hoa kiểng - cây cảnh - bonsai- Cây mai Vàng ?!

  • Thread starter anhhungnhi
  • Ngày gửi
:f1: Chào các bạn! mình mới trồng một cây mai vàng. Bạn nào biết cách chăm sóc cho mai của mình nở hoa vào ngày tết được không? Mình cám ơn nhiều!
 


:f1: Chào các bạn! mình mới trồng một cây mai vàng. Bạn nào biết cách chăm sóc cho mai của mình nở hoa vào ngày tết được không? Mình cám ơn nhiều!
thường thì vào 14 15 tháng 12 người ta bắt đầu lặt lá mai,rồi sau đó người ta bắt đầu tưới nước.nếu muốn nở hoa vào ngày mồng 1, 2 tết thì vào ngày 28 29 người ta sẽ tưới nước thơờng xuyên hơn. mong là với cách mai của bạn sẽ nở ngay ngày tết
 
bác chưa nói rõ kích thước cây mai mà bác mới trồng. nếu như trồng từ cây mai con gieo từ hạt thì phải lâu lắm bác mới có cây mai ưng ý để chơi trong dịp tết được
lặt lá mai tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của mỗi năm và cũng tùy thuộc vào cây mai nữa bác ạh . thông thường là 14-15 tháng chạp. nhưng có năm chỉ mới 12-13 là nhà vườn đã lặt trụi, hoặc có năm mãi tới 20 nhưng máy cây mai vẫn còn đầy lá.

bác cần phải có thời gian 2-3 năm kinh nghiệm thì mới đạt được như ý muốn
mình mách cho bác 1 cách này , mình đã từng áp dụng lúc mới tập tành chơi mai

bác tìm một vườn mai nào gần nhà , nếu "kết tình thâm giao" được thì càng tốt, bằng không thì khoảng mùng 10 tháng chạp, bác chịu khó qua lại nghía cái vườn mai ấy, hễ bác thấy người ta lặt lá mai thì về bắt chước lặt theo. hihi

khi lặt, bác chú ý trên các nách có những cái búp (người ta còn gọi là nút), xem kích thước của nó như thế nào. chỗ đấy là chỗ mà sau này bông sẽ ra đó. nút càng to thì càng nhìu bông. và thời gian ra bông sẽ ngắn lại.

nếu gặp trường hợp mới 25-26 mà búp to quá, bác nên đem cây mai vào chỗ mát. vẫn duy trì tưới nhiều vào sáng sơm và chiều tối. còn nếu tới 25-26 mà búp vẫn còn nhỏ thì bác làm ngược lại

còn 1 vấn đề ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây mai là thay đất hàng năm và bón thúc + các chế độ dinh dưỡng. bác mới chơi mai thì trước tiên phải làm sao cho nó phát triển tốt là được, rồi từ từ sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân thôi
chúc bác thành công và có cây mai ưng ý mỗi độ xuân về
 
Lặt lá là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để lặt lá mai không nhiều, giải quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.
Có 2 cách lặt lá Mai: Cầm lá lặt ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.
Muốn cây Mai trổ sai hoa thì phải lặt sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được...
3. Để Mai ra hoa đúng Tết
Để chậu Mai ra hoa đúng Tết là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhận định chính xác của từng nhà vườn. Chú ý các vấn đề sau
- Xác định và phân loại các giống Mai, mức độ sinh trưởng từng chậu Mai (lá, nụ, …) bắt đầu từ tháng 11 (AL)
- Nhận định và dự đoán thời tiết trong tháng 12 (AL)
- Chuẩn bị vật tư, phân thuốc … đầy đủ để xử lý kịp thời.
3.1 Xử lý trước khi lặt (tuốt) lá
Nếu thấy cây Mai ở 3 trường hợp sau thì cần phải xử lý:
- Nếu lá Mai còn xanh, nụ còn nhỏ, nên tưới thúc thêm phân hoá học NPK loại 15-30-15 để kích thích ra hoa, pha với 10g/bình 8 lít nước, tưới đều từ ngọn đến rễ, tuần tưới 1-2 lần.
- Nếu thấy lá Mai đã vàng, nụ Mai khá to thì có thể Mai ra hoa sớm, phải tưới phân bón lá, loại NPK 30-10-10 pha 1 gói 10g/bình 8 lít nước, để dưỡng lá cho xanh trở lại, không cho lá rụng và không cho hoa nở sớm.
- Nếu thấy lá Mai đã già nhưng vẫn còn xanh, nụ hoa lớn vừa là rất lý tưởng, chỉ việc tưới bình thường vào sáng sớm và chiều mát để giữ cho mai đừng vàng úa, không nên tưới thúc phân.


3.2 Xác định ngày lặt (tuốt) lá
Từ ngày Mai bị lặt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.
Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.
Xác định ngày lặt lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên lặt lá vào ngày nào:
3.2.1 Tính toán về thời tiết:
Từ ngày 10 tháng Chạp (AL) ta nên chú ý những điều sau:
- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ lặt lá trễ.
- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó Mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải lặt lá sớm.
3.2.2 Quan sát nụ hoa trên cây:
Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi lặt lá ra sao để định ngày lặt lá cho đúng:
- Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với Mai vàng 5 cánh phải lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
- Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với Mai vàng 5 cánh, phải lặt lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.
- Còn thấy nụ hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày lặt lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.
3.2.3 Quan sát lá Mai trên cây
- Nếu thấy lá mai còn xanh, nụ mai còn nhỏ, có thể hoa sẽ nở trễ hơn Tết, nên lặt lá sớm từ ngày 10-12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK loại kích thích ra hoa mạnh như 6-30-30 hay 10-5-10, pha 10g/bình 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới một lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường.
- Nếu thấy lá Mai hơi vàng, nụ mai to vừa, là rất đúng. Lúc này nên lặt lá mai vào đúng rằm tháng Chạp, cũng ngưng tưới một ngày, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, không cần tưới thêm phân.
- Nếu thấy lá Mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết, nên đợi đến khoảng 20 tháng Chạp hãy lặt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi mới tưới nước trở lại bình thường. Làm sao đến ngày 23 tháng Chạp, nụ mai bung vỏ trấu là vừa đẹp
Tóm lại từ ngày 10 tháng chạp (AL) chúng ta nên quan sát lá và nụ hoa từng cây Mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành lặt lá Mai.
Việc tính toán sao cho đúng ngày "Đưa ông Táo về trời" (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.
3.3 Xử lý sau khi lặt (tuốt)
Với loại hoa Mai nhiều cánh, Mai trắng, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên lặt lá trước thời hạn hoa Mai vàng 5 cánh khoảng 1 tuần.
Cũng nên lưu ý là sau ngày lặt lá Mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao:
* Nếu thấy khả năng Mai nở trễ thì chúng ta nên thúc Mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa Mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào buổi trưa với lượng vừa phải.
* Trước tết 1 tuần (22-23 tháng chạp)
- Nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết
- Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là Mai nở trễ cần xiết nước (ngưng tưới) vài ngày, đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-500C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích Mai nở sớm cho đúng tết.
- Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "22-23 tháng chạp" thì Mai sẽ nở trước tết nên cần phải bón thêm phân đạm (10-20 gam/10 lít nước) để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết.
- Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn khá nhiều nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước hơn so với những năm thường để kéo dài thời gian tăng trưởng thân lá, giúp mai nở đúng tết.
 
Last edited by a moderator:
bài viết trên của Ks Thái Cẩm Thúy ở TT Khuyến nông An Giang
bài viết rất tỉ mỉ, nhưng đối với những bạn mới "vào nghề" thì để thực hiện được như trên không phải là chuyện dễ. cần phải có thời gian để tự rút kinh nghiệm cho bản thân thì mới có được cây mai ưng ý. và thực tế còn phụ thuộc vào thời tiết nữa

 
..bạn cứ tính toán đi,và…thời tiết sẽ quyết định tất cả

Cơn gió cuối đông dài.. lạnh lùng
Nụ mai hờn giỗi thế là..xong
Thêm mùa xuân nữa mai không nở
Đầu xuân lễ Phật mắt... lưng tròng
Thiên nhiên kì diệu nhưng …ác lắm *
Hỡi đức từ bi…xin ghé trông !!!
Một năm vất vả giờ …toi hết
Đào cười trong gió…buốt.. lạnh lòng
hic
 
Last edited by a moderator:
theo bác Bình Minh thì cây mai vàng chuẩn bị đón tết, vào thời điểm này có trổ lác đác vài bông, thì mình nên lặt bỏ từ lúc còn nụ hay là cứ để cho nó nở rồi mới lặt, hay là để cho nó nở rồi tự tàn luôn ?
 

theo bác Bình Minh thì cây mai vàng chuẩn bị đón tết, vào thời điểm này có trổ lác đác vài bông, thì mình nên lặt bỏ từ lúc còn nụ hay là cứ để cho nó nở rồi mới lặt, hay là để cho nó nở rồi tự tàn luôn ?

Vặt bỏ ngay khi mới bung nụ xanh(nụ mẹ bồng con). vặt bỏ càng sớm càng tốt
vì những bông này để nở được phải rút bớt..nhựa luyện cây đang dự trữ.
Năng lượng dự trữ này để dành cho các bông còn lại nở vào tết sẽ rất to..(qui luật bảo toàn khối lượng cuả thực vật đấy)
 
Last edited by a moderator:


Back
Top