HƯỚNG DẪN TOÀN TẬP CHO CÁC BẠN MUỐN TÌM HIỂU VỀ BỒ CÂU

Chào cả nhà!
-Vào đây thấy nhà mình bàn luận về cái anh BC này xôm quá. Mình ngày trước có học thú y vài năm sau đó bỏ ngang học xây dựng, giờ xây dựng khó khăn nên đang tính quay về làm chăn nuôi các bác ạ. Về cái anh BC này thì mình gọi là cũng có ít kinh nghiệm ( mình cũng nuôi CN nhưng số lượng không lớn đc vài năm và có nhiều bạn bè làm thú y có trang trại bồ câu) nên thảo luận chém gió cùng anh em nhà Nông :)

Bài viết này mình có đăng trong một topic về" Chi phí ban đầu nuôi chim bồ câu", thấy trên diễn đàn có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về Chim bồ câu Pháp nên mình lập thêm 1 topic để mọi người tiện theo dõi, thảo luận và đóng góp ý kiến . Mình viết bài này là vì muốn chia sẻ niềm đam mê với những anh em có cùng hứng thú với chú chim Pháp. Bài viết dựa trên kinh nghiệm bản thân, những kiến thức ngày ngồi ở giảng đường, kiến thức từ bạn bè, các hộ chăn nuôi, trên sách báo, intenet...do mình tổng hợp lại, nếu có gì thiếu xót mong các bạn cùng đóng góp ý kiến thảo luận, chia sẻ kiến thức :)

- Nuôi chim bồ câu theo mình thì có 3 vấn đề lớn chúng ta cần giải quyết
* Chi phí đầu tư ( Nguồn vốn)
* Kỹ Thuật ( Xây dựng chuồng trại, thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, ghép đôi...)
* Nguồn thu ( đầu ra sản phẩm)

Nếu nhà nông nào đảm bảo được 3 yếu tố trên thì chắc chắn sẽ thành công. Sau đây mình xin phép phân tích từng yếu tố một.
I)Thứ nhất:Chi phí đầu tư
Cái này thì tùy vào điệu kiện nguồn vốn, độ máu và đầu ra của từng người mà sẽ quyết định đầu tư ban đầu khoảng bao nhiêu đôi, từ đó sẽ tính ra được chi phí ban đầu. Theo mình thì nếu bạn nào chưa nuôi bao giờ thì phải tìm hiểu thật kỹ, nuôi thử nghiệm để có thể hiểu rõ về anh bồ câu này ( cái anh này dễ tính, ít bệnh nhưng nếu không nó có làm sao khéo lại đi cả cơ nghiệp đấy :)), sau đó nên nuôi khoảng 50- 100 đôi và tự nhân giống ( làm nông mà không sản xuất được đi mua hết thì còn đâu mà lại các bác nhỉ :)). Sau 1 năm nếu nhân giống tốt thì hoàn toàn có thể tự tăng đàn lên thành 300 cặp.
Chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại: Chi phí đầu tư ban đầu ( Chi phí cứng) và chi phí thường xuyên
1) Chi phí đầu tư ban đầu
- Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
+ Tiền thuê đất ( nếu thuê)
+ Tiền xây dựng trang trại ( có thể tận dụng các công trình có sẵn để giảm chi phí nhưng cần phải tu bổ để phù hợp cho bồ câu). Chuồng nuôi bồ câu ta có thể chồng tầng lên để tiết kiệm diện tích, tuy nhiên không nên cao quá vì sẽ gây khó khăn trong khâu chăm sóc chim và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chuồng, thông thường nên chồng 3 -4 tầng). Nếu sắp xếp và bố trí tốt thì ta có thể nuôi 1000 cặp/200m2
+ Tiền mua chim giống: Đấy có thể là chi phí lớn nhất mà chúng ta cần bỏ ra: Trên thị trường hiện nay giá chim giống từ 2-5 tháng tuổi khoảng 250-300k/ cặp. Chim sinh sản ( trên 6 tháng tuổi) 350-400k/ cặp tùy vào từng vùng, từng trại giống, tùy vào từng thời điểm và tùy vào cả khả năng đàm phán của các bạn :D. Như vậy 100 cặp thì vào khoảng 35-40t.
+ Tiền Lồng Chim: Trên thị trường giờ tùy từng loại lồng và tùy nơi mà giá cả dao đồng như sau ( chuồng kích thước 1000x450x500mm)
+ Lồng chim: 130-150k
+ Máng ăn+ uống :3k-4k ( Mỗi chuồng đôi gồm 2 máng ăn+ 1 máng uống)
+ Máng ăn bổ xung : 600-800VNĐ( Để chứa thức ăn bổ xung như muôi ăn, sỏi, chất khoáng premix)
+ Ổ đẻ : Ổ đẻ nhựa( Dùng sàng nhựa tròn ĐK 200mm)= 4k/ cái. Ổ đẻ thép 5k/ Cái.Tính trung bình 1 lồng đôi cần 3 ổ đẻ
+ Khay phân: Khay tôn kích thước 1000x500 giá 50k, Khay nhựa kích thước 500x500 giá 40k ( khay nhựa thì cần 2 cái cho 1 chuồng đôi)
2) Chi phí thường xuyên
Chi phi thường xuyên bao gồm thức ăn, thuốc men( Thuốc bệnh, thuốc bổ, thuốc vs chuồng trại), công chăm sóc vệ sinh chuồng trại ( Cái này các bác hay bỏ qua theo mình là không chính xác bởi khi tính lợi nhuận thì ta không được gộp cả công chăm sóc vào)
- Thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu gồm 4 thành phần chính : Cám CN, Ngô, gạo xay, đỗ tương. Tùy vào bạn ở vùng nào, có những nguyên liệu nào sẵn có và rẻ mà trộn. tuy nhiên theo mình cám công nghiệp, ngô, thóc xay là dễ kiếm và phổ biến nhất. Trung bình chim bồ câu 1 ngày tiêu tốn lượng thức ăn băng 1/10 trong lượng cơ thể--> 1 đôi chim bồ câu pháp 1 ngày ăn khoảng 1,0-1,2 lạng thức ăn. 1 tháng khoảng 30-36Kg thức ăn. Tỷ lệ trộn hợp lý theo mình có thể là 40% Ngô+ 30% Thóc xay+ 30% Cám công nghiệp ( nhiều bạn có thể có công thức trộn khác nhau- đây chỉ là CT tham khảo của mình). Giá các loại trên thị trường như sau:
Ngô: 6k/KG
Thóc xay: 8,0-8,5k/Kg
Cám CN: 10k/Kg
Tính trung bình 1 ngày 1 đôi chim tiêu tốn mất 800-900VNĐ
-Tiền thuốc: Trung bình 1 đôi chim tiêu tốn 100-200VNĐ/Ngày
-Tiền chăm sóc: Nuôi khoảng 300 đôi cần 1 người chăm sóc: Chi phí khoảng 2.7t/ tháng--->100k/ngày/300 cặp --->300 đồng/ cặp/ ngày
==> Chi phí thường xuyên 1 ngày vào khoảng 1300VNĐ/ cặp--> 300 cặp là 11,7 triệu
II) Kỹ thuật nuôi
I) Chọn Giống
Chọn giống là khâu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi BC. Khâu này có thể nói cực kỳ quan trọng, mang quyết quyết định sống còn với các nhà chăn nuôi nói chung và BC nói riêng. Thực tế hầu hết lúc các nhà chăn nuôi mới bước vào nghề lại phải làm công việc khó khăn này ( Nếu các nhà chăn nuôi lâu năm có KN thì họ lại tự nhân giống được :D) Các cụ có câu " Giỏ nhà ai quai nhà lấy", nếu giống mà kém ( ấp vụng, tiền sử bệnh, chim già, còi cọc...) thì gần như các bạn gần như vô phương cứu chữa. ( các bạn mà bị tầm trên 10% giống hỏng là toi rồi :D). Nên với những con giống như vậy các bạn nên thanh lọc luôn ( Đem nhậu hoặc " trả về nơi sản xuất" :D) chứ đừng nên chữa trị mà tiền mất, tật mang hao mòn công sức. Cách chọn giống theo mình nên theo 2 bước:
1) Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp giống ( tầm vĩ mô)
Cái này chắc các bạn làm chăn nuôi đều biết cả rồi đúng không ạ " Khổ lắm nói mãi". Nhưng mình xin phép vẫn trình bầy lại.
- Đầu tiên trước khi quyết định mua con giống bạn nên đi tham quan thật nhiều trang trại ( To nhỏ tham quan hết nếu bạn có điều kiện, vì bạn sẽ so sánh được sự khác biệt của từng trang trại) từ đó sẽ tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân ( khi tham quan thì nên chụp ảnh, hỏi KN của các chủ nuôi---> cái này các bác tùy vào mức độ " cởi mở" của từng người mà hỏi nhá). chứ các bạn đừng có tin 100% lời của chủ chăn nuôi vì ai chẳng muốn quảng bá trang trại mình :D
- Sau khi đã tham quan, quan sát các chuồng nuôi thì các bạn sẽ quyết định chọn cho mình nơi để bắt giống, chúng ta sẽ chọn các trang trại đạt được nhiều tiêu chí sau đây nhất:
+ Trang trại lớn, có uy tín, được nhiều người biết đến ( những người đã mua thực tế chứ không phải tạo nick ảo rồi "con hát mẹ khen" hay trên các diễn đàn.
+ Đàn chim khỏe mạnh, lanh lợi đồng đều, ít con ốm, bệnh ( Theo dõi dễ nhất là lúc cho chim ăn)
+ Trang trại vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ-> " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm", Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông, mật độ nuôi không quá dầy. chuồng trại mà bẩn thì khả năng nhiễm bệnh rất cao, có thể lúc bạn bắt giống chim mới trong thời gian ủ bệnh, chưa phát bệnh ( mình đã đi tham quan nhiều trang trại trong cả nước, đã đến trại của 1 anh nhận là mình có đàn lớn nhất tỉnh BN nhưng vs chuồng trại cực kém, không có hệ thống khay phân hoàn thiện, thức ăn vương vãi khắp nền, ổ đẻ đầy phân...--> Mình không tiện cụ thể nói ra nhưng chắc nhiều bạn trên diễn đàn biết trang trại này)
+ Quy mô đàn chim giống: Quy mô càng lớn thì các bạn càng có nhiều lựa chọn phải không ạ :D
+ Quy trình chăm sóc của trang trại ( Cho uống thuốc bổ, vacxin, vệ sinh định kì ra sao, cho ăn thế nào ) Cái này các bạn nên trao đổi, hỏi khéo chủ trang trại. Nếu trang trại họ nuôi dưỡng theo đúng kỹ thuật thì rất tốt (Cái này thì theo mình chỉ mang tính chất tham khảo, độ tin cậy 60-80%)
+ Giá con giống: Cái này mình đưa xuông dưới vì 2 lí do: Một là đây là phần hướng dẫn kỹ thuật chọn con giống ( thuộc mục kỹ thuật chứ không phải kinh tế), thứ 2 là nhìn chung mặt bằng giá con giống trong vùng ( VD như BN, VP, Hà Tây, Hưng Yên...) tương đương nhau. Trừ trại giống của viện nghiên cứu bên Thụy Phương thì giá quá chát ( thường đắt gấp 2 lần giá thị trường), và nếu ai mà bán giá thấp hơn hẳn thị trường thì các bạn cũng không nên mua " của rẻ là của ôi" mà ( Nhiều bác cứ rao là do nhu cầu này nọ, do không nuôi nữa... nên thanh lý---> các bạn nên tự phân biệt được trắng đen của đường đời--> tránh tiền mất tật mang)
+ Khoảng cách từ trại giống về nhà: Chim khi vận chuyển sẽ phải dánh dấu, dồn vào các sọt nhựa và vận chuyển. Nói chung là trong tình trạng chật hẹp, và chim cũng bị hoảng, nếu vận chuyển bằng xe máy sẽ chịu thêm ảnh hưởng của gió. Vì vậy ta không nên chọn trang trại quá xa, thời gian vận chuyển lâu. Nên chọn các trang trại bán kính không quá 100 Km ( tương đương khoảng 3h vận chuyển), nếu có thể thì tốt nhất dùng ô tô tải có thùng để tránh gió cho chim ( Các bạn thuê con susuki 5 tạ thì tha hồ vận chuyển, đường dài giờ xăng dầu giảm chắc chỉ 6k-7k/Km. Thông thường nếu các bạn mua SLL thì các nhà giống họ sẽ hộ trợ chi phí vận chuyển )
+ Ngoài ra bạn nên quan sát thức ăn vãi của chim: Nếu lượng thức ăn vãi nhiều thì do 2 nguyên nhân: Một là chim vụng, kén ăn. Hai là do máng ăn không phù hợp hoặc cho ăn quá nhiều ( kiểu bận nên xúc 1 lần ăn cả ngày :D, cái này mình gập vài trang trại rồi)
Ngoài ra còn vài yếu tố nhỏ khác, hoặc bạn nào có thêm kinh nghiệm thì góp ý thêm cho mình nhé !
2) Kỹ thuật chọn con giống ( tầm vi mô)
về kỹ thuật chọn từng con giống thì trên rất nhiều website các trang trại, các diễn đàn đã nói rất chính xác và cụ thể. Mình xin phép sẽ chỉ trình bầy những vấn đề mà nhiều bạn còn đang băn khoăn:
a) Nên chọn chim chuẩn bị sinh sản hay đang sinh sản:
-Chim chuẩn bị sinh sản (2-5 tháng tuổi), giá thành 250k-300k/ cặp
+ Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn ( không đáng kể vì bạn phải nuôi thêm vài tháng để chim đẻ), thời gian chim sản xuất được lâu hơn ( Trung bình khoảng 4 năm), chim trong giai đoạn thành dục nên không lo các vấn đề về ung trứng, bỏ trứng...)
+ Nhược điểm: Thời gian cho sản phẩm lâu hơn ( phải nuôi một thời gian) mà tâm lí các nhà chăn nuôi là muốn lứa chim thịt đầu tiên). Do chim lúc bắt đang thành dục nên sự phân biệt trống mái sẽ khó khăn hơn dẫn đến ghép đôi nhầm--> phải một thời gian sau ta mời phát hiện được--> đổi chim ( chim mới về thường sẽ khó cùng tuổi, chờ thời gian để chim làm quen, ghép đôi )--> Tốn thời gian, công sức và tiền thức ăn "nuôi báo cô"). Thêm nữa khi cho chim lạ vào trại ( chim ta đem đổi về) còn phải đề phòng các hiện tượng lây lan dịch bệnh cho trại.
- Chim đang sinh sản (trên 6 tháng tuổi) Giá 350-400k/cặp
+Ưu điểm: Độ tin cậy trống mái cao ( có thể đạt tới 99%), chim mua về có thể đẻ luôn (có khi sáng bắt về, chiều đẻ là chuyện BT :D), nhanh có sản phẩm, thời gian thu hồi vốn nhanh.nhanh có SP, thời gian quay vòng vốn lâu hơn ( mất khoảng 3 tháng chim đẻ, lứa đầu trứng so thường hỏng, 10 ngày sau chim đẻ lại, 18 ngày sau chim nở, nuôi khoảng 28 ngày chim ra dàng. Như vậy mất khoảng 5 tháng ta mới xuất được
+ Nhược điểm: Giá thành cao hơn (theo mình không đáng kể), vấn đề lớn nhất là nếu không có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ mua phải chim già, chim loại. Trên diễn đàn có 1 bạn đã có bài viết rất rõ ( có hình ảnh) về cách xác định tuổi của chim bằng đếm lông cánh ( cách này mình thấy rất hay- các bạn có thể tìm đọc và tham khảo). Tuy nhiên với chim trên 1 năm tuổi thường đã thay lông hết nên lúc này ta phải kết hợp thêm nhiều yếu tố để xác định tuổi tương đối của chim ( cái này thường bạn nào phải có kinh nghiệm, hoặc phải quan sát tốt, nhạy bén còn không rất khó phân biệt) Chim già thường lông xơ, ố màu, mỏ có những vết thâm xước do thời gian, vảy chân sàn xù hơn, dáng người nặng nề, ì ạch hơn...Nói thế này thì rất khó để các bạn chưa có KN phân biệt, các bạn hãy bắt thử 1 chú chim 3 tháng tuổi với 1 chú khoảng 2 năm tuổi nên và quan sát--> làm vậy nhiều lần, với nhiều chim khác nhau thì mình nghĩ các bạn chắc chắn sẽ phân biệt được.
==>Kết luận: Tùy vào nguồn vốn, mục đích, sở thích... của từng người mà sẽ có phương án chọn loại chim khác nhau cho mình. Tuy nhiên theo bản thân mình thì nên chọn chim đã ghép đôi trên 6 tháng ( đã đẻ) sẽ có lợi hơn
b) Cách quan sát chim để lựa chim
- Cách quan sát dễ nhất là lúc cho chim ăn: Ta sẽ thấy được độ lanh lợi, háu ăn của từng con chim
- Quan sát phân: Bạn sẽ phải quan sát phân dưới khay, chọn những cặp chim có phân bình thường ( không đi ỉa, phân xanh, giun...)
3) Chọn thời điểm bắt chim
Hiện này nhờ các biện pháp về thuốc men, chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc đã được tăng cường nên khả năng chống chọi dịch bệnh của chim đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên để hạn chế tối đa dịch bệnh cho chim thì các bạn nên chọn thời điểm bắt chim phù hợp. Vì khi chim mới bắt về chũng sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột, nếu cộng thêm thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hướng không tốt đến sức khỏe của chim. Không nên bắt chim vào những thời điểm nóng quá hoặc lạnh quá, khả năng dịch bệnh sẽ cao. Vào mùa đông ( thời điểm Tết) các trại giống thường không nhân giống mà gây chim thịt. Thường gây giống bắt đầu từ hết tháng giêng âm lịch, như vậy các bạn nên chọn thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch để bắt giống ( vừa thời tiết thuận lợi vừa mua được con giống tốt)
II) Kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại
1) Tính toán diện tích chuồng trại
Bà xã bắt đi lao động rồi, khi nào rảnh mình sẽ viết tiếp. Hiện mình đã lập gần xong bảng hoạch toán chi phí+ bản vẽ mô hình lồng nuôi, chuồng trại. Bạn nào quan tâm thì có thể để lại lời nhắn nhé!
Dạo này bận quá nên chắc lúc nào rảnh rỗi mình sẽ tranh thủ viết thêm. Mình định khi nào có đủ kiến thức và thời gian sẽ viết hẳn 1 cuốn sách đầy đủ về chim bồ câu ( ngoài kỹ thuật nuôi BC còn có cả bài toán kinh tế, chi phí đầu ra, đầu vào, tính toán xây dựng chuồng trại, tổng hợp tất cả các loại bệnh thường gặp...) để cung cấp cho các bạn nào muốn tham khảo ( mình sẽ tặng file miễn phí cho các bạn :D), mong ae ủng hộ :)


 


Mấy bác cho em hỏi thịt bồ câu pháp chất lượng ntn với các loại bồ câu # và so nó ntn với thịt gà . Và bồ câu pháp có bổ dưỡng không
 


Các loài điểu cầm thường có giá trị dinh dưỡng rất cao ( có thể tầm bổ cho người bệnh, mới ốm dậy, cho trẻ em, cho phụ nữ có thai và đang cho con bú...:d) và loài bồ câu cũng không thoát khỏi phần đông đó :Hello:. Về các loại thịt chim bồ câu thì mình có vài lời như sau:
Bồ câu ta: Thịt thơm ngon. ngọt, dai. tuy nhiên chim ta có trọng lượng khá nhỏ nên thịt mỏng, nhiều xương-> thích hợp nấu chào
Bồ câu Pháp: Thịt thoem ngon, hơi bở hơn bồ câu ta nhưng nhiều thịt---> nhậu thì ngon
Bồ câu Mĩ: Anh này to xác nhất, thịt dầy nhưng bở hơn--> thích hợp làm món xào lăn
P/s: Bạn có nhã hứng thì chịu khó bỏ ra vài trăm làm vài con về nhắm rồi tự cho mình cảm nhận
Chúc bạn ngon miệng :D
 
Khối lượng chúng thế nào bạn? có phải chim ta <500gr, chim pháp >600gr....? có cách nào để phân biệt chúng chính xác là giống chim gì ko bạn @Ngô Minh .
 
Chào cả nhà !
Đợt này mình bận quá nên chưa có thời gian viết tiếp được ( mình rất mong muốn là các bài viết của mình sẽ thực sự hữu ích, đem lại những cái gì mới mẻ, giúp ích được cho mọi người chứ không phải đi copy paste) Mình đang cực kỳ phấn khởi vì hôm nay co 1 cặp chim non mới nở. Mọi người có biết tại sao mình vui như vậy không? :D. Đợt vừa rồi mình có tách riêng 12 cặp chim sinh sản ngẫu nhiên ra nuôi thử nghiệm với 1 chế độ nuôi dưỡng riêng. Kết quả là tỉ lê sinh nở, nuôi sống ( tính đến hiện giờ ) là 100% :Kem:. Đôi hôm nay nở là đôi thứ 12, hiện tại đang có 8 cặp đang ấp lứa thứ 2 (trước tỉ lệ của mình chỉ đạt 70-80%, các trang trại mình đến cũng chỉ đạt tỉ lệ tương tự). Mình quyết định thử nghiệm vào thời điểm thời tiết không thuận lợi ( Miền Bắc vừa rồi liên tiếp trải qua các đợt rét đậm, rét hại), và mình cũng chỉ mong tỉ lệ đạt 90% là thành công, và rồi kết quả ban đầu là cực kì khả quan. Mình dự tính sẽ cho ấp nở 2 đợt sau đó tổng kết, tính toán lại. Nếu thành công mình sẽ áp dụng cho cả đàn và chia sẻ với mọi người :D
 
Bạn có thể chia sẻ luôn chê độ dinh dưỡng được không hi. Hồi hộp ghê... :D
 
Chào cả nhà !
Đợt này mình bận quá nên chưa có thời gian viết tiếp được ( mình rất mong muốn là các bài viết của mình sẽ thực sự hữu ích, đem lại những cái gì mới mẻ, giúp ích được cho mọi người chứ không phải đi copy paste) Mình đang cực kỳ phấn khởi vì hôm nay co 1 cặp chim non mới nở. Mọi người có biết tại sao mình vui như vậy không? :D. Đợt vừa rồi mình có tách riêng 12 cặp chim sinh sản ngẫu nhiên ra nuôi thử nghiệm với 1 chế độ nuôi dưỡng riêng. Kết quả là tỉ lê sinh nở, nuôi sống ( tính đến hiện giờ ) là 100% :Kem:. Đôi hôm nay nở là đôi thứ 12, hiện tại đang có 8 cặp đang ấp lứa thứ 2 (trước tỉ lệ của mình chỉ đạt 70-80%, các trang trại mình đến cũng chỉ đạt tỉ lệ tương tự). Mình quyết định thử nghiệm vào thời điểm thời tiết không thuận lợi ( Miền Bắc vừa rồi liên tiếp trải qua các đợt rét đậm, rét hại), và mình cũng chỉ mong tỉ lệ đạt 90% là thành công, và rồi kết quả ban đầu là cực kì khả quan. Mình dự tính sẽ cho ấp nở 2 đợt sau đó tổng kết, tính toán lại. Nếu thành công mình sẽ áp dụng cho cả đàn và chia sẻ với mọi người :D
Anh ơi,anh có thể cho em biết địa chỉ và trại giống ko ạ em đang mún tìm hiểu và mún phát triển kinh tế
Rất mong được anh chị chia sẻ
 

Chào cả nhà!
-Vào đây thấy nhà mình bàn luận về cái anh BC này xôm quá. Mình ngày trước có học thú y vài năm sau đó bỏ ngang học xây dựng, giờ xây dựng khó khăn nên đang tính quay về làm chăn nuôi các bác ạ. Về cái anh BC này thì mình gọi là cũng có ít kinh nghiệm ( mình cũng nuôi CN nhưng số lượng không lớn đc vài năm và có nhiều bạn bè làm thú y có trang trại bồ câu) nên thảo luận chém gió cùng anh em nhà Nông :)
Bài viết này mình có đăng trong một topic về" Chi phí ban đầu nuôi chim bồ câu", thấy trên diễn đàn có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về Chim bồ câu Pháp nên mình lập thêm 1 topic để mọi người tiện theo dõi, thảo luận và đóng góp ý kiến . Mình viết bài này là vì muốn chia sẻ niềm đam mê với những anh em có cùng hứng thú với chú chim Pháp. Bài viết dựa trên kinh nghiệm bản thân, những kiến thức ngày ngồi ở giảng đường, kiến thức từ bạn bè, các hộ chăn nuôi, trên sách báo, intenet...do mình tổng hợp lại, nếu có gì thiếu xót mong các bạn cùng đóng góp ý kiến thảo luận, chia sẻ kiến thức :)

- Nuôi chim bồ câu theo mình thì có 3 vấn đề lớn chúng ta cần giải quyết
* Chi phí đầu tư ( Nguồn vốn)
* Kỹ Thuật ( Xây dựng chuồng trại, thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, ghép đôi...)
* Nguồn thu ( đầu ra sản phẩm)

Nếu nhà nông nào đảm bảo được 3 yếu tố trên thì chắc chắn sẽ thành công. Sau đây mình xin phép phân tích từng yếu tố một.
I)Thứ nhất:Chi phí đầu tư
Cái này thì tùy vào điệu kiện nguồn vốn, độ máu và đầu ra của từng người mà sẽ quyết định đầu tư ban đầu khoảng bao nhiêu đôi, từ đó sẽ tính ra được chi phí ban đầu. Theo mình thì nếu bạn nào chưa nuôi bao giờ thì phải tìm hiểu thật kỹ, nuôi thử nghiệm để có thể hiểu rõ về anh bồ câu này ( cái anh này dễ tính, ít bệnh nhưng nếu không nó có làm sao khéo lại đi cả cơ nghiệp đấy :)), sau đó nên nuôi khoảng 50- 100 đôi và tự nhân giống ( làm nông mà không sản xuất được đi mua hết thì còn đâu mà lại các bác nhỉ :)). Sau 1 năm nếu nhân giống tốt thì hoàn toàn có thể tự tăng đàn lên thành 300 cặp.
Chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại: Chi phí đầu tư ban đầu ( Chi phí cứng) và chi phí thường xuyên
1) Chi phí đầu tư ban đầu
- Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
+ Tiền thuê đất ( nếu thuê)
+ Tiền xây dựng trang trại ( có thể tận dụng các công trình có sẵn để giảm chi phí nhưng cần phải tu bổ để phù hợp cho bồ câu). Chuồng nuôi bồ câu ta có thể chồng tầng lên để tiết kiệm diện tích, tuy nhiên không nên cao quá vì sẽ gây khó khăn trong khâu chăm sóc chim và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chuồng, thông thường nên chồng 3 -4 tầng). Nếu sắp xếp và bố trí tốt thì ta có thể nuôi 1000 cặp/200m2
+ Tiền mua chim giống: Đấy có thể là chi phí lớn nhất mà chúng ta cần bỏ ra: Trên thị trường hiện nay giá chim giống từ 2-5 tháng tuổi khoảng 250-300k/ cặp. Chim sinh sản ( trên 6 tháng tuổi) 350-400k/ cặp tùy vào từng vùng, từng trại giống, tùy vào từng thời điểm và tùy vào cả khả năng đàm phán của các bạn :D. Như vậy 100 cặp thì vào khoảng 35-40t.
+ Tiền Lồng Chim: Trên thị trường giờ tùy từng loại lồng và tùy nơi mà giá cả dao đồng như sau ( chuồng kích thước 1000x450x500mm)
+ Lồng chim: 130-150k
+ Máng ăn+ uống :3k-4k ( Mỗi chuồng đôi gồm 2 máng ăn+ 1 máng uống)
+ Máng ăn bổ xung : 600-800VNĐ( Để chứa thức ăn bổ xung như muôi ăn, sỏi, chất khoáng premix)
+ Ổ đẻ : Ổ đẻ nhựa( Dùng sàng nhựa tròn ĐK 200mm)= 4k/ cái. Ổ đẻ thép 5k/ Cái.Tính trung bình 1 lồng đôi cần 3 ổ đẻ
+ Khay phân: Khay tôn kích thước 1000x500 giá 50k, Khay nhựa kích thước 500x500 giá 40k ( khay nhựa thì cần 2 cái cho 1 chuồng đôi)
2) Chi phí thường xuyên
Chi phi thường xuyên bao gồm thức ăn, thuốc men( Thuốc bệnh, thuốc bổ, thuốc vs chuồng trại), công chăm sóc vệ sinh chuồng trại ( Cái này các bác hay bỏ qua theo mình là không chính xác bởi khi tính lợi nhuận thì ta không được gộp cả công chăm sóc vào)
- Thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu gồm 4 thành phần chính : Cám CN, Ngô, gạo xay, đỗ tương. Tùy vào bạn ở vùng nào, có những nguyên liệu nào sẵn có và rẻ mà trộn. tuy nhiên theo mình cám công nghiệp, ngô, thóc xay là dễ kiếm và phổ biến nhất. Trung bình chim bồ câu 1 ngày tiêu tốn lượng thức ăn băng 1/10 trong lượng cơ thể--> 1 đôi chim bồ câu pháp 1 ngày ăn khoảng 1,0-1,2 lạng thức ăn. 1 tháng khoảng 30-36Kg thức ăn. Tỷ lệ trộn hợp lý theo mình có thể là 40% Ngô+ 30% Thóc xay+ 30% Cám công nghiệp ( nhiều bạn có thể có công thức trộn khác nhau- đây chỉ là CT tham khảo của mình). Giá các loại trên thị trường như sau:
Ngô: 6k/KG
Thóc xay: 8,0-8,5k/Kg
Cám CN: 10k/Kg
Tính trung bình 1 ngày 1 đôi chim tiêu tốn mất 800-900VNĐ
-Tiền thuốc: Trung bình 1 đôi chim tiêu tốn 100-200VNĐ/Ngày
-Tiền chăm sóc: Nuôi khoảng 300 đôi cần 1 người chăm sóc: Chi phí khoảng 2.7t/ tháng--->100k/ngày/300 cặp --->300 đồng/ cặp/ ngày
==> Chi phí thường xuyên 1 ngày vào khoảng 1300VNĐ/ cặp--> 300 cặp là 11,7 triệu
II) Kỹ thuật nuôi
I) Chọn Giống
Chọn giống là khâu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi BC. Khâu này có thể nói cực kỳ quan trọng, mang quyết quyết định sống còn với các nhà chăn nuôi nói chung và BC nói riêng. Thực tế hầu hết lúc các nhà chăn nuôi mới bước vào nghề lại phải làm công việc khó khăn này ( Nếu các nhà chăn nuôi lâu năm có KN thì họ lại tự nhân giống được :D) Các cụ có câu " Giỏ nhà ai quai nhà lấy", nếu giống mà kém ( ấp vụng, tiền sử bệnh, chim già, còi cọc...) thì gần như các bạn gần như vô phương cứu chữa. ( các bạn mà bị tầm trên 10% giống hỏng là toi rồi :D). Nên với những con giống như vậy các bạn nên thanh lọc luôn ( Đem nhậu hoặc " trả về nơi sản xuất" :D) chứ đừng nên chữa trị mà tiền mất, tật mang hao mòn công sức. Cách chọn giống theo mình nên theo 2 bước:
1) Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp giống ( tầm vĩ mô)
Cái này chắc các bạn làm chăn nuôi đều biết cả rồi đúng không ạ " Khổ lắm nói mãi". Nhưng mình xin phép vẫn trình bầy lại.
- Đầu tiên trước khi quyết định mua con giống bạn nên đi tham quan thật nhiều trang trại ( To nhỏ tham quan hết nếu bạn có điều kiện, vì bạn sẽ so sánh được sự khác biệt của từng trang trại) từ đó sẽ tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân ( khi tham quan thì nên chụp ảnh, hỏi KN của các chủ nuôi---> cái này các bác tùy vào mức độ " cởi mở" của từng người mà hỏi nhá). chứ các bạn đừng có tin 100% lời của chủ chăn nuôi vì ai chẳng muốn quảng bá trang trại mình :D
- Sau khi đã tham quan, quan sát các chuồng nuôi thì các bạn sẽ quyết định chọn cho mình nơi để bắt giống, chúng ta sẽ chọn các trang trại đạt được nhiều tiêu chí sau đây nhất:
+ Trang trại lớn, có uy tín, được nhiều người biết đến ( những người đã mua thực tế chứ không phải tạo nick ảo rồi "con hát mẹ khen" hay trên các diễn đàn.
+ Đàn chim khỏe mạnh, lanh lợi đồng đều, ít con ốm, bệnh ( Theo dõi dễ nhất là lúc cho chim ăn)
+ Trang trại vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ-> " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm", Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông, mật độ nuôi không quá dầy. chuồng trại mà bẩn thì khả năng nhiễm bệnh rất cao, có thể lúc bạn bắt giống chim mới trong thời gian ủ bệnh, chưa phát bệnh ( mình đã đi tham quan nhiều trang trại trong cả nước, đã đến trại của 1 anh nhận là mình có đàn lớn nhất tỉnh BN nhưng vs chuồng trại cực kém, không có hệ thống khay phân hoàn thiện, thức ăn vương vãi khắp nền, ổ đẻ đầy phân...--> Mình không tiện cụ thể nói ra nhưng chắc nhiều bạn trên diễn đàn biết trang trại này)
+ Quy mô đàn chim giống: Quy mô càng lớn thì các bạn càng có nhiều lựa chọn phải không ạ :D
+ Quy trình chăm sóc của trang trại ( Cho uống thuốc bổ, vacxin, vệ sinh định kì ra sao, cho ăn thế nào ) Cái này các bạn nên trao đổi, hỏi khéo chủ trang trại. Nếu trang trại họ nuôi dưỡng theo đúng kỹ thuật thì rất tốt (Cái này thì theo mình chỉ mang tính chất tham khảo, độ tin cậy 60-80%)
+ Giá con giống: Cái này mình đưa xuông dưới vì 2 lí do: Một là đây là phần hướng dẫn kỹ thuật chọn con giống ( thuộc mục kỹ thuật chứ không phải kinh tế), thứ 2 là nhìn chung mặt bằng giá con giống trong vùng ( VD như BN, VP, Hà Tây, Hưng Yên...) tương đương nhau. Trừ trại giống của viện nghiên cứu bên Thụy Phương thì giá quá chát ( thường đắt gấp 2 lần giá thị trường), và nếu ai mà bán giá thấp hơn hẳn thị trường thì các bạn cũng không nên mua " của rẻ là của ôi" mà ( Nhiều bác cứ rao là do nhu cầu này nọ, do không nuôi nữa... nên thanh lý---> các bạn nên tự phân biệt được trắng đen của đường đời--> tránh tiền mất tật mang)
+ Khoảng cách từ trại giống về nhà: Chim khi vận chuyển sẽ phải dánh dấu, dồn vào các sọt nhựa và vận chuyển. Nói chung là trong tình trạng chật hẹp, và chim cũng bị hoảng, nếu vận chuyển bằng xe máy sẽ chịu thêm ảnh hưởng của gió. Vì vậy ta không nên chọn trang trại quá xa, thời gian vận chuyển lâu. Nên chọn các trang trại bán kính không quá 100 Km ( tương đương khoảng 3h vận chuyển), nếu có thể thì tốt nhất dùng ô tô tải có thùng để tránh gió cho chim ( Các bạn thuê con susuki 5 tạ thì tha hồ vận chuyển, đường dài giờ xăng dầu giảm chắc chỉ 6k-7k/Km. Thông thường nếu các bạn mua SLL thì các nhà giống họ sẽ hộ trợ chi phí vận chuyển )
+ Ngoài ra bạn nên quan sát thức ăn vãi của chim: Nếu lượng thức ăn vãi nhiều thì do 2 nguyên nhân: Một là chim vụng, kén ăn. Hai là do máng ăn không phù hợp hoặc cho ăn quá nhiều ( kiểu bận nên xúc 1 lần ăn cả ngày :D, cái này mình gập vài trang trại rồi)
Ngoài ra còn vài yếu tố nhỏ khác, hoặc bạn nào có thêm kinh nghiệm thì góp ý thêm cho mình nhé !
2) Kỹ thuật chọn con giống ( tầm vi mô)
về kỹ thuật chọn từng con giống thì trên rất nhiều website các trang trại, các diễn đàn đã nói rất chính xác và cụ thể. Mình xin phép sẽ chỉ trình bầy những vấn đề mà nhiều bạn còn đang băn khoăn:
a) Nên chọn chim chuẩn bị sinh sản hay đang sinh sản:
-Chim chuẩn bị sinh sản (2-5 tháng tuổi), giá thành 250k-300k/ cặp
+ Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn ( không đáng kể vì bạn phải nuôi thêm vài tháng để chim đẻ), thời gian chim sản xuất được lâu hơn ( Trung bình khoảng 4 năm), chim trong giai đoạn thành dục nên không lo các vấn đề về ung trứng, bỏ trứng...)
+ Nhược điểm: Thời gian cho sản phẩm lâu hơn ( phải nuôi một thời gian) mà tâm lí các nhà chăn nuôi là muốn lứa chim thịt đầu tiên). Do chim lúc bắt đang thành dục nên sự phân biệt trống mái sẽ khó khăn hơn dẫn đến ghép đôi nhầm--> phải một thời gian sau ta mời phát hiện được--> đổi chim ( chim mới về thường sẽ khó cùng tuổi, chờ thời gian để chim làm quen, ghép đôi )--> Tốn thời gian, công sức và tiền thức ăn "nuôi báo cô"). Thêm nữa khi cho chim lạ vào trại ( chim ta đem đổi về) còn phải đề phòng các hiện tượng lây lan dịch bệnh cho trại.
- Chim đang sinh sản (trên 6 tháng tuổi) Giá 350-400k/cặp
+Ưu điểm: Độ tin cậy trống mái cao ( có thể đạt tới 99%), chim mua về có thể đẻ luôn (có khi sáng bắt về, chiều đẻ là chuyện BT :D), nhanh có sản phẩm, thời gian thu hồi vốn nhanh.nhanh có SP, thời gian quay vòng vốn lâu hơn ( mất khoảng 3 tháng chim đẻ, lứa đầu trứng so thường hỏng, 10 ngày sau chim đẻ lại, 18 ngày sau chim nở, nuôi khoảng 28 ngày chim ra dàng. Như vậy mất khoảng 5 tháng ta mới xuất được
+ Nhược điểm: Giá thành cao hơn (theo mình không đáng kể), vấn đề lớn nhất là nếu không có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ mua phải chim già, chim loại. Trên diễn đàn có 1 bạn đã có bài viết rất rõ ( có hình ảnh) về cách xác định tuổi của chim bằng đếm lông cánh ( cách này mình thấy rất hay- các bạn có thể tìm đọc và tham khảo). Tuy nhiên với chim trên 1 năm tuổi thường đã thay lông hết nên lúc này ta phải kết hợp thêm nhiều yếu tố để xác định tuổi tương đối của chim ( cái này thường bạn nào phải có kinh nghiệm, hoặc phải quan sát tốt, nhạy bén còn không rất khó phân biệt) Chim già thường lông xơ, ố màu, mỏ có những vết thâm xước do thời gian, vảy chân sàn xù hơn, dáng người nặng nề, ì ạch hơn...Nói thế này thì rất khó để các bạn chưa có KN phân biệt, các bạn hãy bắt thử 1 chú chim 3 tháng tuổi với 1 chú khoảng 2 năm tuổi nên và quan sát--> làm vậy nhiều lần, với nhiều chim khác nhau thì mình nghĩ các bạn chắc chắn sẽ phân biệt được.
==>Kết luận: Tùy vào nguồn vốn, mục đích, sở thích... của từng người mà sẽ có phương án chọn loại chim khác nhau cho mình. Tuy nhiên theo bản thân mình thì nên chọn chim đã ghép đôi trên 6 tháng ( đã đẻ) sẽ có lợi hơn
b) Cách quan sát chim để lựa chim
- Cách quan sát dễ nhất là lúc cho chim ăn: Ta sẽ thấy được độ lanh lợi, háu ăn của từng con chim
- Quan sát phân: Bạn sẽ phải quan sát phân dưới khay, chọn những cặp chim có phân bình thường ( không đi ỉa, phân xanh, giun...)
3) Chọn thời điểm bắt chim
Hiện này nhờ các biện pháp về thuốc men, chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc đã được tăng cường nên khả năng chống chọi dịch bệnh của chim đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên để hạn chế tối đa dịch bệnh cho chim thì các bạn nên chọn thời điểm bắt chim phù hợp. Vì khi chim mới bắt về chũng sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột, nếu cộng thêm thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hướng không tốt đến sức khỏe của chim. Không nên bắt chim vào những thời điểm nóng quá hoặc lạnh quá, khả năng dịch bệnh sẽ cao. Vào mùa đông ( thời điểm Tết) các trại giống thường không nhân giống mà gây chim thịt. Thường gây giống bắt đầu từ hết tháng giêng âm lịch, như vậy các bạn nên chọn thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch để bắt giống ( vừa thời tiết thuận lợi vừa mua được con giống tốt)
II) Kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại
1) Tính toán diện tích chuồng trại
Bà xã bắt đi lao động rồi, khi nào rảnh mình sẽ viết tiếp. Hiện mình đã lập gần xong bảng hoạch toán chi phí+ bản vẽ mô hình lồng nuôi, chuồng trại. Bạn nào quan tâm thì có thể để lại lời nhắn nhé!
Dạo này bận quá nên chắc lúc nào rảnh rỗi mình sẽ tranh thủ viết thêm. Mình định khi nào có đủ kiến thức và thời gian sẽ viết hẳn 1 cuốn sách đầy đủ về chim bồ câu ( ngoài kỹ thuật nuôi BC còn có cả bài toán kinh tế, chi phí đầu ra, đầu vào, tính toán xây dựng chuồng trại, tổng hợp tất cả các loại bệnh thường gặp...) để cung cấp cho các bạn nào muốn tham khảo ( mình sẽ tặng file miễn phí cho các bạn :D), mong ae ủng hộ :)

Anh có thể cho em địa chỉ hoac sdt dk ko ạ?đọc bài viết của anh em rất hay,em con nhà nông muốn ổn định kinh tế từ quê hương
Rất mong dk anh chia sẻ email của em là vantrien11@gmail.com
Em cảm ơn a
 
Anh có thể cho em địa chỉ hoac sdt dk ko ạ?đọc bài viết của anh em rất hay,em con nhà nông muốn ổn định kinh tế từ quê hương
Rất mong dk anh chia sẻ email của em là vantrien11@gmail.com
Em cảm ơn a
Chào bạn!
Hiện tại mình đang trong giai đoạn nghiên cứu và xây dựng lại, làm sao nâng cao được năng suất, giảm tối đa giá thành sản phẩm, đưa bồ câu trở thành 1 món ăn gần gũi, thân thiện với người tiêu dùng ( kiểu như con gà con lợn :D). Đích đến của mình là đưa nghề nuôi bồ câu có thể phát triển bền vững- thay vì cứ đi bán con giống cho nhau ( Bài học như con nhím, rắn mối...) Mình rất sẵn lòng chia sẽ các kinh nghiệm của mình để mọi người có thể thảo luận, đưa ra các biện pháp chăn nuôi tiên tiến hơn, hiệu quả hơn, từ đó cùng nhau phát triển. Bạn có thể hỏi luôn tại đây mình sẽ trả lời hoặc mail vào cho mình vào nuce1986@gmail.com.
P/S: mình làm cơ quan nên không tiện public số điện thoại và khi nào mô hình của mình hoàn thiện mình nhất định mời mọi người đến tham quan, đóng góp ý kiến
 
Bài viết của bạn rất thật và rất sát với thực tế chứng tỏ rằng bạn cũng đã trải qua bao khó khăn vất vả trong nghề này. Mong bạn có nhiều bài viết thực tế như thế này để ae trên diễn đàn học hỏi và trao đổi
 

File đính kèm

  • chim bc3 sua.JPG
    chim bc3 sua.JPG
    105.2 KB · Lượt xem: 28
Mạng chậm toàn diện nên không hỏi bạn qua gmail được. Nếu bạn nghiên cứu thành công có thể chia sẻ kinh nghiệm về chế độ nuôi mang lại năng suất cao để ae học hỏi được không?
 
Mạng chậm toàn diện nên không hỏi bạn qua gmail được. Nếu bạn nghiên cứu thành công có thể chia sẻ kinh nghiệm về chế độ nuôi mang lại năng suất cao để ae học hỏi được không?
Chào bạn !
Không phải do mạng chậm mà là cáp quang ngoài biển đang bị đứt nên các trang web có máy chủ đặt ở nước ngoài đều bị lag. Lúc vào gmail bạn hãy chọn " truy cập bằng định dạng HTMN" thì sẽ vào được. Mình rất sẵn lòng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm của mình cho mọi người. mong sao người nông dân mình đỡ vất vả hơn. Cuối năm nhiều việc nhưng mình sẽ cố gắng hoàn thành sớm bài viết của mình.
@Ngô Minh : agriviet định triển khai kho sách online, chia theo chương rất dễ theo dõi khi nào a muốn viết bên e sẽ hướng dẫn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Khi nào mình hoàn thiện tất cả các kiến thức về chim bồ câu mình sẽ nhờ bạn đưa lên để mọi người có thể tham khảo, đóng góp ý kiến
 
Chào cả nhà !
Đợt này mình bận quá nên chưa có thời gian viết tiếp được ( mình rất mong muốn là các bài viết của mình sẽ thực sự hữu ích, đem lại những cái gì mới mẻ, giúp ích được cho mọi người chứ không phải đi copy paste) Mình đang cực kỳ phấn khởi vì hôm nay co 1 cặp chim non mới nở. Mọi người có biết tại sao mình vui như vậy không? :D. Đợt vừa rồi mình có tách riêng 12 cặp chim sinh sản ngẫu nhiên ra nuôi thử nghiệm với 1 chế độ nuôi dưỡng riêng. Kết quả là tỉ lê sinh nở, nuôi sống ( tính đến hiện giờ ) là 100% :Kem:. Đôi hôm nay nở là đôi thứ 12, hiện tại đang có 8 cặp đang ấp lứa thứ 2 (trước tỉ lệ của mình chỉ đạt 70-80%, các trang trại mình đến cũng chỉ đạt tỉ lệ tương tự). Mình quyết định thử nghiệm vào thời điểm thời tiết không thuận lợi ( Miền Bắc vừa rồi liên tiếp trải qua các đợt rét đậm, rét hại), và mình cũng chỉ mong tỉ lệ đạt 90% là thành công, và rồi kết quả ban đầu là cực kì khả quan. Mình dự tính sẽ cho ấp nở 2 đợt sau đó tổng kết, tính toán lại. Nếu thành công mình sẽ áp dụng cho cả đàn và chia sẻ với mọi người :D
Chúc mừng bạn. Chăn nuôi BC mà đạt dc 100% như vậy thì mình chưa bao giờ dám nghĩ tới, có lẽ đó cũng chỉ là ngẫu nhiên và bạn thử nghiệm với quy môi ít thì có thế đạt dc như vậy, nhưng như thế cũng là quá tốt rồi.
Nếu thành công thì chia sẻ cho mọi ng cũng học tập nhé.
 
Mình nuôi thử 10 đôi lẫn lộn cả pháp cả ta. giống mỗi nhà mình bắt 1,2 con. đến bây giờ chim đã đẻ nhưng chỉ có 6 con đang đẻ, 1 đôi đã nở mấy đôi còn lại hình như trứng ung hết. mình nghi là thiếu trống nhưng ko có cách nào để biết đc vì nuôi nhốt tập chung.
Hai là loại chim pháp thường xuyên bị đi ỉa phân xanh mà mình đi mua thuốc về nó không khỏi, cứ chết dần, chết mòn. có con chim vừa đi ỉa vừa thấy con giun từ đít nó chui ra.
 
Mình nuôi thử 10 đôi lẫn lộn cả pháp cả ta. giống mỗi nhà mình bắt 1,2 con. đến bây giờ chim đã đẻ nhưng chỉ có 6 con đang đẻ, 1 đôi đã nở mấy đôi còn lại hình như trứng ung hết. mình nghi là thiếu trống nhưng ko có cách nào để biết đc vì nuôi nhốt tập chung.
Hai là loại chim pháp thường xuyên bị đi ỉa phân xanh mà mình đi mua thuốc về nó không khỏi, cứ chết dần, chết mòn. có con chim vừa đi ỉa vừa thấy con giun từ đít nó chui ra.
- Khi trứng ấp được khoảng 1 tuần bạn nên tiến hành soi trứng, loại bỏ những trứng không có cồ.
- Chim bồ câu là loài đơn phối, bố mẹ cùng nuôi con nên bạn cần nuôi số lượng trống mái tương đương nhau
- Chim nhà bạn có khả năng cao bị giun công thêm bệnh gì đó ( phân xanh- do bạn mô tả ít thông tin nên rất khó đoán bệnh )--> Bạn dùng không đúng thuốc, vệ sinh kém--> chim chết dần
Vài lời chia sẻ với bạn
 
Chào bạn Ngô minh. Mình đã đọc tất cả những hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi bồ câu cuả bạn.rất cám ơn bạn vì những chia sẻ đó.hiện mình đang nuôi 50đôi bồ câu pháp sinh sản.mỗi tháng được khoảng 20-25 đôi chim ra ràng với giá 120-130k/ 1 đôi,trừ tất cả các chi phí 1 tháng minh hết 1.6triệu. Lãi khoảng 700-800k.mình thấy như vậy 100đôi chỉ lãi dc 1.6-1.7tr nếu bán thịt.mình thấy chim bồ câu pháp đẻ thưa.chỉ thích hợp bán giống.mình đang phân vân quá.
Mình đang phân vân không biết nếu nuôi để bán thịt thì nên chọn chim pháp hay chim pháp lai?vì chim pháp lai mình có nghe nói đẻ mắn hơn,và chi phí con giống không cao như chim pháp.mong bạn giải đáp thắc mắc này giúp mình.mình rất cám ơn.
 
Chào bạn Ngô minh. Mình đã đọc tất cả những hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi bồ câu cuả bạn.rất cám ơn bạn vì những chia sẻ đó.hiện mình đang nuôi 50đôi bồ câu pháp sinh sản.mỗi tháng được khoảng 20-25 đôi chim ra ràng với giá 120-130k/ 1 đôi,trừ tất cả các chi phí 1 tháng minh hết 1.6triệu. Lãi khoảng 700-800k.mình thấy như vậy 100đôi chỉ lãi dc 1.6-1.7tr nếu bán thịt.mình thấy chim bồ câu pháp đẻ thưa.chỉ thích hợp bán giống.mình đang phân vân quá.
Mình đang phân vân không biết nếu nuôi để bán thịt thì nên chọn chim pháp hay chim pháp lai?vì chim pháp lai mình có nghe nói đẻ mắn hơn,và chi phí con giống không cao như chim pháp.mong bạn giải đáp thắc mắc này giúp mình.mình rất cám ơn.
Chào bạn !
Mình có vài lời góp ý với bạn
- Chi phí đầu vào: 1 tháng với 50 cặp chim sinh sản bạn hết 1,6t theo mình là hơi cao: ( bạn có thể mua thóc tận gốc, giảm hàm lượng % cám trong khẩu phần ăn..) mình nghĩ có thể giảm thêm vài trăm 1 tháng.
- Năng suất: 1 tháng với 50 cặp chim sinh sản trung bình cho ra 20-25 cặp chim ra dàng là thấp. Bạn phải tăng năng suất nên khoảng 30 cặp mói ăn thua.
- 1 tháng bạn bỏ ra 1,6t lãi 800k ( chưa tính chi phí ban đầu), với 1 con vật khả năng dịch bệnh tương đối cao, có thể chết hàng loạt như bồ câu như vậy bạn đã tính đến rủi do chưa.
- Hiện nay chim hầu như bị lai tạp hết rồi, rất khó có giống thuần, giống bạn đang nuôi rất có thể chính là con Pháp lai mà bạn đang nói đến
- Nếu bạn đã có đầu ra ổn định cho 50 cặp này, bạn hãy đi mở rộng thị trường, tăng đàn-> như vậy mới ăn thua
Vài lời chia sẻ với bạn !
 
Chào bạn !
Mình có vài lời góp ý với bạn
- Chi phí đầu vào: 1 tháng với 50 cặp chim sinh sản bạn hết 1,6t theo mình là hơi cao: ( bạn có thể mua thóc tận gốc, giảm hàm lượng % cám trong khẩu phần ăn..) mình nghĩ có thể giảm thêm vài trăm 1 tháng.

mình thấy 1,6tr là đúng rồi, vì 50 đôi x 0.12kg thức ăn x 30 ngày = 180kg
Nếu nuôi 50 cám / 50 ngô: thì 90x10.000 + 90x 6.000 thì cũng gần 1.5tr rồi
 


Back
Top