Thời vụ gieo cấy lúa xuân năm 2011 ở các địa phương miền Bắc đang cận kề. Nhớ lại vụ xuân năm 2008, trong khi các phương pháp làm mạ non hoặc gieo thẳng gặp rất nhiều khó khăn và chi phí tốn kém, thì việc gieo mạ trong túi nylon của chúng tôi lại có khả năng khắc phục được tình trạng này.
Làm mạ non hoặc gieo thẳng được xác định là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngoài đảm bảo thời vụ còn khai thác tiềm năng năng suất với các giống ngắn ngày. Mỗi phương pháp đều có những quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật tiến hành; biện pháp phòng tránh những bất lợi của yếu tố thời thiết và sự gây hại của vật nuôi, chim, chuột, cỏ dại. Từ đó đã trở thành quen thuộc với đa số bà con nông dân.
 Chẳng hạn, chỉ cần trên dưới 1 kg giống (từ lúa thuần đến lúa lai) là đủ gieo cấy cho 1 sào, góp phần rất lớn trong chuyển đổi cơ cấu diện tích trà xuân sớm sang trà xuân muộn nhằm tăng cao sản lượng lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết vẫn đóng vai trò quyết định đến thành công của các phương pháp này.
Cụ thể: Vụ xuân năm 2008 do rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đêm mà nhiều diện tích mạ non hoặc lúa gieo thẳng ở các địa phương miền Bắc đều bị chết khô và phải gieo lại. Bà con nông dân sản xuất giỏi ở huyện Nam Sách (Hải Dương) đã chi phí hết hơn 20 nghìn đồng tiền giống lúa thuần cho 1 sào vì phải gieo lại; còn tốn bao công che chắn, đánh chuột và bừa kép ruộng.
Tuy thời điểm bước vào phân hóa đòng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào lượng tích ôn, nhưng trong điều kiện thời tiết vụ xuân năm 2008, nắm bắt diễn biến nhiệt độ, quyết định ngày ngâm gieo, tìm cách gieo khác, nhằm đảm bảo hiệu quả và thời vụ là rất quan trọng. Từ đó, trong khi bà con nông dân đã đồng loạt gieo vỗ lại, thì ngày 6 tháng 2, chúng tôi đã dùng 5 túi nylon trắng để ngâm ủ 1 kg giống KM18 và cho mống mọc thành cây mạ ngay trong túi.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Làm mạ non hoặc gieo thẳng được xác định là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngoài đảm bảo thời vụ còn khai thác tiềm năng năng suất với các giống ngắn ngày. Mỗi phương pháp đều có những quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật tiến hành; biện pháp phòng tránh những bất lợi của yếu tố thời thiết và sự gây hại của vật nuôi, chim, chuột, cỏ dại. Từ đó đã trở thành quen thuộc với đa số bà con nông dân.
 Chẳng hạn, chỉ cần trên dưới 1 kg giống (từ lúa thuần đến lúa lai) là đủ gieo cấy cho 1 sào, góp phần rất lớn trong chuyển đổi cơ cấu diện tích trà xuân sớm sang trà xuân muộn nhằm tăng cao sản lượng lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết vẫn đóng vai trò quyết định đến thành công của các phương pháp này.
Cụ thể: Vụ xuân năm 2008 do rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đêm mà nhiều diện tích mạ non hoặc lúa gieo thẳng ở các địa phương miền Bắc đều bị chết khô và phải gieo lại. Bà con nông dân sản xuất giỏi ở huyện Nam Sách (Hải Dương) đã chi phí hết hơn 20 nghìn đồng tiền giống lúa thuần cho 1 sào vì phải gieo lại; còn tốn bao công che chắn, đánh chuột và bừa kép ruộng.
Tuy thời điểm bước vào phân hóa đòng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào lượng tích ôn, nhưng trong điều kiện thời tiết vụ xuân năm 2008, nắm bắt diễn biến nhiệt độ, quyết định ngày ngâm gieo, tìm cách gieo khác, nhằm đảm bảo hiệu quả và thời vụ là rất quan trọng. Từ đó, trong khi bà con nông dân đã đồng loạt gieo vỗ lại, thì ngày 6 tháng 2, chúng tôi đã dùng 5 túi nylon trắng để ngâm ủ 1 kg giống KM18 và cho mống mọc thành cây mạ ngay trong túi.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: