Hỏi: Khoảng 6000 m2 đất có làm trang trại nuôi trâu được không ạ

  • Thread starter hackercubi
  • Ngày gửi
Chào các bác !
Hiện tại em đang lên kế hoạch để làm trang trại và đã quyết định nuôi trâu trên mảnh đất khoảng 6000m2 và 1500m2 để trồng cỏ.
em nuôi khoảng 20 - 30 con trâu cả đẻ lẫn thịt
Em muốn hỏi với diện tích như vậy thì có làm được không ah?
và các bác cho em xin thêm kinh nghiệm về việc trồng cỏ và nuôi trâu
Em chân thành cảm ơn các bác!
 


Nuôi trâu mà nuôi nhốt nhiều thì có làm sao không các bác nhể, em muốn nuôi khép kín vì ở chỗ em k có bãi để chăn thả
Bác định nuôi nhốt trâu giống nuôi nhốt bò thịt à? Hình như chưa có ai thử giống bác nên không biết. Tại sao bác không thử??
 


Bác định nuôi nhốt trâu giống nuôi nhốt bò thịt à? Hình như chưa có ai thử giống bác nên không biết. Tại sao bác không thử??
Em sẽ làm, nhưng vẫn nhờ các bác tư vấn thêm, rót rượu quê mời các bác
 
trâu 3 năm 2 lứa bò năm một nghỉa là tôc độ sinh sản của trâubặng 2/3 của bò .trâu sau 2t mới đẻ lứa đầu . bò 2t đả cho con đầu lòng .trọng lượng trâul lớn hơn bò nhưng nhỏ hơn bê lai .bê lai sau 1t bằng trâu lớn.nuôi trâu nhốt phức tạp hơn bò.vậy nên nuôi bò,.nên kết hơp chu trinh khép kín bò giun đất hoặc giun quế ,lươn nuôi bể ko bùn như vậy ko cần nuôi nhiều bò mà năng suất kt vẩn khá cao.nên tham khảo các quy trình nuôi lươn để có chương trình hợp lý ,chúc bạn thành công
 
trâu 3 năm 2 lứa bò năm một nghỉa là tôc độ sinh sản của trâubặng 2/3 của bò .trâu sau 2t mới đẻ lứa đầu . bò 2t đả cho con đầu lòng .trọng lượng trâul lớn hơn bò nhưng nhỏ hơn bê lai .bê lai sau 1t bằng trâu lớn.nuôi trâu nhốt phức tạp hơn bò.vậy nên nuôi bò,.nên kết hơp chu trinh khép kín bò giun đất hoặc giun quế ,lươn nuôi bể ko bùn như vậy ko cần nuôi nhiều bò mà năng suất kt vẩn khá cao.nên tham khảo các quy trình nuôi lươn để có chương trình hợp lý ,chúc bạn thành công
Cảm ơn những thông tin quý báu của bác! cái quan trọng nhất mà em lo lắng là đầu ra.
 
à, góp ý cho bác chủ thớt phát nè
Nếu nuôi trâu nên bỏ thêm ít chi phí đến Đà Lạt, mua giống trâu bản địa (hình như gọi là trâu Lang Biang)
Nuôi con này lợi cái nó chịu lạnh trâu bò lắm ^_^ lại còn to như con bò tót ấy. Hồi đi du lịch đà lạt em có thấy rồi.
À, lục ra cho bác thớt rồi: "Đây là giống trâu của người dân tộc Chil, sống tập trung tại 3 xã Lát, Da Sar, Đa Nhim, dưới chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, vì chưa có tên nên được gọi là trâu Langbiang. Loại trâu này có cổ dài và nhỏ, sừng cong hình cánh cung, chân to, ngắn, mông nở, 2-3 vòng trắng dưới cổ rất dễ nhìn, mặt và mắt có nhiều điểm trắng. Về tầm vóc, có thể nói đây là loại trâu to nhất so với những con trâu đầm trong “tập đoàn” trâu Việt Nam. Khối lượng trung bình của con đực là 669kg, con cái là 500kg, có những con còn đạt tới 874kg, trong khi đó, trâu đầm to nhất cũng chỉ nặng 450-500 kg. "
12354_4389c447d6daa80e7a5b30554beada96.jpg
 
Last edited by a moderator:
à, góp ý cho bác chủ thớt phát nè
Nếu nuôi trâu nên bỏ thêm ít chi phí đến Đà Lạt, mua giống trâu bản địa (hình như gọi là trâu Lang Biang)
Nuôi con này lợi cái nó chịu lạnh trâu bò lắm ^_^ lại còn to như con bò tót ấy. Hồi đi du lịch đà lạt em có thấy rồi.
À, lục ra cho bác thớt rồi: "Đây là giống trâu của người dân tộc Chil, sống tập trung tại 3 xã Lát, Da Sar, Đa Nhim, dưới chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, vì chưa có tên nên được gọi là trâu Langbiang. Loại trâu này có cổ dài và nhỏ, sừng cong hình cánh cung, chân to, ngắn, mông nở, 2-3 vòng trắng dưới cổ rất dễ nhìn, mặt và mắt có nhiều điểm trắng. Về tầm vóc, có thể nói đây là loại trâu to nhất so với những con trâu đầm trong “tập đoàn” trâu Việt Nam. Khối lượng trung bình của con đực là 669kg, con cái là 500kg, có những con còn đạt tới 874kg, trong khi đó, trâu đầm to nhất cũng chỉ nặng 450-500 kg. "
12354_4389c447d6daa80e7a5b30554beada96.jpg
Đây cũng là một gợi ý khá hay ah! cảm ơn bác nhé!
 
Bạn hackercubi nuôi bò đi, rủi con trâu bị tâm thần thì mệt đó:8^:
 

Mô hình nuôi trâu với bầy đàn lớn thì khó hơn nuôi bò bạn ah.
Vì chuồng trâu nuôi nhốt tập trung là không khả khi lắm, trâu cần có 1 diện tích chuồng và ao hồ để trâu tự tắm, tự ngâm bùn vào những ngày thời tiết nóng và hanh khô. Nên trâu nuôi nhốt là không khả khi với số lượng lớn.
_ Mình đã làm kỉ thuật cho những trang trại lớn về bò từ 300 đến gần 500 con, nhưng nuôi nhốt theo mô hình tập trung công nghiệp hoá bạn à theo dây chuyền hiện đại (công nghiệp hóa gần 80%), thấy rất khả khi và rất ít công nhân chăm sóc. Bạn nên chuyển ý định nuôi trâu với số lượng lớn sang nuôi bò với số lượng lớn thì hay hơn.
_ Về diện tích trồng cỏ chuyên canh cho bò, thì cứ 1000m vuông chỉ đủ cho 3 con thôi, cũng còn tùy thuộc vào chất đất có tốt ko & bạn chọn trồng loại cỏ nào cho năng suất cao....
_ Bạn phải nghĩ đến kho dự trử cỏ cho mùa mưa bão & mùa khô thời tiết bất tiện nữa bạn ah.
_Vài dòng giúp cho bạn đưa ý tưởng vào hiện thực...nhằm giảm được giá thành thịt bò đi vào bữa cơm hàng ngày cho dân Việt là điều mà ai cũng hằng mong ước...!
Thân chào bạn.
 
Con trâu bạn không nuôi nhốt được đâu. Nó sẽ lồng lộn và nổi điên. Hơn nữa vào mùa hè nếu không có nước cho trâu đằm, nó sẽ bỏ ăn, có thể bị loét da.
6000m2 để nuôi bò thâm canh cũng không được, vì chỉ nuôi được độ 10 con là đã chiếm hết diện tích, không còn chỗ để phát triển thứ khác ăn theo con bò -> Không mang lại hiệu quả.

Nếu bạn có vốn nhiều như vậy (có thể nuôi tới 30 con trâu), mình khuyên bạn nên đi mua mảnh đất khác.
 
Con trâu bạn không nuôi nhốt được đâu. Nó sẽ lồng lộn và nổi điên. Hơn nữa vào mùa hè nếu không có nước cho trâu đằm, nó sẽ bỏ ăn, có thể bị loét da.
6000m2 để nuôi bò thâm canh cũng không được, vì chỉ nuôi được độ 10 con là đã chiếm hết diện tích, không còn chỗ để phát triển thứ khác ăn theo con bò -> Không mang lại hiệu quả.

Nếu bạn có vốn nhiều như vậy (có thể nuôi tới 30 con trâu), mình khuyên bạn nên đi mua mảnh đất khác.
câu trả lời hay nhất của agriviet - lâu lâu củng có nông dân thật sự tham gia diển đàn - nếu ko nghe thì kệ người ta đi bạn ơi - cứ cho dòng tiền trôi trải trong xã hội - người lớn để lại nhiều tiền thì ko để kiến thức là phải rùi - vừa để lại tiền vừa có kiến thức - chúng ta ăn cỏ à .
 
Mô hình nuôi trâu với bầy đàn lớn thì khó hơn nuôi bò bạn ah.
Vì chuồng trâu nuôi nhốt tập trung là không khả khi lắm, trâu cần có 1 diện tích chuồng và ao hồ để trâu tự tắm, tự ngâm bùn vào những ngày thời tiết nóng và hanh khô. Nên trâu nuôi nhốt là không khả khi với số lượng lớn.
_ Mình đã làm kỉ thuật cho những trang trại lớn về bò từ 300 đến gần 500 con, nhưng nuôi nhốt theo mô hình tập trung công nghiệp hoá bạn à theo dây chuyền hiện đại (công nghiệp hóa gần 80%), thấy rất khả khi và rất ít công nhân chăm sóc. Bạn nên chuyển ý định nuôi trâu với số lượng lớn sang nuôi bò với số lượng lớn thì hay hơn.
_ Về diện tích trồng cỏ chuyên canh cho bò, thì cứ 1000m vuông chỉ đủ cho 3 con thôi, cũng còn tùy thuộc vào chất đất có tốt ko & bạn chọn trồng loại cỏ nào cho năng suất cao....
_ Bạn phải nghĩ đến kho dự trử cỏ cho mùa mưa bão & mùa khô thời tiết bất tiện nữa bạn ah.
_Vài dòng giúp cho bạn đưa ý tưởng vào hiện thực...nhằm giảm được giá thành thịt bò đi vào bữa cơm hàng ngày cho dân Việt là điều mà ai cũng hằng mong ước...!
Thân chào bạn.
bác cho em xin địa chỉ Gmail, số điện thoại liên lạc. Em đang có ý định làm trang trại rất cần tư vấn
chào đồng chí có cùng chí hướng, mình cũng đang nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này, đã và đang sư tầm nhiều tài liệu. Đồng chí có thể tham khảo qua bài này để suy tính ra cho nuôi trâu (ví dụ diện tích chuồng nuôi, sân chơi, khẩu phần ăn hàng ngày...để từ suy ra lượng rơm phải dự trữ, diện tích xây truồng cần thiết cho 30 con, hay từ lượng cỏ, thức ăn hàng ngày của 1 con suy ra phải trồng bao nhiêu diện tích cỏ.... vì bài này mình sưu tầm là về nuôi bò thịt thâm canh:

THIẾT LẬP VÀ XÂY DỰNG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊT

1.Quy hoạch chung các hạng mục công trình

Trong chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại, cần quy hoạch thành hai khu vực: khu vực các công trình trung tâm bao gồm chuồng nuôi và các công trình phụ trợ (nhà kho, văn phòng làm việc …) và khu vực đồng cỏ. Diện tích dành cho khu xây dựng các công trình trung tâm chiếm khoảng 25% diện tích toàn trại, phần còn lại dùng làm diện tích đồng cỏ.

a). Chuồng nuôi bò:

Trong một trại chăn nuôi thường có các loại bò khác nhau. Như vậy, cần thiết kế các kiểu chuồng riêng cho từng loại bò. Thông thường có các loại chuồng cho bò cái sinh sản, bò tơ, bò đực giống, bê và chuồng cách ly (nhốt gia súc ốm).

Vị trí chuồng cho các loại bò bảo đảm hợp lý, thuận tiện cho việc vận hành cả trại. Chuồng bò đực giống nên đặt cuối dãy chuồng nuôi bò cái để tạo kích thích. Chuồng bò cách ly bắt buộc đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước và có khoảng cách với khu nuôi bò khỏe.

Khu chuồng nuôi phải cao hơn đồng cỏ và vùng xung quanh để dễ thoát nước mưa, nước thải. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi bò cần cách xa nhau ít nhất bằng hai lần chiều cao của chuồng để bảo đảm thông thoáng. Trồng cây bóng mát vào các khoảng trống và dọc theo lối đi để cải tạo điều kiện khí hậu.

Từ số đầu con mỗi loại và yêu cầu diện tích chuồng nuôi cho mỗi con (tính bằng m2/con) mà tính ra diện tích chuồng nuôi cần xây dựng cho mỗi loại gia súc trong trại và tổng diện tích chuồng nuôi cả trại.

b). Các công trình phụ trợ:

Các công trình phụ trợ bao gồm: nhà kho chứa rơm khô, cỏ khô, kho chứa thức ăn tinh, nơi chế biến thức ăn, kho chứa công cụ, thiết bị, phân bón …. Diện tích xây dựng mỗi hạng mục tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất, quy mô số đầu con và kế hoạch sử dụng thức ăn của trại.

Kho chứa thức ăn và thiết bị chăn nuôi

Trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò thịt nói riêng kho chứa cỏ khô và rơm khô rất quan trọng. Người ta có thể tính được diện tích kho chứa trên cơ sở số đầu gia súc và lượng cỏ khô, rơm khô cần dự trữ cho mỗi con. Ví dụ: cần dự trữ cho mỗi con bò trưởng thành 400kg rơm khô, mỗi con bê từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi 200kg. Biết rằng 01 m3rơm khô có khối lượng 300kg. Như vậy, nhu cầu xây dựng kho chứa rơm khô cho một trại bò 100 con (trong đó có 50 con trưởng thành và 50 bê) là:

Lượng rơm dự trữ: (50 con x 400kg/con) + (50 con x 200kg/con) = 30.000kg

Thể tích kho chứa: 30.000kg : 300kg/m3= 100 m3

Diện tích kho cần xây được tính toán trên cơ sở kho rơm chất cao bao nhiêu mét. Nếu kho rơm chất cao 4m thì trong trường hợp này diện tích kho chứa là 25m2.

c). Các công trình phụ trợ khác:

Đó là văn phòng trại, phòng bảo vệ, nhà tắm, nhà vệ sinh... Diện tích xây dựng tùy thuộc vào số người có nhu cầu. Ngoài ra, cần xây dựng các hạng mục công trình khác như: tường bao, đường đi, cổng, nơi chứa phân, đường dẫn cho bò lên xuống xe khi xuất bán hoặc nhập về, nơi cân gia súc, bể chứa nước và tháp nước, trạm biến áp …

Khi xây dựng các hạng mục công trình trong trại cần tính toán khoa học, bảo đảm tính thẩm mỹ, vệ sinh, tính tiện ích và phải tính đến khả năng mở rộng trại sau này.

2.Thiết kế, xây dựng chuồng nuôi bò

a). Yêu cầu chung khi thiết kế, xây dựng chuồng nuôi bò:

- Chuồng nuôi phải đảm bảo cho bò sống an toàn, thoái mái, thoáng mát, đủ diện tích để bò ăn, uống, nằm nghỉ trong điều kiện tốt nhất.

- Chuồng nuôi phải đảm bảo vận hành, sử dụng thuận tiện, dễ dàng: thuận tiện cho việc cung cấp thức ăn, nước uống; dễ dàng thu dọn phân, nước thải, thức ăn dư thừa.

- Giá cả xây dựng hợp lý và chuồng bền, sử dụng được lâu dài.

b). Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với chuồng nuôi:

- Nền chuồng:

Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa không thể tràn vào chuồng. Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê tông, bảo đảm là không được gồ ghề, nhưng cũng không trơn trượt. Nếu làm bằng bê tông thì bề mặt phải rạch khía hay đánh nhám để tránh cho bò bị trượt ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý (khoảng 2,5-3,0%), thoai thoải hướng về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa chuồng. Trước khi lát hay láng nền chuồng cần lưu ý đầm nện nền chuồng thật kỹ, đặc biệt là phần rãnh thoát nước, để cho nền chuồng không bị nứt lún và chiều sâu của rãnh không bị thay đổi trong quá trình sử dụng.

- Mái che chuồng:

Có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng, tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Mái chuồng có độ cao tối thiểu 3m và độ dốc từ 330đến 450để dễ thoát nước và chìa ra khỏi tường vừa phải, tránh nước mưa hắt vào tường, vào chuồng nuôi.

- Máng ăn:

Tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông. Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn. Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng.

Máng xây dọc theo lối đi cho bò ăn, mỗi bò có 60-75cm chiều dài máng. Chiều rộng 60-70cm.Thành máng phía trong (phía bò ăn) cao 25cm phía ngoài cao 50cm.

Cũng có thể không cần xây máng ăn mà cho bò ăn ngay trên lối đi.

- Máng uống:

Bố trí máng uống giữa hai chỗ đứng của hai con bò. Nếu nuôi thả tự do thì cứ 8 con bò xây 01 máng uống. Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải, để bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.

Trong điều kiện chăn nuôi trang trại và nếu có điều kiện, nên dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ tháp chứa dẫn tới. Cũng có thể lợi dụng nguyên tắc bình thông nhau để xây máng uống bán tự động: nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống. Nước từ bể chảy đến máng và do mực nước hạ nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại.

- Đường đi cho ăn trong chuồng:

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại (vị trí, kiểu chuồng...), phương thức chăn nuôi và phương thức, phương tiện vận chuyển thức ăn cho bò mà bố trí đường đi cho ăn trong chuồng cũng như chiều rộng của nó. Nếu là kiểu chuồng một dãy thì có một đường đi cho ăn phía trước máng ăn. Đối với kiểu chuồng hai dãy, đường đi cho ăn ở giữa hoặc bố trí hai đường đi cho ăn kề hai dãy trước máng ăn. Nếu chỉ nuôi số lượng ít và chuyển thức ăn vào chuồng hoàn toàn thủ công thì chiều rộng đường đi khoảng 1,2-1,4m. Trong trường hợp nuôi nhiều bò thịt, theo quy mô trang trại, thường phải dùng các phương tiện để vận chuyển thức ăn vào chuồng. Khi đó, bố trí đường đi rộng 1,4-1,6m (nếu dùng xe cải tiến để vận chuyển thức ăn) hoặc rộng 1,6-1,8m (nếu dùng xe bò kéo) và 2,2-2,4m (nếu dùng máy kéo).

- Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu:

Được bố trí chạy dọc theo chuồng, phía sau chỗ bò đứng. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao vừa đủ lọt xẻng to (22- 25cm). Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2-3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng. Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu được nối với hệ thống cống thoát nước, bảo đảm tiêu thoát dễ dàng đến nơi chứa.

c). Yêu cầu về diện tích:

- Đối với bò trưởng thành: trung bình 8m2/con (bao gồm diện tích chuồng và sân chơi), trong đó phần có mái lợp 3m2.

- Đối với bò hậu bị: diện tích chuồng và sân chơi 6-7m2/con, phần có mái lợp 2,5m2.

- Đối với bê sau cai sữa: trung bình 4m2.

- Bê con theo mẹ: nuôi trên cũi, kích thước 150cm x 100cm x 120cm.

d). Một số kiểu chuồng nuôi phổ biến

· Kiểu chuồng hai dãy

Chuồng hai dãy có thể bố trí lối đi cho ăn ở giữa hoặc hai phía. Máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối đi.

Nói chung, kiểu chuồng hai dãy thích hợp với quy mô chăn nuôi trang trại. Kiểu chuồng này có ưu điểm là tiết kiệm được diện tích xây dựng, chứa được nhiều đầu con trên một đơn vị diện tích, ít tốn nguyên vật liệu nhưng đòi hỏi vật liệu chất lượng tốt


Chuồng hai dãy


- Kiểu chuồng một dãy
Thích hợp cho quy mô trung bình và nhỏ ở nông hộ. Nó có ưu điểm là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí (thậm chí có thể tận dụng chuồng lợn cũ, cải tạo thành chuồng nuôi bò thịt). Nhược điểm của kiểu chuồng này là tốn nhiều diện tích xây dựng và nguyên vật liệu.


Kiểu chuồng này có thể có lối đi phía trước dành cho người và phương tiện vận chuyển. Máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối đi này.

Kiểu chuồng một dãy
Kiểu chuồng nhiệt đới


·Chuồng chỉ có mái che mưa nắng mà không có tường bao quanh, có xây máng ăn và máng uống trong chuồng. Kiểu chuồng này phù hợp với những nơi có đồng bãi chăn thả rộng rãi, nuôi theo quy mô trang trại và với phương thức quảng canh. Những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thì không nên xây kiểu chuồng này.


Nuôi dưỡng chăm sóc vỗ béo theo giai đoạn

a) Nuôi bê từ 1 - 5 tháng tuổi.

- Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, nuôi bê tại nhà cạnh mẹ, luôn giữ ấm tránh gió lùa, cho bê nằm chỗ khô sạch.

- Từ tháng thứ 2, tập cho bê ăn cỏ xanh phơi khô được nắng. Cỏ tươi rửa sạch để ráo, cho bê ăn thức ăn xanh và thức ăn tinh như khẩu phần đã định ở phần trên.

- Từ tháng thứ 4 trở đi tập cho bê ăn thêm thức ăn củ quả như : khoai lang, bí đỏ,..

- Trời nắng ấm tập cho bê vận động tự do dưới ánh nắng để bê có đủ Vitamin D3, tạo cho bộ xương cứng cáp.

- Thức ăn:

+ Thức ăn thô: 5 – 7kg cỏ/con/ngày.

+ Thức ăn tinh: 0,6 – 0,8 kg/con/ngày với 100 gam Protein tiêu hoá và 2.800Kcal/kg.

b) Nuôi bê từ 6 - 20 tháng tuổi (nuôi bê hậu bị vỗ béo)

6 tháng tuổi cai sữa cho bê.

-Phương thức nuôi nhốt: Cho bê ra sân vận động 2 - 4 giờ/ngày.

Cung cấp đầy đủ thức ăn xanh, thức ăn tinh hỗn hợp. Thường xuyên cung cấp đủ nước uống cho bê trong giai đoạn này.

-Phương thức chăn thả: Hiện còn khá nhiều địa phương trong tỉnh còn áp dụng phương thức này. Nhưng muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư thâm canh theo quy trình và chăn nuôi bò lai.

- Thức ăn:

+ Thức ăn thô xanh: 6 tháng tuổi: 10 kg /con/ngày; 7-12 tháng tuổi: 15kg/con/ngày; 13-20 tháng tuổi 30 kg/con/ngày.

+ Thức ăn tinh: 6 tháng tuổi 0,8 – 1 kg/con/ngày với 100 gam Protein tiêu hoá và 2.800Kcal/kg.

c) Nuôi vỗ béo bò từ 21 - 24 tháng tuổi

- Nuôi nhốt giảm vận động, tăng cường cho bò ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, cao năng lượng, cho bò tắm nắng 2 giờ/ngày, giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng chuồng nuôi.

- Những con có trọng lượng lớn, bị bệnh chân móng, cần sửa móng cho bò bằng các dụng cụ sắc như dao, đục và dụng cụ chuyên dùng khác.

- Thường xuyên tắm chải cho bò để kích thích bò ăn uống khoẻ. Mùa hè tắm 2 lần/ngày. Mùa đông chải khô 1 tuần 2 lần cho bò bằng bàn chải.

- Xuất bò: Khi bò đã béo đúng tiêu chuẩn, quan sát vùng võng (vùng lưng) đã béo bằng, nông dân ta thường gọi là "bò béo bằng lưng", thì xuất bán.

- Thức ăn:

+ Thức ăn thô xanh: 30 kg/con/ngày (cỏ tươi hay khô, rơm được xử lý mềm hoá và tăng độ đạm).

+ Thức ăn tinh: 1,5 – 2,5 kg/con/ngày với Protein tiêu hoá 100 gam và 2.800 Kcal/kg thức ăn.

+ Nước uống: 50-60 lít/con/ngày. Có thể sử dụng muối ăn pha với nồng độ 9%.
 
Last edited by a moderator:
câu trả lời hay nhất của agriviet - lâu lâu củng có nông dân thật sự tham gia diển đàn - nếu ko nghe thì kệ người ta đi bạn ơi - cứ cho dòng tiền trôi trải trong xã hội - người lớn để lại nhiều tiền thì ko để kiến thức là phải rùi - vừa để lại tiền vừa có kiến thức - chúng ta ăn cỏ à .
 
Với S là 7500m2, anh cũng có thể nuôi trâu, trồng cỏ, nhưng phải thuê người chăn thả bên ngoài, vì với S như vậy là quá ít. Làm cái chuồn không cũng mất 100m2 rồi.
Nếu thả bên ngoài anh có thể kết hợp thêm mô hình trồng kiểng, nuôi trùn quế tận dụng từ phân trâu...
Theo mình thì nên trồng cỏ chăn dê thì hiệu quả hơn, nhanh thu hồi vốn
 
Đúng là s quá ít đó bạn.với s đó mà nhất thiết nuôi trâu thì nên giảm số lượng.hãy trồng 5000 vuông cỏ cung cho 8 đến 10 trâu nái và nghé con.tổng đàn chỉ nên giữ 15 con trở lại.
Nhiêu đó là vừa đủ cỏ ăn .còn rơm khô và cây chuối dành cho mùa khó cỏ.
Bạn có nguồn phân trâu lớn hãy nghĩ đến dùng bón cỏ và nuôi trùn; gà;cá...trong s 1500 còn lại
 
Em ở Hà trung thanh hoa có s 1ha cũng định đầu tư 600 triệu tiền trâu.nuôi trâu nhốt truồng không biết tình hình tranh trại của bác sau 3 năm thế nào rồi ạ.nếu bác có ghé lại để lại cho em mấy lời.thank bác nhé
 


Back
Top