[Hướng dẫn] Làm chuồng nuôi và chăm sóc Bọ cánh cứng

  • Thread starter Holmes
  • Ngày gửi
Bọ cánh cứng là một loài côn trùng rất đẹp của tự nhiên. Ở các nước Châu Âu người ta đã có thú chơi và sưu tập tiêu bản Bọ cánh cứng từ hàng trăm năm nay. Tại nước ta thú chơi này hiện nay vẫn chưa phát triển, chỉ mới nhen nhóm và đi đầu là Diễn đàn Bọ cánh cứng Việt Nam. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người Nhật đã có mặt ở khắp các khu rừng Việt Nam chỉ để tìm hiểu và nghiên cứu về Bọ cánh cứng, điều này cũng dễ hiểu bởi họ là các chuyên gia hàng đầu thế giới về côn trùng.


stag-beetle-0802.jpg


rainbow-stag.jpg


1374043084923.jpg


74346643.jpg


Goliathusorientalis-GoliathBeetlela.jpg


Chơi Bọ cánh cứng có nhiều loại người: người thích nghiên cứu tìm hiểu về loài mới. Người thì sưu tập đem triển lãm hoặc bán đấu giá. Còn lại đa số nuôi như một thú cưng trong nhà.

Vậy khi sở hữu một chú Bọ cánh cứng thì các bạn cần phải làm gì? chăm sóc chúng ra sao? Trong phạm vi bài này sẽ hướng dẫn cụ thể.
Các cách chăm sóc trong bài được mình đúc kết từ kinh nghiệm nuôi thực tế của bản thân mình nên có thể chưa phải là cách tốt nhất. Rất mong các bạn đóng góp thêm.

Bên cạnh đó, để cộng đồng Bọ cánh cứng Việt Nam không lạc nhịp với cộng đồng thế giới, mình sẽ sử dụng những thuật ngữ mà họ đang dùng để sau này các bạn dễ dàng tìm kiếm trên Google cũng như thuận tiện khi trao đổi với họ.

Nuôi Bọ cánh cứng không khó, thậm chí dễ hơn nuôi các loài động vật khác như bò sát, chim chóc. Khi bắt (hoặc mua) được một chú Bọ cánh cứng, bạn cần chuẩn bị một số thứ trước khi mang chúng về nhà mới:

1. Chuồng nuôi (Beetle Tank)
Dùng bất kỳ chiếc hộp bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh (bể cá cảnh) làm chuồng nuôi Bọ cánh cứng. Các loại hộp nhựa bán rất nhiều ngoài chợ (khoảng 50k/cái), còn nếu dùng bể cá thì giá sẽ mắc hơn. Ở đây mình sử dụng hộp nhựa của Đại Đồng Tiến có kích thước khoảng 25 x 15 x 15, hộp này có nắp đậy bằng nhựa phía trên, có gờ khóa hai bên và có tay cầm, rất tiện lợi trong việc di chuyển. Ưu điểm của hộp nhựa so với bể cá cảnh ở tính cơ động và dễ vệ sinh. Bể cá cảnh chỉ thích hợp làm Vivarium mà thôi.

IMG361_zpsa9c5b5c6.jpg


DSC03625_zps4ffbbd3a.jpg


Khoét một số lỗ nhỏ trên nắp nhựa để lấy không khí vào hộp. Đừng khoan lỗ quá to, bằng đầu đũa là được rồi. Lỗ to sẽ tạo điều kiện cho ruồi bay vào đẻ trứng.
Nắp sau khi khoét sẽ đem cùng với hộp nhựa rửa xà bông (hoặc nước muối) thật sạch, phơi ngoài nắng cho khô để khử trùng. Nếu là hộp cũ đã qua sử dụng sẽ diệt khuẩn hoặc tẩy đi các chất bám vào đó, còn nếu là hộp mới sẽ tẩy trôi các chất hóa học trong quá trình sản xuất.

Bọ cánh cứng ưa bóng tối, ban ngày chúng thường nấp vào kẽ lá, hốc cây. Ban đêm bay đi kiếm ăn. Nên khi mang chúng về nhà, tập tính này vẫn không thay đổi. Do đó nơi đặt Tank cần tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, kín đáo một chút. Chú ý tránh xa cả kiến nữa.

Một chuồng nuôi như thế này có thể nuôi 1 cặp Bọ cánh cứng (đực & cái) hoặc 4, 5 con cái cùng lúc. Không nuôi từ hai con đực trở lên trong cùng một Tank vì chúng sẽ cắn nhau, gãy mất sừng.

2. Chất nền (Substrate)
2.1 Chất nền là gì?
Ngoài tự nhiên, bọ cánh cứng sống trong các khu rừng ẩm ướt và đẻ trứng cũng ở những nơi ẩm ướt, nhiều chất mùn, nơi mặt trời ít chiếu tới. Do cơ thể chúng đều có lớp vỏ bao bọc gần như trọn bộ cơ thể, lớp vỏ này không thấm nước và rất bóng. Vì vậy cơ thể Bọ cánh cứng luôn cần độ ẩm để duy trì sự sống.

Tại các nước Châu Âu hoặc Nhật Bản, người ta thường dùng đất trồng trộn chung với gỗ mùn bào nhỏ theo tỉ lệ nhất định. Sau đó xịt nước vào để tạo độ ẩm và dùng chất nền này làm nền chuồng cho Bọ cánh cứng. Cách làm chất nền ở mỗi nơi là không giống nhau, cách thức pha tỉ lệ đất và gỗ mùn cũng khác nhau, nhưng thường là 30% gỗ, 70% đất (dành cho Bọ cánh cứng trưởng thành), còn với ấu trùng thì tỉ lệ sẽ khác.

Đối với việc nuôi Bọ cánh cứng, cần phân biệt rõ chất nền dùng để nuôi Bọ trưởng thành hay nuôi trứng và ấu trùng. Nếu chỉ đơn thuần nuôi Bọ cánh cứng trưởng thành thì không cần dùng tới nhiều gỗ mùn, nhiều hay ít không quan trọng, đất thôi cũng là đủ rồi vì con trưởng thành không ăn gỗ mùn. Chỉ có ấu trùng mới thích "bào" gỗ mùn mà thôi.

Qua nhiều nghiên cứu và nuôi thử nghiệm một số loài Bọ cánh cứng ở nước ta, mình đã tìm ra một loại chất khá lý tưởng cho Bọ cánh cứng (trưởng thành) mà không cần tốn quá nhiều công sức tìm kiếm hay pha chế. Đó chính là MÙN DỪA. Vì sao?

- Một họ hàng của Bọ cánh cứng là Xylotrupes gideon, rất gần với con Kiến Dương tại nước ta cực kỳ thích "ăn thịt" cây dừa. Chúng thường đẻ trứng vào thân cây dừa hoặc các gốc dừa mục. Chứng tỏ dừa rất hợp với "khẩu vị" của chúng.
- Mùn dừa có khả năng giữ ẩm tuyệt vời. Người ta thường hay pha mùn dừa với đất trồng để giữ ẩm cho cây.
- Mùn dừa có tính kháng khuẩn nên không nhiều vi khuẩn sống được trong đấy, rất thích hợp làm nền nuôi Bọ cánh cứng.
- Cuối cùng, mùn dừa rất rẻ và rất dễn tìm.

Trong bài này, mình chỉ nói về cách sử dụng mùn dừa, còn bạn nào thích nghiên cứu tìm tòi có thể pha chế ra chất nền khác theo sở thích.

2.2 Sử dụng mùn dừa

Mụn dừa các bạn nên mua ở những nơi đã qua xử lý (giảm độ chát, loại bỏ tạp chất, tạp khuẩn). Khi mua về, các bạn nên phơi khô 1 nắng rồi hãy sử dụng để đảm bảo diệt được những vi khuẩn còn sót lại.

DSC_0754_zpsf4630c13.jpg

Đổ mùn dừa vào thau, thêm ít nước vào đó. Đồ từ từ thôi, đổ tới đâu trộn đều tới đó. Đến khi nào dùng tay bóp mùn dừa lại thành cục mà không quá cứng, vẫn tơi xốp, bóp nhẹ tơi ra lại thì lúc đó chất nền đã đạt. Nếu thích, bạn có thể pha thêm gỗ vụn, mùn cưa... cho giống với ngoài tự nhiên.

DSC_0753_zps96a2317b.jpg


DSC_0752_zps6f9a4613.jpg


Cho chất nền đạt yêu cầu vào hộp nhựa, dày khoảng 5cm, nén chặt tay một tí. Đừng đổ đầy hộp vì còn phải để các thứ khác nữa.
Khoảng 1 tháng các bạn thay chất nền một lần. Khi thay nhớ vệ sinh hộp nhựa, máng ăn sạch sẽ và phơi nắng đầy đủ nhé.

3. Bọ cánh cứng ăn gì?
Ngoài tự nhiên, Bọ cánh cứng trưởng thành ăn các loại hoa quả, đặc biệt chúng ưa thích những loại quả ngọt. Bọ cánh cứng có một cặp sừng rất hổ báo, nhưng chúng không bao giờ sử dụng sừng cho việc ăn uống, mà chỉ dùng để tự vệ và đánh nhau giành gái. Bọ cánh cứng khi ăn sẽ thò ra một cái ống hút, trông khá giống với cái ống của loài ong, ruồi... Ống này sẽ chọc thẳng vào thức ăn rồi chất dịch, chất bổ từ thức ăn qua ống truyền vào cơ thể Bọ cánh cứng.

Chmacl_for-copy-P-Curik_zpse50291a4.jpg


Trong môi trường nuôi nhốt, các bạn có thể cho Bọ cánh cứng ăn chuối, mía, táo, nhãn, xoài... và đặc biệt là rau câu (Jelly). Đây cũng là loại thức ăn phổ biến mà dân Châu Âu và Nhật hay cho ăn. Bên Nhật họ chế ra hẳn một loại rau câu dành cho Bọ cánh cứng. Bạn đừng nhầm rau câu là tảng rau câu to bự hay ăn nhé, nó chính là cái hũ nhựa nhỏ nhỏ mà mỗi lần bóc ra nước xịt tùm lum ấy (hình như ngoài Bắc gọi là thạch). Lên google search "beetle jelly" sẽ ra rất nhiều loại rau câu này.

jelly_2_zpsbc7c765a.jpg


Insect_Jelly_Beetle_Jelly_Pet_Jelly__zps71e7e072.jpg


Ngoài tự nhiên, khi đêm xuống Bọ cánh cứng mới đi tìm thức ăn. Các bạn nên cho Bọ cánh cứng thức ăn mới vào buổi tối (tầm sau 6h tối), đến tối hôm sau hãy bỏ đi và thay thức ăn mới vào. Đảm bảo cho bọn chúng không gặp Tào Tháo cũng như không tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, kiến bu bám.

4. Máng ăn của Bọ cánh cứng
Thông thường người ta dùng một khúc gỗ tròn, khoét một cái lỗ ở giữa, nhét vừa cái hũ rau câu gọi là Jelly Holder. Khúc cây này cao hơn mặt nền chuồng, đảm bảo cho thức ăn ở trên cao, sạch sẽ không bị dính đất. Bình thường các chú Bọ cánh cứng sẽ ẩn nấp đâu đó trong Tank, khi đói chúng sẽ đánh hơi và tự bọ đến chỗ có thức ăn.

jellyholder2_zpsae8478d0.jpg


jelly_holder_zpse82dd8b1.jpg


2_zpsbb1375be.jpg


Khúc cây là tối ưu nhất, còn không các bạn có thể dùng bất kỳ thứ nào khác như miếng bọt biển, nắp nhựa... để chứa thức ăn cho Bọ cánh cứng, miễn là chúng có thể bò lên đó để ăn. Nếu để sát đáy Tank thì sẽ nhanh bị bẩn bởi đất vì bọ cánh cứng thường hay ủi đất để chui rúc.

5. Các phụ kiện cho Bọ cánh cứng
Ngoài những phụ kiện ở trên, các bạn nên thêm vào Tank một số đồ chơi cho Bọ cánh cứng
- Khúc gỗ mục, cành cây... làm nơi leo treo cho chúng
- Lá khô, tảng đá... tạo tành những hốc cho Bọ cánh cứng trú ẩn
- Một số cây xanh nhỏ (nếu tank đủ chứa) nhìn cho xanh tươi, thích mắt.

6. Chăm sóc Bọ cánh cứng
Hàng ngày các bạn thay thức ăn cho Bọ cánh cứng, khoảng 2,3 hôm thấy đất nền hơi khô và con bọ có xu hướng chui nhiều xuống phía dưới chứng tỏ độ ẩm đã giảm. Dùng bình xịt để tưới thêm nước vào chuồng nuôi.

Mặc dù Bọ cánh cứng thích sống nơi ẩm ướt nhưng bản thân chúng rất ghét nước, vì vậy đừng xịt thẳng trực tiếp lên người chúng. Hãy để nó ra ngoài Tank rồi dùng bình xịt vào đất nền, vào các vật dụng trong chuồng (trừ máng ăn, có thể bỏ máng ra ngoài trước khi xịt, nhằm tránh tạo vi khuẩn sinh sôi trên đó)

Từ khi Bọ cánh cứng phá kén bay ra ngoài, các con đực có thể sống tới hơn 1 năm. Các con cái sau khi sinh sản xong sẽ chết. Vì vậy nếu bắt được con cái hãy cố gắng cho sinh sản càng nhanh càng tốt vì tuổi thọ của con cái rất ngắn.

Nuôi Bọ cánh cứng không khó, hàng ngày nhìn chúng chui ra chui vào ăn uống, leo trèo... cũng thấy thích thú rồi. Gặp khó khăn gì trong quá trình nuôi các bạn hãy post lên diễn đàn để nhận được sự giúp đỡ từ người khác nhé.

Chúc các bạn thành công.

Nguồn: bocanhcung.vn
 
Hay, bạn có thể post hình các loại bọ bạn đang nuôi được không?
 
cái con bọ hung này mình cho nó ăn rau câu mình thường ăn hả bạn
 
con bọ cánh cứng này mình cho nó ăn rau câu mình thường ăn đúng không bạn
 
Mình muốn mang gỗ sồi dẻ sang nhật thì có được không nhỉ? Bạn nào có kinh nghiệm hay hiểu biết thì chỉ cho mình với .
Cảm ơn ạ 😊
 
Back
Top