Học ấp trứng cá sấu từ chuyên gia campuchia

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi
Agriviet.Com-TR%25E1%25BB%25A8NG_C%25C3%2581_S%25E1%25BA%25A4U_2.jpg

Cá sấu là loài bò sát hoang dã, sống thích nghi với đầm lầy, sông suối và sống những nơi hoang dã kể cả nước mặn và nước ngọt.

Ở Việt Nam chúng ta có 2 loài đó là:
_ Cá Sấu nước ngọt có tên khoa học (Crocodylus siamensis), Cá Sấu Xiêm (tên VN)
_ Cá Sấu nước mặn (nước lợ) ..........(Crocodylus porosus). Cá Sấu Hoa cà.

Đặc điểm chung là loài động vật biến nhiệt nên có cơ chế nội cân bằng ít hoàn chỉnh hơn chim và thú.... Nhiệt độ thích hơp từ 25 đến 35 độ c. Nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10 độ c chúng có thể chuyển qua ngủ đông để chịu đựng.

Agriviet.Com-C%25C3%2581_S%25E1%25BA%25A4U_1.jpg


Là loài đẻ trứng khoảng từ 20 đến 50 trứng, không ấp. Cá Sấu mẹ đào hố để đẻ, đẻ xong vùi cát lấp lại và cỏ rác lấp lên bên trên, những hố đẻ để lại dấu vết, do vậy thường hay bị những động vật khác như khỉ, chồn, cáo bới lên và ăn mất trứng.
Còn việc nuôi dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt như hiện nay thì chính con cá sấu khác lại moi hố đẻ ăn mất trứng...!

Việc ấp trứng cá sấu nhân tạo là 1 việc làm cần thiết cho nghề nuôi cá sấu, nhưng vào đầu những năm 1980 Việt Nam ta hoàn toàn bất lực với "Ấp rứng cá sấu nhân tạo".

CHÚNG TA HỌC HỎI KINH NGHIỆM TỪ CHUYÊN GIA CAMPPUCHIA.

Sau đây là những chia sẻ của TS Võ Đình Sơn (Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn).

Giảng viên Võ đình Sơn thường được các trường ĐH có bộ môn về Động Vật hoang dã và bệnh chim cá cảnh hay thường mời dạy như ĐH Nông Lâm TP HCM hay ĐH Tây Nguyên...

Thầy tâm sự:
_ Vào những năm đó Việt Nam ta đang phát triển nghề nuôi Cá Sấu, nhưng chỉ bắt cá con ở dọc sông Mê Koong, Cần giờ, Kiên Giang...để nuôi.

Nhưng mà bắt cá sấu con về nuôi và thuần dưỡng là rất khó, chúng ít thích nghi với môi trường lạ (nuôi nhốt) và cũng chẳng bắt được bao nhiêu.
Còn trứng cá sấu ở Thảo Cầm Viên (cá nước ta và của Ấn Độ tặng) đẻ hàng năm, cũng được vài trăm trứng, nhưng tỷ lệ ấp nở đạt không quá 20%. Lúc đó có vài hộ nuôi ở Cần giờ có mời thầy đến chỉ cách ấp...nhưng không đạt..!

Nhưng nước láng giềng của ta là Campuchia họ ấp nở rất đạt, đạt trên 85% có khi lên 95%... Dân ta hay qua đó mua con giống về để nuôi.

Lúc đó nhà nước cho TCV dự án "Thuê chuyên gia về dạy cho ta cách ấp...". Khi kí hợp đồng thì họ chỉ chấp nhận về ấp thuê ăn lương tháng, chứ không chỉ cho học.

Thầy Sơn cứ nghĩ, thuê họ về làm mình sẽ học được (ăn cắp nghề)..!
Mình xây cho họ nhà ấp riêng biệt và họ cũng ăn ngủ tại chỗ (Chuyên gia yêu cầu), họ có đem theo bảo vệ, họ không cho mình tiếp cận lúc họ làm..!
Lương tháng thầy Sơn nói là tương đương với 4 cây vàng/tháng...! Chỉ có 2 người.
" Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn" Nhưng vẫn bất thành...!
Vì họ phát hiện ra chúng ta đặt Camera theo dõi...họ dán giấy báo kín hết tường và cữa sổ...! Nhưng vẫn còn 1 cái ở trên trần quay xuống ta nhìn thấy rõ ràng... Tưởng đâu ăn chắc..!
Lần đầu hết 6 tháng nhưng không học được gì hết, hết hợp đồng họ về...
Mình cũng làm theo họ vẫn không có kết quả...!

Lần 2:
Đặt cả Camera ở ngoài hồ nơi cá sấu đẻ và chỗ họ lấy trứng vô ấp....!
Cữa sổ thành công đã hé mở từ đây...!

Cá sấu đẻ xong 3 ngày mới được bới hố lên để lấy, họ lấy tay bới cát lên thật nhẹ nhàng...lấy cây bút lông làm dấu trên trứng...!
Đem trứng sắp vào thùng và lấp cát theo từng lớp...khi đầy thùng họ bê vào nhà đem trứng ra và sắp trứng lại vào ổ ấp...
......***
Lần này họ chỉ ở có 4 tháng thôi ta cho họ về và hợp đồng theo tháng đã chấm dứt...!

Việt Nam chúng ta rất thông minh ở "...móng tay nhọn."
Và ta đã ấp nở tỉ lệ đạt gần 90% như chuyên gia...

Theo bạn ta học được gì ở lĩnh vực ấp trứng cá sấu của chuyên gia Campuchia...?

Các bạn nào thích tìm hiểu thì cứ bình luận.

Cám ơn chia sẻ từ các bạn.
 


Last edited by a moderator:
Chú cho con hỏi là nếu chết phôi vậy thì nguyên nhân có phải do đực yếu hay ko?
Tất cả các phôi chết, không bao giờ vì đực yếu.
Chỉ có thể vì cái yếu mà thôi.
Nếu đực yếu, thì không có phôi.
Đã có phôi, thì đực khoẻ.
*
 




Back
Top