Góp ý về mô hình chuồng - trại nuôi rắn.

  • Thread starter Hai764112
  • Ngày gửi
MÔ HÌNH CHUỒNG – TRẠI NUÔI RẮN HỔ HÈO.

  1. Chuồng nuôi bằng gạch + gỗ + lưới.
http://www.mediafire.com/view/?n33l8f01dn5flf7

Xin nói rõ đây là mô hình đã và đang thử nghiệm, nên tôi đưa lên đây cần AE góp ý trao đổi để tìm ra ưu, khuyết điểm mà khắc phục cho hoàn thiện hơn chứ không phải tôi chỉ cách làm chuồng trại nhé.

Trại nuôi này được xây dựng bên dưới tán hàng tre nên độ che mát rất cao, không gian thông thoáng và chỉ có ánh nắng chiếu vào trại khoảng 1 giờ trong ngày, thời gian từ 7h – 8h sáng mà thôi.
Chuồng nuôi xây bằng gạch ống, mỗi ô dài 1.5m, rộng 1m, cao 0.7m, trên khung gỗ, lợp lưới mắc cáo, được chia làm hai ngăn, có thể nuôi được 10-12 cá thể rắn trưởng thành.
Ngăn thứ nhất 1x1m không tô trát, đáy láng vữa Ximăng, lót lớp độn chuồng sơ dừa + đất tơi ( tỉ lệ 1:1 về thể tích) dày 0.1m trên có vỉ gỗ hoặc tre đóng thưa. Ngăn này dùng làm nơi trú ngụ cho rắn, 90% thời gian thì rắn chỉ ở ngăn này. Lớp lót có tác dụng giữ ẩm, tạo độ êm cho rắn nằm và thuận lợi cho việc vệ sinh phân rắn. Ngăn này tuyệt đối giữ khô ráo, thông thoáng, nhiệt độ không vượt quá 32 độ C, độ ẩm luôn ổn định trên 80%.
Ngăn thứ hai 0.5x1m, tô trát bên trong, ngoài không tô, đáy láng vữa Ximăng, có lỗ tháo nước. Ngăn này là nơi để thức ăn cho rắn, mồi sống hoặc chết đều được, ngoài ra đây cũng là nơi trữ nước cho rắn tấm khi cần thiết.
Vách ngăn giữa hai ngăn này có một lỗ thông rộng 0.08x0.2m cách nền 0.4m để rắn có thể sang bắt mồi khi đói mà thức ăn (Ếch, Nhái) không lọt qua ngăn rắn trú ẩn được.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp, tuổi thọ cao (trên 4 năm).
  • Rất gần với môi trường tự nhiên của loài rắn, Nhiệt độ, độ ẩm ổn định, thông thoáng tốt, rắn nuôi không bị tress, phát triển nhanh. (Có hang, có đất, có nước, có con mồi và có săn mồi)
  • Giảm thiểu tối đa tình trạng rắn tranh mồi làm bị thương hoặc nuốt lẫn nhau đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hao hụt số lượng hoặc là rắn chậm lớn và làm cho các loại bệnh cơ hội phát triển, tấn công vật nuôi. (Vì cửa thông nhỏ nên ít có trường hợp nhiều con ăn mồi cùng một lúc)
  • Giữ mồi sống rất lâu, ít hao phí mồi. (Giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế)
  • Có thể cho mồi sống một lần đủ để rắn ăn nhiều ngày (đỡ tốn công)
  • Thuận lợi trong việc phân đàn, chuyển chuồng đàn rắn ( Vì ô chuồng nào cũng giống nhau nên rắn không bị lạ chuồng khi phân đàn hoặc chuyển chuồng)
  • Và vâng vâng.
Nhược điểm:

  • Mật độ nuôi thấp 12con/1.5m2 = 8 con/m2 (Phí diện tích, không tận dụng được không gian)
  • Thiếu tính cơ động ( không thể vận chuyển ô chuồng)
  • Vệ sinh chuồng hằng ngày (mất thời gian)
  • Khó kiểm soát dịch bệnh , Con nào bệnh khó nhận biết, có thể lây lan bệnh thành dịch (Sống tập thể mà)
  • Khó định lượng thức ăn, con thì ăn nhiều con thì ăn ít hoặc không ăn (Khẩu phần ăn tập thể)
  • Không thể phát triển thành hình thức chăn nuôi công nghiệp, khó thể phát triển trong khu đô thị.
  • Và còn nhiều nhược điểm khác nữa .
(Phần sau mình sẽ giới thiệu mô hình nuôi đơn lẻ sử dụng lồng sắt + kính + rổ nhựa)
 


Mô hình này dở tệ hay sao mà không thấy AE nào góp ý thế nhỉ?
 
Lúc này ai cũng lo cho rắn đẻ, nên ít giao lưu đó bác? Thấy bác làm cũng bài bảng lắm đó! Để mình góp ý xí nha:
Nền bằng sơ dừa + đất: bác dọn phân chuồng có bất tiện không?, có mùi hôi lắm không?
Bác cho ăn mồi gì vậy: ếch nuôi hay nhái đồng vậy bác? chủ yếu là sống hay mồi chết!
Góp sức với bác chút thôi! hehe,
 
--------

  1. Chuồng nuôi rắn Ri Voi và rắn Ráo Trâu con.
http://www.mediafire.com/view/?bpbsu5otrjgmuft
Đây là bản thiết kế chuồng nuôi rắn Ri Voi, đang nuôi thử nghiệm và rắn phát triển rất tốt.
Đây cũng là mô hình chuồng nuôi mà Anhmytran cũng từng nói qua, mình đã nghiên cứu rất nhiều, chọn lựa những vật liệu phù hợp, rẻ tiền hiện có để đưa vào sử dụng.
Kích thước mỗi ô là 0.28x0.18x0.085. Bằng nhựa PE, rất thích hợp nuôi rắn.
Đối với rắn Ri Voi thì lượng nước sử dụng là 1 chung nhỏ, đủ giữ ẩm để rắn không bị khô da.
Đối với rắn Ráo Trâu thì sử dụng lớp độn chuồng như trên, dày 2cm để giữ ấm cho rắn và thuận lợi cho việc dọn phân rắn. Nước uống và thức ăn thì đựng trong ly nhựa. Dạng chuồng này thích hợp cho rắn ăn mồi chết.
Ưu điểm:

  • Dễ quản lý tình trạng sức khoẻ của vật nuôi.
  • Dễ cân đối lượng thức ăn cho từng cá thể theo từng thời kỳ phát triển.
  • Tiện cho việc đánh số thứ tự và theo dõi tình hình phát triển của rắn nuôi.
  • Đảm bảo không bị hao hụt do tranh mồi.
  • Khống chế, không để dịch bệnh lây lang.
  • Dễ chăm sóc, trị bệnh khi vật nuôi bị bệnh.
  • Tăng mật độ nuôi trên 1 đơn vị diện tích. 242 con/m2
  • Tuổi thọ rất cao mà còn có thể khấu hao khi không sử dụng nữa.
  • Tính cơ động rất cao, thích hợp cho việc thuê mặt bằng để chăn nuôi.
  • Có thể phát triển thành mô hình chăn nuôi mang tính công nghiệp cao.

Nhược điểm

  • Giá thành cao (35K/ô ó 7.150.000 đồng/chuồng)
  • Tốn nhiều công chăm sóc, dọn vệ sinh, cũng như cho ăn.
  • Dễ xảy ra tình trạng xổng chuồng nếu không cẩn thận, nhất là khi có người lạ vào tham quan.
  • Khó sưởi ấm cho rắn khi nhiệt độ xuống thấp, nhưng ở miền nam thì điều này không thành vấn đề, không đáng ngại.

--------

Lúc này ai cũng lo cho rắn đẻ, nên ít giao lưu đó bác? Thấy bác làm cũng bài bảng lắm đó! Để mình góp ý xí nha:
Nền bằng sơ dừa + đất: bác dọn phân chuồng có bất tiện không?, có mùi hôi lắm không?
Bác cho ăn mồi gì vậy: ếch nuôi hay nhái đồng vậy bác? chủ yếu là sống hay mồi chết!
Góp sức với bác chút thôi! hehe,

Sơ dừa + đất độn chuồng do luôn khô ráo nên nước trong phân rắn sẽ được lớp độn này hút hết, ta chỉ việc xúc phân đen và phân trắng trên lớp mặt là Ok. Chuồng nuôi không bị hôi, không khai, mỗi chuồng 10 con, mỗi ngày mất bình quân 5phút dọn phân cho mỗi chuồng.
Thức ăn thì mình dùng chủ yếu là Nhái và Ếch thái, mình tự nuôi ếch cho rắn ăn, thấy rất tốt. Rắn lớn trên 1kg/con mà cho ăn nhái chúng chê mồi nhỏ, ăn ít lắm.
Thường ngày thì mình cho ăn mồi sống, mỗi ngày thả vào 1-2 kg mồi, rắn muốn ăn lúc nào thì ăn, khi nào thấy hết thì cho vào tiếp. Gần cuối tháng thì bỏ đói em nó 2 -3 ngày rồi dùng mồi chết để tẩm thuốc hoặc men tiêu hoá hoặc Vitamin mà bổ sung cho các em nó. Nước uống, ngăn đựng thức ăn cũng được vệ sinh hàng ngày, đây là điều mà mình nói là tốn công, nhưng cũng không bao lâu, bật máy bơm lên là rữa ngăn thức ăn rồi thay nước luôn, chỉ mất chừng 1-2 phút cho mỗi chuồng thôi hà. Mình bận đi làm suốt ngày nên chỉ chăm sóc các em nó vào buổi chiều thôi. mỗi ngày mất vài giờ để chăm bọn rắn và mấy vèo ếch, cũng vui vui, có cớ để từ chối những lời mời nhậu nhẹt.
 
Last edited by a moderator:
............................................................
 
Last edited by a moderator:
Với rắn ráo trâu bạn làm chuồng như thế là tốt lắm rồi. Nhưng nền độn bạn cho sơ dừa với đất tơi là rất nguy hiểm . Tìm ẩn mầm bệnh rất nhiều trong đó. Theo tôi lớp đất đó phải là đất sét, tốt nhất là đất sét gò mối. Đất nền phải dẽ, cứng, khô ( rất khô, và rất cứng) mặt bằng phẳng. Nền bạn làm sơ dừa với đất tơi làm sao khô cứng được, trong nền của bạn luôn lúc nào cũng ẩm ướt ĐÂY LÀ TIỀM ẨN GÂY BỆNH CHO RẮN. Thời gian đầu 1 vài tháng thì chưa có gì đâu bạn, lâu ngày rồi bạn mới thấy. Tuy 1 vài tuần bạn thay lớp đất đó, nhưng mầm bệnh không mằm hẳn trong lớp đất bạn đã lấy ra hết đâu
Còn về rắn ri voi diện tích " 0.28x0.18x0.085. Bằng nhựa PE" cho 1 con với 1 ly nước cho 1 con, tôi chờ bạn làm , nếu thành công tốt , tôi cũng học bạn. Nhưng tôi tin chắc bạn sẽ gặp kho khăn trong thành công. Bạn thử nghỉ 1 diện tích rất hẹp không đủ vận động cơ thể, ăn uống , ở, vệ sinh.... chung 1 chổ thì có tốt không?????????????
Nuôi rắn nói thành công không phải nuôi 1 -2 năm mà phải nhiều năm mới đúng bạn à
 
Last edited by a moderator:
Với rắn ráo trâu bạn làm chuồng như thế là tốt lắm rồi. Nhưng nền độn bạn cho sơ dừa với đất tơi là rất nguy hiểm . Tìm ẩn mầm bệnh rất nhiều trong đó. Theo tôi lớp đất đó phải là đất sét, tốt nhất là đất sét gò mối. Đất nền phải dẽ, cứng, khô ( rất khô, và rất cứng) mặt bằng phẳng. Nền bạn làm sơ dừa với đất tơi làm sao khô cứng được, trong nền của bạn luôn lúc nào cũng ẩm ướt ĐÂY LÀ TIỀM ẨN GÂY BỆNH CHO RẮN. Thời gian đầu 1 vài tháng thì chưa có gì đâu bạn, lâu ngày rồi bạn mới thấy. Tuy 1 vài tuần bạn thay lớp đất đó, nhưng mầm bệnh không mằm hẳn trong lớp đất bạn đã lấy ra hết đâu
Còn về rắn ri voi diện tích " 0.28x0.18x0.085. Bằng nhựa PE" cho 1 con với 1 ly nước cho 1 con, tôi chờ bạn làm , nếu thành công tốt , tôi cũng học bạn. Nhưng tôi tin chắc bạn sẽ gặp kho khăn trong thành công. Bạn thử nghỉ 1 diện tích rất hẹp không đủ vận động cơ thể, ăn uống , ở, vệ sinh.... chung 1 chổ thì có tốt không?????????????
Nuôi rắn nói thành công không phải nuôi 1 -2 năm mà phải nhiều năm mới đúng bạn à

Rất cảm ơn sự quan tâm góp ý của nhà nông lão thành. Anh Vũ có lẽ không còn nhớ Hải.

Hải độn chuồng cũng được gần 1 năm rồi anh vũ ơi, Đầu năm 2011 mua của anh 50 con về nuôi trong chuồng lưới, bị toi thương hàn chết mất 8 con, viêm ruột già chết 4 con, 2 con chết không rõ nguyên nhân, 12 con bị nuốt chết số còn lại Hải chừa lại 16 con cái và bán 8 rắn đực, mua lại 4 con đực khác. Số rắn cái giờ đã đẻ lứa thứ hai đó anh à. Từ tháng 10/2011 Hải chuyển sang nuôi dạng chuồng có độn sơ dừa + đất tơi như đã nói.
Nhờ anh chỉ dạy lần trước (lúc Hải mua giống) nên Hải luôn giữ chuồng khô ráo, chất độn chỉ ẩm chứ không ướt anh à. 5cm lớp trên luôn khô trắng, 5cm lớp dưới thì vẫn có độ ẩm, độ ẩm bão hoà đo trên mặt chất độn là 80%. Đến hiện tại thì đàn rắn vẫn ổn, phát triển rất tốt anh à, em cũng rất vui, vấn đề anh nói em sẽ tìm cách khắc phục. Hiện tại thì mỗi lần thay lớp độn em rải một lớp vôi bột mỏng để sát khuẩn và phun thuốc diệt khuẩn định kỳ hàng tuần.
Còn về nuôi rắn ri voi thì Hải đang thử nghiệm nên chưa dám nói gì. Thế nên Hải mới cần AE góp ý. Diện tích nhỏ như thế chỉ thích hợp để nuôi rắn thương phẩm, vì ít vận động nên rắn mau lớn hơn, mỗi ngày Hải thay nước, dọn vệ sinh 1 lần trước lúc cho ăn, mỗi lần cho ăn khoản 3-5% trọng lượng cá thể rắn (ước lượng thôi nha).
 

Last edited by a moderator:
Rất cảm ơn sự quan tâm góp ý của nhà nông lão thành. Anh Vũ có lẽ không còn nhớ Hải.

Hải độn chuồng cũng được gần 1 năm rồi anh vũ ơi, Đầu năm 2011 mua của anh 50 con về nuôi trong chuồng lưới, bị toi thương hàn chết mất 8 con, viêm ruột già chết 4 con, 2 con chết không rõ nguyên nhân, 12 con bị nuốt chết số còn lại Hải chừa lại 16 con cái và bán 8 rắn đực, mua lại 4 con đực khác. Số rắn cái giờ đã đẻ lứa thứ hai đó anh à. Từ tháng 10/2011 Hải chuyển sang nuôi dạng chuồng có độn sơ dừa + đất tơi như đã nói.
Nhờ anh chỉ dạy lần trước (lúc Hải mua giống) nên Hải luôn giữ chuồng khô ráo, chất độn chỉ ẩm chứ không ướt anh à. 5cm lớp trên luôn khô trắng, 5cm lớp dưới thì vẫn có độ ẩm, độ ẩm bão hoà đo trên mặt chất độn là 80%. Đến hiện tại thì đàn rắn vẫn ổn, phát triển rất tốt anh à, em cũng rất vui, vấn đề anh nói em sẽ tìm cách khắc phục. Hiện tại thì mỗi lần thay lớp độn em rải một lớp vôi bột mỏng để sát khuẩn và phun thuốc diệt khuẩn định kỳ hàng tuần.
Còn về nuôi rắn ri voi thì Hải đang thử nghiệm nên chưa dám nói gì. Thế nên Hải mới cần AE góp ý. Diện tích nhỏ như thế chỉ thích hợp để nuôi rắn thương phẩm, vì ít vận động nên rắn mau lớn hơn, mỗi ngày Hải thay nước, dọn vệ sinh 1 lần trước lúc cho ăn, mỗi lần cho ăn khoản 3-5% trọng lượng cá thể rắn (ước lượng thôi nha).
Hải à thông cảm cho mình nhé, vì mình không thể nhớ hết nổi khách hàng Hải ơi. Nếu Hải độn chuồng như thế thì không cho rắn bò lên lớp đó, Ngăn là liếp vĩ tre ( gỗ) cho rắn nằm phía trên. Rắn đi phân rớt xuống lớp độn không dính rắn là được. Nhưng lớp độn ẩm quá Hải phải thay thường xuyên. Về sinh bằng mọi cách nếu mình làm được. Nhưng không thể thiếu làm cho chuồng thật khô bằng cách: Lấy đồ sấy tóc của phụ nữ, mở hết tốc độ sấy theo ngăn khe, góc, kẽ chuồng, cho đến khi nào thấy khô, bay bụi ra là được. Nếu không sấy bằng cách này, thì không thể nào tẩy được mầm bênh Hải à. Còn ri voi nuôi như thế thì mất nhiều công suất lắm, chỉ nuôi thương phẩm với số ít mà thôi. Nếu không thường xuyên vệ sinh thì ri voi sẽ bị bệnh ngay

Link: http://agriviet.com/home/threads/111628-Gop-y-ve-mo-hinh-chuong-trai-nuoi-ran-#ixzz28KkqFlIW
 
Nếu thế thì mỗi khi thay lớp độn Hải dùng dèn khò một tí là xong ngay ấy mà. Anh Vũ nghĩ sao?

Còn nuôi Ri voi thì vệ sinh hàng ngày đó anh ạ, Tuy có hơi cực nhưng thấy mấy em nó lớn nhanh mà lại ít bệnh là vui rồi, phải lấy công làm lời thôi anh à. Còn nuôi trong hồ thì nhẹ vệ sinh nhưng Hải thấy bị hao nhiều quá nên không dám làm.
 
Đèn khò coi chừng cháy đó nha ha ha ....

Hi hi. Khò thì phải cháy chứ, cháy cho chết hết vi khuẩn mà anh. Khò cho nhanh chứ sấy theo ý anh thì tốn điện không đáng ngại, ngại nhất là tốn công lắm, chuồng em thì nhỏ còn sấy được, chứ chuồng như nhiều AE rộng 6-7m2 làm sao mà sấy nổi.
À, anh Vũ cho hỏi Anh còn nuôi mô hình bán hoang dã không vậy? Và với mô hình bán hoang dã của anh thì anh sử lý mầm bệnh tồn động trông khu vực nuôi như thế nào vậy? Đừng khò như em nha, vách nhà anh đấy. Ha ha ha
 
Last edited by a moderator:
Hiện nay anh vẩn nuôi bán hoang dã như lúc Hải đến. Với mô hình này 3-4 năm anh phơi chuồng 1 năm. Phơi chuồng phải chuyển rắn đi hết, dọn sạch cỏ, để cho mưa nắng chọi vào trực tiếp đất nền, rồi đổ lên 1 lớp đất mới. Những chòi lá sàn tre gỗ anh cho hỏa thiêu hết. Rồi mới thả rắn lại như cũ
 
Hiện nay anh vẩn nuôi bán hoang dã như lúc Hải đến. Với mô hình này 3-4 năm anh phơi chuồng 1 năm. Phơi chuồng phải chuyển rắn đi hết, dọn sạch cỏ, để cho mưa nắng chọi vào trực tiếp đất nền, rồi đổ lên 1 lớp đất mới. Những chòi lá sàn tre gỗ anh cho hỏa thiêu hết. Rồi mới thả rắn lại như cũ

Nếu thế thì càn dễ cho em hơn. Hải có loại đèn tia cực tím diệt khuẩn chắc ổn, loại đèn Hải dùng diệt khuẩn cho hệ thống nước nuôi cá cảnh, Cá Tỳ Bà (Lao kiếng) to bằng cổ tay bị chiếu khoản 3h là tiêu luôn.
Theo cách anh vũ thì cứ 3-4 tháng mình sẽ dọn rắn sang chuồng khác rồi chiếu tia cực tím khoảng 8-12h có lẽ sẽ giảm đáng kể mầm bệnh trong chuồng nuôi. Khắc phục được nhược điểm của chuồng, Hải cảm ơn anh nhiều nhé!
 
Last edited by a moderator:
Sao xịt thuốc sát trùng đi bác! Loại không có gây độc cho vật nuôi đó. em thấy các trại lớn người ta cũng làm thế mà!
 
Sao xịt thuốc sát trùng đi bác! Loại không có gây độc cho vật nuôi đó. em thấy các trại lớn người ta cũng làm thế mà!

Thuốc sát trùng thì xịt định kỳ hàng tuần bạn ah. Ở đây đang bàn việc cắt đứt mầm bệnh tồn động trong chuồng sau một đợt nuôi, trước khi thả vật nuôi đợt mới. Vì chuồng xây bằng gạch nên vi khuẩn có thể chui rút sâu vào khe, kẽ, rất dễ lây cho đợt nuôi sau và về lâu dài sẽ xảy ra thành dịch.

Mong nhiều ý kiến phản biện hơn để mình sớm hoàn thiện mô hình sản xuất. Cảm ơn các bạn đã xem bài.
 
Last edited by a moderator:
Chuồng thì bác nói đã rõ, còn trại thì bác xây nhà tường hay nhà lá cho mấy chú rắn của bác vậy? Khi nắng thì có nóng quá, khi mưa thì có lạnh lẽo không bác nhỉ?
 
Chuồng thì bác nói đã rõ, còn trại thì bác xây nhà tường hay nhà lá cho mấy chú rắn của bác vậy? Khi nắng thì có nóng quá, khi mưa thì có lạnh lẽo không bác nhỉ?

Phần trại mình không nói rõ, nhưng các bạn nhìn kỹ bản vẽ phần chuồng có lẽ sẽ thấy được. Trại thì tuỳ theo điều kiện của mỗi người, khá tí thì vách xây gạch không tô, nhớ là xây chừa lỗ thông gió, theo tỉ lệ 30% lỗ thông trên 1m2 vách. Mái lợp tole, có lớp cách nhiệt nếu được xây dựng dưới bóng râm thì tốt hơn, còn ít vồn thì làm trại bằng gỗ, mái lá, vách lá cũng rất tốt, nhưng làm sao cho an toàn đề phòng kẻ trộm. Với thiết kế chuồng nuôi như trên thì chuồng được đặt cách vách trại 0.6-0.8m làm lối giao thông, đồng thời cũng là không gian cách nhiệt. Rất nhiều trại đã thất bại vì vách trại xây bằng gạch rồi tận dụng vách trại xây chuồng nuôi, khi vách trại bị nắng chiếu trực tiếp sẽ hấp thu nhiệt làm cho nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao, cả về đêm nhiệt độ trong vách vẫn còn toả ra trong chuồng. Rắn nuôi trong chuồng như thế lâu ngày sẽ sinh bệnh và chết hàng loạt. Thiết kế chuồng nuôi với lối đi bố trí như trong bản vẽ của mình nhầm mục đích ổn định nhiệt độ trong chuồng. Nếu vùng đặt trại nuôi có ẩm độ thấp có thể bố trí rảnh nước xung quanh trại, vừa là mương thu nước hở vừa tạo ẩm độ và ngăn kiến, côn trùng vào khu vực chăn nuôi.
 


Back
Top