Khắc phục và phòng trị một số bệnh ở Cây gừng

  • Thread starter Nông Sản Việt Tuấn
  • Ngày gửi
Gừng (Zingiber officinal) là một cây gia vị và dược liệu giá trị, được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và trong nhiều toa thuốc truyền thống dùng phòng ngừa bệnh. Hiện nay giá gừng đang tăng cao, đem lại thu nhập cao (hơn 400 triệu đồng/ha) cho người trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một trong những nguyên nhân khiến giá gừng cao hiện nay là diện tích ở nhiều vùng trồng chính trên thế giới bị giảm gần đây. Bệnh héo lụi vi khuẩn là một trong những nguyên nhân làm suy giảm diện tích và sản lượng gừng. Do đó, hiểu biết và nắm được cách đối phó với bệnh là quan trọng để việc canh tác gừng bền vững hơn


1. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh
Bệnh héo lụi vi khuẩn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thối củ, thối nhũn, héo lá, héo lá thối củ. Tác nhân gây bệnh được cho là vi khuẩn Ralstonia solanacearum race 4, phân bố trên nhiều nước ở châu Á và các đảo Thái Bình Dương.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là vàng nhẹ và héo các lá bên dưới, sau đó dần lên các lá phía trên, ảnh hưởng đến các lá non, sau đó chuyển vàng nâu toàn bộ tán lá (hình 1). Trong điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, toàn bộ chồi bị nhũn và héo khá nhanh, khiến lá chưa kịp vàng, hóa nâu chỉ trong 3-4 ngày. Chồi gừng nhiễm bệnh bị mềm và nhũn, dễ tách ra khỏi củ khi nhổ lên.
gung.jpg
gung%201.jpg

Hình 1. Lá gừng héo, vàng và lụi dần (Nelson, 2013)

Hình 2. Củ và thân gừng với những đốm biến màu sũng nước do bị bệnh
Phần củ dưới mặt đất cũng bị nhiễm bệnh. Ban đầu mô củ bị biến màu, chuyển màu nâu tối và sũng nước phần ở tâm của củ. Sau đó toàn bộ củ mềm và thối nhũn (hình 2). Cắt ngang phần củ bị bệnh, có thể thấy chất dịch nhầy màu vàng kem ứa ra. Khi nhúng mặt cắt này vào ly nước có thể thấy dịch nhầy này sẽ ứa ra, dần tan trong nước. Đây là một trong những cách đơn giản để nhận diện bệnh và phân biệt với triệu chứng héo do nấm Fusarium gây ra.

2. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, đất ẩm ướt, đọng nước, úng ngập. Thoát nước tốt và tránh trồng gừng lúc mưa nhiều có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cây gừng qua các lỗ mở tự nhiên hoặc qua vết thương trên rễ và củ do quá trình chăm sóc hoặc do tuyến trùng hay côn trùng gây ra.
Bệnh có thể lây lan qua đất, củ giống, nguồn nước, công cụ, phương tiện, máy móc, xe cộ, nhân công, động vật di chuyển ra vào vườn. Đất dính vào công cụ, vỏ xe, máy móc, giày dép, động vật sẽ có thể lây lan từ vườn bệnh sang vườn khác. Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lây lan qua nguồn nước, nhất là nước tưới. Sử dụng củ giống nhiễm bệnh là nguyên nhân làm lây lan ở khoảng cách xa và diện rộng hơn. Vi khuẩn có thể sống sót trên tàn dư cây nhiễm bệnh hoặc sống tự do chờ cơ hội xâm nhiễm trở lại.

3. Biện pháp đối phó với bệnh
1) Chọn vị trí trồng: Chọn đất trồng nơi thoát nước tốt, không bị úng ngập, tù đọng. Những khu vực trồng gừng nhiều năm (trên 4-5 năm) cần kiểm tra kỹ trước khi trồng do có thể nhiều chỗ đã bị nhiễm bệnh.

Đất bằng phải lên líp và trồng trên mô để thoát nước tốt. Trên đất dốc, tránh lập vườn nằm dưới những vườn đã nhiễm bệnh phía trên dốc để tránh nguy cơ lây lan.
Nên chú ý vun hàng cho gừng (3-5 lần) để tạo cơ hội thoát nước tốt đồng thời giúp gừng sinh trưởng tốt và phát triển củ thuận lợi

2) Tránh trồng gừng thời điểm mưa nhiều, đất ẩm ướt vì làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho gừng khi trồng.

3) Cần bón phân cân đối, đủ lượng để tăng cường sức khỏe cây. Bên cạnh phân vô cơ chú ý bón phân hữu cơ.

4) Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập, lây lan:
Khi chuẩn bị đất trồng, chỉ sử dụng công cụ, phương tiện và vật dụng không mang nguồn bệnh hoặc được khử trùng thích hợp. Dùng dung dịch nước Javel 10% khử trùng các bề mặt dụng cụ và phương tiện nghi ngờ chứa nguồn bệnh.

Vườn cần có rào cách ly, ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập lây lan. Hạn chế các phương tiên, gia súc, động vật và du khách vào vườn vì nguồn bệnh có thể xâm nhập qua đất nhiễm bệnh dính vào bàn chân, động vật, giày dép, bánh xe, công cụ chăm sóc.

Cây nhiễm bệnh cần tiêu hủy, khoanh khu cách ly và không trồng lại gừng hoặc các cây là ký chủ của bệnh. Những vườn nhiễm nặng cần tiêu hũy và có biện pháp cách ly, kiểm dịch, ngăn chặn lây lan.

5) Sử dụng củ giống sạch bệnh: Đây là biện pháp rất quan trọng cần thực hiện. Nếu tự để củ giống, phải đảm bảo lấy từ vườn sinh trưởng tốt, không có bệnh và được bảo quản thích hợp để tránh củ giống nhiễm bệnh khi lưu giữ. Mỗi vùng sản xuất nên tổ chức sản xuất củ giống sạch bệnh để cung cấp cho người trồng.

6) Phân hữu cơ cần ủ hoai, đảm bảo không chứa nguồn bệnh. Có thể sử dụng biện pháp ủ nóng hay bổ sung thêm một số vi sinh vật có ích trong quá trình ủ để giảm nguy cơ nguồn bệnh có trong phân hữu cơ. Chế phẩm chứa nấm Trichoderma spp. (như dòngTrichoderma asperellum, Trichoderma viride) có thể áp dụng bằng cách... ( đọc tiếp)
 


bệnh này không có thuốc chữa hay sao mà chủ top không thấy đề cập đến vấn đề thuốc xử lý vậy
 
Chào bạn Hai30. Đúng như bạn nói, với một số bệnh hại trên hoa màu cho tới thời điểm này chỉ có thể phòng ngừa và khắc phục chứ chưa có thuốc đặc trị bạn ạ
 
Bác Tuấn có biết khu nào trồng gừng, cà chua , ớt, dưa...... đang bị bệnh hiểm nghèo vô phương cứu chứa , mách em em qua chữa nhé.
 
Bác Tuấn có biết khu nào trồng gừng, cà chua , ớt, dưa...... đang bị bệnh hiểm nghèo vô phương cứu chứa , mách em em qua chữa nhé.
bác này là đại cao thủ hay bác muốn dùng ruộng của người khác thành khu thí nghiệm vậy? Nếu là đại cao thủ thì bác để lại cách liên hệ để khi lâm sự mời bác về chỉ giáo nhé
 


Back
Top