Hành động đập nát hoa chiều 30 Tết là sự hằn học

Kinh tế thị trường là sự lựa chọn, không ai có quyền bắt buộc hay mong muốn người tiêu dùng phải mua sắm Tết, và càng phi lý khi yêu cầu họ phải mua hoa trước phiên chợ 30.

Chiều 30 Tết, khi buổi chợ cuối cùng của năm chuẩn bị kết thúc cũng là lúc mạng xã hội xuất hiện hàng loạt chia sẻ cảm thông, thương xót người bán hoa Tết vì cảnh họ đập đổ, vứt bỏ hàng trăm giỏ cúc, vạn thọ, mào gà… đang rực rỡ để trả lại mặt bằng các công viên trung tâm TP.HCM phục vụ người dân vui chơi Tết theo quy định.

Câu chuyện “ăn không được thì đập đổ” với hoa Tết, đủ cho thấy những người làm kinh doanh với tâm lý lạc hậu, ăn dày ở khâu trung gian, đẩy phần thiệt cho người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.

Thà đập đổ chứ không bán rẻ, cho không
Theo quy định của UBND TP.HCM, đúng 12h trưa 30 tháng Chạp, tất cả những chợ hoa khu trung tâm phải trả lại mặt bằng cho thành phố chuẩn bị đón Tết. Chính vì vậy mà buổi chợ Tết cuối cùng, nhiều gian hàng, nhất là các loại hoa trái thường có tâm lý bán giảm giá đến mức thấp nhất có thể, để dọn hàng, để trả lại mặt bằng.

Sau buổi chợ Tết trưa hôm qua, tại chợ hoa Công viên 23/9 (quận 1) còn rất đông người dân đổ về với hy vọng mua được hoa giá rẻ. Tuy nhiên những người bán quyết không hạ giá mà đợi đến giờ dẹp hàng thì cùng đập bỏ, cắt gốc để đưa lên xe vận chuyển rác. Nếu tâm lý chung của một số người mua là đợi cuối phiên để mua được giá rẻ thì người bán quan niệm thà đập bỏ chứ không bán rẻ, không tạo tâm lý ỷ lại, năm nào cũng đợi sát giờ để mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng.

hoa_tet_4.jpg

Những chậu hoa đẹp một số được vận chuyển đi nơi khác tiếp tục bán trong chiều 30 Tết, một số bị vứt bỏ không thương tiếc. Ảnh: Tùng Tin.

Anh Nguyễn Văn Hải, một tiểu thương đang đập bỏ hoa nói rằng dù rất tiếc anh vẫn phải tự tay đập bỏ những chậu hoa của mình.

“Mình làm vậy để năm sau người ta không chờ để lấy về xài miễn phí. Dù là thương lái cũng mất công, mất của chứ có phải đi xin về bán đâu mà nhiều người lại nghĩ đợi đến giờ chót để ép giá, lấy không. Mình thà lỗ để năm sau còn có đường làm ăn”, anh Hải nói.

Tình hình cũng diễn ra tương tự tại công viên Gia Định (Phú Nhuận). Các loại hoa, cây cảnh đều bị đập bỏ, thậm chí nhiều cây đào có giá 4-5 triệu đồng nhưng vẫn bị đập hỏng, chặt làm đôi…

Hơn 1000 chậu hoa thành rác trưa 30 Tết Một hộ kinh doanh đến TP.HCM từ Sa Đéc, Đồng Tháp quyết định đổ bỏ hơn 1.000 chậu hoa cúc vàng do không bán được, trưa 30 Tết tại công viên 23/9.
Thậm chí, một hộ kinh doanh hoa đến từ Đồng Tháp đã đổ bỏ luôn hơn 1.000 chậu hoa cúc vàng. Giá trị hàng hóa hàng chục triệu đồng bỗng chốc "hóa thành" rác để công nhân đô thị dọn đi.

Một dạng đánh vào tâm lý ngày Tết xài thả ga để làm giá
Thực tế, chuyện đập đổ, vứt bỏ hoa ế với quan niệm để năm sau người mua không có tâm lý chờ sát giao thừa đi mua hoa Tết giá rẻ đã diễn ra từ những năm trước, không còn lạ với người quan sát thị trường. Và đặc biệt, cũng chính những người đập bỏ hoa chiều 30 Tết năm ngoái tiếp tục diễn lại hành động này trong năm nay, cũng tại các vị trí bán hoa ở trung tâm thành phố như Công viên 23/9, Công viên Gia Định, Lê Văn Tám…

Anh Hải Hồ ở quận Tân Bình, chia sẻ anh thấy bức xúc khi coi clip người bán chặt phá hoa vứt rác thay vì bán rẻ cho người mua cuối phiên chợ. Người bán cũng có lý riêng của họ nhưng việc chặt phá, vứt bỏ hoa như vậy anh cho rằng mình không chấp nhận.

Chiều 30, anh dạo một vòng khu vực bán cây cảnh quận 10 mới vỡ ra vấn đề. Việc thương lái thà đổ bỏ còn hơn bán rẻ chỉ là hiện tượng cục bộ ở khu vực trung tâm Sài Gòn. Do quy định đúng 12h phải bàn giao lại mặt bằng nên mới nảy sinh hiện tượng người dân chờ đến chờ G đi mua nhằm mua được hoa với giá rẻ nhất.

hoa_tet_3.jpg

Hai người đàn ông bán hoa vạn thọ, hoa hướng dương thẳng tay đập bỏ hàng chục chậu hoa bán ế trưa 30 Tết. Ảnh: Tùng Tin.

Những khu vực như công viên Lê Thị Riêng hay đường hoa Thành Thái, Lý Thường Kiệt (quận 10) người bán không chịu áp lực về thời gian nên mọi giao dịch cứ trên quan điểm thuận mua vừa bán dù đã gần cuối chiều.

Cũng theo anh Hải Hồ, việc người bán phá bỏ hoa mấy năm nay và nay tiếp tục tái diễn chứng tỏ họ đã lường trước được rủi ro hoa ế và tất cả đã được tính vào giá thành để không bị thua lỗ. Thế nên mọi người không cần phải khóc giùm cho người bán khi chứng kiến chính họ đập bỏ tài sản của mình rồi lên án người đi mua hoa ngày 30 Tết như là "tội đồ" của nền kinh tế.

“Cách làm của họ ở góc độ người kinh doanh có thể hợp lý, nhằm không tái diễn hiện tượng khách chờ mua giá rẻ ở những năm sau. Tuy nhiên, về tình thì tàn nhẫn và lãng phí. Tại sao các tổ chức như hội từ thiện hay đoàn thanh niên không làm đầu mối, đứng ra thu gom hoa tại các chợ hoa sau 12h để mang đến tặng cho các trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão”, anh Hồ nêu quan điểm.

Anh Nguyễn Tiến Tường, phóng viên một tờ báo kinh tế, cũng đồng tình quan điểm này. Anh Tường nói mình rất bức xúc khi thấy nhiều người tỏ ra cổ suý cho việc các chủ buôn vùi dập, đạp đổ các chậu hoa.

“Người chăm chút ra hoa sẽ không bao giờ làm việc này mà chỉ có thương lái kinh doanh ở khâu trung gian. Hãy nhìn kỹ những nhát chém ấy. Đó không phải là sự thất vọng, đó là thứ bạo lực hằn học rất vụ lợi. Nếu hoa ế, chỗ của nó có thể là chùa, trường học, trại trẻ hoặc bất cứ đâu có thể điểm trang. Rõ ràng là họ đang thể hiện thái độ ăn không được thì đạp đổ chứ không phải thất vọng vì chuyện mua bán”, anh Tường nói.

Anh cũng cho rằng không ai có quyền trách hay ép người mua phải mua bán vào lúc nào, vì họ được quyền lựa chọn thời điểm hàng hoá có giá trị thật để mua.

“Thật ngây thơ nếu chúng ta nghĩ rằng hành động người dân mua hoa ngày 30 Tết sẽ gây hại cho nhà vườn. Nhà vườn đã chốt sổ với thương lái từ lâu. Và một bông hoa từ vườn lên thành phố, qua nhiều tầng nấc trung gian, đã bị đẩy giá lên hàng chục lần”, anh Tường nói thêm.

Người Việt có tâm lý làm lụng cả năm và thường xông xênh chi xài vào ngày Tết. Điều này lâu nay đã giúp các chủ buôn làm giá với sản phẩm, hàng hóa Tết, nhất là các mặt hàng khó định giá thật, như hoa kiểng, mặt hàng trang trí… Do vậy mà việc đập bỏ vài chậu hoa ế sẽ chẳng thấm tháp gì số lời họ đã bỏ túi trước.

Ai là người mua hoa chiều 30 Tết
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, anh Duy Khanh, một công dân ở TP.HCM nói mình có hơn 35 năm đón Tết Sài Gòn và thấy việc đập bỏ hoa ngày 30 Tết là hành động không thể chấp nhận.

hoa_tet.jpg

Người bán quan niệm thà vứt bỏ hoa chứ không bán rẻ, tạo tâm lý cho người mua năm sau cũng chờ mua hàng giá rẻ. Ảnh: Tùng Tin.

“Tôi có trên 35 năm ở đất Sài thành này, chưa bao giờ thấy tình cảnh như ngày hôm nay. Trước đây, chợ hoa Nguyễn Huệ khi người bán đã thấy người mua ít, giờ G gần điểm, họ để yên đó, âm thầm tháo lui về nhà. Ai muốn thì nhặt về chưng, còn không thì bên vệ sinh họ dọn, thế là xong. Thời nay, sao lại có lối nghĩ chỉ trích người mua mà không hề suy luận logic theo kinh tế thị trường. Thử đặt câu hỏi ai sẽ là người mua hoa ngày 30 Tết?

Người dân TP.HCM đến hết 28 tháng Chạp mới được nghỉ Tết. Các công việc ưu tiên của họ trong thời gian ngắn ngủi của dịp chuẩn bị trước kỳ nghỉ này chắc chắn không phải là mua hoa. Hơn nữa với nhiều gia đình, hoa một phần đã được biếu tặng, phần khác có hoa kiểng những năm trước gửi nhà vườn, giờ chỉ thêm một ít hoa khác để cúng, do vậy họ đã lo trước đó rồi.

TP.HCM rất đông là người nhập cư. Phần lớn họ đã về quê ăn Tết, nên không có nhu cầu mua hoa. Số người có tiền thì cũng thu xếp đâu và đó để trang hoàng nhà cửa, sáng 30 đi chợ mua đồ nấu nướng cúng rước ông bà. Như vậy, chỉ còn một số gia đình nghèo, hoặc tiết kiệm do thời buổi khó khăn phải vun vén trước sau mới tính chuyện mua hoa trong thời khắc đó, sao cho phù hợp túi tiền. Như vậy sao lại nghĩ họ xấu, ăn quỵt, ép giá chờ mua hàng rẻ?

"Ứng xử với sản phẩm của mình như cách trút hết những thù hằn trong tâm trí vô minh, hay đổ lỗi là không chấp nhận được. Bán không được như ý là do cung vượt cầu, không nắm bắt nhu cầu của thị trường", anh Khanh nói.

Anh Khanh nói chuyện mua bán nên để thị trường tự quyết, đừng đổ cho người mua. Tết là ngày vui, hãy để mọi người có cảm nhận Tết riêng theo cách thư thái và bình an của họ.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển thì nói mình đi mua hoa ngày 27 tháng Chạp và có quan sát thị trường, thấy nhu cầu về hoa năm nay giảm hẳn. Với ông, kinh tế thị trường là sự chọn lựa. Nếu người ta dư thì mua hoa chưng Tết, còn bị buộc phải chi thứ khác thì chắc chắn họ giảm mua hoa. Việc đập bỏ là quyền của chủ hàng nhưng chuyện trách cứ khách mua ngày 30 mà không mua vào 26, 27 Tết là quá vô lý.

Hà Yên Hành động đập nát hoa chiều 30 Tết là sự hằn học 'không ăn thì đạp đổ'
 


N
Cung ngập mặt Cầu, năm nay bỏ thì năm sau vẫn phải bỏ
Nếu không biết nhìn thị trường thì vẫn phải đập bỏ
Trách mình trồng nhiều quá chứ tự nhiên bắt lỗi người mua
bài viết đúng ý tôi
thank
 
cung cầu cái gì...!?
thuê mướn mặt bằng bao nhiêu tiền? chi phí vận chuyển ? rồi chung chi các kiểu nữa?
lãi được 3 phần nhưng chi hết mịa 2,9 rồi.
dân cũng khổ - có dám mua sắm tết đâu...
 
Người viết bài có đi khảo sát được giá trị thực của chậu hoa tết lên đến sài gòn là bao nhiêu chi phí, bao nhiêu tiền chưa mà viết như thánh thế. Chắc chỉ ngồi bàn giấy, hay cũng là tâm lý đợi hàng rẻ hàng sổ rồi mua. Ông mua được chậu hoa 50k chắc gì ông biết giá nó lên tới sài gòn là bao nhiêu mà nói giá bị đẩy lên, nào là trung gian.
 
Mặt hàng nào giá cũng bị đẩy lên, không riêng gì bông và cây cảnh. Đó là quy luật của buôn bán.

Thế nhưng, khi mình ế hàng, sao không làm phúc mà cho người nghèo? Mình không ăn được, thì cho chứ? Sao lòng dạ ác độc đến thế? Người có tiền, họ chẳng đợi đến lúc rẻ mới mua. Mặt khác, tàn phá bông cảnh, là phá hoại tài sản XHCN, phạm pháp, không tiếc công người trồng vất vả bao tháng ngày.

Tôi đề nghị ra pháp luật, bắt phạt tiền những người phá bông và cây cảnh, với số tiền gấp đôi giá trị thấp nhất của nó khi còn bán trên chợ. Nếu cho, thì thôi phạt.
 
H
Dân mình trồng ra được chậu hoa có thể nói là bỏ ra biết bao nhiêu công sức và thời gian.., khi mà họ đập bỏ như vậy thì họ cũng xót lắm chứ, nhưng mà người trồng hoa họ làm như vậy chỉ để năm sau với hy vọng họ sẽ bán được sớm hơn. Tôi rất cảm thông và cảm ơn những người trồng hoa đã đem lại những chậu hoa cũng như cành hoa để làm nên mùa xuân thật vui tươi và hạnh phúc.
 

Mặt hàng nào giá cũng bị đẩy lên, không riêng gì bông và cây cảnh. Đó là quy luật của buôn bán.

Thế nhưng, khi mình ế hàng, sao không làm phúc mà cho người nghèo? Mình không ăn được, thì cho chứ? Sao lòng dạ ác độc đến thế? Người có tiền, họ chẳng đợi đến lúc rẻ mới mua. Mặt khác, tàn phá bông cảnh, là phá hoại tài sản XHCN, phạm pháp, không tiếc công người trồng vất vả bao tháng ngày.

Tôi đề nghị ra pháp luật, bắt phạt tiền những người phá bông và cây cảnh, với số tiền gấp đôi giá trị thấp nhất của nó khi còn bán trên chợ. Nếu cho, thì thôi phạt.
Chào bác anhmytran!
Chắc bác chưa bao giờ là người trong cuộc nên bác mới phát biểu như vậy.
Cách đây 23 năm tức là 1995 ấy chứ không phải 2-3 năm, tôi là người trong cuộc tại đất Quy Nhơn nè bác.
Hoa cúc và mãn đình hồng năm đó nếu ai mua phải giờ 30 tết thì dính 1 là hoa bị tưới nước muối, 2 là hoa bị cắt gốc.
Không phải mình chơi ác mà đúng với câu "tiền nào của nấy"
Bác cứ nghĩ 1 chậu hoa ra chợ thì được ươm giống trước đó 4.5 tháng, 100 chậu thì canh hoa đúng ngày được 90% đã là hay rồi, rồi 90 chậu đó lại có khoảng 20% là không tròn tán, nấm rầy ....vậy thì cái chậu hoa mà ra chợ để hợp nhãn của bác nó mang bao nhiêu mồ hôi và tiền của của nhà vườn bác có biết không!??? Mà bác mạnh miệng thế, nào là từ thiện nào là làm phúc...bala bala
Bởi tôi từng là người tronv cuộc nên tôi hiểu rất rõ sự việc này nên mạo muội vài dòng gửi bác.
Chào bác!
 
I
Người mua có quyền mua giờ chót ngày 30 Tết.
Người bán cũng có quyền đập bỏ hoa của mình.
Thuận mua vừa bán. Quy luật thị trường khắc nghiệt là vậy.
Đừng vội phê phán người này người kia khi không ở hoàn cảnh của họ.
 
Chào bác anhmytran!
Chắc bác chưa bao giờ là người trong cuộc nên bác mới phát biểu như vậy.
Cách đây 23 năm tức là 1995 ấy chứ không phải 2-3 năm, tôi là người trong cuộc tại đất Quy Nhơn nè bác.
Hoa cúc và mãn đình hồng năm đó nếu ai mua phải giờ 30 tết thì dính 1 là hoa bị tưới nước muối, 2 là hoa bị cắt gốc.
Không phải mình chơi ác mà đúng với câu "tiền nào của nấy"
Bác cứ nghĩ 1 chậu hoa ra chợ thì được ươm giống trước đó 4.5 tháng, 100 chậu thì canh hoa đúng ngày được 90% đã là hay rồi, rồi 90 chậu đó lại có khoảng 20% là không tròn tán, nấm rầy ....vậy thì cái chậu hoa mà ra chợ để hợp nhãn của bác nó mang bao nhiêu mồ hôi và tiền của của nhà vườn bác có biết không!??? Mà bác mạnh miệng thế, nào là từ thiện nào là làm phúc...bala bala
Bởi tôi từng là người tronv cuộc nên tôi hiểu rất rõ sự việc này nên mạo muội vài dòng gửi bác.
Chào bác!
Thì ra bạn không hiểu tôi đã viết:

" không tiếc công người trồng vất vả bao tháng ngày."
 
K
Tài sản của tôi thì tôi có quyền đập bỏ. Tội với lỗi cái gì. 10 người comment thì hết 9 là tâm lý 1 bên rồi.
Người mua có quyền đợi giá rẻ hoặc trả giá, ép giá. Người bán có quyền giữ giá, cho không hoặc đập bỏ.
 
I
Hình như mấy bác nhầm ai thì phải, vì mình nghỉ trồng đồ hàng bông lâu rồi.
Trồng với lương tâm của mình, không xịt thuốc cỏ, không thuốc trừ sâu hóa học, không thuốc dưỡng trái, bóng trái, hạn chế phân vô cơ, chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và dùng tối đa phân hữu cơ... thì quả thật sản phẩm làm ra bán không bằng giá đồ xịt thuốc từa lưa. Ra chợ đầu mối Hóc Môn bị vựa chê lên chê xuống do hàng mẫu mã xấu, không bắt mắt. Nản.
Ông hàng xóm tui trồng khổ qua Tết. Sáng xịt. Chiều xịt. Tết này hốt bạc luôn.
Ai giàu với cách đó thì thây kệ. Tui an phận chiều chiều ra suối cắm câu ngó mây nước....
 
T
Thị trường là vậy, thà ko bán chứ ko bao giờ bán rẻ, nhưng phá bỏ một cách tàn bạo như vậy thì thật thiếu văn hóa.
 
H
Kinh tế thị trường là sự lựa chọn, không ai có quyền bắt buộc hay mong muốn người tiêu dùng phải mua sắm Tết, và càng phi lý khi yêu cầu họ phải mua hoa trước phiên chợ 30.

Chiều 30 Tết, khi buổi chợ cuối cùng của năm chuẩn bị kết thúc cũng là lúc mạng xã hội xuất hiện hàng loạt chia sẻ cảm thông, thương xót người bán hoa Tết vì cảnh họ đập đổ, vứt bỏ hàng trăm giỏ cúc, vạn thọ, mào gà… đang rực rỡ để trả lại mặt bằng các công viên trung tâm TP.HCM phục vụ người dân vui chơi Tết theo quy định.

Câu chuyện “ăn không được thì đập đổ” với hoa Tết, đủ cho thấy những người làm kinh doanh với tâm lý lạc hậu, ăn dày ở khâu trung gian, đẩy phần thiệt cho người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.

Thà đập đổ chứ không bán rẻ, cho không
Theo quy định của UBND TP.HCM, đúng 12h trưa 30 tháng Chạp, tất cả những chợ hoa khu trung tâm phải trả lại mặt bằng cho thành phố chuẩn bị đón Tết. Chính vì vậy mà buổi chợ Tết cuối cùng, nhiều gian hàng, nhất là các loại hoa trái thường có tâm lý bán giảm giá đến mức thấp nhất có thể, để dọn hàng, để trả lại mặt bằng.

Sau buổi chợ Tết trưa hôm qua, tại chợ hoa Công viên 23/9 (quận 1) còn rất đông người dân đổ về với hy vọng mua được hoa giá rẻ. Tuy nhiên những người bán quyết không hạ giá mà đợi đến giờ dẹp hàng thì cùng đập bỏ, cắt gốc để đưa lên xe vận chuyển rác. Nếu tâm lý chung của một số người mua là đợi cuối phiên để mua được giá rẻ thì người bán quan niệm thà đập bỏ chứ không bán rẻ, không tạo tâm lý ỷ lại, năm nào cũng đợi sát giờ để mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng.

hoa_tet_4.jpg

Những chậu hoa đẹp một số được vận chuyển đi nơi khác tiếp tục bán trong chiều 30 Tết, một số bị vứt bỏ không thương tiếc. Ảnh: Tùng Tin.

Anh Nguyễn Văn Hải, một tiểu thương đang đập bỏ hoa nói rằng dù rất tiếc anh vẫn phải tự tay đập bỏ những chậu hoa của mình.

“Mình làm vậy để năm sau người ta không chờ để lấy về xài miễn phí. Dù là thương lái cũng mất công, mất của chứ có phải đi xin về bán đâu mà nhiều người lại nghĩ đợi đến giờ chót để ép giá, lấy không. Mình thà lỗ để năm sau còn có đường làm ăn”, anh Hải nói.

Tình hình cũng diễn ra tương tự tại công viên Gia Định (Phú Nhuận). Các loại hoa, cây cảnh đều bị đập bỏ, thậm chí nhiều cây đào có giá 4-5 triệu đồng nhưng vẫn bị đập hỏng, chặt làm đôi…

Hơn 1000 chậu hoa thành rác trưa 30 Tết Một hộ kinh doanh đến TP.HCM từ Sa Đéc, Đồng Tháp quyết định đổ bỏ hơn 1.000 chậu hoa cúc vàng do không bán được, trưa 30 Tết tại công viên 23/9.
Thậm chí, một hộ kinh doanh hoa đến từ Đồng Tháp đã đổ bỏ luôn hơn 1.000 chậu hoa cúc vàng. Giá trị hàng hóa hàng chục triệu đồng bỗng chốc "hóa thành" rác để công nhân đô thị dọn đi.

Một dạng đánh vào tâm lý ngày Tết xài thả ga để làm giá
Thực tế, chuyện đập đổ, vứt bỏ hoa ế với quan niệm để năm sau người mua không có tâm lý chờ sát giao thừa đi mua hoa Tết giá rẻ đã diễn ra từ những năm trước, không còn lạ với người quan sát thị trường. Và đặc biệt, cũng chính những người đập bỏ hoa chiều 30 Tết năm ngoái tiếp tục diễn lại hành động này trong năm nay, cũng tại các vị trí bán hoa ở trung tâm thành phố như Công viên 23/9, Công viên Gia Định, Lê Văn Tám…

Anh Hải Hồ ở quận Tân Bình, chia sẻ anh thấy bức xúc khi coi clip người bán chặt phá hoa vứt rác thay vì bán rẻ cho người mua cuối phiên chợ. Người bán cũng có lý riêng của họ nhưng việc chặt phá, vứt bỏ hoa như vậy anh cho rằng mình không chấp nhận.

Chiều 30, anh dạo một vòng khu vực bán cây cảnh quận 10 mới vỡ ra vấn đề. Việc thương lái thà đổ bỏ còn hơn bán rẻ chỉ là hiện tượng cục bộ ở khu vực trung tâm Sài Gòn. Do quy định đúng 12h phải bàn giao lại mặt bằng nên mới nảy sinh hiện tượng người dân chờ đến chờ G đi mua nhằm mua được hoa với giá rẻ nhất.

hoa_tet_3.jpg

Hai người đàn ông bán hoa vạn thọ, hoa hướng dương thẳng tay đập bỏ hàng chục chậu hoa bán ế trưa 30 Tết. Ảnh: Tùng Tin.

Những khu vực như công viên Lê Thị Riêng hay đường hoa Thành Thái, Lý Thường Kiệt (quận 10) người bán không chịu áp lực về thời gian nên mọi giao dịch cứ trên quan điểm thuận mua vừa bán dù đã gần cuối chiều.

Cũng theo anh Hải Hồ, việc người bán phá bỏ hoa mấy năm nay và nay tiếp tục tái diễn chứng tỏ họ đã lường trước được rủi ro hoa ế và tất cả đã được tính vào giá thành để không bị thua lỗ. Thế nên mọi người không cần phải khóc giùm cho người bán khi chứng kiến chính họ đập bỏ tài sản của mình rồi lên án người đi mua hoa ngày 30 Tết như là "tội đồ" của nền kinh tế.

“Cách làm của họ ở góc độ người kinh doanh có thể hợp lý, nhằm không tái diễn hiện tượng khách chờ mua giá rẻ ở những năm sau. Tuy nhiên, về tình thì tàn nhẫn và lãng phí. Tại sao các tổ chức như hội từ thiện hay đoàn thanh niên không làm đầu mối, đứng ra thu gom hoa tại các chợ hoa sau 12h để mang đến tặng cho các trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão”, anh Hồ nêu quan điểm.

Anh Nguyễn Tiến Tường, phóng viên một tờ báo kinh tế, cũng đồng tình quan điểm này. Anh Tường nói mình rất bức xúc khi thấy nhiều người tỏ ra cổ suý cho việc các chủ buôn vùi dập, đạp đổ các chậu hoa.

“Người chăm chút ra hoa sẽ không bao giờ làm việc này mà chỉ có thương lái kinh doanh ở khâu trung gian. Hãy nhìn kỹ những nhát chém ấy. Đó không phải là sự thất vọng, đó là thứ bạo lực hằn học rất vụ lợi. Nếu hoa ế, chỗ của nó có thể là chùa, trường học, trại trẻ hoặc bất cứ đâu có thể điểm trang. Rõ ràng là họ đang thể hiện thái độ ăn không được thì đạp đổ chứ không phải thất vọng vì chuyện mua bán”, anh Tường nói.

Anh cũng cho rằng không ai có quyền trách hay ép người mua phải mua bán vào lúc nào, vì họ được quyền lựa chọn thời điểm hàng hoá có giá trị thật để mua.

“Thật ngây thơ nếu chúng ta nghĩ rằng hành động người dân mua hoa ngày 30 Tết sẽ gây hại cho nhà vườn. Nhà vườn đã chốt sổ với thương lái từ lâu. Và một bông hoa từ vườn lên thành phố, qua nhiều tầng nấc trung gian, đã bị đẩy giá lên hàng chục lần”, anh Tường nói thêm.

Người Việt có tâm lý làm lụng cả năm và thường xông xênh chi xài vào ngày Tết. Điều này lâu nay đã giúp các chủ buôn làm giá với sản phẩm, hàng hóa Tết, nhất là các mặt hàng khó định giá thật, như hoa kiểng, mặt hàng trang trí… Do vậy mà việc đập bỏ vài chậu hoa ế sẽ chẳng thấm tháp gì số lời họ đã bỏ túi trước.

Ai là người mua hoa chiều 30 Tết
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, anh Duy Khanh, một công dân ở TP.HCM nói mình có hơn 35 năm đón Tết Sài Gòn và thấy việc đập bỏ hoa ngày 30 Tết là hành động không thể chấp nhận.

hoa_tet.jpg

Người bán quan niệm thà vứt bỏ hoa chứ không bán rẻ, tạo tâm lý cho người mua năm sau cũng chờ mua hàng giá rẻ. Ảnh: Tùng Tin.

“Tôi có trên 35 năm ở đất Sài thành này, chưa bao giờ thấy tình cảnh như ngày hôm nay. Trước đây, chợ hoa Nguyễn Huệ khi người bán đã thấy người mua ít, giờ G gần điểm, họ để yên đó, âm thầm tháo lui về nhà. Ai muốn thì nhặt về chưng, còn không thì bên vệ sinh họ dọn, thế là xong. Thời nay, sao lại có lối nghĩ chỉ trích người mua mà không hề suy luận logic theo kinh tế thị trường. Thử đặt câu hỏi ai sẽ là người mua hoa ngày 30 Tết?

Người dân TP.HCM đến hết 28 tháng Chạp mới được nghỉ Tết. Các công việc ưu tiên của họ trong thời gian ngắn ngủi của dịp chuẩn bị trước kỳ nghỉ này chắc chắn không phải là mua hoa. Hơn nữa với nhiều gia đình, hoa một phần đã được biếu tặng, phần khác có hoa kiểng những năm trước gửi nhà vườn, giờ chỉ thêm một ít hoa khác để cúng, do vậy họ đã lo trước đó rồi.

TP.HCM rất đông là người nhập cư. Phần lớn họ đã về quê ăn Tết, nên không có nhu cầu mua hoa. Số người có tiền thì cũng thu xếp đâu và đó để trang hoàng nhà cửa, sáng 30 đi chợ mua đồ nấu nướng cúng rước ông bà. Như vậy, chỉ còn một số gia đình nghèo, hoặc tiết kiệm do thời buổi khó khăn phải vun vén trước sau mới tính chuyện mua hoa trong thời khắc đó, sao cho phù hợp túi tiền. Như vậy sao lại nghĩ họ xấu, ăn quỵt, ép giá chờ mua hàng rẻ?

"Ứng xử với sản phẩm của mình như cách trút hết những thù hằn trong tâm trí vô minh, hay đổ lỗi là không chấp nhận được. Bán không được như ý là do cung vượt cầu, không nắm bắt nhu cầu của thị trường", anh Khanh nói.

Anh Khanh nói chuyện mua bán nên để thị trường tự quyết, đừng đổ cho người mua. Tết là ngày vui, hãy để mọi người có cảm nhận Tết riêng theo cách thư thái và bình an của họ.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển thì nói mình đi mua hoa ngày 27 tháng Chạp và có quan sát thị trường, thấy nhu cầu về hoa năm nay giảm hẳn. Với ông, kinh tế thị trường là sự chọn lựa. Nếu người ta dư thì mua hoa chưng Tết, còn bị buộc phải chi thứ khác thì chắc chắn họ giảm mua hoa. Việc đập bỏ là quyền của chủ hàng nhưng chuyện trách cứ khách mua ngày 30 mà không mua vào 26, 27 Tết là quá vô lý.

Hà Yên Hành động đập nát hoa chiều 30 Tết là sự hằn học 'không ăn thì đạp đổ'
Cho phép em có đôi lời về hành động đập bỏ hoa chiều 30 tết :
Em cũng là một người bán bông tết nhưng có khác là em không mua đi bán lại mà chính mình trồng và chăm sóc từ khi gieo giống qua nhiều tháng trời chăm sóc và nuôi dưỡng để cho hoa mình thật đẹp để đem ra thị trường nếu để mà đập bỏ như thế thì lương tâm mình là người trồng hoa em nghỉ không ai nở lòng chà đạp lên những chậu hoa mà mình đã chăm sóc cho dù có bán được giá hay không được giá thì em cũng bán cho hết,
Còn về khía cạnh người mua hoa, không ai muốn để đến chiều 30 mới đi mua vì lúc đó không còn hoa đẹp nữa những người mua trước đó đã lựa những chậu hoa tốt nhất rồi. Chẳng qua vì dk kinh tế không cho phép nên mới như thế mà thôi em rất đồng cảm về vấn đề này và khi bán mình cũng không cứng nhắc quá về lợi nhuận có thể mình giảm lợi nhuận mình xuống có khi bằng giá sản xuất nhưng mình được niềm vui là tất cả mọi người có dk cũng như những người lao động khó kgan về tài chính vẫn có những chậu hoa mà mình thích để đón một mùa xu6an ấm áp và vui vẻ.
 
Người nông dân không bao giờ chặt phá cây trồng. Người chặt phá cây chỉ là người buôn bán, không có lòng yêu cây, và họ không có thể thấu hiểu một nhánh lá, một bông hoa là bao mồ hôi công sức mới có.

Tôi trồng bông, trồng rau, trồng trái, tôi không ăn hết, tôi cắt xén gói bọc rất đẹp rồi đem đi cho, không nỡ lòng nào giục vào thùng rác.

Bạn nào nói, của tôi, tôi có quyền đập phá. Câu đó nói ở giữa những người độc ác thôi. Nói với người lương thiện, thì họ ghê tởm. Thử đốt cháy nhà của mình coi? Cảnh sát sẽ còng tay cho sộ khám luôn.
 
G
chỉ tội người nông dân trồng hoa và người tiêu dùng mua giá cắt cổ
 
C
đau sót thật
mất bao nhiêu tiền mà lại không có ai mua
chỉ khổ người buôn thôi.
 


Back
Top