Hỏi kỹ thuật ươm hạt giống hoa

  • Thread starter nongnghiep
  • Ngày gửi
Mình rất thích trồng các loại hoa trong vườn bằng hạt giống, mình có mua hạt giống 1 vài loài hoa như cúc, hướng dương, bìm bìm, kim anh, cẩm chướng,...
Tuy nhiên mình chưa có kinh nghiệm nên chỉ gieo thử nghiệm 1 số hạt giống hoa móng tay để từ đó rút kinh nghiêm mà gieo các hoa khác đẹp hơn, và mình nhận thấy tỉ lệ nảy mầm rất thấp. Sau đây mình xin trình bày toàn bộ các quy trình gieo và khó khăn mình mắc phải, rất mong mọi người giúp mình phát hiện các sai lầm, thiếu sót và điều chỉnh giúp mình, xin cảm ơn ạ.
-Hạt giống có nguồn gốc từ cửa hàng hạt giống, được đóng gói zin và xuất xứ từ Trung Quốc, còn hạn sử dụng.
-Sau khi cắt bao bì, mình tiến hành ngâm hạt trong nước ấm, mình sử dụng loại ca nhựa có 3 vạch, cho nước sôi vào 1/3 ca, nước lạnh vào 2/3 ca, ko có nhiệt kế nhưng mình đoán nhiệt độ khoảng 50-60 độ C.
-Mình ngâm trong khoảng 10-12 giờ, khi bỏ hạt vào, mình thấy có 1 số hạt nổi, 1 số hạt chìm, mình dùng tay nhận các hạt nổi cho nó chìm xuống.
-Ngâm xong mình vớt ra, mình chuẩn bị 5 ly nhựa (loại ly nhựa mỏng uống nước ở vỉa hè), mình bỏ vào đó đất phân sạch của Sài Gòn Xanh, nén lại, bỏ vào mỗi ly 5 hạt giống, rồi rãi tiếp 1 lớp đất mỏng 0,5 cm lên trên bề mặt hạt (rãi chứ ko nén).
-Mình tưới phun sương cho đất ẩm lại rồi đặt vào chỗ mát, dùng chậu nhựa màu trắng (chậu trồng cây bằng nhựa) để úp lên các ly gieo hạt giống.
-Mỗi ngày mình đều thăm, thấy đất hơi khô thì tưới nước bỏ sung.
Cứ như vậy đến khi cây nảy mầm và mình có những khó khăn sau:
-Thời gian nảy mầm của hạt không đều, nảy mầm rải rác từ 5 đến 14 ngày, số cây nảy mầm từ 5-7 ngày phát triển vượt bậc, tươi tốt hẳn so với những cây nảy mầm muộn.
-Tỉ lệ nảy mầm là 9/25 hạt, chiếm 36%, những hạt ko nảy mầm do bị nấm hoặc hạt vẫn còn nguyên nhưng ko ra mầm.
-Trong 9 hạt nảy mầm đó, có 3 hạt chết giai đoạn nhú mầm do nấm mốc, 2 hạt chết giai đoạn ra lá chồi do thối rễ (ko biết phải ko mà rễ nó tiêu biến mất tiêu)
-Hiện tại mình chỉ còn có 4 cây sống (2 cây nảy mầm sớm đã ra lá xanh tốt, 2 cây nảy mầm trễ vẫn còn giai đoạn chồi dù đã nảy mầm khoảng hơn 1 tuần)
*Mình đang gieo đợt 2, khắc phục nấm mốc bằng cách dùng thuốc Andoral phun lên đất trồng trước khi gieo hạt, đợt mới này mình gieo được 1 tuần và vẫn còn hiện tượng nảy mầm ko đều, tuy số hạt bị nấm vẫn còn nhưng ít hẳn, mình còn phát hiện trong đất trồng có những coi vòi li ti, và các con bọ (giống con rầy nhưng rất nhỏ, nhỏ li ti), chúng thường bâu vào 1 số hạt nhất định, khi mình vén đất lên để xem thì chúng rút xuống mất tiêu.
=> Tóm lại: những khó khăn mình đang mắc phải là tỉ lệ nảy mầm thấp, nảy mầm ko đều, bị nấm, bị các con vòi, con bọ tấn công, rễ bị tiêu biến.
Rất mong được mọi người giúp đỡ khắc phục.
 


Chào bạn,

Lúc đầu mình gieo hạt cũng bị những tình trạng như bạn. Và mình đã rút ra 1 số bài học từ những lần gieo hạt thất bại như sau:

- Hạt giống của TQ hầu hết đều không đảm bảo chất lượng, việc nảy mầm ko đều là điều khó tránh khỏi, cây kháng bệnh kém và cho hoa không đều, không đẹp. Bạn có thể tìm đến các cty hạt giống uy tín trong nước, vd như FloralSeed (http://www.floralseedvn.com), hoặc có 1 số bạn bán trên mạng ship hạt từ ParkSeed.com về nhưng giá cao hơn 2 3 lần.

- Vấn đề đất và sâu hại thì mình gieo hạt không dùng đất trồng cây mà mình dùng Rong Thuỷ Đài, cái này mình cũng mua ở http://www.floralseedvn.com luôn, họ bán 20k/bịt, lấp đầy đc gần 2 khay 128 lỗ, đặc điểm là dùng lại đất này mình thấy rễ cây phát triễn rất tốt, cây lớn nhanh. Các loại đất bt, dù đc ghi là đất sạch mình cũng không tin tưởng lắm vì về trồng cũng bị như bạn, và đất giữ nước quá nhìu, dễ bị nén khiến cây bị úng nước và không phát triển được.

Rất mong có thể chia sẻ với bạn chút kn gieo hạt sau vài đợt gieo không thành của mình :)
 
Thêm 1 điểm mình xin chia sẻ với bạn là đa số có hạt giống hoa đều ko cần phải ngâm nước nha bạn, vì chúng rất bé, và thật sự không cần thiết, để luộc chín hạt và thối hạt lắm.

Dưới đây là bài hướng dẫn rất chi tiết cách gieo hạt hoa DYT từ các mẹ ở webtretho.com. Link nguồn: http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=30721022&postcount=28

Trồng Dã Yên Thảo

1/ Gieo hạt
Chuẩn bị đất và cốc/khay gieo và khay có nắp đậy. Loại hạt DYT là loại có lớp vỏ bọc ngoài hạt (pelleted)
1- Cho đất vào cốc và nén nhẹ
2- Phủ một lớp mỏng vermiculite lên bề mặt
3- Dùng duojunling (1g pha với 0,8l nước) tưới làm ướt đất (Đây là loại thuốc diệt nấm mốc dùng để tưới vào đất trước khi gieo hat, giâm cành hoặc tưới định kỳ cho cây trưởng thành để phòng trừ bệnh)
4- Đổ nước có pha duojunling (tỉ lệ như trên) vào khay để ngâm cốc gieo (nhớ là phải làm ướt đất trong cốc trước khi ngâm để tránh hiện tượng đất nổi lên). Ngâm 1 ngày 1 đêm, sau đó đem phơi 2-3 tiếng, trước khi gieo dùng nước sạch tưới đẫm lại 1 lần nữa.

Fotor01018184244_zpsc0853c06.png


5- Rắc hạt lên bề mặt đất
6- Dùng thìa ấn nhẹ hạt vừa gieo lên mặt đất
7- Đổ nước sạch vào khay sao cho nước ngập đáy cốc khoảng 0,5 cm
8- Đậy nắp lại và đặt vào nơi tối, chờ hạt nảy mầm, giai đoạn này không cần bổ sung thêm nước.

Fotor0101818547_zpsce13e5d2.png


Sau khi hạt nảy mầm thì lấy cốc ra khỏi khay và đặt vào 1 khay khác, ban ngày vẫn tiếp tục ngâm cốc đã nảy mầm vào khay có nước, nước ngập đáy cốc khoảng 0,5cm. Sáng sớm và chiều muộn cho cây mầm phơi nắng, buổi trưa để vào nơi có mái che. Nghĩa là nắng sáng và chiều muộn có thể yên tâm cho cây phơi nắng, nắng trưa thì cần cho cây mầm tránh nắng.

Đến tối đổ bớt 1 ít nước ở khay đi nhưng vẫn để lại 1 ít nước trong khay, đủ để cho cốc không ở tình trạng ngâm nước nữa. Ngày hôm sau tiếp tục cho nước ngập đáy cốc 0,5cm, vì cho cây phơi nắng thì cần phải cung cấp đủ nước.

Để cho cây lớn nhanh, buổi tối có thể dung đèn thực vật để chiếu (12h đêm thì tắt đèn). Nếu ban ngày cây không nhận đủ ánh sáng thì có thể dùng đèn thực vật để bổ sung, chiếu đèn trực tiếp cho cây sẽ giúp cây tránh được hiện tượng chân dài.

Fotor01018185840_zps13246ce1.png


Bón phân

Khi cây ra 2 lá thật thì bắt đầu cho ngâm hoặc tưới nước có pha phân bón lá NPK 30-10-10 tỷ lệ 1g/2l nước và 5 ngày ngâm/tưới 1 lần (tỷ lệ này pha loãng bằng 1/4 tỷ lệ ghi trên bao bì).

Ở mình có Growmore 30-10-10. Đầu trâu 501, 502 có tỷ lệ NPK gần như tương đương nên có thể dùng để thay thế.

2/ Sang chậu

Khi cây ra khoảng 4 lá thật thì bắt đầu sang chậu (Ở đây cây 2 lá thật thì họ sang chậu vì có 1 cây rễ kém hơn các cây khác nên họ sang chậu 1 loạt luôn).

Chuẩn bị

- Đất
- Chậu nhỏ có đường kính khoảng 10cm
- Perlite
- Phân gà đã qua xử lý
- Phân chậm tan NPK 14-14-14

Trộn đất gồm đất - perlite - phân gà theo tỷ lệ10:1:0,6. Cho 1 lớp đất đã trộn vào chậu, thêm 6 hạt NPK 14-14-14, sau đó rải thêm 1 lớp đất chỉ có đất và perlite (không trộn phân) dày khoảng 1cm lên, đánh cây con sang và cho thêm đất không trộn phân vào và dùng duojunling (thuốc chống nấm mốc pha với nước) tưới đẫm. Tuy nhiên không nhất thiết phải dùng thuốc này mà dùng nước sạch tưới đẫm là được.

Chú ý: Khi tưới chỉ tưới vào đất, tránh tưới vào cây con

Fotor01018191839_zps905f5110.png


Thông thường sau khi sang chậu thì đặt cây vào nơi râm mát vài ngày, 4-5 ngày sau nếu cây vẫn bình thyường thì có thể đem ra phơi nắng. Trước khi phơi cần tưới đẫm nước và tốt nhất là cho cây phơi vào lúc sáng sớm và chiều muộn (tránh nắng trưa). Họ dùng phương pháp là khi cho cây phơi nắng thì đặt cây vào chậu nước, nước không nên ngập quá cao. Nếu cho phơi nắng trưa có thể dùng lưới che nắng.(hình minh hoạ ảnh trên)

Bón phân

6-7 ngày sau khi sang chậu, nếu cây ổn định thì tiếp tục bón phân. Ban đầu vẫn dùng phân bón lá NPK 30-10-10 tỷ lệ 1g/2l nước, 5 ngày sau cho thêm 2 viên chậm tan NPK 14-14-14 vào, 5 ngày tiếp theo thì bắt đầu dùng NPK 18-18-18 tỷ lệ 1g/2l nước. Khi cây phát triển hơn thì rút ngắn xuống 3-4 ngày tưới NPK 18-18-18 1lần (tưới đẫm vào đất như tưới nước).

3/ Trồng cố định vào chậu

Chuẩn bị

- Chậu to
- Vải lưới (Cắt thành hình tròn lót dưới đáy chậu nhằm ngăn đất không thoát ra ngoài khi ngâm hoặc tưới)
- Đất
- Perlite
- Phân dê đã qua xử lý
- Phân chậm tan NPK 14-14-14 và 6-40-6

Fotor01018193253_zps3dfa3d09.jpg


Trộn đất gồm đất, perlite và phân dê theo tỉ lệ 10:1:1. Cho đất đã trộn vào chậu, tiếp theo rải đều 9-10 viên NPK 14-14-14 và 6 viên NPK 6-40-6, sau đó rải thêm 1 lớp đất trộn không có phân dày khoảng 1cm lên trên và cho bầu cây vào.

Cho thêm đất không trộn phân vào xung quanh gốc, đồng thời mỗi bên thêm 3 hạt NPK 6-40-6 (vùng khoanh đỏ - vùng này cách xa rễ nên bộ rễ sẽ không bị ảnh hưởng), tiếp tục thêm đất và mỗi bên lại cho 4 hạt NPK 14-14-14 và thêm đất 1 lần nữa. Cuối cùng dùng nước sạch tưới đẫm và dùng duojunling tưới thêm 1 lần nữa.

Fotor01018194050_zps97fcc455.jpg


Sau khi trồng vào chậu thì ngày hôm sau cho phơi nắng và tưới nước như bình thường, tuy nhiên vẫn cần tránh nắng trưa, hoặc nếu cho phơi nắng trưa thì cần dùng lưới che nắng che lại.

Để yên tâm hơn thì sau khi trồng chậu nên để cây vào nơi râm mát khoảng 2-3 ngày rồi đem ra phơi nắng. Chú ý là đem cây ra phơi trước khi có nắng.

Bón phân

Khoảng 1 tuần sau khi sang chậu thì bắt đầu bón phân bón lá NPK18-18-18 tỷ lệ 1g/2l nước, 3-4 ngày tưới 1 lần, cây lớn hơn thì 2 ngày tưới 1 lần, khi cây phủ kín mặt chậu thì 1 ngày tưới 1 lần (thông thường là ban ngày tưới nước, buổi tối tưới phân)
 


Back
Top