Giới thiệu các loại thiết bị tưới tự động

Sự khác nhau cơ bản giữa ống nhỏ giọt bù áp và không bù áp

Ống nhỏ giọt bù áp (PC dripline – Preussure compensation) có nghĩa là khi áp suất nước chênh lệch tại các điểm/lỗ nhỏ giọt (emitter) thì lưu lượng giữa các vị trí này vẫn không thay đổi, đảm bảo luôn cho ra 1 lưu lượng như nhau (giả sử là 2l/h) ở mọi điểm/lỗ nhỏ giọt. Sở dĩ có được kết quả như vậy là bởi mỗi lỗ nhỏ giọt có tích hợp một thiết bị đặc biệt đóng vai trò như van điều tiết lưu lượng, khi nước đi qua với các áp suất khác nhau, van sẽ mở với một mức độ duy nhất để chỉ cho 1 lưu lượng đồng nhất qua mỗi mắt này.

Ống nhỏ giọt bù áp thường dày hơn (bề dày thường 0.4mm – 1.0mm).

Ống nhỏ giọt không bù áp (driptape, dripline) thường có các điểm nhỏ giọt (emitter) cấu tạo theo kiểu zic zắc để nước rỉ qua mà không có van điều tiết. Tuy nhiên, do cấu tạo đặc biệt dạng zic zắc cho nên trong một phạm vi chiều dài đường ống (giả sử ống kéo dài 100m), thì lưu lượng nước của điểm đầu và điểm cuối có thể không chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể (khoảng 2-5%).

Dây tưới nhỏ giọt chất lượng cao, giá hợp lý

Ống nhỏ giọt không bù áp thường có độ dày 0.2mm đến 0.6mm.

Ống nhỏ giọt bù áp thường dùng trong điều kiện địa hình có chênh lệch độ dốc. Trong khi ống nhỏ giọt không bù áp thường được sử dụng trong điều kiện địa hình bằng phẳng.

Vì sự khác nhau này nên giá một mét ống nhỏ giọt có bù áp thường cao hơn khá nhiều lần so với ống nhỏ giọt không bù áp.

Tham khảo các loại ống nhỏ giọt trong tưới nông nghiệp.
Van điều áp

Ở bài viết này Nhà Bè Agri xin gửi tới quý bà con một số câu hỏi và trả lời thường gặp liên quan đến thiết bị van điều áp trong hệ thống tưới nhỏ giọt.
1. Tôi có cần phải sử dụng van điều áp trong hệ thống tưới nhỏ giọt không?
Bạn nên sử dụng thiết bị van điều áp trong các hệ thống tưới nhỏ giọt, bởi các thiết bị tưới nhỏ giọt thường được thiết kế hoạt động ở một giới hạn áp suất nhất định. Sẽ an toàn cho hệ thống nếu bạn lắp đặt van điều áp để đảm bảo áp suất luôn thấp hơn hoặc bằng mức áp suất yêu cầu của đầu nhỏ giọt. Đối với trường hợp áp suất nguồn nước cấp thấp hơn áp suất yêu cầu thì không cần dùng van điều áp. Đối với các đầu tưới nhỏ giọt bù áp, bản thân mỗi đầu lỗ nhỏ giọt đã được thiết kế giống như một bộ điều áp, nên trừ khi áp suất nguồn nước cấp lớn hơn áp suất yêu cầu thì mới cần sử dụng van điều áp
2. Van điều áp có thể làm tăng áp suất nước không?
Không, Van điều áp giúp duy trì áp suất thấp hơn hoặc bằng so với áp suất yêu cầu.
3. Vị trí lắp đặt van điều áp?
Thông thường, van điều áp được lắp ngay sau van cấp nước hoặc bộ lọc. Trong trường hợp nguồn nước cấp xa vị trí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt thì van điều áp nên lắp đặt ngay trước nguồn dẫn nước vào khu vực tưới.
4. Làm sao để xác định hệ thống có cần lắp van điều áp không?
Bạn sử dụngđồng hồ đo ápđể đo, nếu áp suất lớn hơn thông số của dây nhỏ giọt, hoặc đầu tưới nhỏ giọt thì cần phải sử dụng van điều áp.
 


Hỏi đáp về bộ lọc cho hệ thống tưới nhỏ giọt


1. Tôi nên sử dụng bộ lọc với cỡ mắt lưới là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào yêu cầu của đầu nhỏ giọt, dây nhỏ giọt bạn sẽ chọn cỡ mắt lưới phù hợp. Thông thường có cỡ mắt lưới 120-155mesh. Đối với hệ thống phun sương có thể sẽ yêu cầu bộ lọc có mắt lưới dày hơn 200mesh.
2. Có cần gắn thiết bị lọc cho hệ thống tưới không?
Đối với hệ thống nhỏ giọt, tưới phun sương cần phải có bộ lọc. Nhà cung cấp có thể sẽ không bảo hành những lỗi hư hỏng của dây nhỏ giọt, đầu nhỏ giọt trong trường hợp hệ thống không được gắn bộ lọc.
3. Tác dụng của bộ lọc là gì?
Bộ lọc giúp giữ lại cặn rác, nhân tố chính gây nên hiện tượng tắc nghẽn.
4. Có cần phải vệ sinh bộ lọc thường xuyên không
Thường xuyên hay không cũng phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước cấp. Vệ sinh bộ lọc giúp hệ thống hoạt động tốt hơn, hạn chế hiện tượng mất áp suất khi nước đi qua bộ lọc, và giúp đảm bảo bộ lọc cung cấp đủ lưu lượng nước cho hệ thống tưới.
5. Sự khác biệt giữa lọc màng (lưới) và lọc đĩa?
Lọc màng cho hệ thống tưới nhỏ giọt
Lọc màng là loại lọc khá phổ biến, và thường có giá rẻ hơn so vơi lọc đĩa. Lọc màng có khả năng lọc cặn rác dạng cứng như cát, rác, cặn bẩn… Tuy nhiên nó không lọc được triệt để các chất hữu cơ như tảo, rêu, nấm mốc, chất nhờn. Những vật thể mềm có thể sẽ len lỏi vào trong mắt lưới và rất khó để vệ sinh. Đồng thời chúng cũng có thể lọt qua mắt lưới. Có nhiều cách vệ sinh thiết bị lọc màng. Nhưng các đơn giản nhất là xả van ở phía cuối của bộ lọc.

Bộ lọc đĩa hệ thống tưới nhỏ giọt

Lọc đĩa ngoài những tính năng như của lọc màng (lưới) thì nó còn có khăng lọc được các chất hữu cơ. Bộ lọc đĩa bao gồm một trụ và các vòng đĩa xếp chồng lên nhau. Mỗi đĩa có các rãnh ở hai bên. Khi nước được đẩy qua các rãnh, rác hữu cơ, hay cáu bẩn được giữ lại tại thành ngoài của các đĩa xếp chồng lên nhau, trong khi đó nước sạch đi qua các rãnh đĩa và ra chàn ra ngoài bộ lọc.
Hỏi đáp về thiết bị châm phân tự động (VENTURI)

  1. 1. Thiết bị châm phân tự động là gì
    Là thiết bị giúp đưa phân bón, thuốc, hóa chất, chất dinh dưỡng trực tiếp và hòa tan vào nguồn nước tưới sau đó cung cấp cho vùng cần tưới.
    2. Tôi có thể sử dụng bộ châm phân để cung cấp thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, hóa chất...
    Có thể, thiết bị châm phân có thể sử dụng cho mọi loại hóa chất, phân bón. Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc ghi trên bao bì sản phẩm đặc biệt về liều lượng sử dụng. Bởi phân, hóa chất cần được pha trộn với tỉ lệ nhất định.
    3. Tôi sử dụng phân hữu cơ pha loãng, và không thể biết rằngthiết bị châm phânđã hoạt động hay chưa, phân đã được đưa vào hệ thống hay chưa?
    Việc phân được đưa vào hệ thống với một lưu lượng nhỏ, có thể chúng ra rất khó phát hiện rằng thiết bị đã đưa phân vào hệ thống hay chưa. Chúng ta có thể sử dụng một ít phẩm màu (thực phẩm) hòa chung với phân để dễ phát hiện hơn. Nếu bộ châm phân vẫn chưa hoạt động thì hãy kiểm tra các van, hoặc có thể tắt bơm và khởi động lại.
    4. Có cần phải vệ sinh thiết bị sau khi tưới phân không?
    Luôn vệ sinhthiết bị châm phâncũng như xả nước để vệ sinh hệ thống đường ống để bảo dưỡng hệ thống. Đặc biệt là sau khi tưới phân hữu cơ.
    5. Có dùng được phân hữu cơ trong hệ thống tưới nhỏ giọt thông qua thiết bị châm phân tự động không?
    Dùng bình thường.
    6. Tôi nên tìm mua thiết bị châm phân nào?
    Thiết bị châm phân cần độ chính xác, dễ sử dụng, kích cỡ của thiết bị là những yếu tố quan trọng để lựa chọn. Bà con có thể tham khảo một số loạithiết bị châm phân tại đây.
    7. Van của thiết bị châm phân đã mở, nhưng không phân không được hút lên, trong khi nước tưới vẫn qua Venturi. Tôi phải làm sao?
    Nếu sau vài phút, vẫn không thấy phân lên, hãy đóng van trong giây lát và mở van trở lại. Khi mở lại, nước từ hệ thống sẽ chảy xuống bình phân, điều chỉnh van để cân đối áp suất, sau đó phân sẽ từ từ được hút ngược lên hệ thống. Quá trình này có thể kéo dài một hoặc hơn một phút. Hãy chắc chắn, nước phân trong bình phải ngập hết đầu hút. Nếu phân có màu sẽ dễ dàng quan sát hơn, và nên sử dụng dây hút không màu.
    8. Phân có loãng hơn trong quá trình tưới không?
    Phân sẽ được hút từ phía dưới đáy bình lên trước để đảm bảo có thể hút được hết bình. Tuy nhiên nước phân dưới đáy thường đặc hơn phía trên. Nên nếu có thể hãy đảo đều phân trong quá trình tưới.
    9. Tôi có thể sử dụng phân, chất dinh dưỡng dạng khô không?
    Phân, chất dinh dưỡng cần được hòa tan hoàn toàn với nước trước khi sử dụng.
    10. Tôi có cần sử dụng van chống chảy ngược cho bộ châm phân không?
    Có, chúng ta nên sử dụng thiết bị van chống chảy ngược để bảo vệ nguồn nước vì nhiều trường hợp nước phân sẽ chảy ngược lại đầu nguồn nước cấp. Đặc biệt nếu chúng ta sử dụng nước tưới chung với nguồn nước sinh hoạt.
    11. Tôi có thể sử dụng axit, chất ăn da, chất ăn mòn với thiết bị châm phân hay không?
    Axit, chất ăn da, chất mài mòn không nên dùng với bộ châm phân, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể, bạn có thể tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất.
    12. Tôi có cần sử dụng đầu lọc ở đầu hút của thiết bị châm phân không?
    Rất cần, thông thường bạn nên sử dụng đầu lọc tối thiểu 120 mesh, một số đầu nhỏ giọt, dây nhỏ giọt có thể yêu cầu lọc lên đến 150 hoặc 200mesh.
    13. Tôi có thể sử dụng phân cá để tưới qua bộ châm phân?
    Không. Chỉ sử dụng phân đã hòa tan hoàn toàn trong hệ thống tưới nhỏ giọt. Phân chưa được hòa tan hoàn toàn nên tưới, bón bằng tay trong khu vực thấm nước của đầu nhỏ giọt để tránh tắc nghẽn.
    14. Tôi có nên tưới xúc rửa trước và sau khi bón phân?
    Có. Sử dụng nước sạch tưới trong khoảng thời gian 1/3 so với tổng thời gian dự kiến tưới, sau đó tưới phân 1/3 thời gian, và cuối cùng súc rửa 1/3 thời gian. Cách tưới này làm đất ẩm trước khi tưới phân, giúp phân ngấm trong đất tốt hơn, và rửa đường ống khi kết thúc tưới.
    15. Phân hữu cơ dễ gây tắc nghẽn cho dây tưới nhỏ giọt?
    Đúng vậy. Dây tưới nhỏ giọt có những khe nước rất nhỏ đi uốn khúc lên xuống và rỉ từ từ giống như hệ thống mạch máu. Trong trường hợp cần bón phân hữu cơ qua ống nhỏ giọt, hãy sử dụng loại ống mỏng, giá rẻ để có thể thay ống mới mà không tốn nhiều chi phí.
    16. Tôi nên sử dụng loại phân nào để bón qua châm phân tự động
    Phân nước hoặc phân có thể hòa tan hoàn toàn được trong nước.
Hỏi đáp về đầu ống nhỏ giọt

  1. 1. Đầu tưới nhỏ giọt bù áp là gì?
    Đầu tưới nhỏ giọt bù áp là thiết bị dùng đề cung cấp một lượng nước ổn định tại các mức áp suất khác nhau đến vùng cần tưới.
    2. Có nên chôn đầu tưới nhỏ giọt dưới đất?
    Đầu tưới nhỏ giọt nên đặt nổi trên mặt đất, hoặc để dưới lớp phủ nhẹ. Đầu nhỏ giọt nên hướng lên phía trên theo chiều thẳng đứng. Khi đầu tưới đặt âm dưới đất sẽ dễ bị tắc nghẹt do khi dừng tưới có thể sẽ có một lượng bùn thâm nhập vào trong đầu tưới
    3. Làm gì khi thay thế đầu nhỏ giọt bằng nút bít, vẫn còn hiện tượng rò rỉ?
    Đôi khi nút bít không giải quyết được triệt để hiện tượng rò rỉ. Vậy hãy cắt ống và sử dụng nối thẳng để nối ống lại.
    4. Nguyên nhận dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn trong tưới nhỏ giọt
    Hầu hết hiện tượng tắc nghẽn trong đầu nhỏ giọt là do cặn bẩn, cáu, rác, rong rêu, bùn đất, hạt cát hay bất kỳ vật thể nào lần trong nước tưới. Chúng tôi khuyến cáo bà con nên sử dụngbộ lọcnước cho mọi hệ thống tưới nhỏ giọt. Và nhớ vệ sinh màng lọc theo định kỳ.
    5. Nghĩa của từ bù áp
    Bù áp có chữ viết tắt là PC (Pressure compensation). Một đầu tưới bù áp được tích hợp sẵn thiết bị điều chỉnh lưu lượng. Đầu tưới bù áp cung cấp một lượng nước như nhau cho dù áp suất nước ở các đầu tưới có chênh lệnh, hay có sự khác biệt về chiều cao giữa các đầu tưới
    6. Cách xử lý khi đầu tưới bị nghẹt
    Nước có nhiều vôi, nước cứng, hoặc cặn nhỏ vẫn có thể gây hiện tượng nghẹ trong ống, đầu nhỏ giọt cho dù đã được xử lý qua lọc. Cách nhanh và đơn giản nhất là thay thế bằng đầu tưới khác.
    7. Cách khắc phục khi có hiện tượng rò rỉ, hoặc không muốn tưới tại vị trí hiện tại nữa.
    Trước hết cần xác định xem nước rỉ ra tự chân béc tưới hay do đầu nhỏ giọt bị hỏng. Nếu do lỗ cắm quá lớn, hoặc đầu tưới bị hỏng, hãy tháo đầu tưới ra một cách cẩn thận và dùng nút bít đầu để bít lại.
    8. Tôi có thể thay thế hoặc sửa chữa khi đầu tưới bị lỗi không?
    Thông thường thì đầu tưới nhỏ giọt bù áp
    không thể sửa chữa. Khi đầu tưới bị lỗi như rò rỉ hay tắc nghẽn, chúng ta nên thay thế. Một số loại đầu tưới có khả năng vệ sinh được.
    9. Đầu tưới nhỏ giọt thường hoạt động ở áp suất bao nhiêu
    Mỗi loại đầu tưới sẽ có những yêu cầu áp suất hoạt động khác nhau. Vui lòng kiểm tra với nhà sản xuất/nhà cung cấp trước khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, thông thường các đầu tưới nhỏ giọt hoạt động tốt tại mức áp dưới 1.0-1.5bar,đầu tưới bù áp có thể hoạt động tại áp suất dưới 0.7 bar.
    10. Mỗi dây dẫn có thể gắn được bao nhiêu đầu tưới nhỏ giọt?
    Câu trả lời còn phụ thuộc vào cỡ ống và lưu lượng của mỗi đầu nhỏ giọt. Một đường ống 20mm có thể dẫn được lưu lượng lên tới 900l/h. Giả sử bạn chọn loại đầu nhỏ giọt 4 lít/giờ, thì số đầu nhỏ giọt có thể gắn trên đường ống này là 900l/h : 4l/h = 255 đầu.
    11. Sự khác biệt giữa đầu nhỏ giọt có bù áp (PC dripper) và không bù áp?
    Đầu nhỏ giọt không bù áp có giá thấp hơn nhưng chúng hoạt động phụ thuộc nhiều vào áp suất, khi áp suất thấp ->> lưu lượng ra thấp hơn, áp suất cao ->> lưu lượng lớn hơn. Đầu nhỏ giọt bù áp duy trì lượng nước không đổi khi có chênh lệch áp suất.
 
Phương pháp tưới hiệu quả cho nghành mía đường


Thời gian gần đây, trên nhiều kênh thông tin đều có đề cặp đến sức nóng trong cạnh tranh của ngành mía đường. Các nhà máy, hộ nông dân trồng mía của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đến từ các đối thủ nước ngoài như đường nhập khẩu Thái Lan, nhập khẩu từ Lào…
Để giải quyết được vấn đề, điều cơ bản và tiên quyết đó là phải nâng cao được năng suất mía.
Đứng trước thách thức đó, nhiều Tập đoàn, công ty đang nỗ lực hết sức để cơ giới hóa trong canh tác và thu hoạch, một trong những công việc trọng điểm và quan trọng bậc nhất đó là giải pháp tưới cho mía.
Nhiều doanh nghiệp cũng như bà con có liên hệ với chúng tôi hỏi về thiết bị và phương pháp tưới mía.
Trong bài viết này, chúng tôi xin được đưa ra mô hình tưới di động hiện đang được áp dụng rất thành công tại Nông trường Thành Long (Nhà máy mía Biên Hòa – Tây Ninh) và tại Công ty CP Đường Ninh Hòa.... xem thêm
Chọn thời điểm lắp đặt hệ thống tưới tự động

Thời điểm thích hợp để lắp đặt hệ thống tưới tự động.
Có nhiều người hỏi, khi nào thì nên lắp đặt hệ thống tưới tự động, Nhà Bè Agri xin đưa ra một vài thời điểm tốt để đầu tư, lắp đặt hệ thống tưới như sau:

1. THỜI ĐIỂM MỚI NHẬN MẶT BẰNG, TRƯỚC KHI XUỐNG CÂY GIỐNG:
Đây là thời điểm thích hợp nhất bởi mặt bằng còn trống, bà có thể dễ dàng lựa chọn, thiết kế các mô hình tưới khác nhau với những lựa chọn tối ưu nhất. Bà con dễ dàng lựa chọn khoảng cách hàng tưới, béc tưới; dễ dàng lựa chọn hình thức đi âm hay rải ống trên mặt; bà con cũng có thể tùy chọn đặt vị trí máy bơm, trạm điều hành, nguồn nước (nên đặt ở giữa lô đất, đặc biệt những dự án lớn); Tham khảo được nhiều nhà cung cấp, và có thể đàm phán giá cả.

2. THỜI ĐIỂM TỪ GIỮA MÙA MƯA ĐẾN ĐẦU MÙA KHÔ:
Đây là thời điểm lý tưởng để quyết định và lắp đặt một hệ thống tưới bởi vì khi vẫn đang trong mùa khô, các nhà cung cấp thiết bị thường có chính sách bán hàng tốt hơn như giảm giá, khuyến mại để khuyến khích bà con mua hàng. Nhà cung cấp cũng có nhiều thời gian để tư vấn, thiết kế và hỗ trợ bà con trong quá trình lắp đặt. Trong trường hợp lắp đặt âm dưới lòng đất, khi đang còn là mùa mưa, đất mềm và dễ thi công hơn.

Lắp đặt vào đầu mùa khô, giúp bà con ứng dụng được công nghệ tưới tự động ngay từ đầu mùa, tiết kiệm được nhiều hơn chi phí nhân công và nhiên liệu.

Hãy ưu tiên đầu tư hệ thống tưới trong năm nay! Và đầu tư ngay bây giờ.

3. THỜI ĐIỂM SAU KHI THU HOẠCH
Thường sau khi thu hoạch, bà con hay tiến hành đại tu lại trang trại như cày ủi lại mặt bằng, phát cành tỉa lá, trồng lại những cây kém năng suất. Và đây cũng là thời điểm lý tưởng để bà con tiến hành lắp đặt hệ thống tưới tự động.

4. THỜI ĐIỂM KHI CÓ NGUỒN TÀI CHÍNH DỒI DÀO
Và tất nhiên, khi bà con có nguồn tài chính dồi dào. Khi đó bà con có thể đầu tư một hệ thống tưới đồng bộ và hoàn chỉnh hơn.

5. Khi không thể duy trì được kiểu tưới truyền thống

Nhiều khi, lòng quyết tâm chưa thực sự cao, khi đó, bà con cố duy trì phương pháp tưới truyền thống. Nhưng vì một lý do gì nào đó như thời tiết quá khắc nghiệt, lượng nước không còn dồi dào cho việc duy trì tưới theo kiểu truyền thống (tưới tràn, tưới rãnh, tưới dí…). Hoặc do vấn đề công chăm sóc, tưới thủ công tốn quá nhiều chi phí… Khi đó, hãy đầu tư ngay một hệ thống tưới di động.

Việc lắp đặt một hệ thống tưới di động là công việc đầu tư cho một tương lai phát triển lâu dài, bền vững. Nên bà con nên quyết tâm đầu tư cho mình một hệ thống tưới càng sớm càng tốt.
xin hỏi về độ bền của thiết bị tưới Nelson


Độ bền của một thương hiệu thiết bị tưới hàng đầu
Về cơ bản, thiết bị tưới của Nelson gồm các bộ phận như:

Thân béc, họng, đĩa, khớp nối (phần nhựa) và bộ phận Rotator.

Về phần thân nhựa của béc tưới, ai cũng biết hầu hết các sản phẩm thông thường đều có tuổi thọ giới hạn, và thường mau hỏng do hiện tượng não hóa, đặc biết khi tiếp xúc hàng ngày với ánh sáng mặt trời.

Đối với sản phẩm của Nelson thì ngược lại, các thành phần có thể dẫn đến hiện tượng não hóa, giòn, bong tróc đều đã được loại bỏ nên phần thân có độ bền được chứng minh lên tới 25 năm.

Về phần rotator – trái tim của béc tưới, gồm hệ thống trục, bạc đạn, hợp chất bôi trơn được chứng minh có thể hoạt động ổn định – tốt lên tới 10,000 giờ.

Giả sử, một thiết bị Nelson tưới với tần suất 3 ngày/lần; mỗi lần 3 giờ.

Vậy số giờ tưới 1 năm được tính như sau:

Số giờ hoạt động 1 tháng: 3 ngày/lần x 3 giờ x 10 lần/tháng = 90 giờ/tháng

Mỗi năm, giả sử tưới 7 tháng mùa khô, vậy số giờ hoạt động 1 năm: 90 giờ/tháng x 7 tháng = 630 giờ/năm.

Độ bền của bộ phận Rotator quy ra năm: 10,000 giờ : 630 giờ/năm = ~15 năm.

Vậy về cơ bản thiết bị tưới Nelson có độ bền rất cao, đầu tư 1 lần dùng mãi mãi.
Những điều cần tham khảo trước khi lắp đặt một hệ thống tưới.


Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới tự động

Thưa quý bà con, đây là một câu hỏi hay và nhiều bà con cần quan tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới tự động trong nông nghiệp.

Các vấn đề cần lưu tâm trước khi đầu tư một hệ thống tưới bao gồm:

Việc đầu tư một hệ thống tưới tự động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác trồng trọt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tưới, hình thức tưới khác nhau, dẫn đến nhiều bà con khó lòng xác định được đâu là hệ thống, thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu cây trồng, và trong khả năng đầu tư của mình.
Dưới đây, tôi xin phép được đưa ra một số yếu tố cơ bản làm căn cứ lựa chọn hệ thống tưới tự động. Kính mong bà con tham khảo và có quyết định đúng đắn.

1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC TƯỚI:

tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa, tưới trên tán cây, hay tưới dưới gốc. Phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí…
Các loại cây thích hợp với hình thức tưới phun mưa như: Cây cà phê, cây Hồ tiêu, cây Thanh Long, Cây Mía, cỏ voi, các loại cây hoa màu và lương thực như bắp, khoai các loại, đậu tương, đậu phộng….
Một số loại thích hợp cho tưới nhỏ giọt như cà chua, dưa trồng trong chậu, nho…

2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TƯỚI CỦA LOẠI CÂY TRỒNG:

độ đồng đều của nước có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển của cây trồng; vấn đề cỡ hạt nước có ảnh hưởng gì đến cây trồng, lưu lượng nước bao nhiêu là đủ, cấu trúc của bộ rễ…
Một số loại đầu tưới có cỡ hạt rất lớn, ngược lại có loại cỡ hạt nhỏ mịn.
Hầu hết các loại thiết bị khó đạt được độ đồng đều 100%, mà thường chỉ 80-90% (đối với các hãng lớn, họ có thể tính toán được tương đối chính xác lưu lượng và độ đồng đều).

3. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ TƯ VẤN, CUNG CẤP THIẾT BỊ.

Nhiều bà con tự mua thiết bị ngoài chợ rồi về tự lắp đặt nhưng cho kết quả không như mong đợi vì làm các thiết bị hoặc là kém chất lượng, hoặc là không có tư vấn chính xác khiến hệ thống không phát huy hết tác dụng.

4. YÊU CẦU NHÀ TƯ VẤN CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:

lựa chọn phương pháp lắp đặt, thiết kế hệ thống tưới, tính toán công suất máy bơm, tính toán cỡ đường ống nước; xác định chi phí cần đầu tư (gồm chi phí thiết bị đường ống, thiết bị tưới, chi phí lắp đặt)…

5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẦU RA TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ – LẮP ĐẶT:

các thông số đầu ra như tính toán độ đồng đều của hệ thống tưới, độ đồng đều càng cao càng tốt; tính toán lưu lượng và thời gian tưới; tính toán chi phí tưới (chi phí tưới cho mỗi hecta một năm, một tháng…)

6. VẤN ĐỀ CƠ GIỚI HÓA, QUY MÔ ĐỒNG RUỘNG:

Đối với tưới các cánh đồng lớn, thường yêu cầu cơ giới hóa trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi đó đòi hỏi các thiết bị có bán kính tưới lớn, hoặc ứng dụng các biện pháp tưới Pivot, tưới bằng xe tự cuốn…

7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ, CHI PHÍ VẬN HÀNH:

Về chi phí, bà con lưu ý tính toán tới tổng đầu tư thay vì tính giá của từng thiết bị. Trên thị trường có những thiết bị chỉ vài ngàn đồng/đầu tưới, có loại vài trăm thậm trí tiền triệu. Nhưng ngoài đầu tưới thì chi phí đường ống cũng rất lớn. Có những bà con tự chế hệ thống tưới cho Thanh Long bằng hệ thống đường PVC tự đục lỗ, chi phí lên tới 70-80tri/ha, trong khi đó đầu tư một hệ thống với bán kính khoảng 14-15m chỉ hết khoảng 30-40tri/ha.
Chi phí vận hành cũng cần được xem xét đến như chi phí dầu, chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí nhân công vận hành hệ thống…
Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong việc triển khai các hệ thống tưới, khi thiết bị có bán kính càng lớn, thường có chi phí càng thấp.
Đối với một số loại cây có giá trị kinh tế thấp hơn như mía, mì, bắp… nên cân nhắc ứng dụng hình thức tưới di động.

8. Các lưu ý khác: như tuổi thọ của hệ thống, các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành như tắc nghẹt, hỏng hóc, các tài liệu tham khảo và chế độ bảo hành…

Kính chúc bà con có được hệ thống tưới tự động ưng ý nhất.
 
Thiết bị Tưới nhỏ giọt cho vùng nước nhiễm phèn, mặt & nhiều phù sa
Hiện nay, tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp đang nhanh chóng trở nên phổ biến và khẳng định được hiệu quả. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tưới nhỏ giọt cho Hồ tiêu, cây ăn trái được áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên với vùng nước nhiễm phèn nhiều như Tây Nam Bộ thì việc ứng dụng tưới nhỏ giọt lại bị hạn chế vì thường xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.

Hiểu được những rắc rối trên, đi tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con Sản phẩm mới: Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp

Đầu tưới nhỏ giọt nối tiếp ngoài những ưu điểm cơ bản như của một hệ thống tưới nhỏ giọt như: tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng chạy máy bơm, tưới được phân bón, giúp bộ rễ tiếp cận nước từ từ, hạn chế sự phá triển của cỏ dại, tiết kiệm tối đa nhân công…

Thì nó còn có một số đặc điểm vượt trội như

– Đầu tưới có rãnh lớn không nằm bên trong đường ống

– Có thể tháo rời vệ sinh, không sợ tắc nghẽn

– Kết hợp tính năng phun tia (Tính năng tưới 3 trong 1: nhỏ giọt, phun mưa, tưới phân)

– Điều chỉnh được lưu lượng

– Điều chỉnh được khoảng cách các lỗ nhỏ giọt

Chúng tôi đánh giá đây là một thiết bị rất hiệu quả trong nông nghiệp, đặc biệt tưới các loại cây ăn trái ở vùng có nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, hoặc nhiều phù sa.
 
Có thể kết hợp giữa tưới nhỏ giọt quanh gốc với béc tưới xoè mi ni không. Mình muốn gốc thì tưới nhỏ giọt. Trên ngọn cay gắn béc xoè để kết hợp phun thuốc trừ sâu luôn
 

Hệ thống tưới cho thanh long ở Bình Thuận giải quyết đc rồi đó bạn. Thông tin thì ko còn nhưng bạn có thể kiếm, Tech by Viet Nam.
 


Back
Top