Mới làm việc xong với bác nhatht
Giờ thêm bác alovoiz16 nữa sao ?
Vậy sau 24 h ngiên cứu bạn đả hỉu ntn về cụm từ "nông sản dội chợ".
Có thể chia sẻ cho ae cùng biết không?
Nôm na là thế này
Một khi nông sản dội chợ, tất cả lái buôn đều lỗ, chỉ có lái buôn ở chợ đầu mối là vô mánh.
Vì vậy, chợ đầu mối là một cái bẫy.
Nếu dính 3 ngày liên tục
Lái buôn trung bình có thể không có quần mà mặc !Sau lái buôn 2 ngày là tới nông dân
Tình hình khoai lan tím nhật như trên thì có thể nói là: hàng đang dội chợ !2 ngày trước đây:
Khoai lang tím Nhật mất giá mạnh
Giá khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang rơi tự do, từ giá trên dưới 13.000 đồng/kg những tháng đầu năm, nay giảm hơn 3 lần.
Hồi đầu năm, trồng khoai lãi mỗi héc-ta khoảng 200 triệu đồng, hiện giờ lỗ nặng. Ông Trần Quốc Thiện ở ấp Tân Hòa, xã Tân Phú, than thở, trước kia làm lúa, thấy khoai lang có giá nên làm 2 công, lỗ 15 triệu đồng.
Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.2 ngày trước :
THỊ TRƯỜNG - 22/05/14 09:01
Nông dân thu hoạch khoai lang tím. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp đang vào mùa thu hoạch, nhưng giá khoai liên tục giảm xuống từng ngày. Hiện tại, giá khoai chỉ còn khoảng 6.300 đồng/kg, người trồng khoai lang bị lỗ nặng.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, chỉ mới hai vụ Đông Xuân và Hè Thu diện tích trồng khoai lang tím Nhật trong huyện đã lên hơn 2.470ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Long, Tân Phú, Hòa Tân... trong khi cả năm 2013 chỉ có 2.708ha/3 vụ.
Diện tích trồng khoai lang tím Nhật tăng nhanh là do năm 2013, giá khoai luôn ở mức trung bình trên 13.000 đồng/kg, có thời điểm “sốt giá” lên đến gần 22.000 đồng/kg, người trồng khoai thu lãi cao. Do đó, năm nay diện tích khoai lang tím Nhật được nông dân tiếp tục phát triển, trong đó có nhiều người bỏ lúa chuyển sang trồng loại khoai này.
Mặc dù đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo không nên phát triển diện tích khoai lang tím Nhật ồ ạt bởi thị trường tiêu thụ không ổn định, nhưng vì lợi nhuận, bà con nông dân vẫn trồng loại cây này.
Giờ đây, khi vào mùa thu hoạch, giá cả xuống thấp, người trồng khoai chỉ biết trông chờ vào sự may rủi, nhưng trước mắt là bị lỗ nặng vì khoai lang không thể dự trữ như lúa nên với giá nào họ cũng phải bán.
Quảng cáo
Bà con nông dân trồng khoai lang tím Nhật ở xã Phú Long cho biết vụ Đông Xuân năm 2014, giá khoai luôn ở mức cao, có lúc trên 13.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng thu lãi trên 15 triệu đồng/công (1.000m2), cao hơn so với trồng lúa và các loại cây màu khác.
Nhưng từ giữa tháng Tư đến nay, giá khoai lang tím Nhật liên tục giảm xuống còn dưới 6.500 đồng/kg, khiến nhiều người rơi vào cảnh thua lỗ, nhất là những hộ thuê đất trồng khoai.
Giá khoai sụt giảm do củ khoai bị kém chất lượng vì sâu bệnh gây hại khá phức tạp. Bà con cho biết ngoài những loại sâu bệnh như bọ hà, bệnh héo rủ do nấm... làm giảm năng suất thì một loại sâu lạ xuất hiện, tấn công vào phần củ khoai làm cho củ khoai bị thủng nhiều lỗ nhỏ, làm mất giá trị khoai thương phẩm.
Ngoài ra, gần đây giá khoai liên tục sụt giảm do bị đánh thuế xuất khẩu cao; chi phí vận chuyển tăng./.
Khoai lang tím đắt hàng
Nhằm tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm thêm nhiều thị trường khác khiến cho việc xuất khẩu khoai lang tím ngày càng rộng mở.
Khống chế diện tích trồng
Ông Nguyễn Văn Tâm ngụ ở xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có 2 công đất (1 công = 1.000m2) trồng khoai lang tím cho biết, giá khoai lang tím mấy ngày nay tiếp tục tăng, hiện đã lên đến mức 900.000 - 950.000 đồng/tạ (60kg).
“Nguyên nhân giá khoai tăng mạnh ở thời điểm này do trong mùa lũ khoai chỉ trồng trên vùng đất cao, có đê bao, vì thế số lượng hạn chế, không đại trà như trong những mùa vụ khác nên hút hàng giá tăng” - ông Tâm giải thích.
Với mức giá này nông dân đang có lời khoảng 400.000 - 450.000 đồng/tạ. Một mức lời hấp dẫn, gần gấp đôi giá thành khiến nhiều nông dân không ngần ngại mua vải cao su ven xung quanh bờ tránh nước lũ để trồng khoai. Không ít ruộng đã xuống giống xong nhưng lũ tràn về phải đặt máy bơm nước liên tục. Với giá bán khá hấp dẫn, chỉ cần 900.000 đồng/tạ là nông dân đã bỏ túi lời hơn 25 triệu đồng/công, cao gấp hàng chục lần trồng lúa nên đâu cần nghĩ ngợi, vừa xong vụ lúa hè thu là nhà tôi làm đất, lên liếp, gia cố đê bao, mạnh dạn đầu tư trồng ngay 3 công khoai lang tím” - ông Trần Văn Út ở xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long hồn hậu nói.
Huyện Bình Tân là một trong những huyện có diện tích trồng khoai lang tím nhiều nhất các tỉnh ĐBSCL. Theo Phòng NNPTNT huyện, đến thời điểm cuối tháng 10.2013, toàn huyện đã xuống giống được 7.232ha khoai lang. Thạc sĩ Võ Văn Theo - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Tân cho biết, huyện luôn có chủ trương khuyến cáo bà con khống chế diện tích trồng nhằm đảm bảo đầu ra tiêu thụ ổn định, có được giá bán cao. “Vấn đề ngành nông nghiệp băn khoăn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ khoai lang còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Nên nếu bà con thấy giá tăng trồng ồ ạt, rồi khi thị trường Trung Quốc không “ăn hàng” nữa chắc chắn khoai sẽ “dội chợ”, rớt giá” - ông Theo phân tích.
Nhu cầu tăng - thị trường rộng mở
Để tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mấy năm gần đây tỉnh Vĩnh Long và các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm, mở rộng thêm nhiều thị trường mới. Hiện ngoài Trung Quốc, các nước như Singapore, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan... cũng đã bắt đầu biết đến khoai lang Việt Nam và gửi đơn đặt hàng.
Để hạn chế tình trạng rớt giá, các địa phương ở ĐBSCL đã vận động nông dân trồng rải vụ và nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên thực tế khoai lang tím Nhật vẫn chiếm khoảng 80% diện tích trồng.
Ông Huỳnh Công Ký - Phó Giám đốc Công ty Khoai lang Nhật Thành ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện mỗi ngày công ty xuất 1 container khoai lang tím đi Trung Quốc, với giá bán 16.500 đồng/kg, tăng hơn 2.000 đồng/kg so với tháng trước. “Không chỉ Trung Quốc mà hiện nhiều nước như Singapore, Malaysia cũng có nhu cầu gửi đơn đặt hàng tới công ty. Do nhu cầu tăng cao nên công ty cũng đã tăng giá thu mua của nông dân từ 13.000 đồng lên 15.000 đồng/kg” - ông Ký vui vẻ nói.
Không chỉ khoai tươi mà các sản phẩm sau chế biến như tinh bột khoai, khoai lang sấy... thị trường cũng đang có nhu cầu. Đại diện Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Phúc Lợi (TP.HCM) cho biết công ty đang cần mua tinh bột khoai lang với số lượng không hạn chế xuất khẩu đi Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện tinh bột khoai lang có giá xuất khẩu từ 800 - 900 USD/tấn tùy thị trường.
Nếu tôi xuống trà vinh mua khoai lang tím này
Rồi đwm về cần thơ
Bán thẳng cho một người trung quốc (ông ta không biết tiếng việt)
Theo bạn, tôi có nên làm như vậy không ?Năm 2013 có thể nói là năm “thắng lợi” đối với nhiều người
trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bởi giá khoai luôn ở mức trung bình trên 800 ngàn đồng/tạ, có thời điểm “sốt giá” lên đến 1,3 triệu đồng/tạ. Tiếp nối thành công này, năm nay nông dân tiếp tục trồng khoai và nhiều người cũng bỏ lúa để chạy theo cây khoai. Nhưng hiện tại, người trồng khoai lang tím Nhật lại đang điêu đứng vì giá bán xuống thấp.
Ruộng khoai của anh Nguyễn Thanh Quý ở xã Phú Long đang “neo” chờ giá lên
Người trồng khoai lang tím Nhật mong muốn có giá cả và đầu ra ổn định
“Kẻ khóc, người cười”
Chính việc chấp nhận “trúng ăn, trật thua” của người trồng khoai nên có không ít người “phất lên” nhờ cây khoai nhưng nhiều người lao đao cũng tại cây khoai. Anh Nguyễn Tấn Điểm ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Long cho biết: “Tôi may mắn bán khoai ngay thời điểm khoai có giá (tháng 2/2014) nên đã lãi đậm. Trung bình giá 790 ngàn đồng/kg, với 10 công khoai, cũng lãi hơn 200 triệu đồng. Sau vụ khoai này, tôi rất phấn khởi vì có tiền cất ngôi nhà mới”.
Nhưng không phải nông dân nào cũng may mắn như anh Điểm. Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tân Thuận, xã Tân Phú đang xót xa “neo” 8 công khoai đã đến thời điểm thu hoạch hơn nửa tháng nay vì giá xuống thấp. Ông phải tốn khoảng 800 ngàn đồng/tuần để mua thuốc xịt bảo vệ khoai khỏi sâu bệnh. “Nhà nghèo, không đất canh tác, vợ chồng tôi mướn hơn 10 công đất trồng khoai mong kinh tế khá hơn. Nhưng với giá bán hiện tại thì tôi lỗ chắc. Bởi chi phí bỏ ra thuê đất, mua vật tư nông nghiệp... cũng trên 17 triệu đồng/công” - Ông Hùng buồn bã cho hay.
Cũng như ông Hùng, anh Nguyễn Thanh Quý ở ấp Phú Bình (xã Phú Long) làm liều “neo” khoai chờ giá dù biết chi phí sẽ tăng. Thấy giá khoai cao, anh mạnh dạn thuê 3,8ha đất để trồng khoai lang (thuê 4,5-5,5 triệu đồng/công). Hiện tại, 10 công khoai tím của anh đến ngày thu hoạch đã lâu nhưng chưa bán được vì thương lái không mua hoặc trả giá quá thấp, nếu bán sẽ lỗ. Nhưng chỉ vài ngày nữa, dù giá nào anh cũng phải bán vì để lâu bán càng rẻ hơn.
Năm 2014, diện tích trồng khoai lang (mới 2 vụ) của xã Phú Long là 1.017ha, gần bằng cả năm 2013 (1.074ha). Theo anh Lương Văn Cường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Long, giá khoai những ngày qua liên tục xuống thấp, ở mức dưới 380 ngàn đồng/tạ, người trồng khoai lỗ chắc, đặc biệt là những người phải thuê đất.
Bà con trồng khoai cho biết, giá khoai đang xuống trong khi vụ này, tình hình sâu bệnh khá phức tạp. Ngoài những loại sâu bệnh như bọ hà, bệnh héo rủ do nấm... làm giảm năng suất thì còn xuất hiện thêm một loại sâu lạ tấn công vào phần củ khoai làm cho củ khoai bị thủng nhiều lỗ nhỏ, gây mất giá trị thương phẩm.
Còn nhớ chuyện lên xuống của giá khoai lang những năm trước đây. Nếu năm 2012, người trồng khoai “thua nặng” (với giá trung bình chỉ 240 ngàn đồng/tạ) thì năm 2013 lại “thắng lợi” (trên 800 ngàn đồng/tạ). Còn hiện tại, người trồng khoai lại rơi vào cảnh điêu đứng bởi giá xuống dưới 380 ngàn đồng/tạ và có thể sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tới.
Biến động thị trường không thể đoán trước được, mong muốn lớn nhất của nông dân nói chung và người trồng khoai lang nói riêng là đầu ra và giá cả ổn định. Có như vậy mới mong thoát cảnh sản xuất tùy vào “hên xui”