Hoa Trà Nhật nở vào mùa nào đẹp nhất?

Hoa trà – đây là loài cây bụi được sử dụng rất nhiều để trang trí nội và ngoại thất. Cũng nhờ vào vẻ đẹp đặc biệt của những bông hoa này mà rất nhiều người muốn tự tay trồng và chăm sóc cây tại nhà. Vậy cách trồng và chăm sóc hoa trà tại nhà như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Hoa trà mi nở vào mùa nào?

Loài hoa đẹp mang nhiều ý nghĩa này nở vào mùa xuân nên nhiều người thường dùng để trang trí vào dịp tết. Không chỉ hoa đẹp mà còn rất lâu tàn, hoa tươi đến 1 tháng.

Cách trồng hoa trà

Về phương pháp trồng thì đa phần người ta trồng hoa trà bằng phương pháp chiết cành. Bên cạnh đó về các yếu tố khác thì theo tìm hiểu chúng tôi biết được rằng trà là cây trồng cần nhiều nước nhưng lại không có khả năng chịu được ngập úng.

9782b9387de98cb7d5f8.jpg


Do vậy mà đất trồng cần phải chọn loại đất thịt pha, có độ chua, nhiều mùn, không bết, thật kháng nước. Nếu lựa chọn và sử dụng loại đất này thì sau 4-5 năm các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào nhau. Ngay kể cả sau trận mưa rào hoặc tưới đẫm nước thì đất vẫn có khả năng thoát nước nhanh và kèm theo đó là khả năng giữ lại độ ẩm cao. Loại đất tốt nhất nên sử dụng là đất bùn an nuôi nhiều cá ở trong các vùng chè được lấy lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.

Cách chăm sóc cây hoa trà

Kỹ thuật trồng cây đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng bên cạnh đó thì phương pháp chăm sóc hoa trà như thế nào cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Và theo kinh nghiệm thì chúng tôi khuyên bạn rằng khi chăm sóc hoa trà nên phun nước tưới thường xuyên để cung cấp cho cây đủ nước và đủ độ ẩm. Lưu ý, nước tưới cây hoa trà mi không được chứa hóa chất, phải là nước thải công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt.

af3234f9f02801765839.jpg


Kĩ thuật chăm sóc hoa trà có rất nhiều những lưu ý mà bạn cần quan tâm. Và tiếp theo là việc giữ cho lá cây luôn sạch sẽ. Vậy phải làm thế nào? Với yêu cầu này thì yêu cầu bạn trong quá trình chăm sóc cây cần thi thoảng dùng vòi nước bơm xịt để làm sạch hai mặt lá. Riêng với trường hợp mà lá quá bẩn hoặc có rệp thì cần phải rửa sạch từng lá để đảm bảo rằng lá luôn được sạch đẹp nhất. Và đây cũng là phương pháp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.

Riêng trường hợp nếu cây hoa trà mà bị sâu, rệp, nhện hại thì phương pháp khắc phục tốt nhất là bạn nên dùng thuốc trừ sâu pha loãng loại nhẹ để phun cho cây.

Riêng phân bón thì có thể sử dụng đa dạng nhưng lưu ý hãy trừ phân bón hóa học ra bạn nhé. Còn các loại phân bón khác thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng. Đối với phân bón gốc thì nên sử dụng phân chuồng đã được ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động – thực vật đã hoại mục…..

Nhưng cho dù bạn sử dụng loại phân bón nào đi chăng nữa thì tốt nhất vẫn chỉ nên sử dụng một lượng ít hoặc pha loãng thành dung dịch. Liều lượng bón phân cho hoa trà cũng chỉ nên tưới với số lần phù hợp và nhất định. Bởi nếu tưới nhiều và thường xuyên thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cây hoa trà bị chết.

Sau một thời gian trồng thì có lẽ chúng ta cần thay chậu cho cây. Cũng giống như nhiều cây trồng khác, khi sang chậu thì chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến các thao tác thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sự sống và khả năng phát triển của cây sau này. Với cây hoa trà thì bạn lưu ý rằng không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Mà thay vào đó phương pháp được sử dụng lá nghiêng lắc chậu mạn, xoay các chiều để cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi sau đó đổ cây thật khéo để nhằm bảo vệ bộ rễ cây một cách tối đa.

cb999a5b5e8aafd4f69b-1.jpg


Nhưng việc đưa cây sang một chậu mới thì yêu cầu trước tiên mà bạn cần phải làm là xử lý các lỗ thoát nước ở đáy chậu một cách tốt nhất. Nếu cây to, lớn thì cần sức của nhiều người để nâng cây vào chậu. Tuyệt đối không được xách cây đưa vào chậu vì đây sẽ là nguyên nhân khiến cây bị vỡ bầu, đứt rễ… làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sự sống của cây.
 




Back
Top