HIẾN KẾ LÀM GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MẶN LÊN CÂY BƯƠI VÀ NHÃN

  • Thread starter MINHTRIETHUYNH
  • Ngày gửi
Đồng ruộng nứt toác, nước nhiễm mặn ở miền Tây
Hạn và xâm nhập mặn năm nay đến sớm hơn 2 tháng và lấn sâu vào nội đồng ở miền Tây. Đây là đợt thiên tai nghiêm trọng trong 100 năm qua, hàng trăm nghìn ha hoa màu bị ảnh hưởng.



Miền Tây bị hạn hán, mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm

anh_2_zing.jpg




Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, do ảnh hưởng hiện tượng El Nino khốc liệt nhất trong lịch sử, cường độ mạnh và kéo dài gần 100 năm qua, từ tháng 12/2015 đến nay hạn và mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông vùng ĐBSCL.




anh_3_zing.jpg


Một vùng rộng lớn ở Bạc Liêu nứt nẻ, người dân bỏ hoang.

anh_4_zing.jpg




Dự báo xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ có khả năng tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ mùa khô năm 2015 và trung bình nhiều năm. Từ cuối tháng 2/2016 mặn có khả năng duy trì ở mức cao, nghiêm trọng. Trên sông Tiền, sông Hậu độ mặn trên 4 g/l có thể xâm nhập sâu khoảng 50 - 70 km tính từ cửa sông, có thời kỳ trên 70 km. Độ mặn sẽ tăng cao và kéo dài đến đầu tháng 5/2016.



_DSC0460.JPG

Hiện nay mặn xâm nhập gần như toàn bộ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nước mặn đã vào gần 1/2 diện tích các tỉnh Kiên Giang, một phần phía Đông tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An. Tại thị xã Tân An (Long An) cách biển hơn 70 km, độ mặn đo được từ 10 - 12 g/l, vượt khả năng chịu đựng của cây trồng. Trong ảnh:

Các nuôi của nông dân Bến Tre chết trắng kênh vì nước nhiễm mặn.
anh_10_zing.jpg


Theo Bộ NN-PTNT, vụ lúa Đông-Xuân 2015 - 2016, toàn vùng ĐBSCL có trên 1,5 triệu ha. Trong đó hơn 970.000 ha lúa thuộc 8 tỉnh ven biển, chiếm hơn 62%, thì có đến 340.000 ha đứng trước nguy cơ bị hạn, mặn và hiện có hơn 104.000 ha bị ảnh hưởng nặng. Trong ảnh: Lúa của người dân ở Vĩnh Long bị cháy, không thể thu hoạch được.




DSC_0198.JPG

Nông dân Nguyễn Hương (Vĩnh Long) cho biết diện tích bắp nhà ông bị cháy nắng, không có nước tưới nên đã chết hết, thiệt hại gần 100 triệu đồng.
anh_11_zing.jpg


Tại Vĩnh Long, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nhiều vườn cây ăn trái chuyên canh bưởi da xanh, sầu riêng, xoài.


Trong khi đó ở Hậu Giang và Vĩnh Long là vùng chuyên sản xuất cây ăn trái, nhưng từ sau Tết đến nay độ mặn lấn sâu, có nơi đo được trên 3%.


anh_5.jpg

Theo ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, hiện nay các tuyến kênh trong tỉnh bị xâm nhập mặn lấn sâu vào 34 km nội đồng. Riêng tháng 6 - 7/2015 vừa qua, tại TP Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt nghiêm trọng kéo dài gần 1 tháng.


anh_15_zing.jpg


Tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống xâm nhập mặn nhằm đảm bảo cung cấp nước nước sinh hoạt phục vụ người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng.

anh_17_zing_1.jpg

Kiên Giang cũng đã cho đóng sớm các hệ thống cống ven biển Tây, đắp 82 đập ngăn mặn tạm với kinh phí gần 20 tỷ đồng.

anh_16_zing.jpg




Giải pháp trước mắt của Bộ NN-PTNT đưa ra trong thời gian tới cần bố trí thời vụ sản xuất và xuống giống của các vụ Hè Thu 2016 và vụ mùa 2016 hợp lý, tránh hạn, mặn.

Thời vụ lúa Hè Thu 2016 cần tập trung vào tháng 4, tháng 5, điều này phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và sắp xếp thời vụ sản xuất lúa ở ĐBSCL.

anh1_zing.jpg


Theo Bộ, đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu mùa mưa nhằm tránh thiệt hại không đáng có.
các bác có cao kiến gì thì giúp bà con miền tây với
 
Đồng ruộng nứt toác, nước nhiễm mặn ở miền Tây
  • 07:09 22/02/2016
    16
  • 3.3k
  • 3.3k
  • 16
Hạn và xâm nhập mặn năm nay đến sớm hơn 2 tháng và lấn sâu vào nội đồng ở miền Tây. Đây là đợt thiên tai nghiêm trọng trong 100 năm qua, hàng trăm nghìn ha hoa màu bị ảnh hưởng.



Miền Tây bị hạn hán, mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm

anh_2_zing.jpg




Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, do ảnh hưởng hiện tượng El Nino khốc liệt nhất trong lịch sử, cường độ mạnh và kéo dài gần 100 năm qua, từ tháng 12/2015 đến nay hạn và mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông vùng ĐBSCL.




anh_3_zing.jpg


Một vùng rộng lớn ở Bạc Liêu nứt nẻ, người dân bỏ hoang.

anh_4_zing.jpg




Dự báo xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ có khả năng tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ mùa khô năm 2015 và trung bình nhiều năm. Từ cuối tháng 2/2016 mặn có khả năng duy trì ở mức cao, nghiêm trọng. Trên sông Tiền, sông Hậu độ mặn trên 4 g/l có thể xâm nhập sâu khoảng 50 - 70 km tính từ cửa sông, có thời kỳ trên 70 km. Độ mặn sẽ tăng cao và kéo dài đến đầu tháng 5/2016.



_DSC0460.JPG

Hiện nay mặn xâm nhập gần như toàn bộ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nước mặn đã vào gần 1/2 diện tích các tỉnh Kiên Giang, một phần phía Đông tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An. Tại thị xã Tân An (Long An) cách biển hơn 70 km, độ mặn đo được từ 10 - 12 g/l, vượt khả năng chịu đựng của cây trồng. Trong ảnh:

Các nuôi của nông dân Bến Tre chết trắng kênh vì nước nhiễm mặn.
anh_10_zing.jpg


Theo Bộ NN-PTNT, vụ lúa Đông-Xuân 2015 - 2016, toàn vùng ĐBSCL có trên 1,5 triệu ha. Trong đó hơn 970.000 ha lúa thuộc 8 tỉnh ven biển, chiếm hơn 62%, thì có đến 340.000 ha đứng trước nguy cơ bị hạn, mặn và hiện có hơn 104.000 ha bị ảnh hưởng nặng. Trong ảnh: Lúa của người dân ở Vĩnh Long bị cháy, không thể thu hoạch được.




DSC_0198.JPG

Nông dân Nguyễn Hương (Vĩnh Long) cho biết diện tích bắp nhà ông bị cháy nắng, không có nước tưới nên đã chết hết, thiệt hại gần 100 triệu đồng.
anh_11_zing.jpg


Tại Vĩnh Long, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nhiều vườn cây ăn trái chuyên canh bưởi da xanh, sầu riêng, xoài.


Trong khi đó ở Hậu Giang và Vĩnh Long là vùng chuyên sản xuất cây ăn trái, nhưng từ sau Tết đến nay độ mặn lấn sâu, có nơi đo được trên 3%.


anh_5.jpg

Theo ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, hiện nay các tuyến kênh trong tỉnh bị xâm nhập mặn lấn sâu vào 34 km nội đồng. Riêng tháng 6 - 7/2015 vừa qua, tại TP Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt nghiêm trọng kéo dài gần 1 tháng.


anh_15_zing.jpg


Tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống xâm nhập mặn nhằm đảm bảo cung cấp nước nước sinh hoạt phục vụ người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng.

anh_17_zing_1.jpg

Kiên Giang cũng đã cho đóng sớm các hệ thống cống ven biển Tây, đắp 82 đập ngăn mặn tạm với kinh phí gần 20 tỷ đồng.

anh_16_zing.jpg




Giải pháp trước mắt của Bộ NN-PTNT đưa ra trong thời gian tới cần bố trí thời vụ sản xuất và xuống giống của các vụ Hè Thu 2016 và vụ mùa 2016 hợp lý, tránh hạn, mặn.

Thời vụ lúa Hè Thu 2016 cần tập trung vào tháng 4, tháng 5, điều này phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và sắp xếp thời vụ sản xuất lúa ở ĐBSCL.

anh1_zing.jpg


Theo Bộ, đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu mùa mưa nhằm tránh thiệt hại không đáng có.
các bác có cao kiến gì thì giúp bà con miền tây với

Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa, cây ăn trái vùng nhiễm mặn

Ngày 22/2, Cục Trồng trọt có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL về việc Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa, cây ăn trái cho vùng nhiễm mặn....

Công văn nêu: Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại hội nghị “Phòng chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh ĐBSCL” ngày 17/2 vừa qua tại Cần Thơ. Theo sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xây dựng “Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016”; Cục Trồng trọt đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy trình hướng dẫn để ứng phó kịp thời với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trồng trọt tại các tỉnh ĐBSCL.

Để tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả các nội dung của Hướng dẫn kỹ thuật trên, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tập trung chỉ đạo, triển khai các nội dung sau:

1. Tập trung thông tin, tuyên truyền tới các địa phương và hộ trồng lúa và cây ăn trái về các nội dung “Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016”.

2. Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc, cán bộ chuyên môn hướng dẫn các hộ nông dân trồng lúa, cây ăn trái thực hiện hiệu quả các biện pháp kỹ thuật với từng điều kiện cụ thể trong “Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016” nhằm ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn.

3. Theo dõi, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện, tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Bộ NN-PTNT những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời.

4. Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia bố trí kinh phí in 20.000 tờ Hướng kỹ thuật để phân phát cho các địa phương và các hộ nông dân trong thời gian sớm nhất.

Biện pháp kỹ thuật

1. Đối với cây lúa

a) Trà đông xuân muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, áp dụng các biện pháp sau:

- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn: Tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương và tưới cho lúa.

- Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn: Ngoài biện pháp tích nước ngọt rửa mặn còn áp dụng biện pháp như sau:

+ Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt tưới phun lá.

+ Phun một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10 gR/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...).

b) Vụ hè thu:

- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống.

- Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn như OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677.

+ Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.

+ Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500 - 1.000 kg vôi bột/ha.

+ Sử dụng các dạng phân ure chậm tan như đạm vàng (Ure 46A+) hoặc đạm xanh (Ure + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.

+ Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần.

Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn mạ, lúa làm đòng và trỗ).

Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ hoặc kết hợp tưới phun nước ngọt khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng nước phun khoảng 600 - 800 lít/ha.

2. Đối với cây ăn quả

- Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.

- Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500 - 1.000kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KNO3 (10 gr/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...).

Không tưới nước có độ mặn trên 2 phần nghìn. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm....
 
Văn bản chỉ đạo của BNN về chống mặn ở vườn cây ăn trái trong trường hợp đã bị nhiễm mặn là không chính xác về mặt học thuật, không sát thực tế canh tác.
Tôi đảm bảo rằng nếu thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này thì nhà vườn từ chết tới bị thương.
Haiz... mệt mỏi thiệt chứ...
 
Nhà vườn áp dụng biện pháp hái bỏ bớt trái để giúp cây bưởi “nhẹ” hơn. Đồng thời, tưới nước định kỳ 3 ngày/lần theo độ mặn từ thấp đến cao nhằm cho cây bưởi quen dần”. -
Làm như vậy thì có làm ảnh hưởng cho cây bưởi sau này không, mình nghe nói là muối sẽ bám vào rể làm bưởi không phát triển được
 
Văn bản chỉ đạo của BNN về chống mặn ở vườn cây ăn trái trong trường hợp đã bị nhiễm mặn là không chính xác về mặt học thuật, không sát thực tế canh tác.
Tôi đảm bảo rằng nếu thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này thì nhà vườn từ chết tới bị thương.
Haiz... mệt mỏi thiệt chứ...
Em chỉ cập nhật thông tin để anh em thao khảo thôi anh, học mỗi nơi 1 ít cũng được mà!
Hôm chủ nhật vừa qua em còn tưới nước cho vườn chanh ầm ầm:D
 
Nhà vườn áp dụng biện pháp hái bỏ bớt trái để giúp cây bưởi “nhẹ” hơn. Đồng thời, tưới nước định kỳ 3 ngày/lần theo độ mặn từ thấp đến cao nhằm cho cây bưởi quen dần”. -
Làm như vậy thì có làm ảnh hưởng cho cây bưởi sau này không, mình nghe nói là muối sẽ bám vào rể làm bưởi không phát triển được
Đây là phương pháp đầu độc từ từ, cho cây suy yếu từ từ mà chết.
Rõ ràng, trong một ngày mà cây tươi xanh chuyển sang vàng úa nhà vườn bị stress tâm lý, còn nếu từ từ vàng lá thì về mặt tâm lý được chuẩn bị kỹ hơn.
 
Không tưới thì cây chết nhanh hơn, theo mình thấy thi phải tưới nhưng trên 10 ngày hãy tưới 1 lần vì mình thấy cây tắc trồng ở chậu nhà mình không tưới nước đến 9 ngày mà cây vẩn còn tươi cây lại chịu hạn tốt
cho nên mình thấy muốn giữ cây qua mùa này thì nên hái hết trái và tưới nước thưa ra, trên 10 ngày hãy tưới
 
Last edited by a moderator:
Các vùng bị xâm nhập mặn nên dùng các loại phân bón có chứa Silic ( SiO2 ) để làm giảm nồng độ các yếu tố độc hại như sắt,mangan và nhôm trong đất để rễ cây kháng với điều kiện bị sốc muối .Tránh việc sử dùng quá nhiều đạm ,npk sẽ dẫn đến ngộ độc hữu cơ . Nên tìm hiểu sâu hơn về vai trò của Silic đối với cây trồng vùng bị nhiễm mặn .Chỉ là một người đam mê trồng trọt đã đọc qua thấy hay và chia sẻ với diễn đàn ,Tuy nhiên chỉ thật sự hiệu quả đối với những vùng bị nhiễm mặn với mức độ nhẹ còn vùng bị nhiễm nặng thì xin ý kiến hay của các chuyên gia.
 
Mình đang có một ý tưởng bảo vệ nguồn nước các hồ chứa, nhất là các hồ chứa nước sinh hoạt, phù hợp cho vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và hải đảo. Nếu được ứng dụng vào thực tế, phương pháp này sẽ đảm bảo ngăn được thất thoát nước do bốc hơi, tái tạo được nước ngầm trong lưu vực.
Mong muốn được đóng góp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Mình đang công tác tại Sở Nông nghiệp Phú Thọ, vấn đề mình nghiên cứu lại không ứng dụng được trong tỉnh nên rất khó đề xuất.
Email: ndtho19@gmail.com
 
Nhà vườn thì trồng cam chanh bười thì gặp nước mặn cũng phải tưới nửa, không tưới thì cây chết hết còn gì, bây giờ chỉ biết giữ cây sống thôi, đợi qua nước mặn rồi sẽ tìm cách khắc phục, nhà mình hiện làm cách này đó
Miền tây thì năm nào cũng mặn vào tháng này hết, có gì lạ đâu, chỉ mặn sớm hơn mọi năm thôi, có những nhà chưa kịp chứa nước dự trữ thì tốn tiền mua nước dùng, vậy mà báo chí làm quá, đọc lên thấy khổ cùng cực, đúng là nhà báo nói thêm. tôi là dân miền tây tắm nước mặn cũng bình thường có thấy gì lạ đâu, ăn uống thì có nước mưa dự trữ rồi, cây cối quanh nhà thì tưới nước mặn vậy thôi, bình thường như mọi năm chả có gì lạ hết
Đề nghị báo chí đừng làm quá lên như vậy, lợi dụng thiên tai mà viết bài xa rời thực tế, làm như vậy chỉ là lợi dụng nước mặn để đánh bóng tên tuổi của nhà báo mà thôi
 
Nhà vườn thì trồng cam chanh bười thì gặp nước mặn cũng phải tưới nửa, không tưới thì cây chết hết còn gì, bây giờ chỉ biết giữ cây sống thôi, đợi qua nước mặn rồi sẽ tìm cách khắc phục, nhà mình hiện làm cách này đó
Miền tây thì năm nào cũng mặn vào tháng này hết, có gì lạ đâu, chỉ mặn sớm hơn mọi năm thôi, có những nhà chưa kịp chứa nước dự trữ thì tốn tiền mua nước dùng, vậy mà báo chí làm quá, đọc lên thấy khổ cùng cực, đúng là nhà báo nói thêm. tôi là dân miền tây tắm nước mặn cũng bình thường có thấy gì lạ đâu, ăn uống thì có nước mưa dự trữ rồi, cây cối quanh nhà thì tưới nước mặn vậy thôi, bình thường như mọi năm chả có gì lạ hết
Đề nghị báo chí đừng làm quá lên như vậy, lợi dụng thiên tai mà viết bài xa rời thực tế, làm như vậy chỉ là lợi dụng nước mặn để đánh bóng tên tuổi của nhà báo mà thôi
Trước khi nước mặn vào, mình đã ngăn bờ bao không cho nước ra vào nửa, nước trong vườn chanh vẫn là nước ngọt, tưới ầm ầm. Không tưới nước, đến khi trời mua xuống cây dễ ra bông, thế là ăn chanh mùa:D
 
Back
Top