Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 
D ở Sài Gòn, quen gì ai đâu, lên mạng search thông tin rồi liên hệ rồi về Daklak khảo sát, hết đi xe đò rồi bus rồi cả xe ôm, đi bộ. Đến nơi thì nghe ngóng và xem cung cách làm việc của họ, dầu sao thì cũng ko làm cách nào khác đc. Chuyện tương lai chỉ có thể hạn chế chư ko thể loại bỏ hết rủi ro. Nhưng có đôi cái rủi ro ít như gửi ngân hàng. Thấy nta tồn tại đc nhiều năm, và ko thấy ai mắng vốn thì ắt hẳn họ cũng uy tín.
D chỉ nghĩ vậy à.
bác có lòng với NN thế em cũng mừng, nhưng bác vốn nhiều thì nên trồng theo qui trình đạt chất lượng ấy, quả dễ bán vs lại bền vững, gặp mối ngon xuất khẩu đc nữa thì phải biết
 
Đức 15ha đó mua bao nhiêu một Ha vậy ? nếu hợp tác được mình cũng muốn bỏ phố về quê làm nông nghiệp .
 
Сác bác mà chuyển được hàng sang Nga thì hay Nhà em bán cho! Nhà em đang có người nhà muốn chuyển sang buôn bán hoa qủa trong khoảng 2 năm tới (hi nhưng chắc chỉ dám nhận qủa nhỏ là chính vì giá qủa bơ hiện giờ bên này cũng không đắt lắm).
 
Сác bác mà chuyển được hàng sang Nga thì hay Nhà em bán cho! Nhà em đang có người nhà muốn chuyển sang buôn bán hoa qủa trong khoảng 2 năm tới (hi nhưng chắc chỉ dám nhận qủa nhỏ là chính vì giá qủa bơ hiện giờ bên này cũng không đắt lắm).
Bên đó giá khoảng nhiêu 1kg vậy bạn?
 
Anh Đức mua đất ở đâu mà giá tôt vây ạ? Em cũng đã bỏ phố về quê lam nông nghiêp. Nhưng giá đât ở quê e đăt quá. Khoảng 500tr/ha đât trắng.......
 
Anh Đức mua đất ở đâu mà giá tôt vây ạ? Em cũng đã bỏ phố về quê lam nông nghiêp. Nhưng giá đât ở quê e đăt quá. Khoảng 500tr/ha đât trắng.......
Nghiên cứu đất nhà nước mà thuê hoặc nghĩ cách dồn điền đổi thửa. Chứ làm nông nghiệp bỏ tiền mua đất là cụt hết vốn, hỏng một lần không làm lại được.
 
Nghiên cứu đất nhà nước mà thuê hoặc nghĩ cách dồn điền đổi thửa. Chứ làm nông nghiệp bỏ tiền mua đất là cụt hết vốn, hỏng một lần không làm lại được.
Dạ cảm ơn anh. Hiện tại e chưa biết tìm thông tin thuê đất của nhà nươc. Theo a thì em phải tìm hiểu từ đâu?
 
Dạ cảm ơn anh. Hiện tại e chưa biết tìm thông tin thuê đất của nhà nươc. Theo a thì em phải tìm hiểu từ đâu?
Liên hệ với UBND xã thôi! Mình nhận thấy nhiều vùng vẫn còn quỹ đất hoang hóa nhiều, cơ hội thuê đất giá rẻ vẫn còn rất lớn. Chỉ cần đầu tư xe múc, xe ủi cải tạo tý là đẹp thôi!. Hoặc chạy rong đi xem đất chỗ nào trống trãi thì lân la hỏi thăm thôi.
 
Anh Đức mua đất ở đâu mà giá tôt vây ạ? Em cũng đã bỏ phố về quê lam nông nghiêp. Nhưng giá đât ở quê e đăt quá. Khoảng 500tr/ha đât trắng.......
Em inbox hoặc nt cho a. 0937120493. Nếu muốn biết a nói rõ hơn cho
 
Mình có nghiên cứu các giống bơ luôn rồi, không phải chỉ có bơ Booth 7 mới trái vụ đâu, có nhiều giống khác.

Bơ Booth 7 ưu điểm là chất lượng quả tốt, thời gian chín lâu, phù hợp xuất khẩu, nhưng nhược điểm là năng suất thấp, cỡ 20 tấn /ha và hay mất mùa. Nghe người ta bảo thế

Híc, Đức có bằng thạc sỷ kinh tế mà (trường Bách Khoa TPHCM), chỉ có điều ngoài bằng cấp ra không có cái gì thực tiễn hết. Đại khái là chỉ giỏi vẽ.

Nếu làm, Đức cũng phải kiếm 1 người làm phụ lo việc trông coi và chăm sóc, vì Đức sẽ phải dành nhiều thời gian để đi Maketing sản phẩm trước, nên chắc cũng phải tháng rời vườn vài ngày đi khảo sát. Nên cần có 1 người chăm lo phụ việc. Nếu sau này phát triển được đúng như kế hoạch, thì người đấy sẽ thay Đức lo toàn bộ việc trông coi trang trại.

Nhưng cần 1 người đủ tài đủ đức và đủ tâm huyết. Cũng khó tìm.
it's me mot nguoi ban dang can day..ban la thay con toi la sep cua ban,,giong nhu cau noi cua nguoi nhat ki su viet nam la xep cua cong nhan nhat ban
Cảm ơn vì sự góp ý của mọi người. Tuy nhiên nếu nhận đc sự góp ý hoặc phản biện đi sâu vào chi tiết thì D sẽ rất cam kích.

Suy cho cùng, lợi nhuận = Doanh thu - chi phí. Vậy nên D muốn thảo luận nhiều hơn về doanh thu và chi phí, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận, vì lợi nhuận chỉ là hệ quả của 2 cái kia.

Doanh thu = Năng suất x giá. Năng suất phụ thuộc vào sinh lý cây, giống cây, chất đất và chế độ chăm sóc. Còn giá tuỳ thuộc vào nhu cầu, chất lượng và nguồn hàng, hay cả khả năng chi trả của khách hàng.

Chi phí = định phí + biến phí. Định phí D tính là khoảng 20tr/thang cho 2 người chăm sóc 1000 cây bơ (bao gồm ăn uống, đi lại, xăng dầu điện nc và cả tiền công). Biến phí D tính là 100k/cay/năm, sau khi có quả thì tăng lên 200k/cây/năm.

Mong nhận đc những góp ý cụ thể về các mục như trên.

Số lượng tiền lớn thì D ko biết, chứ cỡ vài ty ma kiếm 20%/ năm thì dễ như trở bàn tay. ^^
a đưa cho chú 5ti chú chỉ cần trả a 10% thôi,,,xạo quá đi chứ
 
gửi bạn Đức...

bạn viết và tính ra thì hay đấy, nếu bạn chắc cú như vậy thì bắt tay vào làm liền đi.ko cần phải phản bác tất cả ý kiến của mọi nguời nếu thấy mình hoạch định ra là Perfect.

5 hoặc 7 năm sau. bạn chạy 4 bánh hay 3 bánh thì cũng nên vào cho các menber agriviet biết Đức thành công thế nào...
 
Phép tính kia sai ở đâu đó trong thực tiễn, 1ha đất không thể cho lợi nhuận gần 1 tỷ được. Một ha nhiều lắm là thu về tầm 200-300 là nhiều rồi. Kiếm mấy người đã trồng bơ rồi tham khảo sẽ biết kết quả. Lời thế thì Bầu Đức chuyển qua trồng bơ với mấy trăm nghìn ha mỗi năm kiếm mấy trăm nghìn tỷ ngon ơ.
Ông lúc nào cu
Làm nông nghiệp lợi nhuận 1ha tiền tỷ/năm vẫn có, nhưng bạn cộng 10 năm làm nông nghiệp lại chia bình quân ra sẽ không có mấy người có được mức thu nhập như vậy bạn ạ. Nếu bạn đầu tư 1ha sau 5 năm có thể kiếm tiền tỷ vậy 1000m2 là có thể kiếm 100 triệu lãi quá nhàn rỗi rồi. Hãy nhìn xem các công ty bất động sản sau 5 năm xây xong một khu chung cư 1000 căn hộ bán mỗi căn 1 tỷ, lãi được 200 tỷ không nhỉ? Nếu đầu tư cây bơ như bạn tính khoản 200ha là có thể kiếm 200 tỷ ngon ơ! Đất của bầu Đức ở 3 nước đông dương hình như hơn 200.000ha đất đó. Một nửa số đất vẫn còn để trống thì phải! Mỗi ha lãi được 100 triệu là đã quá ngon, đủ sức để thu hút người đầu tư rồi. Lãi suất sinh lời chỉ tầm 20% trên đồng vốn là đã quá béo bở!
nếu lãi xuất chỉ là 20%/ vốn đầu tư mà đã quá lời thì tôi nghĩ ko có tỉ phú đô la đâu bạn.Nhiều cái kinh doanh có thể tạo ra 300% lợi nhuận.Chắc bạn chưa kinh doanh nhiều thứ nên ko biết.Tại sao có những người khi lập công ty,vốn điều lệ chỉ khoảng 1 tỷ,sau 3 năm tổng tài sản đã có vài chục tỷ.Nhưng khi đã có quá nhiều tiền rồi,thì sẽ ko thể tăng tài sản như trước nữa.Vì sao? Vì bất cứ ngành nghề gì cũng chỉ có quy mô giới hạn,đến 1 hạn mức nào đó nó sẽ phát triển rất chậm.Đó là lý do tại sao tài sản của các nhân vật giàu nhất thế giới cũng chỉ tăng thêm hơn chục % 1 năm.
 
Môn học Tài Chính - Finance - đã dạy mấy
định luật như sau:

1- Lời Ngân hàng là thấp nhất. Ở Mỹ, lời
Ngân hàng là lỗ vốn. Bỏ số tiền mua được
1 ký thịt heo vào ngân hàng, thì sang năm
cộng cả vốn lẫn lời, không mua được 1 ký
thịt heo nữa. Chẳng biết định luật này có
đúng với Việt Nam không?

2- Lời cao thì rủi ro cao. Ở Mỹ, mức lời
chỉ có 5 - 7 phần trăm thôi, nên làm ăn
khá ổn định. Nếu lỗ, là tự mình không biết
kinh doanh. Buôn thuốc phiện, lời nhiều,
thì rủi ro cao, dễ ngồi nhà đá lắm. Ở Mỹ
kinh doanh nghề gì cũng như nhau. Buôn muối
cũng như buôn iphone. Nuôi Heo cũng lời
bằng nuôi Bò, hay nuôi Gà. Chẳng ai đang
nuôi heo bỗng bán trại đi nuôi Gà cả.

Riêng trồng Bơ ở Tây Nguyên, đương nhiên
phải lấy giống Tây Nguyên. Nếu trồng Bơ ở
gần Hà Nội, phải lấy giống ở Mỹ, vì vùng
California, Florida, và Mexico có khí hậu
tương đương Hà Nội, có mùa đông lạnh đến
có sương muối. Trồng Bơ Tây Nguyện mà trồng
giống bơ Booth thì còn đang phải thí nghiệm
chứ chưa chắc đã tốt đâu. Có thể chất lượng
không ngon bằng bơ Booth trồng ở Mỹ. Có thể
hột to hơn. Có thể vỏ chóng hỏng hơn, không
thể bán đi xa hay xuất khẩu được. Đừng dại
mà thí nghiệm hàng tỷ đồng nhé.

Có bạn kể bên trên rằng, cứ trồng đại đầy
vườn bằng hạt một giống khá ngon và năng
suất tốt đi, rồi sau đó tiếp chồi bằng một
cây ngon nhất và năng suất nhất cho cả vườn.
Đó là ý kiến hay. Đương nhiên, người trồng bơ
Mỹ không làm thế, vì họ đã có giống bơ tốt
nhất cho vùng khí hậu của họ rồi, không phải
thí nghiệm nữa. Việt Nam thì khác. Trịnh Mười
chỉ là người bán giống thôi. Cậu ta chưa có
thương hiệu bơ bán đầy các sạp Sài Gòn và Hà
Nội như mấy giống bơ Mỹ. Cậu ta có trái bơ
mà bán, cũng chưa biết ngon dở có đồng đều
không, và năng suất có ổn định không.

Trường hợp của bạn, đừng nên tin tưởng vào
Trịnh Mười, nhưng cũng không nên chờ đợi mong
mỏi có thằng nào giỏi hơn mình truyền nghề cho.
Bạn nên tự tin vào mình. Tôi tin rằng nghề trồng
Bơ kiếm ăn được, không phải bốc đồng hơn nghề
khác, nhưng cũng có tương lai ổn định. Vậy thì
cứ đầu tư trồng nhiều héc ta đi. Đương nhiên,
trước mắt có thể lấy giống địa phương, bằng hạt
cây có tiếng nhất, đã được giải qua kỳ thi Bơ
địa phương. Sau đó, mới ghép chồi lên, cũng bằng
chồi của cây đó, nhưng là cây có ăn giải rồi,
chứ không phải cây non, để chóng ra trái luôn.
Ghép chồi lên cây gốc khác thì chất lượng trái
có khác. Ở Mỹ, bơ ghép đều ghép lên một giống
đã chọn kỹ, để ra trái cùng chất lượng. Ví dụ
chồi giống X, gốc giống Y thì ngon. Vậy thì luôn
luôn các cây bơ đều gốc Y chồi ghép X cả.

Kỹ thuật trồng Bơ chỉ đến vậy thôi, nhưng sau đó
là việc bán trái. Khi bạn có nhiều héc ta bơ,
thì bạn có một cái lưng chắc để làm chủ thầu bơ
của cả nước, có thể ký hợp đồng với nông dân, có
thể ổn định giá cả, và có thể bán ra nước ngoài.
Có bạn vừa nói, bán sang Nga, nhưng tôi thấy ít
nhất có thể bán sang Nhật và Hàn. Nếu không bán
được ra nước ngoài, thì nghề trồng bơ thất bại.

Do đó, phải có chí lớn, và phải làm bằng được
chí lớn đó. Bạn không làm, cũng có người làm.
Thời thế tạo anh hùng. Bạn không nhận làm người
hùng ấy, thì sẽ có người khác. Bây giờ là lúc rồi.
 
it's me mot nguoi ban dang can day..ban la thay con toi la sep cua ban,,giong nhu cau noi cua nguoi nhat ki su viet nam la xep cua cong nhan nhat ban
a đưa cho chú 5ti chú chỉ cần trả a 10% thôi,,,xạo quá đi chứ
5 tỷ thì không dám, chứ 2 tỷ thì e đưa a hẳn 15%/năm. Chỉ sợ a không có ^^. Trong đây e ko nói đc lý do tại sao, chứ a muốn cứ trao đổi trực tiếp, e dẫn đi coi cách nta làm cho mà coi. Ở tphcm nhé!
 
Nếu lý do chỉ là như vậy thì không phải là vấn đề, vì với cách kinh doanh hiện nay, 1 công ty làm 2-3 ngành nghề cũng là chuyện thường. Có công ty vừa làm thép vừa làm ngân hàng, hay vừa làm bất động sản vừa trồng cây, thì thiết nghĩ vừa trồng vừa xuất khẩu cũng không phải không thể. Cứ tìm 1 công ty xuất khẩu lâu đời và mua cổ phần của nó, thì chí ít cũng sở hữu được 1 phần công ty đó. Nhưng là cái ước mơ, nếu có thì cũng chỉ xảy ra sau 10 năm. Nhưng cũng nên đưa vào kế hoạch không thôi quên. Nó không phải là mục tiêu ngắn hạn.

Người trồng bơ có kinh nghiệm nhất hiện nay (theo thông tin trên mạng) có vẻ là ông Mười, và ổng cũng là thằng bán giống.

Không biết có ai có kinh nghiệm nhiều hơn ổng nữa không?

Từ nằm 3, là tăng gấp đôi chi phí chăm sóc rồi (tăng gấp đôi tiền phân bón, thuốc bệnh ...), nếu cần thì tăng gấp 3 cũng dc, vì thật sự thi chi phí cho cái đó thấp, nên có tăng thêm 1 ít cũng không ảnh hưởng gì lắm.


Em có đọc mấy bài viết của anh, nhận thấy rằng a là người có nhiều kỹ thuật trong việc chăm sóc cây, hy vọng có dịp nào đó thỉnh giáo anh.

Quay lại vấn đề chính, cảm ơn anh về những góp ý. Cái anh nói chính là thực trạng hiện nay của nông nghiệp Việt Nam, phải nói là thực trạng đáng buồn, cứ cái gì "ngon ăn" là ồ ạt làm, rồi thì tự mình hại mình, tự cạnh tranh với nhau.

Tuy nhiên, với 1 người có suy nghĩ trong sáng như tờ giấy trắng (chính xác là không biết gì) về nông nghiệp, thì em có cách nhìn khác một chút so với anh.

Với em, cái cơ bản nhất vẫn là bài toán doanh thu trừ chi phí. Chi phí mình có thể điều khiển được, còn doanh thu thì tùy thuộc vào thị trường, vào bài toán cung cầu. Vì thế, cái kế hoạch này điều cơ bản nhất vẫn là xác định bài toán cung cầu, và cái giá khách hàng sẵn sàng chi trả.

Đầu tiên, nói về nhu cầu, theo thống kê, năm 2011 cả thế giới sản xuất được khoảng 4 triệu tấn bơ (giả sử nhu cầu tương đương số này vì giá bơ không giảm), sản lượng caphe xuất khẩu cả thế giới khoảng 9 triệu tấn. Gạo khoảng 540 triệu tấn, lúa mì khoảng 715tr tấn. Sản lượng thịt thế giới (năm 2013) khoảng 255 triệu tấn, và chuối em chưa tìm được sản lượng cụ thể nhưng khoảng 50 triệu tấn.

Em đưa những loại nông sản và thực phẩm trên để so sánh vì chúng nó liên quan với bơ. Đầu tiên, caphe là 1 loại nông sản cũng trồng ở Tây Nguyên và VN là nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Hồi xưa em đọc ở đâu đó người ta thống kê 1ly caphe giá 2usd thì giá trị của caphe tham gia vô trong đó là 2cent hay sao ấy, có nghĩa nó chỉ chiếm có 1%-2% giá trị của 1 sản phẩm mang tên nó (ly caphe) bán ra thị trường, còn 1 ly sinh tố bơ giá 2usd thì chắc bơ phải tham gia vào đó khoảng 20% giá trị. Như vậy để thấy, nếu nhu cầu caphe lên tới 8 triệu tấn, thì nhu cầu về bơ còn phải cao hơn nhiều.

Tiếp theo là nói về gạo, mỳ, thịt, đây là các loại thực phẩm, lý do em dùng nó để so sánh bởi vì từng có người ăn bơ thay cơm, hoặc ăn bơ với cơm, nghĩa là nó có thể thay thế được thực phẩm, hoặc thay thế thịt (dù chỉ 1 phần).

Và gần với bơ nhất có lẽ là chuối, 1 loại trái cây có nhiều dinh dưỡng, và sản lượng thế giới dự báo khoảng 50 triệu tấn. Nên em mạo muội dự đoán rằng, bơ rồi sẽ đạt được cái ngưỡng của chuối, vì quả bơ không có điều gì thua chuối cả, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Vậy thì, chúng ta có 1 cái thị trường thế giới với nhu cầu khoảng 50 triệu tấn bơ / năm. Trong khi chúng ta hiện nay mới có 4 triệu tấn.

Đó là thị trường thế giới, còn thị trường Việt Nam, em chưa biết dự báo thế nào nhưng hiện tại thì đang thiếu hụt. Theo thống kê, tiêu Việt Nam có 60.000ha đạt 150.000 tấn, cà phê có 660.000ha, đạt 1.750.000 tấn. Bơ thì chưa biết thế nào, nhưng nếu tính sơ, trên cùng một đơn vị diện tích, thì sản lượng bơ gấp 10 lần caphe. Nhưng e có một bài tính rằng, cho dù người ta có trồng ồ ạt thì sản lượng bơ trong 10 năm tới của Việt Nam không vượt quá 100.000 tấn. Vẫn quá ít so với con số 50 triệu tấn của chuối.

Tiếp theo bàn về vấn đề trồng ồ ạt, hay nói cách khác là rào cản gia nhập ngành. Cái anh dẫn chứng về việc những cây khó trồng và cho lợi nhuân ổn định, những cây dễ trồng thì thì lợi nhuận sẽ giảm, em nghĩ chính là nói về vấn đề rào cản gia nhập.

Bơ trồng tốt nhất ở Tây Nguyên, vì nó không ưa nước và thích độ cao, nhiệt độ tốt nhất từ 18-25 độ. Là cây dài ngày, trồng thưa nên tốn đất. Đối thủ chính của nó ở Tây Nguyên chính là caphe và tiêu. Tiêu là đối thủ trực tiếp vì đã trồng tiêu thì không trồng bơ và ngược lại, trong khi cà phê là đối thủ cộng sinh (cho phép em gọi như vậy) vì người ta có thể trồng xen lẫn hai loại đó với nhau. Vậy, nếu có 1 miếng đất trống, thì người có tiền sẽ trồng tiêu, người ít tiền thì trồng caphe hoặc cây ngắn ngày, gần đây một vài người trồng bơ. Ngoài ra, người ta cũng mang bơ về trồng trong rẫy caphe với mong muốn tăng thêm thu nhập, và đương nhiên hiếm có người nông dân nào dám chặt bỏ 1 vườn caphe đang cho thu hoạch khoảng 50-70tr/ha/năm để trồng 1 cái cây mà 3 năm sau mới biết như thế nào, và với tâm lý ăn chắc mặc bền, thì họ sẽ trồng cả 2, caphe là con đẻ, bơ là con ghẻ, nếu lỡ may bơ có xuống giá, họ sẵn sàng cho "em nó ra đi". Thế nên cũng không dễ ồ ạt.

Bơ dễ trồng, nhưng khâu chọn giống lại muôn phần quan trọng. Đặc điểm quả bơ là nhìn bên ngoài không biết bên trong, thời gian bảo quản ngắn, thời gian hái khác nhau thì thời gian chín khác nhau ..., có nghĩa là nó khá là khó phân loại. Thế nên, nó dễ trồng, nhưng mang được 1 sản phẩm chất lượng cao đến người tiêu dùng thì không phải dễ, và cái khâu từ lúc hái đến lúc đưa đến người tiêu dùng, thì người nông dân rất kém trong khoản này.

Quay lại cái ví dụ của anh, hành tím với dưa hấu em loại ra vì nó là cây ngắn ngày không so sánh với cây dài ngày được, vì cây ngắn ngày dễ thay đổi, dễ trồng ồ ạt. Nên em chỉ nói đến mận, ổi, xoài mà anh có nhắc. Mận hay xoài thì em không biết, chứ thời gian gần đây đúng là ổi xuống giá rất thấp, nhưng nó chỉ mang tính chất theo năm, và mùa vụ, nghĩa là năm nay giá thấp, mùa này giá thấp, năm sau chưa chắc thấp. Em lại cũng nghe nói có nơi người ta ký được hợp đồng xuất khẩu với Hàn Quốc nhưng không đủ hàng để giao.

Vậy nên em thiết nghĩ, trên đời này, không phải cứ ngành nào có rào cảnh gia nhập ngành cao là dễ thành công, cũng không phải ngành nào có rào cản gia nhập thấp là khó thành công, mà quan trọng hơn là cách làm, sự kiên định với mục tiêu đề ra. Ví dụ như bán quần áo trên mạng, rất dễ gia nhập khi chỉ cần 1 cái laptop, hay mở 1 quán ăn, 1 quán cafe..., rất nhiều người thành công, cũng có người thất bại. Tuy nhiên điều đó có lợi cho xã hội, vì mỗi người để bán được sản phẩm của mình phải chăm chút nó, kiên định với nó và coi khách hàng là thượng đế, cũng như có chiến lược đàng hoàng.

Đối với nhiều người, họ vẫn thích ăn 1 phần cơm 100k trong nhà hàng, thay vì ăn 1 phần cơm 20k ở vỉa hè, mà chất lượng và độ ngon chưa biết bên nào hơn bên nào. Họ trả 100k bởi sự đảm bảo chất lượng, bởi sự thoải mái ..., và bơ cũng sẽ như thế. Người ta có thể mua 1kg giá 100k mà không mua 1kg khác giá 20k. Điều đó tùy thuộc vào người bán.

Còn người nông dân Việt Nam nghèo, theo em thì phần nhiều là do cách suy nghĩ, không thể dùng suy nghĩ ngắn hạn để xay dựng một thứ dài hạn. Chạy theo cái lợi trước mắt mà lại muốn phát triển bền vững. Chất lượng hàng hóa không đảm bảo, nguồn hàng không rõ nguồn gốc, không ổn định về số lượng cũng như chất lượng, sự chăm sóc lẻ tẻ, manh mún và không đồng nhất ..., thì sẽ không bao giờ chơi được với thế giới. Nó cũng giống như đồ ăn ngon bán ở vỉa hè giá 20k, nhưng khách hàng người ta vẫn chỉ ăn đồ ăn giá 100k trong nhà hàng, bởi sự an toàn, sự cam kết, và sự tin tưởng.

Và những vụ như thương lái trung quốc mua bông Thanh Long, lá điều, rễ tiêu, đỉa... cho thấy được sự manh mún của nông dân chúng ta. Nhưng đây không phải lỗi của họ, mà cần có phương án nào đó để người nông dân hiểu được hy sinh cái lợi trước mắt cho cái lợi lâu dài. Việc này thì chỉ có các cấp chính quyền mới đủ sức làm.

Tóm lại, em vẫn đặt ra hướng mình sẽ là người làm tốt nhất với sự đồng bộ và chất lượng, sự tin tưởng. Sẽ hướng đến cái đối tượng mà thích ăn cơm 100k/ phần hơn là 20k / phần đó. Còn trong trường hợp, ai cũng làm chuyên nghiệp, ai cũng tốt, thì dân mình sẽ được sử dụng loại trái cây chất lượng tuyệt hảo với giá rẻ không thể tin được, thì đó cũng là điều tốt cho dân ta.
Sự hiểu biết và tìm tòi rất tâm huyết.
Xin cám ơn những nông dân thế hệ mới này.
Phải có những người này mới thay đổi được tập quán canh tác và bảo thủ của nông dân Việt Nam.
Và làm thay đổi cách tư duy suy nghĩ của tầng lớp lãnh đạo chóp bu
 
ban duc o daklac thuoc xa va huyen nao vay cho minh so dien thoai minh lien he voi ban de hoi ban xiu
 
Trồng bơ thì cần rất rất là nhiều nước vì bơ ra hoa và quả vào mùa khô nên cần nước để nuôi trái, nếu trong trời gian này nước k đủ thì quả bơ sẽ bị rụng và rụng đến khi nào lượng nước trong đất đủ nuôi số trái trên cây. Năng suất cây a đưa như thế này thì k phù hợp thực tế, e là dân bmt nhà cũng trồng rất nhiều bơ và e cũng chưa chứng kiến bơ ghép năng suất đến như vậy, nhà e trồng bơ bằng hạt 5-7 năm mới có trái, năm tiếp theo năng suất mới tới 30kg/1cây. Còn bơ ghép đa phần nhà e chặt bỏ, a cứ trồng bơ ghép đi từ từ a sẽ thấy. A mà phát triển lâu dài thì e xin chân thành góp ý trồng bằng hạt hết đi a.
 
Back
Top