Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 
Dài quá.lười đọc...bỏ công ra làm với khoản 5ha thôi. sống khá giả...Nông nghiệp Mỹ hay các nước người chủ nông trại cũng phải bỏ công ra mà làm, cày, thu hoạch, mang đi bán..... Bạn hình như không hiểu lý do vì sao nông dân VN nghèo thì phải..không phải đất đai tốt..mà vì số lượng nông dân đông. Bạn cứ nhìn các nước xem..Họ làm ra 10 tỷ nông sản...chỉ có 10.000 nông dân. VN làm ra 10 tỷ nông sản..thì có 1.000.000 nông dân. Lý do nghèo là ở chỗ đó.
Sáng nay, D bỗng dưng có 1 câu hỏi:

Rằng cái dự án của D nếu mà chẳng may thất bại, thì đa số mọi người trên diễn đàn này sẽ phản ứng như thế nào?

- Hả hê vì họ đã đúng khi dự báo thất bại từ trước

- Hay buồn vì có một ý tưởng lớn mà không thành hiện thực.

D nghĩ chắc là vế thứ nhất.


Ít nhất một lần D tự nhận mình không có gì ngoài cái ý tưởng này, một ý tưởng điên rồ đối với nhiều người, như bạn haclong ví von “chỉ ra trận với 1 cái gươm cùn, không có thể lực cũng như thể hình, một mình phải đánh hơn vạn quân được trang bị tận răng”, nói thật D không hiểu lắm ví von của bạn haclong, tuy nhiên nôm na là thua “kẻ thù” mọi mặt (D cũng không rõ “kẻ thù” là ai hay cái gì). D cũng không biết ở đây có bao nhiêu người có được trí lực, thể lực và thể hình tuyệt vời, đủ sức ra trận, D chỉ thấy nông sản Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép, xuất khẩu không được.


Cha ông ta ngàn đời nay làm nông, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có người có cả đời làm nông, và kinh nghiệm làm nông của họ là rất nhiều. Chúng ta sống trên vùng đất vàng của nông nghiệp (Đông Nam Á và Amazon là vùng phù hợp nhất thế giới để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên vùng Amazon thì phần lớn là rừng Amazon rồi, các bạn nhìn lên bản đồ sẽ thấy, vả 3 nước Đông Dương là nơi được Trời ưu đãi nhất về nông nghiệp), tiếc thay chúng ta vẫn nghèo, nông dân vẫn khổ, khoai tây chúng ta vẫn thua khoai tây Trung Quốc. Chúng ta có những gia đình đời cha, đời con, đời cháu thậm chí đời chắt đều làm nông, thế thì ắt hẳn kinh nghiệm không thiếu. Nếu lấy thời gian làm nông nghiệp ra làm thước đo về sự thành công, lấy chất đất ra làm thước đo cho sự thành công, đáng lý chúng ta phải là “trùm sò”, chứ không phải lẹt đẹt như bây giờ. Kết quả không bao giờ nói dối, vậy thì tại sao?


Tại sao giá nông sản trong nước lại biến động thất thường? Giá biến động cũng chỉ vì nguồn cung – cầu không ổn định. Nguồn cầu thường thì sẽ khó có sự thay đổi thất thường, nhưng ở Việt Nam, vì thiên nhiên ưu đãi quá, trồng cái gì cũng dễ, cho nên nguồn cung thay đổi thất thường, và giá thay đổi thất thường. Nhìn kỹ lại, những sản phẩm giá ít biến động hoặc có thể dự báo được sự biến động chính là các sản phẩm có nguồn cung ổn định. Bơ hay các loại trái cây nào đó, loại nông sản nào đó, đều có một nhu cầu nhất định trên thị trường, giá tùy thuộc vào nguồn cung. Khi nguồn cung dồi dào, ấy là lúc cạnh tranh lên ngôi, mà cạnh tranh thì tốt cho người tiêu dùng, họ sẽ được dùng sản phẩm tốt, với giá cả phù hợp. D đơn cử, cách đây 10 năm, việc di chuyển liên tỉnh bằng xe là một cực hình, khi xe nào cũng nhồi nhét khách, cơm tù …., nhưng nay khi mà cạnh tranh giữa các nhà xe lên cao, việc đi đây đó thực sự thoải mái, với xe giường nằm, chỉ cần lên xe, ngủ 1 giấc thoái mái với máy lạnh, là tới nơi cần tới. Tuy giá có hơi cao một chút, nhưng ở mức chấp nhận được.


Một kế hoạch, một ý tưởng muốn được chấp nhận thì cần 2 thứ:

- Thứ nhất: Người đọc nó có tin là điều đó xảy ra hay không? Điều đó có thực hay không?

- Thứ hai: Người đọc có tin tưởng có người đưa ra kế hoạch có đủ sức biến điều đó thành hiện thực hay không?

Vậy với kế hoạch của D, các bạn thấy điều gì trong 2 điều trên?


Thật ra kế hoạch của D không chỉ có 5, hay 15ha, mong muốn của D là tạo dựng 1 vùng nguyên liệu, với hàng trăm, hàng ngàn ha bơ kia, thử test 1 chút nhé!

- Đầu tiên hảy trả lời câu hỏi: Điều đó có xảy ra hay không? Thì đây, đọc đoạn dưới này xem nó có thực hay không?

“Với 15ha mua được với giá 700tr, ban đầu cần khoảng 100tr để xuống giống, 150tr để làm nhà và mua nông cụ, 30tr cho hệ thống máy móc ống, và khoảng 300tr/năm cho công. Trong thời gian đó, chuẩn bị sẵn các cây giống để năm sau xuống thêm 10ha kia nữa, lần này chi phí thấp hơn nhiều vì không phải làm thêm nhà, giống cũng rẻ hơn…

Trong khoảng thời gian đó, sẽ lập một doanh nghiệp đi xin đất nhà nước để trồng cây, đã có sẵn người có thể nhờ cậy việc đó. Cũng trong thời gian đó, sẽ tiếp tục ươm cây với số lượng lớn cho đợt trồng cây quy mô lớn tiếp theo. Dự kiến việc này kéo dài trong 3 năm, khi đó vườn bơ 5ha ban đầu đã bắt đầu cho thu nhập, vườn bơ 10ha cũng đã lớn, và sẽ có một vườn ươm cây 3 năm tuổi (chưa biết tính khả thi của nó thế nào).

Về vấn đề tiền bạc, khi đã có sẵn vườn cây 5ha, vườn cây 10ha, thì việc kêu gọi vốn với mong muốn làm gấp 10, gấp 20 lần cái đang có, thì sẽ không phải là điều quá khó.

Và khi xin được đất, với giống bơ 3 năm tuổi, ném xuống 1 năm sau thì cho quả (theo anh anhmytran).

Vậy thì nếu lúc đó dội hàng, thì buộc phải cạnh tranh. Với lợi thế đất rẻ hơn (đất thuê), đầu tư rẻ hơn (giống tự làm), chi phí chăm sóc thấp hơn (quy mô lớn), nhanh cho trái hơn (đã ươm sẵn), tiền nhiều hơn (nhiều người tham gia), hiểu biết thị trường tốt hơn (có chiến lược marketing) so với hầu hết đối thủ cạnh tranh là nông dân. Thế thì khả năng thua là bao nhiêu %?

- Cái thứ 2: Liệu D có đủ khả năng làm không? Chắc 99% người ở đây sẽ trả lời không? Vậy thì, ai? Nếu một điều có thể xảy ra, nhưng không ai có thể biến nó thành hiện thực, thế thì vì nó khó quá, hay do chúng ta kém quá? Ở nước ngoài người ta làm được, còn chúng ta thì không? Nếu đã chấp nhận rằng chúng ta không làm được, thì chúng ta luôn nghèo, luôn thua người ta, điều đó cũng đừng than trách.

Bạn haclong có nói “quản lý tốt thì không thất bại”, D không hoàn toàn đồng ý với điều này. Cũng thời gian này một năm trước, D là một người đầu tư tài chính, và thấy mình phù hợp, có nhiều kinh nghiệm trên cái nghề đó, có nhiều thứ D biết mà người khác không biết. D thuyết phục tốt, và người ta tin D đến nỗi, ngoài tiền của D, D huy động được những 2.5ty cho công việc đó. D tưởng tượng ra một tương lai tươi sáng, gần, rất gần, vì mọi thứ rõ ràng quá. D thấy rằng, mình có thu nhập 70-80tr/tháng, và sẽ tăng rất nhanh, vài năm tới là sẽ có vài trăm triệu 1 tháng, huy động điên cuồng, đầu tư điên cuồng. Mọi thứ lúc đó đều rõ ràng, và thuận lợi, rằng mình hiểu biết và có kinh nghiệm hơn người ta, rằng mình giỏi… Tuy nhiên, có những lúc D thấy nó có cái gì đó không ổn, tuy nhiên không xác định rõ là cái gì, và cái sự lo lắng đó nhanh chóng bị dập tắt bởi những thứ rõ ràng trước mắt.


Và rồi đến tháng 8 năm ngoái, mọi việc bắt đầu có dấu hiệu không ổn, những vụ đầu tư của D bắt đầu không thu lợi như mong muốn, ban đầu D tưởng chỉ bị 1 trong số những vụ đầu tư của mình, thế thì cũng chẳng vấn đề gì. Nhưng rồi sự sụp đổ dây chuyền diễn ra, những vụ đầu tư lớn tuy chúng nó không liên quan với nhau nhưng cùng nhau sụp đổ, cũng với cách đầu tư như nhau, nhưng những vụ đầu tư nhỏ thì không sao. Và rất nhanh, đến tháng 9, D bị từ thế công sang thế thủ, phải cân đối, chi li đủ thứ để quản lý dòng tiền sao cho không bị “bể”, chuyển chỗ nọ sang chỗ kia, thực hiện các cam kết với nhà đầu tư … Và đến hôm nay, sau gần 10 tháng kể từ thời điểm đó, mọi việc đang tạm thời ở cái tình trạng “rơi chậm chậm” chứ không phải “rơi tự do”.


Vậy nên, nếu nói D là không có tiền thì không đúng, chính xác là đang âm tiền thì mới đúng.


Vậy bài học D rút ra được ở chuyện trên kia là gì?

- Thứ nhất, không có gì là dễ dàng cả, tiền bạc chỉ là phần thưởng cho những cố gắng và những gì anh làm được. Anh chẳng thể có thu nhập 100tr, 200tr/tháng một cách dễ dàng. Bởi đó là điều không công bằng, cái gì dễ đến thì dễ đi.

- Thứ hai, cảm giác đôi khi tốt hơn cái nhìn thấy. Anh cảm thấy cái gì đó không ổn, thì thật sự có những thứ không ổn, a không thấy được bởi anh chưa tìm hiểu nó để mà thấy. Ngược lại, niềm tin của anh quyết định sự thành công nhiều hơn là những gì anh thấy. Vận mệnh của anh do anh nắm giữ chứ không phải do người khác giúp anh.

- Thứ ba, ngành đầu tư về tài chính mà D đã làm không phù hợp với D, mặc dù D có thể gọi là có nhiều kinh nghiệm trong cái lĩnh vực đó.

- Bài học nào cũng phải trả học phí.


Còn kế hoạch lần này, D ngoài niềm tin và ý tưởng ra D không có gì khác, không có con đường rõ ràng, không có kỹ thuật, không có vốn. Nó khác với cái thất bại D đã trải qua, có tất cả mọi thứ ngoại trừ niềm tin, vì thấy có gì đó không ổn.


D xem tất cả các ý kiến đóng góp của mọi người, ủng hộ có, phản đối có, nhưng D tin rằng đa số ai cũng nghi ngờ và một số ít tò mò, và muốn quan sát là chính.


Có thể nói D là 1 thằng thất bại, thất bại nặng nề ngay cài lần đầu tiên học đòi đi làm ăn. Có lẽ cái thành công mà D có được chính là dám ra ngoài, dám chịu thất bại, thay vì yên lành làm công ăn lương đến suốt đời, rồi cũng sẽ có nhà có xe ở cái TP này thôi. Và cái thành công tiếp theo D nghĩ mình có được là sự dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, khi D bị thất bại trong các vụ đầu tư, bằng nhiều cách, D luôn tìm cách để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, và nhờ nhiều điều may mắn, thì sau 10 tháng trôi qua, quyền lợi nhà đầu tư vẫn đảm bảo, cái D mất là không mua sắm thêm được cái gì, không có một cái Tết sung túc như những Tết trước, không đi chơi xa … Tuy nhiên, nhìn chung là thất bại.


D cũng may mắn khi làm chung với ông Sếp tổng rất giỏi. Ổng là người từ tay trắng gầy dựng nên công ty này. Điều mà D thấy nơi ổng trong những lần tiếp xúc, ấy chính là cách nghĩ của ổng khác với đa số các cấp dưới. Ổng nhìn xa, ổng tin vào những thứ mà nhiều khi ai cũng nói nó viễn vông. Cũng chính cái suy nghĩ viễn vông mà thực tế đó (nghĩa là có thể có thực nhưng đa số không tin là đạt được), ông cùng với 7 người bạn có chung ý tưởng, thành lập 1 công ty nhỏ từ năm 1992, và cho đến bây giờ, nó đã trở thành 1 tập đoàn, có nhà đầu tư nước ngoài trong HĐQT. Ổng suy nghĩ viễn vông, ai cũng thấy, có điều ổng giàu, ai cũng thấy. Nhưng ổng so với cái đối tác nước ngoài mới gặp, họ phát biểu rằng “Có 500tr (usd) chứ bao nhiêu đâu, tụi tao để đó 10 năm rồi, thì để thêm 10 năm nữa cũng chả sao”, thế thì ổng chắc cũng chưa viển vông bằng. Vậy tại sao tụi nước ngoài nó giàu thế? Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng nếu hỏi tiếp: Tại sao chúng ta không làm được như họ? Thì chưa chắc ai cũng trả lời được.


Suy nghĩ của D viễn vông như thế, với quan điểm của D, làm thì làm cho to, còn không thì thôi không làm. D hy vọng rằng, trong đây, ai có ý định bỏ phố về làm nông, thì suy nghĩ cái gì to to 1 chút, nó như 1 cái ước mơ vậy đó, một mình làm không được thì nhiều người sẽ làm được, quan trọng là một mục tiêu, một lý tưởng rõ ràng. Chứ nếu chỉ suy nghĩ xung quanh con số, 1ha, 2ha, 5ha, 10ha, và rồi lại 1ha, 2ha, lấy công làm lời, thế thì bạn chả bao giờ địch lại một người nông dân với 30 năm kinh nghiệm đâu.


Cha D làm nông dân với 3ha đất, mẹ D thời xưa đi buôn, giờ cũng làm nông với Cha. Nếu D cũng về nhà, và cũng 1ha, rồi 3ha, thì liệu có bằng Cha với 40 năm kinh nghiệm làm nông. Thế rồi được cho ăn học, đi làm, lấy được bằng cấp này nọ, rồi lại quay về với 1ha, 3ha thế thì đi học mà làm gì? Sao không ở luôn nhà cho nó đỡ tốn, vì đằng nào cũng chỉ 1ha, 3ha thôi mà.


Vậy nếu đã đi học, và quyết định quay về, thì 10ha, 30ha vẫn còn ít. Các bạn mang được gì về quê sau một thời gian đi học? Kỹ thuật trồng trọt, đất đai, vốn liếng, hay một suy nghĩ vượt ra khỏi các quy chuẩn của một người nông dân suy nghĩ?


Cách nào dễ thành hiện thực hơn khi chờ đợi một người nông dân chuyên làm 1ha – 3ha đến 1 ngày ông ta làm 100ha – 300ha? Hay chờ đợi một kẻ chưa làm nông ngày nào nhưng có một kế hoạch rõ ràng và một niềm tin về việc sẽ làm được?


Ai cho tôi kinh nghiệm? Kinh nghiệm là thứ thực tế diễn ra, không ai cho thì thực tế tìm hiểu lấy. Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha, là có kinh nghiệm quản lý 100ha-300ha? Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 10 người thì bạn cũng có kinh nghiệm quản lý 1000 người? Phần lớn, nếu bạn chỉ có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha khi bắt quản lý 100ha-300ha thì bạn chưa chắc hơn kẻ không có tí kinh nghiệm gì.


Học bằng hình mẫu sẽ nhanh hơn học bằng tìm tòi, nhưng nếu không có hình mẫu thì phải tự tìm tòi, và học ngay cái thực tế mà bạn sẽ tạo ra. Chả ai biết trước có thành công hay không, nhưng chí ít, nếu có niềm tin, có kế hoạch vẫn tốt hơn không có. Cách bắt đầu mỗi người khác nhau, có người bắt đầu từ 1, rồi đến 10, rồi đến 100, rồi đến 1000. Có người bắt đầu tư 100, rồi đến 1000, có người nhảy hẳn vào 1000. Cách nào tốt hơn cách nào, chả ai biết được. Tuy nhiên, họ ai đó nhảy vào chỗ nào tùy thuộc vào niềm tin, cơ hội, và khả năng, cũng như kế hoạch phát triển. Mục tiêu là giống nhau, chỉ cách khởi động khác nhau, thì có thể kết quả đạt được sẽ tương tự nhau. Chỉ sợ, người ta nhảy vào chỗ 1, vì mục tiêu chỉ muốn đến 10, thế thì cái suy nghĩ nó khác với người nhảy vào 1, nhưng mục tiêu là 1000.


Những người nông dân D biết, có người đang trồng 12ha bơ, và họ đang làm được. Thế thì khởi đầu bằng 5ha, hay 15ha, chắc cũng không quá khó để mà mình KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC.


Mình nhìn thấy một con đường rõ ràng, khi mà chưa bao giờ bước đi, thì có nhiều khả năng đó là một điều nguy hiểm, vì chúng ta sẽ dễ bỏ qua cái cảm giác của bản thân. D đã bị. Tuy nhiên có một mục tiêu rõ ràng lại là điều cần thiết khi bắt đầu làm cái gì đó.


Với quan điểm của D, đường đi thì mơ hô thôi, cứ đi rồi sẽ thấy, tuy nhiên mục tiêu thì nó phải rõ ràng, để đừng đi chệch. Vì đường đi mơ hồ thì sẽ cho phép ta tìm được con đường tốt nhất, và khác biệt nhất so với phần còn lại, chứ nếu nó rõ ràng như đường cao tốc, thì liệu đi xe đạp có đua lại với các đại gia đi xe đua không? Hay thông dụng như tàu điện, liệu chúng ta có đủ sức để chen không?
Quả là một tác phẩm tự nhiên , dài quá .
 
Dài quá.lười đọc...bỏ công ra làm với khoản 5ha thôi. sống khá giả...Nông nghiệp Mỹ hay các nước người chủ nông trại cũng phải bỏ công ra mà làm, cày, thu hoạch, mang đi bán..... Bạn hình như không hiểu lý do vì sao nông dân VN nghèo thì phải..không phải đất đai tốt..mà vì số lượng nông dân đông. Bạn cứ nhìn các nước xem..Họ làm ra 10 tỷ nông sản...chỉ có 10.000 nông dân. VN làm ra 10 tỷ nông sản..thì có 1.000.000 nông dân. Lý do nghèo là ở chỗ đó.
Thế bạn muốn mình là 1 trong 1trieu nông dân (nghĩ giống làm giống) hay muốn khác biệt hoàn toàn so với fan còn lại?
 
Ai nói vn có điều kiện về dat dai n nghiệp hơn mấy nước khác ? Nghe mãi bài ca đất nước ta rừng vàng biẻn bạc , đất đai trù phú nên bị tẩy não ròi. Rõ là ếch ngồi đáy giếng! . Nn vn kem phát triển là do đất đai manh mún, kt canh tác lạc hậu , nông dân ko có vốn, chính phủ ko hổ trợ Giờ làm n n các nước trên tg ăn nhau ở vốn và áp dụng khkt hiện đại vào n n chứ như thằng itxarel đất đai nó có gì đâu. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng , chưa biết gì về nn mà doi nhảy ra làm lớn !?? Cái gì cũng phải từ từ đi từ nhỏ đến lớn, từ cơ bản đến nang cao, chưa đi đã chạy, té cắm đầu chắc luôn..... Vn làm n nghiệp thua các nước trên thế giới là do mấy bố giống bác D nhà ta , vốn ko có, ky thuật ko có, qly ko biết cứ nhảy đại vào làm. D muốn nhảy vào nn thì ít nhat phải có von, ko có vốn thì phai có kinh nghiệm hay kthuat chứ . Ít ra D phải có người đỡ đầu giống như thằng haclong nó trồng dd có sư phụ dd tứ phương của nó hỗ trợ về kt nó mới dám làm chứ. Đi ra chiến truong mà tay ko có vũ khí, kinh nghiệm chién đấu ko biết, chỉ có niềm tin thôi thì biết chắc kết quả luôn! Cuộc sống ko có chổ cho những kẻ nghiệp dư . Bác muốn thành công thì bác phải giỏi hơn người, bác trước giờ làm gì cũng thất bại lại đòi nhảy vô lĩnh vực bác chả có tí xíu kiến thức nào hết mà đòi hơn người ta? Em khuyên bác nên từ bỏ ý định đi, còn ko cứ ngoan cố thoi thì bác nên đi học 1 lớp gì đó đại loại như là q lý nn rồi hẳn bắt tay vào làm sau cũng chưa muộn
 
Thế bạn muốn mình là 1 trong 1trieu nông dân (nghĩ giống làm giống) hay muốn khác biệt hoàn toàn so với fan còn lại?
1 triệu người ấy họ nghĩ cũng không tệ đâu. Đã làm nông dân ai cũng muốn nhiều đất. Chỉ là do vốn không có, lời lãi tính không thông 1 tý thôi!. Mình cũng đang định mướn 10 ha đất giá cho thuê chỉ 10 triệu/10ha/năm, trồng khoản 1000 cây dừa. Bỏ ra cũng tầm 500 triệu thôi, tính toán tệ nhất thu lãi từ năm thứ 3 mỗi cây cũng bán được tầm 50 trái (Chỗ khác người ta tính mỗi cây bán được 6 triệu/năm), thì thu về cũng 500 triệu là ít. Nhưng ngặt nổi không có tiền cũng chịu, kiếm người làm chung không ra. Cái nền nông nghiệp VN là do quá trình tích lũy tư bản không có, nên nếu như bạn thành công với cái 15ha, mình thành công với cái 10ha. Thì nông nghiệp đời con đời cháu nó khác...nhưng đằng này thì chỉ là những ý định trôi theo năm tháng thôi.
 
Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
Một kế hoạch rất ok nhưng phải vào thực tế mới biết
 
1 triệu người ấy họ nghĩ cũng không tệ đâu. Đã làm nông dân ai cũng muốn nhiều đất. Chỉ là do vốn không có, lời lãi tính không thông 1 tý thôi!. Mình cũng đang định mướn 10 ha đất giá cho thuê chỉ 10 triệu/10ha/năm, trồng khoản 1000 cây dừa. Bỏ ra cũng tầm 500 triệu thôi, tính toán tệ nhất thu lãi từ năm thứ 3 mỗi cây cũng bán được tầm 50 trái (Chỗ khác người ta tính mỗi cây bán được 6 triệu/năm), thì thu về cũng 500 triệu là ít. Nhưng ngặt nổi không có tiền cũng chịu, kiếm người làm chung không ra. Cái nền nông nghiệp VN là do quá trình tích lũy tư bản không có, nên nếu như bạn thành công với cái 15ha, mình thành công với cái 10ha. Thì nông nghiệp đời con đời cháu nó khác...nhưng đằng này thì chỉ là những ý định trôi theo năm tháng thôi.
Thật ra có nhiều người có tiền mà ko biết làm gì, quan trọng fai tim đc họ và làm họ tin. Thời xưa Lary Page với bạn ổng mà ko đc đầu tư 100tr usd thì ko có google bây giờ. Một mình ko làm lớn đc.
Ai nói vn có điều kiện về dat dai n nghiệp hơn mấy nước khác ? Nghe mãi bài ca đất nước ta rừng vàng biẻn bạc , đất đai trù phú nên bị tẩy não ròi. Rõ là ếch ngồi đáy giếng! . Nn vn kem phát triển là do đất đai manh mún, kt canh tác lạc hậu , nông dân ko có vốn, chính phủ ko hổ trợ Giờ làm n n các nước trên tg ăn nhau ở vốn và áp dụng khkt hiện đại vào n n chứ như thằng itxarel đất đai nó có gì đâu. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng , chưa biết gì về nn mà doi nhảy ra làm lớn !?? Cái gì cũng phải từ từ đi từ nhỏ đến lớn, từ cơ bản đến nang cao, chưa đi đã chạy, té cắm đầu chắc luôn..... Vn làm n nghiệp thua các nước trên thế giới là do mấy bố giống bác D nhà ta , vốn ko có, ky thuật ko có, qly ko biết cứ nhảy đại vào làm. D muốn nhảy vào nn thì ít nhat phải có von, ko có vốn thì phai có kinh nghiệm hay kthuat chứ . Ít ra D phải có người đỡ đầu giống như thằng haclong nó trồng dd có sư phụ dd tứ phương của nó hỗ trợ về kt nó mới dám làm chứ. Đi ra chiến truong mà tay ko có vũ khí, kinh nghiệm chién đấu ko biết, chỉ có niềm tin thôi thì biết chắc kết quả luôn! Cuộc sống ko có chổ cho những kẻ nghiệp dư . Bác muốn thành công thì bác phải giỏi hơn người, bác trước giờ làm gì cũng thất bại lại đòi nhảy vô lĩnh vực bác chả có tí xíu kiến thức nào hết mà đòi hơn người ta? Em khuyên bác nên từ bỏ ý định đi, còn ko cứ ngoan cố thoi thì bác nên đi học 1 lớp gì đó đại loại như là q lý nn rồi hẳn bắt tay vào làm sau cũng chưa muộn
Bigbrother chắc hiểu sai giữa đkien tự nhiên của đất với cách qly đất đai. Đk tự nhiên là cái trời cho, còn qly đất đai là do con người. Đại khái Việt Nam đc trời cho nhưng ko biết tận dụng.

Không biết bigbrother thành công cỡ nào mà đưa ra lời khuyên cho người khác. Chân lý thuộc về kẻ mạnh, bạn ko mạnh thì lời nói của bạn ko phải chân lý, vì nếu nó là chân lý thì bạn đã mạnh.

Vốn nó đâu rớt từ trời xuống, kinh nghiệm ko truyền đc như dữ liệu usb. Bạn nghĩ bao nhiêu là nhỏ? 1ha hay 10ha? Ai cũng bắt đầu từ cái nhỏ, tuy nhiên cái nhỏ của người này là cái to của người khác.

Tính ra 15ha mất khoảng 3ty đầu tư. Nếu có 6 người cùng làm thì mỗi người 500tr. 500tr đối với người này là nhỏ, người khác là lớn. D từng huy động 2.5 ty, mất tầm 2ty. Và giờ là 500tr, thì nhỏ hay lớn?
 
Thật ra có nhiều người có tiền mà ko biết làm gì, quan trọng fai tim đc họ và làm họ tin. Thời xưa Lary Page với bạn ổng mà ko đc đầu tư 100tr usd thì ko có google bây giờ. Một mình ko làm lớn đc.
Chú mày kiếm người làm 15ha kia xem là biết kết quả thôi!. Nông nghiệp là một thứ kỳ lạ lắm đó.
 
Chú mày kiếm người làm 15ha kia xem là biết kết quả thôi!. Nông nghiệp là một thứ kỳ lạ lắm đó.
Chính xác là ko dễ chút nào. Mình nghĩ vậy nhưng nta chưa chắc nghĩ vậy. Ai cũng nghĩ vậy nhưng ông trời chưa chắc nghĩ thế. Vậy thì có thất bại cũng biết đc nó ra làm sao. Và ít nhất cũng cho mình cơ hội để có đc thành công.
Đôi khi ông trời cũng muốn cho mình giàu lắm, nhưng ông ý không biết cách cho, chả lẽ ổng cho cục vàng từ trời rớt xuống? Ổng muốn cho ta giàu từ việc kdoanh của ta, nhưng nếu ta chọn cái nhỏ quá, hay tẹ hơn là ko làm gì, thì ông trời bó tay.
Một anh nông dân nọ, than trời rằng ảnh trồng 2ha caphe sao vẫn ko đủ tiền cho con đi du học. Ổng bảo, tao cho mày 3 năm cafe 100k/kg, 1ha mày thu đc 5 tấn, thế thì 3 năm mày chỉ đủ xây cái nhà thôi con ạ. Tao muốn cho mày giàu lắm, nhưng mày không cho tao cơ hội làm điều đó.
 
ở ngây nhà tôi đây cũng trồng bơ (bơ booth7) và tôi cũng làm cây giống bơ ghép và bán rất nhiều,
- quy cách trồng bơ đây các bác
khoản cách : cây x cây là 6m/1cây các bác tự tính trên phần đất của mình nha
năm thứ 3 cho thu bói, khoản 10kg/cây thôi, năm thứ 5 mới gọi là thu chính 1 cây nếu chăm tốt thì đạt 200kg/cây. giá bơ tùy theo thời giá 30, 50,70nghin 1kg
nhà tôi có 2 cây bơ booth 1 mùa tôi bán được 15tr.
các bác cứ nhẩm tính nha.
bác nào cần bơ booth giống alo mình : 0911.41.56.79 hoàng
 
Điều kiện
Thật ra có nhiều người có tiền mà ko biết làm gì, quan trọng fai tim đc họ và làm họ tin. Thời xưa Lary Page với bạn ổng mà ko đc đầu tư 100tr usd thì ko có google bây giờ. Một mình ko làm lớn đc.

Bigbrother chắc hiểu sai giữa đkien tự nhiên của đất với cách qly đất đai. Đk tự nhiên là cái trời cho, còn qly đất đai là do con người. Đại khái Việt Nam đc trời cho nhưng ko biết tận dụng.

Không biết bigbrother thành công cỡ nào mà đưa ra lời khuyên cho người khác. Chân lý thuộc về kẻ mạnh, bạn ko mạnh thì lời nói của bạn ko phải chân lý, vì nếu nó là chân lý thì bạn đã mạnh.

Vốn nó đâu rớt từ trời xuống, kinh nghiệm ko truyền đc như dữ liệu usb. Bạn nghĩ bao nhiêu là nhỏ? 1ha hay 10ha? Ai cũng bắt đầu từ cái nhỏ, tuy nhiên cái nhỏ của người này là cái to của người khác.

Tính ra 15ha mất khoảng 3ty đầu tư. Nếu có 6 người cùng làm thì mỗi người 500tr. 500tr đối với người này là nhỏ, người khác là lớn. D từng huy động 2.5 ty, mất tầm 2ty. Và giờ là 500tr, thì nhỏ hay lớn?
điều kiện tự nhiên Việt Nam có cái gì để gọi là hơn nước khác ? Chả có gì. Đã thế đất đai laij manh mún
 
Điều kiện

điều kiện tự nhiên Việt Nam có cái gì để gọi là hơn nước khác ? Chả có gì. Đã thế đất đai laij manh mún
Bạn mở google map lên. Xem cái đường xích đao nó chạy qua những đâu? Phía trên xích đạo 1 chút ấy là chỗ tuyệt nhất để trồng trọt, với lại dải đất fai hẹp để có gió biển. Có fai nó có Đông Nam Á, 1 đoạn Châu Phi, và rừng Amazon ko? Đk tự nhiên của Việt Nam! đó. Nta gọi khu Đông Nam Á là đất vàng nông nghiệp, tin hay ko tuỳ bạn.
 
Bác D cho em hỏi, đất bác tính mua là bên Tuy Đức ah? Nếu bác giải tỏa lo ngại về vấn đề pháp lý. Chắc chắn sẽ có nhiều người theo đầu tư.
 
Có 2 trường phái ý kiến với kế hoạch của chủ thớt
1.ủng hộ kế hoạch và mong chờ kết quả
2.phê bình kế hoạch và cũng mong chờ kết quả
Theo mình thì chủ thớt muốn làm theo kế hoạch nên dù trường phái 2 nói thế nào thì chủ thớt cũng làm thôi
Nói túm lại ae chờ 3 năm sau rồi hãy phán quyết ai đúng ai sai.Theo ý kiến riêng mình thì nên làm,tuy nhiên có lẽ thu hoạch sẽ chỉ được 1/2 so với tính toán của chủ thớt nên thu hoạch chỉ thế thì đừng thất vọng
 
sđt em. 096.bốn.363.969 em tên Duy, 25t. Em chỉ hóng thôi, hiện tại em ở Thuận Hạnh, có đất đang trồng tiêu, hơn 2ha thôi, mà kẹt vốn dậm chân khá lâu rồi, nếu đất bác pháp lý không mạo hiểm quá, có thể em cũng tính chuyển đổi. Đất ở đây trước cũng chưa có sổ, nhiều nhà đất rộng quá, bán bớt mặt tiền cho dân vào ở để không bị lâm trường hay xã lấy đất, đất giờ cũng chưa có sổ, nhưng làm riêng với địa chính được. Hy vọng đất bên đó có tương lai tương tự. Bác có thể cho em biết đất bác tính mua ở xã nào không ạ?
 
Trồng bơ thì cần rất rất là nhiều nước vì bơ ra hoa và quả vào mùa khô nên cần nước để nuôi trái, nếu trong trời gian này nước k đủ thì quả bơ sẽ bị rụng và rụng đến khi nào lượng nước trong đất đủ nuôi số trái trên cây. Năng suất cây a đưa như thế này thì k phù hợp thực tế, e là dân bmt nhà cũng trồng rất nhiều bơ và e cũng chưa chứng kiến bơ ghép năng suất đến như vậy, nhà e trồng bơ bằng hạt 5-7 năm mới có trái, năm tiếp theo năng suất mới tới 30kg/1cây. Còn bơ ghép đa phần nhà e chặt bỏ, a cứ trồng bơ ghép đi từ từ a sẽ thấy. A mà phát triển lâu dài thì e xin chân thành góp ý trồng bằng hạt hết đi a.

Bạn ơi, cho mình hỏi tại sao trồng bơ ghép lại ko tốt bằng bơ hạt thế? cảm ơn bạn
 
Sáng nay, D bỗng dưng có 1 câu hỏi:

Rằng cái dự án của D nếu mà chẳng may thất bại, thì đa số mọi người trên diễn đàn này sẽ phản ứng như thế nào?

- Hả hê vì họ đã đúng khi dự báo thất bại từ trước

- Hay buồn vì có một ý tưởng lớn mà không thành hiện thực.

D nghĩ chắc là vế thứ nhất.

Ý tưởng, tâm huyết của bạn thì quả la không chê được. Và mới chỉ là trên lý thuyết. Còn tay @haclong ! kia, hắn đang làm thực tế. Do có xuất phát điểm giống như bạn (nghề nông = 0) nên hắn ta có nhiều kinh nghiệm đáng để bạn học hỏi. Những dòng góp ý của hắn trong topic này có "dễ chịu" hơn khi hắn ta đả phá chuyện của tôi - một cư dân Sài Gòn thành thị 100% đi làm kiếm thêm trong NN (làm kiếm thêm chứ không phải đổi nghề như hắn và bạn).

Tôi mạn phép nhắc chuyện của tôi để mong bạn hiểu thêm vấn đề của chính bạn. Chuyện của tôi ở một điều kiện khác hoàn toàn haclong (tự nhiên, nhân văn, xã hội, cá nhân, ... kể cả cây trồng, vật nuôi) nên tôi không quan tâm, nói đúng ra là không quan trọng hóa những vấn đề hắn ta "phản biện". Còn ở trường hợp của bạn, theo tôi hắn nghĩ đúng và nói (có thể) đúng. Bạn đang ở trên "thiên hà" với các bản kế hoạch, tính toán mà bạn cho là chi li. Còn ra thực tế thì chưa biết bạn đã thực nghiệm đến đâu.

Ví dụ, chuyện đất cát mà bạn còn mơ hồ với các mớ giấy tờ, mạn phép hỏi tại sao hổng chạy ra xã, ra huyện mà dọ, mà hỏi ? Trong việc làm giàu bằng nông nghiệp kỹ thuật cao, giá trị đất không là bao nhưng nó rất quan trọng ở chổ, thằng chủ đất nó buồn buồn là bao nhiêu giá trị đỉnh cao trên đất sẽ trở thành ... rừng. Lúc đó, nhà đầu tư, nhà kỹ thuật, nhà nông ... như bạn chỉ có mà khóc ròng.

Và một vấn đề nữa mà tay haclong đã nhắc, đó là chuyện quản lý. Quản lý không để mất đất, mất ống nước, mất cây, mất phân.... ? DỄ ỢT À ! Nhưng bạn quản lý ra sao việc nhân công, thuê ở đâu ? trình độ thế nào ? V.v. Ví dụ kỹ thuật canh tác của nhân công - bạn không thể tự thân đi cắm cây trên 15ha, phải thuê mướn người, liệu người ta có lót đúng, đủ hay chỉ vốc đại cho có; hay đào hố đúng chiều sâu, đặt cây đúng cao độ ?
...
Vài dòng góp ý để mong dự án của bạn không chỉ là mơ ước. Chúc bạn thành công.

<No signed>

(Tôi thường hay ngao du lên Tây Nguyên, và thường ghé Đắc Min - Tuy Đức để "giao lưu". Nếu có dịp thì hẹn một đêm đốt lửa nướng thịt tán chuyện ta, chuyện đời !)
 
Bạn ơi, cho mình hỏi tại sao trồng bơ ghép lại ko tốt bằng bơ hạt thế? cảm ơn bạn
Bác đi hỏi cái ông nông dân không biết gì thì làm sao họ trả lời cho bác được .
vì sao người ta phải trồng bằng hạt :
do cây bơ hay mắc bệnh thối rễ do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở các nơi đất trũng thấp , nấm thâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc) . sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết trụi lủi luôn, khi bị bênh cây có tán lá xơ xác, lá đổ sang màu xanh nhạt rồi rụng khỏi cành , chết dần từ ngọn xuống thân chính .
và Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là :
Chon giống hạt loại giống nào mà ít bệnh nhất khuyên là nên chọn nhũng giống có xuất xứ từ mexico , không biết sao chứ giống bơ từ mexico rất ít bệnh nên người ta thường trồng hạt từ các trái bơ xuất xứ mexico , sau đó rép vào cái giống bơ mà mình thích , không phải cứ trồng bằng hạt là ngon lành đâu ... là cho cây bền vững đâu, nhiều người nông dân cứ nghĩ thế , nông dân thế hệ mới thì có nhiều thông tin hơn, ai phản biện gì cứ nói nhé
 
Ý tưởng, tâm huyết của bạn thì quả la không chê được. Và mới chỉ là trên lý thuyết. Còn tay @haclong ! kia, hắn đang làm thực tế. Do có xuất phát điểm giống như bạn (nghề nông = 0) nên hắn ta có nhiều kinh nghiệm đáng để bạn học hỏi. Những dòng góp ý của hắn trong topic này có "dễ chịu" hơn khi hắn ta đả phá chuyện của tôi - một cư dân Sài Gòn thành thị 100% đi làm kiếm thêm trong NN (làm kiếm thêm chứ không phải đổi nghề như hắn và bạn).

Tôi mạn phép nhắc chuyện của tôi để mong bạn hiểu thêm vấn đề của chính bạn. Chuyện của tôi ở một điều kiện khác hoàn toàn haclong (tự nhiên, nhân văn, xã hội, cá nhân, ... kể cả cây trồng, vật nuôi) nên tôi không quan tâm, nói đúng ra là không quan trọng hóa những vấn đề hắn ta "phản biện". Còn ở trường hợp của bạn, theo tôi hắn nghĩ đúng và nói (có thể) đúng. Bạn đang ở trên "thiên hà" với các bản kế hoạch, tính toán mà bạn cho là chi li. Còn ra thực tế thì chưa biết bạn đã thực nghiệm đến đâu.

Ví dụ, chuyện đất cát mà bạn còn mơ hồ với các mớ giấy tờ, mạn phép hỏi tại sao hổng chạy ra xã, ra huyện mà dọ, mà hỏi ? Trong việc làm giàu bằng nông nghiệp kỹ thuật cao, giá trị đất không là bao nhưng nó rất quan trọng ở chổ, thằng chủ đất nó buồn buồn là bao nhiêu giá trị đỉnh cao trên đất sẽ trở thành ... rừng. Lúc đó, nhà đầu tư, nhà kỹ thuật, nhà nông ... như bạn chỉ có mà khóc ròng.

Và một vấn đề nữa mà tay haclong đã nhắc, đó là chuyện quản lý. Quản lý không để mất đất, mất ống nước, mất cây, mất phân.... ? DỄ ỢT À ! Nhưng bạn quản lý ra sao việc nhân công, thuê ở đâu ? trình độ thế nào ? V.v. Ví dụ kỹ thuật canh tác của nhân công - bạn không thể tự thân đi cắm cây trên 15ha, phải thuê mướn người, liệu người ta có lót đúng, đủ hay chỉ vốc đại cho có; hay đào hố đúng chiều sâu, đặt cây đúng cao độ ?
...
Vài dòng góp ý để mong dự án của bạn không chỉ là mơ ước. Chúc bạn thành công.

<No signed>

(Tôi thường hay ngao du lên Tây Nguyên, và thường ghé Đắc Min - Tuy Đức để "giao lưu". Nếu có dịp thì hẹn một đêm đốt lửa nướng thịt tán chuyện ta, chuyện đời !)
Cảm ơn ý kiến của bạn. Nó cụ thể và hữu ích.
D đoán bạn haclong cũng không đơn giản đâu, ổng đả phá một phần là cách ổng thích như thế, chứ nếu D đoán không sai, ổng cũng có 1 kế hoạch to đùng, mà cái hiện tại ổng làm chỉ là phần thử nghiệm. Ổng muốn trở thành 1 ông chủ mà không thằng người làm nào có thể qua mặt vì cái gì ổng cũng biết, và thời gian này là thời gian ổng học nghề. Ông đi theo quan điểm "chậm mà chắc", bàn tay ta làm nên tất cả.

D thì làm theo phương án khác, cũng thử nghiệm nhưng mà thử nghiệm theo cách khác, phương pháp của D là nhanh và ồ ạt. Sẽ không quan tâm nhiều đến năng suất mà quan tâm nhiều hơn đến quy mô và chi phí thấp. Lý do thì cũng tùy vào nhận định, riêng nhận định của D là nếu mình làm chậm thì khi "ngộ" ra vấn đề, cơ hội để làm ồ ạt đã qua. Có những thứ luôn có sẵn, có những thứ thì không. Ví dụ như đợt sốt đất năm 2007, nếu mà nhảy vào, tìm hiểu xem đầu tư BĐS như thế nào, rồi thì mua sao cho lời, thì khi "ngộ" ra thì đã hết sốt.
 
Back
Top