Giải pháp hiệu quả phòng trừ rầy nâu, giảm bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá trên lúa vụ hè thu 2017

  • Thread starter tuanngo1994
  • Ngày gửi
Theo Cục Bảo vệ thực vật, vụ lúa hè thu năm 2017 các tỉnh, thành phía Nam đã gieo sạ được khoảng 1,7 triệu ha lúa. Các đối tượng sinh vật gây gại ở mức độ trung bình, tuy nhiên rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá phát sinh gây hại cao hơn cùng kỳ năm trước. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã phát sinh gây hại tại nhiều địa phương với hơn 7.000 ha lúa, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang.

Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, sự phát triển mạnh của rầy nâu và sự chủ quan, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo áp dụng đầy đủ quy trình phòng chống bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn là những nguyên nhân khiến dịch bệnh phát triển ngày càng phức tạp.


Picture1_2017628143359.png
Ảnh minh họa

Theo Báo An Giang có đưa tin, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu lan rộng, ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa ở một vài địa phương. Trao đổi với nông dân Nguyễn Văn Dũng ở xã An Thạnh Trung (Chợ Mới), dù có kinh nghiệm lâu năm với ruộng đồng, nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy xót xa trước cảnh lúa đang bị nhiễm bệnh như lần này. Đứng trước ruộng lúa vừa mới thu hoạch xong, anh Dũng rầu rĩ, cho biết, mấy vụ trước, bệnh VL- LXL dù có xuất hiện nhưng gây hại với mật độ nhỏ nên anh kiểm soát được, năng suất không ảnh hưởng nhiều. Vụ hè thu này, diện tích lúa nhiễm bệnh tăng đột biến, bệnh gây hại với diện tích lớn nên anh trở tay không kịp.

Trước tình trạng bệnh gây hại có thể bùng phát thành dịch, Bộ NN&PTNN đề nghị UBND các tỉnh, thành phía Nam và các đơn vị liên quan nghiêm túc chỉ đạo nông dân thực hiện lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm mật độ gieo sạ và lượng phân đạm.

Qua đây, Phòng kỹ thuật - Công ty Sitto Việt Nam khuyến cáo và hỗ trợ giải pháp nhằm giúp cho bà con nông dân phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh sau đây:

  • Bón phân cân đối, đặc biệt hạn chế lượng phân đạm, khi sử dụng thừa phân đạm cây lúa sẽ có màu xanh đậm, lá lúa mỏng, lá rũ và thân mọng nước yếu ớt nên rất dễ bị nấm bệnh tấn công và là nơi trú ẩn sinh sôi của sâu rầy, đặc biệt là rầy nâu. Mặt khác khi dư đạm cây lúa tăng khả năng giải phóng mùi thu hút rầy, côn trùng chích hút đến gây hại.
  • Bổ sung Silic và Kali: Giúp cây lúa cứng, thành vách tế bào dày, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh, hạn chế nấm bệnh xâm nhập và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn,… Đặc biệt là hạn chế sự hút chích của rầy nâu và côn trùng khác.

  • Cung cấp Acid Humic cho cây lúa, kích thích sự phát triển của bộ rễ để hấp thu dinh dưỡng tốt, cây sinh trưởng khỏe, tăng cường sự quang hợp và tăng khả năng đào thải độc chất gây hại cây lúa.


amine-lua.png

PHÂN BÓN LÁ AMINE – CHUYÊN DÙNG CHO LÚA

Thành phần có hàm lượng Kali và Silic cao, giúp cứng cây, tế bào dày, hạn chế sự tấn công, chích hút. Bên cạnh đó với phụ gia đặc biệt và Acid humic giúp giảm khả năng giải phóng mùi của cây lúa, lúa sinh trưởng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Bà con phun Amine với liều lượng 20-30ml cho bình 16 lít, phun ướt đều khắp mặt lá (cả mặt trên và mặt dưới), Định kỳ 7 ngày phun 1 lần khi có dịch rầy nâu sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Để biết thêm thông tin xin vui lòng truy cập website:
- Công ty Sitto Việt Nam: http://sittovietnam.com
- Fanpge: https://www.facebook.com/SittoVietNam2005
- Kiến Thức Nông Nghiệp: https://kienthucnongnghiep2u.blogspot.com/
 
Back
Top