KẺ TRUYỀN BỆNH GREENING TRÊN CÂY

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Bệnh Greening không làm cây bị chết ngay , nhưng trước tiên lá cây bị vàng chỉ chừa lại phần dọc theo gân lá màu xanh , rồi cây tuy có ra bông nhưng không đậu trái , hoặc có trái nhưng chỉ là “quýt đạn” vì trái không phát triển được và chỉ rụng chứ không chín . Cũng giống như người bị bệnh Sida , cây sẽ chết dần mòn do dễ nhiễm các bệnh khác vì yếu sức . Hiện nay , các vùng trồng cam mật , quýt đường nổi tiếng ở Phong Ðiền ( Cần Thơ ) hay quýt tiều ở Lai Vung ( Ðồng Tháp ) đã bị bệnh tàn phá , phải đốn bỏ gần hết . Ðiều này thúc đẩy nông dân và các nhà khoa học tìm cách khắc phục
>
Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh ( VLGX) trên cây cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện rải rác từ đầu năm 1970 . Nguyên nhân được nghi vấn lúc đó do đất trồng thiếu kẽm vì thử nghiệm bằng cách đóng miếng thiếc vào gốc hoặc bón kẽm của phin đèn hư thì thấy cây có dấu hiệu phục hồi dầu không hết hẳn . Cho đến khoảng năm 1986 thì tiến sĩ H.D Catling đã tình cờ phát hiện sự có mặt của rầy chổng cánh ( RCC ) Diaphorina citri ( Psyllidae , Homoptera ) trên cây chanh trồng ngay trước nhà khách của trường Ðại học Cần Thơ khi ông đến đây để cùng chúng tôi nghiên cứu về sâu hại lúa . Như vậy , VLGX còn bị nghi ngờ là triệu chứng của bệnh Greening do loại rầy này là tác nhân truyền bệnh . Nhưng phải đến khoảng 1993 , khi việc sản xuất cây ăn trái phát triển mạnh , VLGX đã phát thành dịch trên cây cam quýt cùng lúc với phong trào thâm canh cây ăn trái nở rộ khắp nơi . Chúng tôi đã thấy sự hiện của RCC trên cam quýt và và triệu chứng VLGX lúc này được chuyên viên FAO xác định là bệnh Greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticus gây ra và RCC Diaphorina citri là tác nhân truyền bệnh .



RCC là một loại côn trùng rất nhỏ và lạ thân mình chỉ dài độ 2,5-2,8mm , màu nâu xám thường đậu chúi đầu trên đọt non của cây thuộc họ cam quýt Rutaceae để chích hút nhựa.Nếu chúng đến từ cây bị bệnh Greening thì trong bao tử và nước bọt của chúng có chứa sẵn vi khuẩn Liberobacter asiaticusnên khi chúng bơm nước bọt để làm lỏng nhựa cây cho dễ hút và truyền bệnh cho cây lành . Hiện tượng này cũng tương tự như rầy nââu đã truyền bệnh lúa cỏ hay muỗi noon sóc truyền bệnh sốt rét cho người .

RCC đẻ trứng thành từng đám màu vàng trên đọt non . ấu trùng nở ra có hình dáng giống rệp sáp , di chuyển chậm chạp , chích hút nhựa cây và trưởng thành trong vòng 1-2 tuần lễ tuỳ theo điều kiện thời tiết và nguồn thức ăn . Thành trùng có thể sống tới vài tháng , bay ca theo gió và có thể tiềm sinh trên các cây ký chủ phụ của chúng cũng thuộc họ Rutaceae như cần thăng , kim quýt và đặc biệt rất ưa thích cây nguyệt quới ( Murraya paniculata)



Ðể phòng trị được bệnh này , có 3 việc cần thực hiện cùng lúc là tiêu diệt nguồn bệnh , trị RCC và tạo giống cây mới khángbệnh , tuy nhiên

1 . Tiêu diệt được nguồn bệnh : Khuyến khích nông dân đốn bỏ tất cả các cây bị bệnh . Ðiều này rất khó làm cho vườn cây ăn tar1i vì phải tốn nhiều năm mới có được vườn cây vừa đến tuổi ăn trái như hôm nay .Hơn nữa ,nếu cây bị benäh nhẹ thì vẫn có thể thu hoạch được chút đỉnh . Do đó , khó có thể thực hiện được triệt để nên nguồn bệnh vẫn lưu tồn .

2. Diệt được RCC cũng không dễ vì nó rất nhỏ nên khó phun thuốc được đều khắp mà chỉ cần một số ít con cũng có thể lan truyền vì mầm bệnh vẫn còn .RCC lại có nhiều cây kí chủ phụ là hoa kiểng mà người trồng không chú ý vì không gây hại gì cho họ .

3. Không thể lai tạo ngay được giống mới kháng bệnh nên Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam ở Tiền Giang đang sản xuất cây con sạch bệnh bằng cách ghép chồi cây sạch bệnh trên gốc tháp có khả năng chống chọi được bêïnh ( như cam ba lá , cam đắng Volka ) để tạo cây giống khoẻ mạnh . Công việc được thực hiện trong nhà lưới để cacùh ly . Tuy nhiên khi đem cây giống ra ngòai sản xuất thì cây vẫn có nguy cơ tái nhiễm do RCC và nguồn bệnh ở ngoài . Do đó , trồng cây sạch bệnh cũng chỉ là giải pháp tạm thời nên vườn cây cần chăm sóc đặc biệt như sau :

Trồng cây trong khu vực cách ly hay cây chắn gío để ít bị RCC di cư xâm nhập và truyền bệnh ( thí dụ trồng xen với nhãn , mận , xoài. Hoặc trồng dừa nước dọc bờ mương như đã làm ở Tiền Giang )

Thường xuyên áp dụng biện pháp tổng hợp để trừ RCC

Sử dụng loại cây cho trái sớm và say như cam sành và quýt đường . Kết hợp chăm sóc và thu hoạch càng sớm và nhanh trước khi cây có thể bị nhiễm .

Nhờ kỹ thuật này mà mấy năm gần đây ở Cần Thơ , Vĩnh Long , Tiền Giang đã trồng mới lại vườn cây ăn trái theo kỹ thuật thâm canh nông nghiệp kết hợp với đa dạng háo cây trồng . Các nghiên cứu xa hơn vẫn còn đang tiếp tục .

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH ( ÐH CẦN THƠ )


 




Back
Top