Tiết Xuân se lạnh, đứng trên đê nhìn ruộng lúa xanh mơn mởn, Chủ nhiệm CLB nông dân xã Đào Hữu Cảnh (Châu Phú - An Giang) Nguyễn Quốc Việt bộc bạch, cuộc sống nông dân chỉ dựa vào hạt lúa nên cả đời phải gắn chặt với ruộng đồng, dù ngày nắng hay mưa vẫn bám lấy và chăm sóc cho ruộng lúa tươi tốt.
Ở quê, mỗi lần đi dự tiệc cưới hay đám giỗ, mấy bác nông dân hay bảo nhau: Đi dự sớm để về sớm còn đi thăm ruộng! Do làm việc vất vả quanh năm nên đôi khi họ cũng muốn gác lại chuyện đồng áng mệt nhọc để vui say ba ngày Tết, điều này chẳng ai chê trách nhưng đừng “quá chén” mà quên chăm sóc ruộng đồng.
Thử nghĩ xem, đến mùa thu hoạch, năng suất lúa ruộng mình thấp hơn ruộng kế bên mỗi công vài giạ là cảm thấy thẹn, chứ huống gì bị mất mùa do dịch hại gây ra. Thời điểm Tết, lúa đông xuân từ 50 - 70 ngày, trong giai đoạn làm đòng đến trổ và cong trái me. Giai đoạn này lúa rất nhạy cảm với dịch bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và dịch rầy nâu, sâu cuốn lá. Nếu việc thăm đồng phát hiện không kịp thời, để dịch hại bùng phát nhanh, dẫn đến chữa trị không hiệu quả, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.
Kỹ sư Nguyễn Thị Cẩm Tú – Trạm Bảo vệ thực vật Châu Thành - An Giang cho biết, gần 29.500 ha lúa ở Châu Thành, trà lúa từ 40-60 ngày (26.000 ha) đang làm đòng đến trổ bông; trà lúa đã trổ 3.000 ha và đẻ nhánh gần 500 ha. Giai đoạn Tết, lo ngại trà lúa 26.000 ha có nguy cơ phát bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt. Trạm Bảo vệ thực vật Châu Thành đã và đang tổ chức 20 cuộc hội thảo về cách nhận dạng và phòng ngừa sâu bệnh hại lúa giữa vụ cho 600 nông dân biết.
Các đợt trước, trong và sau dịp Tết, trạm phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, tổ chức thăm đồng để phát hiện dịch hại, hướng dẫn cách xử lý, khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng trong dịp Tết, phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt cho giai đoạn trước và sau khi lúa trổ. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa vẫn là chính, bởi khi lúa đã bị nhiễm bệnh, việc chữa trị không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng đến năng suất. Chủ nhiệm CLB nông dân Nguyễn Quốc Việt cho hay, kinh nghiệm phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt hằng năm, ngày 23 và 24 Tết, phun thuốc ngừa đợt I và đến 28 – 29 Tết, phun thuốc ngừa đợt II sẽ an toàn cho ba ngày Tết.
Ông Nguyễn Hữu An: Thành công trong sản xuất vụ lúa đông xuân 2009-2010, không phát sinh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa là nhờ xuống giống tập trung “né” rầy, đồng thời thực hiện tốt việc áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, các biện pháp quản lý dịch hại…
Theo ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, diện tích lúa đông xuân toàn tỉnh trên 234.000 ha, phần lớn trà lúa đang đẻ nhánh tích cực đến làm đòng gần 150.000 ha (từ 45-60 ngày). Trà lúa này có hai nguy cơ phát sinh bệnh đạo ôn cổ bông và dịch rầy nâu. Kỹ sư An giải thích, thời tiết Tết lạnh và có sương mù, nông dân tập trung bón phân đợt ba (nhiều đạm) dễ làm phát sinh bệnh, nếu không có các biện pháp quản lý dịch hại tốt. Theo kỹ sư An, việc phòng ngừa cũng không có gì đáng lo ngại, chỉ cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện vết bệnh sớm. Khi bón phân đợt ba nên giảm bớt phân đạm. Lưu ý các bộ giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn như IR 50404, các giống OM 2514, 1490, 4218, 6073, 5472, 4088 và Jasmine.
Trong đó, bộ giống IR 50404 có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, bởi diện tích đang chiếm khoảng 20%, tức toàn tỉnh có 45.000 ha lúa IR 50404. Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân phun thuốc ngừa đặc trị bệnh đạo ôn cho lúa ở giai đoạn trước và sau khi trổ. Đối với dịch rầy nâu, trước Tết sẽ có đợt rầy cám nở rộ nhưng mật độ không nhiều. Tuy nhiên, bà con nông dân phải lưu ý, thấy rầy xuất hiện trên ba con/tép lúa, cần phun thuốc chống rầy lột xác. Tuyệt đối không phun thuốc trừ rầy khi không có rầy hoặc mật độ rầy dưới 3 con/tép, sẽ làm ảnh hưởng đến thiên địch phòng vệ.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ở quê, mỗi lần đi dự tiệc cưới hay đám giỗ, mấy bác nông dân hay bảo nhau: Đi dự sớm để về sớm còn đi thăm ruộng! Do làm việc vất vả quanh năm nên đôi khi họ cũng muốn gác lại chuyện đồng áng mệt nhọc để vui say ba ngày Tết, điều này chẳng ai chê trách nhưng đừng “quá chén” mà quên chăm sóc ruộng đồng.
Thử nghĩ xem, đến mùa thu hoạch, năng suất lúa ruộng mình thấp hơn ruộng kế bên mỗi công vài giạ là cảm thấy thẹn, chứ huống gì bị mất mùa do dịch hại gây ra. Thời điểm Tết, lúa đông xuân từ 50 - 70 ngày, trong giai đoạn làm đòng đến trổ và cong trái me. Giai đoạn này lúa rất nhạy cảm với dịch bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và dịch rầy nâu, sâu cuốn lá. Nếu việc thăm đồng phát hiện không kịp thời, để dịch hại bùng phát nhanh, dẫn đến chữa trị không hiệu quả, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.
Kỹ sư Nguyễn Thị Cẩm Tú – Trạm Bảo vệ thực vật Châu Thành - An Giang cho biết, gần 29.500 ha lúa ở Châu Thành, trà lúa từ 40-60 ngày (26.000 ha) đang làm đòng đến trổ bông; trà lúa đã trổ 3.000 ha và đẻ nhánh gần 500 ha. Giai đoạn Tết, lo ngại trà lúa 26.000 ha có nguy cơ phát bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt. Trạm Bảo vệ thực vật Châu Thành đã và đang tổ chức 20 cuộc hội thảo về cách nhận dạng và phòng ngừa sâu bệnh hại lúa giữa vụ cho 600 nông dân biết.
Các đợt trước, trong và sau dịp Tết, trạm phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, tổ chức thăm đồng để phát hiện dịch hại, hướng dẫn cách xử lý, khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng trong dịp Tết, phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt cho giai đoạn trước và sau khi lúa trổ. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa vẫn là chính, bởi khi lúa đã bị nhiễm bệnh, việc chữa trị không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng đến năng suất. Chủ nhiệm CLB nông dân Nguyễn Quốc Việt cho hay, kinh nghiệm phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt hằng năm, ngày 23 và 24 Tết, phun thuốc ngừa đợt I và đến 28 – 29 Tết, phun thuốc ngừa đợt II sẽ an toàn cho ba ngày Tết.
Ông Nguyễn Hữu An: Thành công trong sản xuất vụ lúa đông xuân 2009-2010, không phát sinh bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa là nhờ xuống giống tập trung “né” rầy, đồng thời thực hiện tốt việc áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, các biện pháp quản lý dịch hại…
Theo ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, diện tích lúa đông xuân toàn tỉnh trên 234.000 ha, phần lớn trà lúa đang đẻ nhánh tích cực đến làm đòng gần 150.000 ha (từ 45-60 ngày). Trà lúa này có hai nguy cơ phát sinh bệnh đạo ôn cổ bông và dịch rầy nâu. Kỹ sư An giải thích, thời tiết Tết lạnh và có sương mù, nông dân tập trung bón phân đợt ba (nhiều đạm) dễ làm phát sinh bệnh, nếu không có các biện pháp quản lý dịch hại tốt. Theo kỹ sư An, việc phòng ngừa cũng không có gì đáng lo ngại, chỉ cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện vết bệnh sớm. Khi bón phân đợt ba nên giảm bớt phân đạm. Lưu ý các bộ giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn như IR 50404, các giống OM 2514, 1490, 4218, 6073, 5472, 4088 và Jasmine.
Trong đó, bộ giống IR 50404 có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, bởi diện tích đang chiếm khoảng 20%, tức toàn tỉnh có 45.000 ha lúa IR 50404. Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân phun thuốc ngừa đặc trị bệnh đạo ôn cho lúa ở giai đoạn trước và sau khi trổ. Đối với dịch rầy nâu, trước Tết sẽ có đợt rầy cám nở rộ nhưng mật độ không nhiều. Tuy nhiên, bà con nông dân phải lưu ý, thấy rầy xuất hiện trên ba con/tép lúa, cần phun thuốc chống rầy lột xác. Tuyệt đối không phun thuốc trừ rầy khi không có rầy hoặc mật độ rầy dưới 3 con/tép, sẽ làm ảnh hưởng đến thiên địch phòng vệ.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: