Gửi anh chị cách sử dụng bút đo ph hiệu quả thâm canh

  • Thread starter maydoph
  • Ngày gửi
Kính chào anh em thủy canh. Hiện nay mình nhận thấy việc anh chị em hội mình sử dụng khá nhiều bút đo PH, vì mình hiện làm trong phòng lad,nên tự nhận cũng có 1 chút kiến thức ít ỏi trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hiện nay phòng lad chủ yếu sử dụng máy đo PH để bàn, sự vắng bóng bút đo PH cũng có lý do của nó. Trong bài này mình mạn phép up theo vốn hiểu biết ít ỏi đó, nếu có gì sai sót, anh chị em mình lượng thứ, vì mục đích chính của mình là để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về công cụ này. Bài viết này mang tính chất review thôi, tổng hợp từ các tài liệu khác để mình viết ngắn ngọn lại cho dễ hiểu ạ.
Cách dùng máy đo pH hiệu quả
Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước nói chung và rau nói riêng. Rau thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4, NO3, v.v… Vì vậy, sử dụng Máy đo pH để đo lường, kiểm soát và điều chỉnh môi trường nước có lợi là rất cần thiết.

Dung dịch trung hòa (độ hoạt động của các ion hiđrô cân bằng với độ hoạt động của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Máy đo PH có dạng: để bàn, cầm tay hoặc bút đo. Tùy mục đích sử dụng mà bạn nên chọn loại thiết bị đo PH phù hợp.

- Máy đo pH để bàn: chuyên dùng trong phòng thí nghiệm, tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn.

- Máy đo pH cầm tay: là một cải tiến mới về công nghệ và cách sử dụng. Với các loại máy này, người ta có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo.

- Bút đo pH: có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng mà không sợ bị thất lạc xuống lòng nước ao, hồ…khi bất cẩn. Ngoài ra với cộng đồng thủy canh thì bút đo PH được coi là sản phẩm ưu việt vì thao tác dễ sử dụng, rẻ tiền phù hợp với mục đích cá nhân.
Cách sử dụng máy đo pH hiệu quả
1. Để chuẩn máy đo, cần dùng 2 dung dịch đệm có trị số là pH 7 và pH X
+ Khi dung dịch cần đo có pH < 7, chọn pH X là pH 4
+ Nếu dung dịch cần đo có pH > 7, chọn pH X là pH 10, phép đo sẽ chính xác hơn
Tuy nhiên với bút đo cá nhân bà sử dụng tại gia đình nên chúng ta thường đo luôn dung dịch cần đo, mà không có dung dịch đệm. Vì vậy phép đo của chúng ta được coi là có sai số(mình không nói là không đúng, mà thật ra giá trị PH thật của dung dich không đúng như giá trị PH mà bút đo hiển thị)
link các bạn nên xem: Bút đo ph,ORP,EC nước - thiết bị đo #Hoàng Nguyễn

Các bước tiến hành chuẩn lần lượt như sau:
1. Bật công tác ON, Off
2.. Tháo vỏ nhựa bao đầu điện cực (lưu ý bên trong có chứa dung dịch KCl 3M. Rửa điện cực bằng nước cất. Dùng giấy thấm để thấm bớt nước đầu điện cực.

3. Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khỏang 25-30oC)- ở bước này chúng ta thường bỏ qua, 1 số bút không có chức năng đo và chỉnh nhiệt độ. Với các máy PH ở phòng thí nghiệm thường có chức năng tự bù nhiệt. Vì nhiệt độ của đầu điện cực và nhiệt độ của dung dịch cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi ion H+, nên cũng ảnh hưởng đến giá trị PH- chúng ta lại gặp sai số ở bước này:)

4.Cho điện cực vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định, chỉnh núm pH7 sao cho số đọc về trị số 7.00. Lấy điện cực ra và rửa bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực bằng giấy thấm.( vì không có dung dich đêmh PH 7, nên mọi người đã bỏ qua bước này trước khi đo)

5. Cho điện cực vào dung dịch đệm pH X ( pH 4 hay pH10) . Nếu số đọc không phải là 4.00 (hay 10.00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên máy đo là 4.00 (hay 10.00). Lấy điện cực ra và rửa điện cực bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực.( đây chinh là bước hiệu chỉnh bút đo)

6. Thực hiện lại bước 4 và 5 cho đến khi trị số hiển thị trên máy đo đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả pH7 và pH4 (hay pH10). Sau khi chuẩn, dùng máy để đo trị số pH của dung dịch muốn đo. Lưu ý : khi cho điện cực vào dung dịch, chờ trị số đo ổn định rồi mới đọc
7. Tiến hành đo dung dịch cần đo.

Cách bảo quản
- Bảo quản đầu đo: Đầu đo sau khi sử dụng được rửa bằng nước cất, thấm khô bằng giấy mềm và đưa vào ngâm liên tục trong lọ nước bảo quản. Khi mở hoặc nắp lọ nước bảo quản thì một tay giữ đầu đo và nắp còn một tay vặn lọ nước. Đầu đo luôn treo thẳng đứng để nước trong lọ bảo quản không rò rỉ. Ở bút đo PH thì điện cực đo bằng thủy tinh gắn luôn vào đầu bút đo, trong điện cực bằng thủy tinh các bạn nhìn thấy có sẵn 1 lượng chất lỏng bảo vệ điện cực, tuy nhiên các bạn khoing biết hoặc không để ý, nếu lượng chất lỏng trong đầu thủy tinh đó cạn đi va không châm thêm thì đầu điện cực sẽ bị hư do mất dần ion. Nếu nói sâu về cấu tạo điện của điện cực sẽ rất dài và khó hiểu,nói nôm na như thế này: điện cực được cấu tạo là 1 dây Ag và mạ AgCl nhúng trong dung dịch KCl, để có điện thế 0 mV. Bầu thủy tinh có 1 khe nhỏ để cho dung dịch electrolyte chảy từ từ ra môi trường đo (vì thế sau 1 thời gian phải bổ sung KClvào trong cảm biến). Việc này sẽ tạo ra sự chênh lệch H+ giữa bên trong và bên ngoài điện cực, tự đó sinh ra 1 hiệu điện thế, hiệu điện thế này sẽ tỉ lệ thuận với PH của dung dịch tính theo phương trình Nerst. Từ đó bút đo hiển thị giá trị PH trên màn hình.
Việc đo nhiều lần sẽ dẫn đến việc trao đổi ionH+ nhiều hơn, dẫn đến tuổi thọ của đầu điện cực giảm( điện cực già) và phải thay thế điện cực mới khi hết tuổi thọ.
Việc không ngâm điện cực vào dung dich KCL 3M cũng làm mất điên tích của điện cực, nói đơn giản thế này: việc ngâm điện cưc vào KCL 3M tức là vào môi trường điện tích bằng 0 là điện cực lúc này không làm việc. Còn việc để điện cực khô ngoài không khí thì điện cực liên tục làm việc( vì thực ra môi trường không khia cung phân cực và tạo điện tích) việc này làm giảm tuổi thọ của điện cực.

- Bảo quản máy: Kiểm tra và tắt công tắc về OFF. Giữ máy nơi khô mát, tránh để người khác hoặc trẻ nhỏ nghịch. Luôn quan sát và làm vệ sinh chốt của rắc và ổ cắm trên máy. Không để nước lọt vào đó sẽ làm ô xy hóa ổ cắm và rắc rất khó lau.

- Thay pin: Bật công tắc sang ON, nếu thấy màn hình hiện chữ "LOW BAT" là điện yếu, sắp phải thay pin.

Các lưu ý khi sử dụng máy đo và điện cực pH :
- Giữ sạch máy đo và đầu điện cực của máy đo để kết quả đo chính xác.
- Vì ngõ vào điện cực có trở kháng lớn, tránh cầm điện cực khi đo.
- Không sờ vào đầu điện cực, không dùng cọ hay bất cứ vật gì chùi điện cực.
- Khi di chuyển máy đo từ nơi có nhiệt độ lạnh đến nơi có nhiệt độ nóng hơn, cần chờ cho nhiệt độ máy đo cân bằng với nhiệt độ môi trường.
- Khi đo nên cho đầu điện cực vào sâu trong dung dịch ít nhất 30 mm để màng thẩm thấu tiếp xúc với dung dịch.
- Sau khi đo, rửa điện cực pH bằng nước cất, không rửa bằng dung dịch, dung môi có carbon như xăng, cồn, …
- Điện cực pH phải được bảo quản bằng cách cho vài giọt KCl 3 mol vào nắp nhựa gắn ở đầu điện cực.
- Sau khi dùng xong dung dịch chuẩn trong một cốc con, không nên dùng lại, nên đổ bỏ vì dung dịch đã kém chính xác về trị số pH
- Khi chuẩn máy đo, nếu không chỉnh được trị số pH đọc về trị số pH của dung dịch chuẩn, có thể vì các nguyên nhân : điện cực hỏng hay già, cần thay thế ; dung dịch đệm trong điện cực cạn, cần châm thêm ; dung dịch đệm trong điện cực bị nhiễm bẩn, cần thay thế bằng dung dịch 3-mol KCl mới
- Với dung dịch có nồng độ ion thấp (như nước cất, nước mưa, …), dung dịch có nồng độ ion Ag cao, thịt, sơn, giấy, đất cần dùng loại điện cực pH đặc biệt.
- Nếu điện cực phản ứng chậm hay không phản ứng đó là do điện cực bị bám bẩn, màng thẩm thấu của điện cực bị nghẽn, cần rửa điện cực bằng methyl alcohol. Nếu điện cực không phản ứng nhanh hơn, ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol HCl trong 5 phút rồi rửa bằng nước sạch, tiếp tục ngâm điện cực trong dung dịch 0,1 mol NaOH trong 5 phút và rửa lại bằng nước sạch, sau đo ngâm điện cực Máy đo pH trong dung dịch đệm pH 4 trong 10 phút trước khi đo.
- Khi mức dung dịch đệm KCl 3 mol bên trong điện cực xuống thấp hơn lỗ trên điện cực, tụt vòng nhựa hay gở nấp nhựa ra, châm thêm dung dịch KCl 3 mol cho đầy lại. Trường hợp dung dịch đệm bên trong điện cực dơ, đổi màu ta hút hết dung dịch ra. Bơm dung dịch KCl mới vào súc xong, thay dung dịch KCl 3 mol mới.i bật công tắc bên hông máy về vị trí pH. Tháo vỏ nhựa bao đầu điện cực (lưu ý bên trong có chứa dung dịch KCl 3M. Rửa điện cực bằng nước cất. Dùng giấy thấm để thấm bớt nước đầu điện cực.

3. Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khỏang 25-30oC)

4.Cho điện cực vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định, chỉnh núm pH7 sao cho số đọc về trị số 7.00. Lấy điện cực ra và rửa bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực bằng giấy thấm.

5. Cho điện cực vào dung dịch đệm pH X ( pH 4hay pH10) . Nếu số đọc không phải là 4.00 (hay 10.00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên máy đo là 4.00 (hay 10.00). Lấy điện cực ra và rửa điện cực bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực.

6. Thực hiện lại bước 4 và 5 cho đến khi trị số hiển thị trên máy đo đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả pH7 và pH4 (hay pH10). Sau khi chuẩn, dùng máy để đo trị số pH của dung dịch muốn đo. Lưu ý : khi cho điện cực vào dung dịch, chờ trị số đo ổn định rồi mới đọc giá trị.
Phần kết luận mình vẫn đang để mở, việc sử dụng như thế nào cho đúng,,cho chính xác thì đax trình bày ở trên. Việc sắm 1 bút đo PH mà k sắm dung dịch chuẩn PH5. PH10 sẽ làm sai số của bút đo khá lớn, thậm chí được coi là không đáng tin cậy:). Trân trọng!
website : www.maydoph.info
 


File đính kèm

  • IMG_0167.jpg
    IMG_0167.jpg
    51.4 KB · Lượt xem: 3.941


Back
Top