Hạt giống từ đâu ?

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Chào Các Bạn Thân Mến !
Hôm nay mình có 1 chủ đề thắc mắc muốn tham khảo các Bạn về hạt giống :
Mình đọc trên những phương tiện thông tin đại chúng thấy có rất nhiều vườn ươm hoặc đại lý quảng cáo là chuyên cung cấp cây giống này cây giống nọ ....uy tín , nhiều năm kinh nghiệm .... mình có thắc mắc không biết là họ lấy hạt ươm cây từ nguồn nào . giả sử như bơ sáp , xoài cát hòa lộc , sầu riêng thái ... Mà hình như bà con ta có thói quen là khi muốn thay đổi giống cây trồng hay muốn mua thêm trồng thử giống mới thì chỉ quan tâm phần ngọn là chính . Ông bà ta tường nói " mua heo chọn nái , cưới gái chọn dòng " . Thế vì lý do gì mà không có thông tin về hạt giống mà chỉ có thông tin phần ngọn ( bo ghép ) . Không lẻ dân trí mình thấp dữ vậy sao ?
 


Dân trí cao, nếu có bằng Doctor về nông nghiệp ở nước ngoài mà về
Việtnam làm vườn, thì cũng đến thế thôi. Phải như bạn, bạn làm thế
nào?
 
Hạt giống từ ....

Chào Bạn ! theo mình thì ít nhất các vườn ươm họ phải tự biết là mình chưa làm đúng và đủ phẩm chất để từ đó họ sẻ có giải pháp toàn diện hơn . Ở Ta có thể hiện nay chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy trình , nhưng mình có thể dựa vào nền văn minh của thế giới bên ngoài , ( ví dụ giống Bơ GEM xuất sắc của Nam Phi " hơn cả chất lượng Bơ Hass họ có nhà máy chế biến Trái Bơ mổi năm cả trăm ngàn tấn thì đặt hàng thu mua hạt giống từ nhà máy của họ , Còn hạt gốc Cam quýt thì ở Mỹ , Úc họ bán đầy từ các công ty , viện nghiên cứu cung cấp giống cây trồng đủ loại , Hạt sầu riêng kháng Phytothora thì ở Indo ....) Theo mình có lẻ họ chưa hiểu hết những tính năng của công tác tạo giống mà chỉ cố ăn xổi ở thì thôi . Thời buổi truyền thông tốc độ này thì đâu có khó khăn gì nhiều , đâu phải cứ chờ Viện này , Tổng nọ , Bộ kia mà ngay chính tự thân phải vượt lên chính mình mới có thể phát triển được .
Nước có nguồn , cây có cội " câu nói này ngay cả các em hs tiểu học củng nằm lòng thế mà lâu nay mọi người chỉ nghỉ phần ngọn thôi chẳng quan tâm đến cội rể thì làm sao mà bền vững được . Bạn nghỉ có phải không ?
 
Last edited by a moderator:
2 câu chuyện

Mình có 2 câu chuyện mong muốn chia sẻ với các bạn .
Chuyện thư 1 : Mình có cô em vợ , cô ấy đang mang thai vừa rồi cô ấy bệnh sốt phát ban , thế là bác sỉ khuyên nên bỏ vì có thể cháu bé sẻ bị dị tật bẩm sinh , thế là cả hai vợ chồng sau khi quyết định đành phải bỏ cái bào thai ấy .
Chuyện thứ 2 : Cậu em vợ mình theo phong trào trồng cao su hiện nay đang phát triển , thế là cậu ta thu mua hạt cao su về ươm , mình có hỏi mua ở đâu , cậu ta bảo thì mấy công nhân cao su thu lượm hạt trong vườn mà họ làm công bán kiếm thêm thu nhập . Cậu ta ươm 1 năm rồi thuê người ghép , 15000 cây ban đầu , phải ghép đến 5 đợt kéo dài gần 2 năm vì chúng phát triển không đồng đều ( chắc có lẻ cây yếu do nhiểm bệnh ) . nhưng cuối cùng thì củng bán hết vì đã có hợp đồng từ trước .
Qua 2 câu chuyện mình chợt nhớ đến câu vì lợi ích 10 năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người . Sự quan tâm về nòi giống con người hiện nay ta đã và đang làm rất tốt , các cháu bé ngày nay không còn như cha chú nó ngày xưa phải bú nước cháo loãng khi mẹ mất sữa , thay vào đó từ khi chưa chào đời nó đã được chăm sóc rất chu đảo rồi ...và sự vô tâm về nguồn gốc giống cây trồng thật đáng hổ thẹn , người nông dân cứ phải mày mò về chuyện nuôi con gì , trồng cây gì ..Dân có giàu thì nước mới mạnh ,dân còn lây hoay với từng vụ từng mùa thì làm sao quốc gia phú cường được .
 
Ngày xưa, cách đây mấy chục năm, mới đánh chiếm được miền Nam, tôi còn ở miền Bắc,
muốn trồng cây gì, thì tự mình đi tìm giống, hay tự ươm giống . Lúc ấy cũng có vườn
ươm, nhưng chỉ ươm cây bông, cây cảnh thôi. Riêng Lúa, thì giống mới nhà nước làm,
giống cũ thì nhà nào nhà nấy làm .
*
Xã hội có tiến bộ lên, khoa học kỹ thuật phổ biến, bà con nông dân biết chọn giống,
ươm, và tiếp ghép, nhưng chỉ khoa học kỹ thuật không thôi, cũng chưa làm nổi một
hệ thống ươm giống cho cả một quốc gia. Vấn đề giống có mối liên quan trực tiếp và
chặt chẽ với buôn bán. Vì Kinh Doanh buôn bán của cả nước ViệtNam còn rất thô sơ,
nên chuyện giống cũng chưa phát triển được. Đừng vì thế mà nhận xét đơn giản về mặt
kỹ thuật . Kỹ thuật cao nhất thì VN đã cấy được mô . Tiếp ghép và lai hữu tính thì
chẳng phải là kỹ thuật cao lắm, mặc dàu đòi hỏi nhiều vốn để cho ra một giống mới.
*
Nông nghiệp VN vốn nhỏ lẻ vụn vặt nên chuyện giống cũng không dễ làm ăn như ở những
nước có đất rộng, có vốn lớn . Không thể nói bà con ta không biết coi trọng giống .
Tình hình VN bây giờ đang tranh cướp đất nóng bỏng, kinh doanh nông nghiệp đòi thuần
giống đã là một chuyện khó. Nay đất nông nghiệp ngày càng mất nhiều, cơ hội kinh
doanh nông nghiệp cỡ lớn càng mất đi. Đừng nói đến chuyện giống, mà chỉ cần nói đến
có đất trồng cấy bất cứ cây gì cũng càng ngày càng khó.
*
Cái Khó nó bó cái Khôn vậy đấy. Biết là một chuyện, còn có làm được không lại là
chuyện khác.
*
 
Vì bài viết mình tìm được quá dài nên không thể copy vào đây. Chỉ đăng link để mọi người vào đọc: http://www.vietnamseed.com.vn/webui/web/master/default.aspx?TabID=NewsDetail&ItemID=4&Obj=91. Đây là bài viết của Hiệp Hội Thương Mại Giống Cây Trồng Việt Nam
Theo đó, nếu nói nhập giống như bạn Dfruit thì cũng không được đâu nhé.
Toàn ý của topic đã gãi đúng chỗ ngứa mà từ bấy lâu nay nông dân ít người chú ý tới. Thiết nghĩ bạn nên viết lại một bài thật hoàn chỉnh về việc CHỌN GIỐNG và NHÂN GIỐNG để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn, dễ trao đổi hơn.
Một lần nữa, rất hoan nghênh bài viết này của bạn.
 
Giống kháng

Chào Bạn !
Tài liệu bạn đưa link lên topic mình vừa đọc qua thì chủ yếu chỉ tập trung vào cây lương thực và cây ngắn ngày , mà các bạn củng đã biết bây giờ trồng những loài đó thì không sinh lợi cao nên rất đông bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng . Lợi thế của nước ta là có nhiều chủng loại giống cây ăn trái nhiệt đới quý có thể xuất khẩu được nhưng khi nhân giống trồng đại trà thì năng xuất thấp , chất lượng kém do đâu ??? chung quy củng do giống mà ra thôi . mà muốn nghiên cứu giống kháng ( virut , tuyến trùng , Tristeza , Exocortis , Psorosis , Eroded , Concave Gum ...) ( đất phèn ,đất vôi , đất nhiễm mặn ...) đòi hỏi trình độ quá cao và thời gian thì rất lâu Nước Mỹ giàu có ,hiện đại mà còn mất cả hơn trăm năm để nghiên cứu các giống cây ăn trái và đến bây giờ vẫn không ngừng cải thiện giả sử giống Cam Navel đang thương mại trên thị trường quốc tế :
[FONT=Helvetica, Arial]Navel cam

[FONT=Helvectica, Arial][FONT=Helvetica, Arial]Varieties Available From CCPP, Registered[/FONT][/FONT]​
[FONT=Helvectica, Arial][FONT=Helvetica, Arial]CCPP giống sẵn từ, đăng ký[/FONT][/FONT]


<TABLE border=0 width="90%"><TBODY><TR><TD vAlign=top width="45%">
Còn Cam Valencia củng khoảng 40 loại , Cam ruột đỏ 20 loại , quýt clementine , Mandarin khoảng 90 loại ....Là nhà khoa học không cần phải tự ti , chỉ cần chọn lọc những thành tựu của nền văn minh thế giới ứng dụng cho phù hợp với nông nghiệp nước nhà đã là kỳ công rồi , chứ ngồi mái lạnh nghiên cứu tài liệu rồi công bố tại các cuộc hội thảo đâu có giúp gì được cho bà con .
Xoài cát Hòa Lộc , Vú Sữa Vĩnh Kim , Sầu Riêng Cơm Vàng Hạt Lép ...Cây giống thì bán rất nhiều nhưng những cái tên chỉ hiển thị cho phần ngọn , còn hạt giống ươm làm gốc ghép là loại nào ? lấy từ đâu ? hiệu quả kinh tế như thế nào ? chưa có vườn ươm hoặc viện nghiên cứu giống cây trồng nào dám công bố . Vì......Hạt giống lấy từ đâu ???
" WE CAN CHANGE "


</TD></TR></TBODY></TABLE>[/FONT]​
 

Last edited by a moderator:
Xin lỗi bác DFruit. Thiệt tình kiến thức nông nghiệp của em không có, nên khi nghe bác nói em lùng bùng lỗ tai không biết thực hư như thế nào ?. Lấy ví dụ về việc ghép mai. Khi người ta hay dùng gốc mai tứ quý để ghép các bo mai vàng nhiều cánh. Việc ghép như vậy sẽ cho ra một cây mai có ngọn đẹp và gốc khỏe. Từ đó em suy ra là tiêu chí lựa chọn giữa các GỐC và các NGỌN có sự khác nhau rõ rệt. Theo giọng văn của bác thì bác rất bức xúc trước tình hình dân trí của nông dân ta quá thấp (??!!). Và vì vậy mà dẫn đến việc họ bị các công ty cây giống bịt mắt (??!!). Em thực sự không biết là phần gốc ghép sẽ ảnh hưởng như thế nào với bo ghép ( năng suất - chất lượng ...). Mong bác Dfruit giảng rõ hơn về vấn đề này cho em với được không ạ ?.
Chân thành cám ơn bác Dfruit và mọi người.
P/S : Hay chăng bác Dfruit muốn nói là VN mình chỉ biết chạy theo nhập giống cây trồng mới mà không biết cách phát triển các giống cây trồng của mình ?. Chuyện này thực tình ai cũng biết nhưng có lẽ ta phải chạy đua dữ lắm may ra mới theo kịp "thằng đàn em" xưa kia là Thái Lan.
 
Hạt giống gốc

Chào Bạn !
Đúng như Bạn thắc mắc về hạt giống làm gốc ghép . Mình đã trao đổi rất nhiều bà con làm nông nghiệp và tất cả đều có chung một nhận xét ví dụ : mua cây cam sành ghép thì trồng hiệu quả kinh tế cao hơn trồng bằng hạt thuần túy vì nó cho trái sớm . nhưng khi hỏi có biết vườn ươm họ dùng hạt gì làm gốc cho cây cam sành không ? thì mọi người không biết và củng không quan tâm . Để mình giải thích cho Bạn và các bà con cùng hiểu về cây làm gốc nhé :
Nếu như vùng đất bạn trồng ở vùng cao khô hạn bạn phải dùng cây gốc có khả năng chịu hạn tốt .
nếu vùng đất của Bạn nhiểm phèn nặng Bạn phải dùng cây gốc kháng phèn tốt .....
- và còn nhiều tính năng như chống chọi với dịch bệnh , côn trùng phá hoại ...
Cây hiện nay các vườn ươm đâu có khuyến cáo Bạn nên trồng ở vùng đất nào ? khả năng kháng bệnh gì ?
- cứ mua đi họ đảm bảo Cam Sành , Vú sữa Vĩnh Kim , Sầu riêng hạt lép cơm vàng .... chờ kết quả 2 - 3 năm sau nếu may mắn thì có thu , còn không may thì như chơi sổ số vậy . và xác xuất thành công thật là nhỏ nhoi .
Cả một quốc gia rộng lớn như TQ với sản lượng Cam , Quýt , Bưởi Hàng năm khoảng vài chục triệu tấn nhưng hơn 90% cây có múi của họ đều dùng gốc có ba lá trong một cuống cam " trifoliate " và các dòng lai của nó . với khả năng kháng vô cùng rộng của nó . Thật ra trái trifoliate không ăn được chỉ để làm thuốc thôi nó có nhiều hạt , vốn nguồn gốc là cây hoang dã .
Nếu ở nước ta các cơ quan nông nghiệp chịu nghiên cứu và công bố nhiều chủng gốc , bà con ta sẻ có nhiều sự lựa chọn tốt nhất cho mảnh vườn của mình . khi đó việc sử dụng thuốc BVTV rất hạn chế đở tốn kém cho bà con đồng thời trái cây sạch an toàn cho người tiêu dùng .
" WE CAN CHANGE "
 
thú tiêu khiển và làm nông nghiệp

Chào Bạn !
bànvề đề tài trồng mai mà bạn đưa ra thật sự trồng mai chỉ để làm thú tiêu khiển trong mấy ngày tết , nhưng ở nước ta có biết bao nhiêu tài liệu sách , báo chí , và thông tin mạng cung cấp tường tận từng chi tiết cho người trồng kinh doanh củng như giải trí . Phải chi Cây sầu riêng , chôm chôm , măng cụt ...củng có nhiều tài liệu đẳng cấp như thế thì bà con nông dân mình thoát nghèo nhanh lắm . Cây mai năm nay ra hoa chưa đúng thì năm sau sẻ đúng và sẻ gả bán được cà cây , còn cây ăn trái một mùa thất thu hoặc bệnh chết là có đường mắc nợ .
- tình cờ mình muốn tìm hiểu về kỷ thuật nuôi trồng và các giống dưa lưới khi vào mạng VN hàng mấy chục trang web chỉ có duy nhất 1 thông tin nói về dưa vân lưới , hạt giống do 1 công ty Pháp cung cấp , được sao chép qua lại . trong khi tìm bằng tiếng Anh thì có cả mấy trăm giống cả về kỷ thuật lẫn công nghệ nuôi trồng hiện đại , Vài chục công ty cung cấp hạt giống từ bán sỉ cho đến bán lẻ . Dưa lưới Việt Nam trồng được và chắc chắn trồng tốt mình đảm bảo như thế . nếu đúng kỷ thuật 1 hecta có thể cho thu hoạch khoảng 10 - 15 tấn trái trong 100 ngày . Bạn nào có đất từ khu vực Bảo lộc trở lên đến Đà Lạt nếu có nhu cầu về thông tin mình sẻ cung cấp miễn phí , còn có thêm gần 100 video clip về kỷ thuật chăm sóc , thu hoạch và nuôi trồng ...
" WE CAN CHANGE "
 
Last edited by a moderator:
WOW !! cám ơn bác Dfruit đã giải thích. Bây giờ em đã hiểu tầm quan trọng của gốc ghép rồi. Chân thành cảm ơn bác.
 
chào cả topic !
ngô đồng nghĩ đa số các bạn ở nước ngoài hoặc làm việc tại tpHCM nên hình như các bạn có cái nhìn quá bi quan về người nông dân Việt Nam rùi.
giờ các bạn hãy nghĩ thoáng hơn chút xíu nhé mà hãy xem bài phân tích dưới đây:
nền nông nghiệp vùng đồng bằng sông cửu long có thế mạnh nhất là cây lúa, kế đến là cây ăn trái, rùi đến cây công nghiệp ngắn ngày.
Về cây lúa: hiện nay đa số nông dân đã xử dụng giống lúa xác nhận, một phần khác nông dân mua các loại giống nguyên chủng hoặc siêu nguyên chủng về lại tạo ra các giống xác nhận để cung cấp cho những hộ nông dân gần đó (đương nhiêu là phải theo qui trình nhân giống và được sự quan tâm hướng dẫn của những người làm công tác nông nghiệp ở địa phương)
về cây ăn trái: có hai trường hợp xảy ra:
thứ nhất một số nông dân khi lập vườn cây ăn trái thì có timg hiểu những nơi cung cấp cây giông uy tính như trường đại hoc, các viện, các trung tâm. (đây là những nông dân tiên tiến)
thứ hai là một số nông dân khác cũng quan tâm đến vấn đề cây giống nhưng do thiếu tìm hiểu hoặc một lý do nào đo nên đi lạc hướng mà họ chọn mua những cây giống ở các điểm bán giống "trôi nổi" không có uy tính vì thế có hai lỗi xãy ra là lỗi do người nông dân không tìm hiểu kỷ và lỗi do người sản xuất giống "trôi nổi" không có đạo đức.
cây công nghiệp ngắn ngày thì hiện nay đa số nông dân tìm mua những hạt giống của các công ty sản xuất giống có uy tính
 
Hạt giống và hạt giống gốc

Chào Bạn !
Mìnhxin luận bàn thêm về chủ đề Hạt giống và hạt giống gốc .
Hạt giống : với những cây ngắn ngày thông thường người ta dùng hạt để ươm trồng , ngày nay với công nghệ cao các vườn ươm cung cấp giống thường lai tạo thậm chí lai tạo nhiều lần ( Tam bội , tứ bội ) mới ra được giống xuất sắc cung ứng cho thị trường . Hạt bắp giống nhập từ Mỹ về trồng cho năng xuất và chất lượng rất cao nhưng khi bạn thu hoạch xong , lấy hạt lại làm giống cho vụ mùa sau thì coi như bạn thua chắc . chỉ có những viện nghiên cứu , những đại công ty giống cây trồng với lực lượng nghiên cứu hùng hậu mới đủ điều kiện thực hiện thôi . Nói chung phải mua hạt giống , không tự làm được .
nói về cây lúa , rất nhiều thông tin loan báo VN là nước xuất khẩu gạo nhất nhì trên thế giới , mọi người nghe qua ai củng hân hoan tự hào dân tộc . Nhưng chưa có thông tin nào cung cấp năng xuất bình quân trồng lúa của Thái Lan , Trung Quốc , Đài Loan , Ấn Độ ...Bạn thử tra cứu tìm hiểu đi , có bất ngờ đấy ! ( Năng xuất bình quân trồng lúa VN 8 tân/ha ) . Nông dân mình làm nhiều mà hưởng ít , đầu phải họ không cần cù , chịu khó , theo mình chắc có lẻ do giống chưa xuất sắc .
hạt giống gốc : 1 ví dụ dể hiểu . Ai củng biết Xoài Cát Hòa Lộc ( XCHL )nổi tiếng về chất lượng , nhưng trồng được nó và đạt năng xuất cao là cả một vấn đề . loại trừ vấn đề sâu , bệnh thì sự tương thích giữa gốc ghép và bo là rất quan trọng nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng . Giả sử nó tương thích với hạt xoài tượng đi khi vườn ươm muốn cung cấp 50000 cây trong năm họ cần phải có 30 tấn trái đủ già để lấy hạt làm giống tương đương với 2 hecta vườn trồng chuyên canh được chăm sóc đặt biệt không bị nhiễm bệnh . theo Bạn ở cả đất nước VN này có vườn ươm nào hội đủ điều kiện đơn giản như vậy không . theo mình chắc là không . Vì làm đúng như thế giá cây giống rất đắt không cạnh tranh được trong thời điểm vàng thau lẫn lộn này .
Ở các quốc gia tiên tiến vườn ươm có thể cung cấp thịt trái cây cho công ty chế biến và để hạt lại . VN ta thì chưa và sẻ còn lâu lắm nếu không có những bước đột phá .
" WE CAN CHANGE "
 


Back
Top