước này là AMS - 1, và đây là một số nghiên cứu về loại Polyme này.
Chế phẩm AMS -1 là một trong những sản phẩm polymer siêu thấm (PLS) có khả năng trương nở và trữ nước cho cây trồng do PGS. TS. Nguyễn Văn Khôi và cộng sự, phòng vật liệu polymer Viện Hóa học (Viện Hóa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) nghiên cứu và chế tạo từ quá trình đồng trùng hợp ghép Acide Acrylic với tinh bột đã được biến tính.ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Ước tính sau một trận mưa, do quá trình bay hơi chậm, đất bổ sung AMS – 1 có thể giữ được nước lâu hơn 10 – 15 ngày so với đất không chứa AMS – 1. Cũng do đặc tính trương nở, loại vật liệu này còn có tác dụng cải tạo đất thịt, đất sét giúp cho việc thoát, lưu thông và giữ nước hợp lý. AMS – 1 phát huy hiệu quả tốt nhất trên những vùng đất canh tác phải dùng nhiều nước tưới, đất cát, đất trên các đồi núi thiếu thảm phủ thực vật. <o:p></o:p>

AMS – 1 được chế tạo từ tinh bột sắn và axit acrylic. Khi gặp nước, AMS – 1 nở ra thành một khối gel trong suốt, giống một miếng bọt xốp. Gel giữ nước khá chặt, tuy nhiên thực vật vẫn có thể dễ dàng hút nước từ vật liệu này để sinh trưởng và phát triển. Nhờ vậy, AMS – 1 có thể được xem như là một loại vật liệu chứa và điều tiết nước cho đất. Và chính từ việc ngấm rất nhanh nhưng lại nhả ra rất chậm, nên nó có thể ngăn ngừa quá trình bốc hơi và rửa trôi từ 10 – 15 ngày so với đất không có chứa AMS – 1. AMS – 1 làm tăng khả năng giữ nước cho đất, giúp giảm lượng nước trong hệ thống tưới tiêu những nơi khô hạn hoặc bị thiếu nước. Tùy thuộc vào loại đất, bình quân chỉ cần 25 kg AMS - 1/ha để giữ nước. Với giá 30.000 đ/kg, bằng nữa so với sản phẩm ngoại nhập.<o:p></o:p>
AMS – 1 còn có tác dụng làm bền cấu trúc đất, do dó tránh được hiện tượng xói mòn do mưa. Khi gặp nước AMS – 1 có khả năng hút 400 – 420g nước/1g chất khô và có khả năng trương nở gấp 400 lần khối lượng ban đầu, độ trương nở 400 lần trong nước cất và 65 lần trong nước muối sinh lý.<o:p></o:p>
Polymer siêu thấm AMS – 1 sẽ hút các chất dinh dưỡng và nhả dần ra cho cây trồng. Do đó, các chất này không bị thất thoát khi mưa xuống, giúp tiết kiệm phân và làm tăng năng suất. Không những có khả năng hấp thụ nước rất mạnh, polymer siêu hấp thụ nước cũng hút nước muối sinh lý, nước tiểu, máu và các loại dung dịch khác. Chính vì thế, vật liêu này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh, làm phụ gia chống thấm trong xây dựng, sản xuất nước hoa khô, đệm chống thấm, tác nhân làm đặc. Trong nông nghiệp, nó được sử dụng để giữ ẩm và cải tạo đất, vận chuyển cây trồng đi xa, sử dụng cùng phân bón và phụ gia cho trồng cây trong chậu. Với khả năng lưu giữ được một lượng nước lớn, hút và nhả nước nhiều lần, sử dụng polymer siêu hấp thụ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chống hạn cho cây trồng và giữ ổn định sinh thái đất.<o:p></o:p>
Việc đưa polymer siêu hấp thụ nước vào đất còn làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón do các ion trong thành phần phân bón có thể khuếch tán vào các lỗ xốp của mạng lưới polymer hoặc liên kết với các nhóm –COO của axit acrylic (nhờ các liên kết phối trí, lực hút tĩnh điện...) và cung cấp dần cho cây trồng, nhờ đó phân bón không bị rửa trôi nên không gây ô nhiễm môi trường nước.<o:p></o:p>
Trên thế giới việc nghiên cứu chế tạo polymer siêu hấp thụ nước (hay còn gọi là hydrogel) đã được tiến hành từ lâu và cho đến nay người ta vẫn còn tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo ra vật liệu có giá thành hạ, có khả năng phân hủy sinh học, có độ trương lớn hơn cũng như đa dạng hóa các ứng dụng của hydrogel trong nông nghiệp. Sản phẩm AMS – 1 có giá thành thấp (chỉ bằng một nữa giá thành của sản phẩm ngoại nhập) phù hợp với điều kiện kinh tế Việt ffice:smarttags" /><?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:place w:st=
<st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>. <o:p></o:p>

Vật liệu hấp thụ nước đang tìm cho mình một chỗ đứng nhất định trong các ứng dụng nông nghiệp, đặc biệt giảm xói mòn đất, giảm mất chất dinh dưỡng và chất phù sa từ đất trồng: giảm tưới tiêu và tăng khả năng giữ nước ở các vùng khô hạn kéo dài hay đất khô cằn nhờ vật liệu này có khả năng đồng thời hấp thụ và thải chậm nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Mặt khác, vật liệu này khi phối trộn với đất giúp tăng khả năng ổn định cây trồng, hệ nấm và vi sinh vật có trong đất. <o:p></o:p>
Dùng chất siêu hấp thụ nước mở ra các cơ hội tốt để cải tạo các vùng đất nông nghiệp hoang hóa hay cằn cỏi. Khi dùng vật liệu này giảm đi khả năng xói mòn của đất trong điều kiện tác động bất lợi của tự nhiên. Khi thêm vật liệu này vào đất tăng khả năng thấm nước vào đất, cho phép nước mưa thấm nhanh hơn và tăng khả năng giữ nước. Vật liệu siêu hấp thụ nước hoạt động như chất kết tập bề mặt lớn hơn trong đất làm giảm khả năng tách rời chúng, do đó giảm được tỉ lệ bề mặt khi có nước xuyên qua bề mặt dễ hơn. Một số tác giả quan sát thấy khi thêm vật liệu siêu hấp thụ nước vào đất cao lanh hay đất khô cằn giảm sự xói mòn từ hai đến ba lần.<o:p></o:p>
2.3.2 Tình hình nghiên cứu chất siêu hấp thụ AMS – 1 trong nước.<o:p></o:p>
1. Polyme siêu hấp thụ nước (supper absorbent polymer) AMS – 1 đã được Viện hóa học – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ quốc gia sử dụng và phối hợp thí nghiệm cùng với một số đơn vị khoa học khác trong nước, cụ thể như.<o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện một số thử nghiệm sau:<o:p></o:p>
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung polymer siêu hấp thụ nước AMS – 1 tới sự sinh trưởng của một số cây hoa (hoa cánh bướm, hoa cẩm chướng, hoa xu xi) và sự sống sót của cành giâm (cành giâm thanh táo). Hàm lượng AMS – 1 được sử dụng 0%; 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,3%; 0,4%; 0,5%; 0,6%; 0,75%. Kết quả cho thấy chất giữ ẩm AMS – 1 làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây so với đối chứng thể hiện ở các thông số: Số lượng hoa nhiều hơn, thời gian ra hoa sớm hơn, AMS – 1 cũng làm cho tỉ lệ sống sót của cành giâm lứn hơn, rễ phát triển rộng hơn.<o:p></o:p>
+ Thử nghiệm bón chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây cà phê mới trồng (cà phê vối) và cà phê đang thời kì thu hoạch (cà phê chè) ở xóm Đông Hồng. Nông trường Đông Hiếu – Nghĩa Đàn - Nghệ An. Hàm lượng thử nghiệm từ 0, 1, 3, 5, 7, 9 g/cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây cà phê mới trồng được bón AMS – 1 tăng chiều cao từ 15 – 17% so với đối chứng. Hàm lượng thích hợp nhất từ 3 – 5 g/cây tức là 14 – 25 kg/ha. Đối với cây đang thu hoạch, sản lượng cây có bón chất giữ ẩm bột thu từ 0 – 1,2 kg/cây. Lượng AMS – 1 thích hợp cho một cây từ 3 – 7g, tức 15 – 30 kg/ha.<o:p></o:p>
+ Nghiên cứu ứng dụng AMS – 1 cho Cây Chè (Nghệ An – Phú Thọ) và Cỏ SữSa (Phú Thọ). Hàm lượng thử nghhiệm 0, 10, 20 và 50 kg/ ha đối với cỏ sữa và 3, 5, 7, 9g/ cây đối với chè. Kết quả cho thấy, cỏ sữa bội thu năng suất khá cao từ 30 – 70% so với đối chứng và chưa thấy khủng hoảng thừa do bón AMS – 1. Cây chè đang thu hoạch ở Nghệ An cho bội thu năng suất cao tới 34% và cây chè ở Phú Thọ tăng năng suất khoảng 15%. <o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Bộ Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu thử khả năng phân hủy của sản phẩm và thử nghiệm chất giữ ẩm AMS – 1 cho một số cây trồng trên đất bạc màu ở Sóc Sơn. Kết quả cho thấy:<o:p></o:p>
+ Về khả năng phân hủy sinh học và hóa học của các mẫu polyme polyacrylate ghép và không ghép tinh bột nhờ chuẩn độ lượng CO<SUB>2</SUB><SUP> </SUP>thoát ra và cân trọng lượng mẫu polyme theo thời gian. Kết quả cho thấy các polyme ghép tinh bột bị phân hủy nhanh hơn polyme không ghép tinh bột. Hàm lượng tinh bột càng cao thì sự phân hủy diễn ra càng nhanh. Các mẫu ghép tinh bột oxy hóa bị phân hủy nhanh hơn các mẫu polyme ghép tinh bột thường. Đã khảo sát thời gian giữ nước của các mẫu đất được bổ sung các polyme. Sự phân hủy theo thời gian của các mẫu polyme ghép tinh bột diễn ra nhanh nên khả năng giữ nước của chúng giảm dẫn tới khoảng thời gian giữ nước theo các chu kỳ rút ngắn hơn so với mẫu polyme không ghép tinh bột. Kết quả phân hủy quang học cho thấy, khi được chiếu sáng các polyme cũng bị đứt các liên kết ngang và mạch polyme bị đứt thành các mảnh nhỏ làm cho hiệu quả của polyme giảm đi. <o:p></o:p>
+ Về khả năng giữ nước của đất: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi bổ sung chất giữ ẩm ở mức 0,5%, sức chứa ẩm cực đại của đất tăng khoảng 12% so với đối chứng và khoảng thời gian giữ ẩm của đất bổ sung AMS – 1 kéo dài tới hơn một tháng so với mẫu đối chứng.<o:p></o:p>
+ Về khả năng lưu giữ phân bón đa lượng và vi lượng của đất: Khi bổ sung 4g AMS – 1 cho một kg đất (khoảng 0,4%), lượng phân bón đa lượng và vi lượng được giữ lại đều cao hơn 52% (từ 52 – 67%). Tuy nhiên, phân bón dạng NO<SUB>3</SUB>&shy;<SUP>- </SUP>bị rửa trôi đáng kể, chỉ giữ lại khoảng 10%.<o:p></o:p>
+ Về năng suất cây trồng: Với tỉ lệ bổ sung AMS – 1 là 50 kg/ ha, năng suất của các cây vụ đông đều tăng so với đối chứng. Lạc tăng 23%, đậu tương tăng 20%, ngô tăng 11%. Năng suất phụ phẩm (thân, lá, rễ) cũng tăng cao. Các số liệu phân tích độ ẩm cho thấy, tại bất kì thời điểm lấy mẫu nào, độ ẩm của mẫu đất có bón chất giữ ẩm vần cao hơn mẫu đất đối chứng. Đối với vụ hai, mặc dù không được bón thêm nhưng chất giữ ẩm vẫn phát huy tác dụng. Năng suất cây lạc vụ xuân tăng khoảng 18% (đối với lạc ba nhân) và 10% đối với lạc hai nhân.<o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Công viên cây xanh Hà Nội thủ nghiệm chất giữ ẩm cho cây hoa cảnh. Tại vườn ươm, hàm lượng AMS – 1 được sử dụng là 15 kg/ ha. Đối với cây trồng trong chậu thì hàm lượng thử nghiệm là 0,1%; 0,2%; 0,5%. Kết quả đạt được.<o:p></o:p>
+ Chất giữ ẩm làm AMS – 1 rút ngắn thời gian ươm trong vườn trước khi trồng ra chậu.<o:p></o:p>
+ Khi tăng tỉ lệ giữ ẩm, thời gian héo lá của cây cảnh dài hơn do cây chịu hạn tốt hơn.<o:p></o:p>
+ Khi bón chất giữ ẩm cho cây hoa cảnh sau khi được đưa ra các đảo xanh, thời gian cần phải tưới nước rút ngắn, số cây cần phải thay thế chỉ còn 20% thay vì 50 % sau một tháng thử nghiệm.<o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Viện Địa lý – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ quốc gia thực hiện một số nghiên cứu sau: Thử nghiệm chất giữ ẩm AMS- 1 để trồng cây lương thực tại vùng núi khô hạn Hoàng Su Phì – Hà Giang. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu năng suất sinh học của cây ngô và cây đậu tương ở các ô có bón AMS – 1 cao hơn so với đối chứng. Tuy nhiên tỉ lệ AMS – 1 thích hợp đối với cây ngô bioxit là 250g/100m<SUP>2</SUP> tức là 25 kg/ha. <o:p></o:p>
* Phối hợp cùng với Trung tâm Thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước - Viện Khoa học Thủy lợi thử nghiệm quy trình sử dụng chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây mía ở Quãng Bình và tính toán hiệu quả kinh tế.<o:p></o:p>
Hàm lượng AMS -1 được sử dụng 30 kg/ha. Kết quả cho thấy tại bất kì thời điểm nào, độ ẩm của mẫu đất được bón chất giữ ẩm cũng cao hơn so với mẫu đối chứng. Chiều cao của cây mía có bón AMS – 1 đều cao hơn so với mẫu không bón, cây phát triển đồng đều hơn, số lượng cây to tăng (đường kính thân lớn), số cây nhỏ giảm.<o:p></o:p>
Hiệu quả kinh tế của một vụ trồng mía có bón 30 kg/ha cao hơn so với việc không bón AMS – 1 là 6 triệu đồng/ha.<o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia nghiên cứu thử nghiệm chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây thuốc lá ở Nghệ An. Liều lượng sử dụng 0, 1, 2, 5, 10g m<SUP>2</SUP>. Kết quả:<o:p></o:p>
Đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng AMS – 1 tới quá trình nẩy mầm và sống sót của cây thuốc lá. Với tỉ lệ AMS – 1 từ 10 – 20 kg/ha, tỉ lệ nẩy mầm đạt giá trị cao nhất và phương pháp sử dụng hợp lý nhất là trộn AMS -1 với hạt giống và 500g đất rồi rãi lên bề mặt. Với tỉ lệ AMS -1 là 25 kg/ha được bón trong giai đoạn làm đất, năng suất thuốc lá khô tăng 23,28% so với đối chứng.<o:p></o:p>
* Phối hợp cùng Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh DakLak thử nghiệm chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây cà phê. Hàm lượng thử nghiệm 0, 5, 8, 11, 14, 18 g/cây. Qua đó đã đưa ra kết luận: AMS – 1 rất dễ sử dụng, khi bón vào cây cà phê làm cho lá xanh, cành tốt, hạn chế rụng lá vào mùa khô, ít rụng quả non, quả to hơn, chín sớm, năng suất cao, giữ được màu xanh của cây sau khi thu hoạch, cho cành dự trữ nhiều, tốc độ phát triển cành nhanh, đất đai màu mỡ hơn, phù hợp với thổ nhưỡng Tây Nguyên, tránh rửa trôi phân bón cũng như chất dinh dưỡng của cây, giảm được số lần tưới cho cây. <o:p></o:p>
2. Từ những nghiên cứu trong phòng, nhà lưới đã xác định được tính ưu việt của chế phẩm AMS-1 trong việc tiết kiệm nước tưới cho cây trồng. Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam tiến hành hàng loạt các thí nghiệm, thử nghiệm ngoài đồng ruộng đối với các đối tượng cây trồng khác nhau trên đất đỏ, đất xám các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và miền Đông nam bộ. Đây chính là phần đánh giá hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của chất giữ ẩm AMS-1.<o:p></o:p>
* Nghiên cứu ảnh hưởng của chất AMS-1 đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất cải ngọt tại huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Trên công thức nền: 120 N + 60 P<SUB>2</SUB>O<SUB>5</SUB> + 60 K<SUB>2</SUB>O + 5 tấn HC (Đ/C). Hàm lượng thử nghiệm từ 30-40 kg AMS-1/ha. Bón lót 01 lần trước khi cấy. Kết qu cho thy: Chiều cao cây, Trọng lượng 5 cây đều tăng, năng suất tăng 10,3% - 12,4% và lãi ròng 2.412.000 đ-4.262.000 đ/ha/vụ so với đối chứng.
* Thử nghiệm chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây bắp tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và tại huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai và tính toán hiệu quả kinh tế. Với công thức nền 140 N + 90 P<SUB>2</SUB>O<SUB>5</SUB> + 120 K<SUB>2</SUB>O (Đ/C), khi thêm từ 30-40 kg AMS-1/ha. Kết qu cho thy: Số hàng/bắp, Số hạt/hàng, trọng lượng 100 hạt đều tăng, năng suất tăng từ 16,5 - 20,7%, lãi ròng 1.543.000 - 2.535.000 đ/ha/vụ (Long An).
- Thử nghiệm quy trình sử dụng chất giữ ẩm AMS – 1 cho cây Đậu Phộng ở Trãng Bàng-Tây Ninh . Với công thức nền 50 N + 60 P<SUB>2</SUB>O<SUB>5</SUB> + 90 K<SUB>2</SUB>O + 3 tấn HC Humix (Đ/C), khi bón thêm từ 30 - 40 kg AMS-1/ha. Kết qu cho thy: Số trái/bụi, tỷ lệ nhân (%) đều tăng, năng suất tăng từ 16,3 - 21,1% so với đối chứng.
* Thử nghiệm chất giữ ẩm AMS- 1 để trồng cây bông vải tại huyện Cẩm Mỹ-Đồng Nai. Đối chứng: 150 N + 75 P<SUB>2</SUB>O<SUB>5</SUB> + 90 K<SUB>2</SUB>O + 800 kg phân trùn (Nền), bón lót 01 lần kết hợp với bón phân hữu cơ. Kết qu cho thy: Sử dụng chất giữ ẩm bón cho bông vải với liều lượng từ 20 - 30 kg/ha đã có tác dụng làm tăng năng suất bông so với đối chứng. Tuy nhiên từ liều lượng 25 kg/ha mới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Năng suất bông tăng từ 0,43 - 0,64 tấn/ha/vụ (tương đương tăng 20,9 - 31,2%).
* Năng suất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng AMS-1 cho cây bông vải tại Đồng Nai vụ Hè- thu 2005. Cũng tương tự như kết quả thí nghiệm, bón AMS-1 với liều lượng từ 20-30 kg/ha đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng bông. Tuy nhiên liều lượng bón AMS-1 cho hiệu quả tốt nhất từ 25-30 kg/ha/vụ.
* Kết quả thử nghiệm thực hiện năm 2003 do Công ty bông Đồng Nai thực hiện cũng cho thấy liều lượng AMS-1 bón cho bông đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế là 25 kg/ha. Với liều lượng này năng suất tăng so với đối chứng là 42,5% và lãi ròng thu được là 2,7 triệu đồng/ha/vụ.

Các Bác có ý kiến trao đổi xin liên hệ qua Email: levuong79@yahoo.com.vn
Tôi không quảng cáo cho bất kỳ một công ty nào, chỉ là trao đổi những kinh nghiệm thực tế.
Bác nào có nhu cầu tôi giới thiệu nhà sản xuất để biết thêm chi tiết
Vì một nền nông nghiệp sạch - bền vững!
 

Last edited by a moderator:
mình đang cần đây, mong bác chỉ giúp tìm hoài không thấy nhà cung cấp ASM-1 nào trên thị trường khu vực tây nguyên kg? mình ở lâm đồng
 
Đúng,mình đang bán sản phẩm này,và đang phát triển thị trường về miền Trung Tây nguyên,bạn có nhu cầu ko?

Bạn có thể cho địa chỉ nơi cung cấp sản phẩm này không? Tôi đang muốn mua để thử nghiệm.
Liệu sản phẩm này có tác dụng phụ không mong muốn nào không mà sao thấy ít được phổ biến quá!
Những vùng khô cằn ở miền trung cần nó lắm chứ.
 
sản phẩm này nghe hay thế mà sao ít phổ biến wa không biết có nhược điểm j hay đầu tư cao mà không thấy ai áp dụng hết vậy bác nhancleantech. em cũng mới nghe lần đầu
 
Trước đây Việt Nam phải nhập từ nước ngoài về sử dụng, nhưng vài năm gần đây đã sản xuất được rồi. Chế phẩm AMS-1 được sản xuất ở miền Bắc, còn trong miền Nam thì có GAM-sorb được sản xuất tại TP HCM.
Trên DĐ này cũng đã có thông tin lâu rồi:
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=11309
 
Mỗi Mẫu Tây cần 25-30 ký chất giữ ẩm, mỗi ký 30 nghìn, tổng cộng là 750 nghìn,
cho đến 1 triệu cho 1 Mẫu Tây, nhưng không rõ bao nhiêu lâu thì chất giữ ẩm này
bị tiêu huỷ hết? Tỷ lệ phân huỷ còn một nửa của nó là bao nhiêu ngày?
*
 
Tùy theo đơn giá mà thời gian giử ẩm dài hay ngắn
Loại ngắn nhất 30 ngày, lâu nhất vài năm
 
Trong nghề, người ta hay nói đến mức độ phân huỷ còn một nửa, tiếng Tàu
gọi là Thời gian Bán Rã. Ví dụ thời gian bán rã là 1 năm, thì cuối năm
thứ nhất số chât giữ ẩm chỉ còn một nửa, phải trộn một lần cùng liều
lượng như thế vào đất, thì đầu năm thứ hai, số lượng chất giữ ẩm là gấp
rưỡi, và cuối năm thứ 2 là 3 phần 4 . Như vậy, số lượng chất giữ ẩm càng
năm càng thêm . Để giữ mức chất giữ ẩm đều đều, thì mỗi cuối năm đều cho
trộn chất giữ ẩm, nhưng chỉ cần thêm một nửa nữa thôi. Đó là cách trộn
chất giữ ẩm cho cây trồng 1 năm, ví dụ như Mía . Nhưng một số hoa màu thì
chỉ có mấy tháng thôi, thì có thể tìm chất giữ ẩm có thời gian bán rã ngắn
hơn 1 năm, may ra rẻ tiền hơn chăng?
*
Không biết thời gian bán rã của từng loại chất giữ ẩm, thì lúng túng trong
việc tưới cho hoa màu có đủ nước nhưng không tốn phí quá.
*
 
Giá 30 ngàn đồng/kg lâu lắm rồi bác ơi. Kích cở hạt nhỏ thì thời gian phân hủy nhanh hơn, hạt to thì sẽ lâu hơn
 
Tuy biết những ưu-điểm trên là những điều ngoài mức mà tui có thể tưởng-tượng, tui cũng mong là những chi-tiết quý bạn cho là thật, để mừng cho nông-dân mình.
Thân.
 
Có lẻ câu trên tui nói không rõ, đó là :
- Tất cả những ưu-điểm quảng-cáo trên khó có thể là sự thật. Vậy xin bà con nào có dùng rồi, xin cho biết, kết-quả có được tốt không?
Thân.
 
@ bác Thuy_canh: Không biết bên bác mấy cửa hàng bán hoa có sử dụng không chứ ở VN trước đây cửa hàng bán hoa có sử dụng trong mấy lọ thủy tinh để cắm hoa nhưng người ta ngâm nước có pha màu xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng. Lọ cắm hoa mà sử dụng em này sẽ hạn chế mùi hôi phát sinh. Em tiếp cận SP này cũng hơi lâu rùi (SP nhập khẩu). Em còn một ít GAM-sorb loại hạt nhỏ hôm nào em chụp ảnh gửi lên xem thử. Sử dụng chế phẩm này nhằm giảm được 1/2 lượng nước tưới hoặc 1/2 số lần tưới cho cây trồng nhưng phải bỏ dưới mặt đất khoảng 10 cm
 


Back
Top