HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT Ủ CHUA

  • Thread starter bio tâm trần
  • Ngày gửi
5. Các bước ủ thức ăn ủ chua bằng MEN Ủ CHUA GLAB

B1: Băm nhỏ nguyên liệu ủ từ 3 – 5 cm ( mục đích của việc này là để mẻ ủ được đều, phá vỡ cấu trúc tế bào thực vật giúp vi sinh dễ làm việc, tiện cho việc cho ăn...)


Kinh nghiệm : nguyên liệu thích hợp cho ủ chua có độ ẩm từ 60 – 75% ( bắp tươi, cỏ tươi, cao lương tươi phơi qua 1 nắng sáng là vừa)

Hình 1. Băm nhỏ nguyên liệu thô xanh

B2: Rải đều men GLAB vào nguyên liệu ( có thể trộn thêm ít ám gạo, bắp cho dễ rải

) và trộn đều sau đó cho vào vật chứa như: bao nilon, ( giá từ 45 – 75k/kg) thùng phi nhựa (giá >200k) , hố ủ…


Kinh nghiệm: bỏ 1 lớp nguyên liệu từ 10 – 15 cm vào vật chứa sau đó rải đều men GLAB sao cho đều toàn bộ lớp mặt rồi dùng chân đạp mạnh nén lại thật chặt. Cứ thế cho đến khi đầy vật ủ, sau đó dùng cỏ khô hoặc rơm khô phủ 1 lớp lên bề mặt để hút ẩm và hạn chế nấm mốc phát triển, tiến hành cột thật kín miệng .

Hình 2. Rải đều GLAB lên nguyên liệu và dùng chân nén chặt

B3: Cột miệng thật kín (càng kín càng tốt, càng nén càng tốt, việc nén sẽ giúp loại bỏ không khí có trong vật liệu ủ tạo điều kiện hình thành axit lactid nhanh hơn) để nơi thoáng mát tránh nhiệt độ cao. Tiến hành hút khí 3 lần/21 ngày ( khoảng 1 tuần 1 lần), bằng máy hút bụi cầm tay (đối với bao <500 kg) hoặc máy hút chân không đối với bao > 1 tấn. Nếu không có máy thì dùng chân đạp, nén mạnh để bảo đảm kín.


Hình 3. Cột miệng thật kín và để nơi thoáng mát

Kinh nghiệm : trong quá trình ủ thấy có sinh nhiệt độ cao thì lập tức hút toán bộ khí trong bao ủ ra ngoài, nếu không có máy hút khí thì nhanh chóng nén chặt bao ủ lại

B4: Thức ăn ủ chua có thể sử dụng sau 14- 21 ngày

Kinh nghiệm : ủ chua thành công là khi nguyên liệu xanh thô sau khi ủ ngả sang màu vàng nhạt, thơm mùi bia nhẹ, khi ăn có vị chua nhẹ và hơi nồng, không có mùi hôi, nguyên liệu không bị đen. Trong quá trình cho ăn cần duy trì tình trạng yếm khí ( kín) để tránh thức ăn bị hư hại do vi sinh vật từ ngoài xâm nhập vào, nếu mẻ ủ tốt có thể bảo quản từ 6 -9 tháng.














Hình 4. Nguyên liệu thô xanh sau khi ủ chua hoàn thành

Đánh giá chất lượng của thức ăn ủ chua: đánh giá dựa vào những kỹ thuật ủ mà còn phụ thuộc vào nguyên liệu đem ủ: loại cây thức ăn, giai đoạn thu cắt cây thức ăn....

Người ta dựa vào độ pH, hàm lượng các acid hữu cơ, hàm lượng amoniac, hàm lượng nước để đánh giá chất lượng ủ chua. Thức ăn ủ chua có độ pH trong khoảng 4-4,5 được coi là chất lượng tốt. Nhưng nếu pH cao hơn 4,5 thì chất lượng ủ chua giảm đi. Hàm lượng acid Lactic càng cao chất lượng ủ chua càng tốt. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ủ chua tương tự như cỏ xanh cùng loại, nhưng khả năng ăn được của gia súc thường thấp hơn. Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt thường có màu vàng nâu, không bị thối nhũn, đồng thời có mùi đặc trưng của acid Lactic. Ngược lại nếu thức ăn ủ chua có màu sẫm đen, thức ăn nhũn nát, mùi khó chịu của acid butyric... tức là chất lượng thức ăn ủ chua kém.

Thức ăn ủ chua có thể sử dụng như nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Do đó người ta có thể cho gia súc ăn tự do cùng phối hợp với một số loại thức ăn khác (rơm chế biến urê, cỏ khô, thức ăn tinh...).
ovraTBw.png
 


Tình hình là thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp (lá khô 1 phần, thân vẫn tươi nguyên) có dùng làm nguyên liệu để ủ được không bác? Vùng em chuyên canh ngô nên rất nhiều, toàn vứt bỏ nên thấy phí quá. Muốn gom ngàn tấn cũng OK.
 
Tình hình là thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp (lá khô 1 phần, thân vẫn tươi nguyên) có dùng làm nguyên liệu để ủ được không bác? Vùng em chuyên canh ngô nên rất nhiều, toàn vứt bỏ nên thấy phí quá. Muốn gom ngàn tấn cũng OK.
Rất ok nhé bac1m bác ủ như hướng dẫn, co the bac ủ de bán lại cho những hộ khác vào mùa khô cũng ok lắm đấy
up
 
Tình hình là thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp (lá khô 1 phần, thân vẫn tươi nguyên) có dùng làm nguyên liệu để ủ được không bác? Vùng em chuyên canh ngô nên rất nhiều, toàn vứt bỏ nên thấy phí quá. Muốn gom ngàn tấn cũng OK.
cho mình sđt bạn đc ko? hoặc liên hệ với mình qua số 0981144220
 


Back
Top