Tôi tìm gặp Thạc sỹ Thái Văn Long, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu về giống chuối tiêu Laba - giống chuối đặc sản có một không hai trên vùng đất cao nguyên Lanbiang.
Anh Long cho biết: Chuối tiêu Laba mà bà con địa phương quen gọi là chuối già hương Laba là một trong nhiều giống chuối do những người dân di cư đầu tiên mang theo để trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước ở vùng La Ba- Phú Sơn (thuộc 2 huyện Đức Trọng và Lâm Hà ngày nay) và đã trở thành sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng.
Do những điều kiện thuận lợi tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao… và do chất lượng, đặc biệt là hương thơm đặc trưng mà giống chuối quí này đã từng được chọn làm sản vật tiến vua, phục vụ khách du lịch muôn phương. Quả chuối to, dài và hơi cong, hình dáng đẹp; khi chín chuối có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả vàng sánh, ăn dẻo, ngọt và có hương thơm khác hẳn các giống chuối tiêu khác. Lâm Đồng hiện còn khoảng 200 ha chuối các loại, trong đó giống chuối Laba chỉ chiếm 20-30%, còn lại là các giống chuối tiêu lùn (già lùn). Nguyên nhân do thiếu đầu tư, chăm sóc nên gần đây giống chuối đặc sản này đang dần bị thoái hóa: năng suất giảm, quả nhỏ, chất lượng kém, mã quả không đẹp, sâu bệnh nhiều...
Nói về giống chuối Laba, lão nông Nguyễn Kim Xuyên (thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng), người có nhiều kinh nghiệm gây trồng thành công, hiện đang hợp tác với các cơ quan khoa học địa phương và trung ương nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối đặc sản này tại Lâm Đồng cho hay: Chuối Laba dễ trồng, hợp khí hậu Lâm Đồng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán cao hơn nhiều loại chuối khác nên hiệu quả rất cao nhưng phải tuân thủ 2 khâu quan trọng nhất là chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh và trồng đúng kỹ thuật.
Chuối Laba có 3 nhóm chính: Giống tiêu cao (thường gọi là giống chuối già hương vì khi chín có hương thơm hấp dẫn): cây cao từ 3,5-5m, buồng hình trụ, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn ngọt và thơm. Năng suất rất cao nhưng khó thu hoạch; cây dễ bị bệnh héo rũ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão. Hiện nay giống chuối này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng còn lại không đáng kể (rất hiếm gặp). Giống tiêu vừa (thường gọi là chuối già Laba): cây cao 2,8-3m, buồng hình trụ, trung bình có từ 10-12 nải/buồng (đôi khi nhiều hơn), trái hơi cong, ăn ngọt, thơm ít. Giống tiêu thấp (thường gọi là chuối lùn Laba): cây cao 2-2,5m, buồng hình nón cụt,12-14 nải/buồng, trọng lượng bình quân 35 kg/buồng, nhiều buồng đạt tới 50 kg nếu được chăm sóc tốt. Giống này hiện chiếm số lượng lớn vì thấp cây, dễ canh tác.
Được biết, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng đang chuẩn bị triển khai đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống và sản xuất chuối già Laba hữu cơ cho người nghèo và dân tộc ít người tại Lâm Đồng” trong chương trình “Nông nghiệp hướng tới khách hàng” từ nguồn vốn vay ADB. Đây là những tín hiệu tốt để cây chuối đặc sản Laba cơ cơ hội được phục hồi và phát triển.
Về phương hướng bảo tồn và phát triển giống chuối đặc sản này, ThS. Thái Văn Long cho biết thêm: Trong những năm gần đây Sở KHCN Lâm Đồng phối hợp với các Viện nghiên cứu khoa học trong ngành nông nghiệp và các hộ gia đình trồng chuối ở vùng nguyên sản xây dựng và triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống chuối đặc sản Laba ở Lâm Đồng” trên cơ sở tổ chức hội thi tuyển chọn các cây đầu dòng làm vật liệu nhân giống theo phương pháp in vitro đảm bảo đúng giống, cây sạch bệnh virus để cung cấp cho bà con mở rộng diện tích.
Một trong những kết quả đầu tiên của dự án khôi phục giống chuối đặc sản Laba tại Lâm Đồng là Cty TNHH Thảo Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) đã thuê đất và xây dựng thành công một trang trại trồng chuối tập trung rộng hơn 30 ha chuối già Laba tại xã Thanh Mỹ, huyện Đơn Dương, trong đó có 3 ha giống nuôi cấy mô đã cho thu hoạch. Theo ông Sơn, GĐ Cty Thảo Nguyên thì chuối Laba trồng một năm cho thu hoạch, chăm sóc tốt có thể thu 3-4 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cho thu gần 400 triệu đồng/ha, là cây trồng tốt để có thể làm giàu trên đất Lâm Đồng.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Anh Long cho biết: Chuối tiêu Laba mà bà con địa phương quen gọi là chuối già hương Laba là một trong nhiều giống chuối do những người dân di cư đầu tiên mang theo để trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước ở vùng La Ba- Phú Sơn (thuộc 2 huyện Đức Trọng và Lâm Hà ngày nay) và đã trở thành sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng.
Do những điều kiện thuận lợi tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao… và do chất lượng, đặc biệt là hương thơm đặc trưng mà giống chuối quí này đã từng được chọn làm sản vật tiến vua, phục vụ khách du lịch muôn phương. Quả chuối to, dài và hơi cong, hình dáng đẹp; khi chín chuối có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả vàng sánh, ăn dẻo, ngọt và có hương thơm khác hẳn các giống chuối tiêu khác. Lâm Đồng hiện còn khoảng 200 ha chuối các loại, trong đó giống chuối Laba chỉ chiếm 20-30%, còn lại là các giống chuối tiêu lùn (già lùn). Nguyên nhân do thiếu đầu tư, chăm sóc nên gần đây giống chuối đặc sản này đang dần bị thoái hóa: năng suất giảm, quả nhỏ, chất lượng kém, mã quả không đẹp, sâu bệnh nhiều...
Nói về giống chuối Laba, lão nông Nguyễn Kim Xuyên (thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng), người có nhiều kinh nghiệm gây trồng thành công, hiện đang hợp tác với các cơ quan khoa học địa phương và trung ương nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối đặc sản này tại Lâm Đồng cho hay: Chuối Laba dễ trồng, hợp khí hậu Lâm Đồng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán cao hơn nhiều loại chuối khác nên hiệu quả rất cao nhưng phải tuân thủ 2 khâu quan trọng nhất là chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh và trồng đúng kỹ thuật.
Chuối Laba có 3 nhóm chính: Giống tiêu cao (thường gọi là giống chuối già hương vì khi chín có hương thơm hấp dẫn): cây cao từ 3,5-5m, buồng hình trụ, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn ngọt và thơm. Năng suất rất cao nhưng khó thu hoạch; cây dễ bị bệnh héo rũ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão. Hiện nay giống chuối này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng còn lại không đáng kể (rất hiếm gặp). Giống tiêu vừa (thường gọi là chuối già Laba): cây cao 2,8-3m, buồng hình trụ, trung bình có từ 10-12 nải/buồng (đôi khi nhiều hơn), trái hơi cong, ăn ngọt, thơm ít. Giống tiêu thấp (thường gọi là chuối lùn Laba): cây cao 2-2,5m, buồng hình nón cụt,12-14 nải/buồng, trọng lượng bình quân 35 kg/buồng, nhiều buồng đạt tới 50 kg nếu được chăm sóc tốt. Giống này hiện chiếm số lượng lớn vì thấp cây, dễ canh tác.
Được biết, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng đang chuẩn bị triển khai đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống và sản xuất chuối già Laba hữu cơ cho người nghèo và dân tộc ít người tại Lâm Đồng” trong chương trình “Nông nghiệp hướng tới khách hàng” từ nguồn vốn vay ADB. Đây là những tín hiệu tốt để cây chuối đặc sản Laba cơ cơ hội được phục hồi và phát triển.
Về phương hướng bảo tồn và phát triển giống chuối đặc sản này, ThS. Thái Văn Long cho biết thêm: Trong những năm gần đây Sở KHCN Lâm Đồng phối hợp với các Viện nghiên cứu khoa học trong ngành nông nghiệp và các hộ gia đình trồng chuối ở vùng nguyên sản xây dựng và triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống chuối đặc sản Laba ở Lâm Đồng” trên cơ sở tổ chức hội thi tuyển chọn các cây đầu dòng làm vật liệu nhân giống theo phương pháp in vitro đảm bảo đúng giống, cây sạch bệnh virus để cung cấp cho bà con mở rộng diện tích.
Một trong những kết quả đầu tiên của dự án khôi phục giống chuối đặc sản Laba tại Lâm Đồng là Cty TNHH Thảo Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) đã thuê đất và xây dựng thành công một trang trại trồng chuối tập trung rộng hơn 30 ha chuối già Laba tại xã Thanh Mỹ, huyện Đơn Dương, trong đó có 3 ha giống nuôi cấy mô đã cho thu hoạch. Theo ông Sơn, GĐ Cty Thảo Nguyên thì chuối Laba trồng một năm cho thu hoạch, chăm sóc tốt có thể thu 3-4 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cho thu gần 400 triệu đồng/ha, là cây trồng tốt để có thể làm giàu trên đất Lâm Đồng.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: