Kinh nghiệm trồng gấc ở ĐBSCL

Trước đây ở miền Nam, rất ít người biết đến cây gấc và công dụng của trái gấc. Từ sau ngày giải phóng, nhiều người quê miền Bắc vào định cư ở các tỉnh phía Nam mới đem gấc vào trồng. Đến nay, ở TP.Cần Thơ và một số nơi ở ĐBSCL đã có cơ sở chế biến trái gấc làm thực phẩm và thuốc. Để giúp bà con có thể trồng gấc trong vườn nhà, xin giới thiệu một số kinh nghiệm sau đây:


+ Thời vụ: Thời tiết ở Nam bộ luôn ấm áp nên cây gấc sinh trưởng, phát triển và cho trái quanh năm. Đa số bà con trồng gấc vào đầu mùa mưa (cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL). Vào mùa mưa gấc sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 3 tháng là bắt đầu cho trái, thời gian thu hoạch trái kéo dài đến giữa mùa khô (tháng 12-1). Cuối mùa khô cây phát triển kém và cho trái nhỏ. Đến thời kỳ này bà con thường cắt gốc và chờ mùa mưa xuống cây gấc sẽ tái sinh.


+ Cách trồng: Gấc có thể trồng từ hạt, bằng thân cây hoặc để gốc tái sinh.


Trồng bằng hạt: Ươm hạt giống bằng hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao nhưng nếu không biết cách chọn hạt giống thì tỷ lệ cây đực rất cao (có thể trên 50%). Theo những người có kinh nghiệm trồng gấc thì cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chín đỏ hoàn toàn mới thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Chọn những hạt có hình dạng tròn, đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, những hạt có dạng nhỏ dài,cong queo, vặn vẹo thường là cây đực. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm hoặc ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3–5 hạt sau đó tỉa để lại chừng 1–2 cây. Khi cây ra trái nếu có cây đực thì nhổ bỏ, mỗi hố cách nhau 4-5 m.


Trồng bằng cách giâm thân: Có thể nhân giống vô tính bằng cách giâm thân. Nên chọn đoạn cành bánh tẻ ở những cây gấc cho năng suất và chất lượng cao (sai quả, hình dáng quả đẹp, kích thước quả lớn). Chọn cành cây không quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 20 – 40 cm, cành cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 phần ngàn, ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt, tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì làm giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc. Tưới đủ nước giữ ẩm và che bớt nắng bằng cách lấy rơm rạ phủ quanh gốc giâm, nơi giâm cành cũng cần thoát nước tốt.


Để gốc tái sinh: Gần cuối mùa khô, cắt gốc để lại 10-15cm, xới xáo quanh gốc, bón phân. Khi mưa xuống từ các mắt ở gốc gấc sẽ nảy mầm và phát triển thành cây cho năm sau.


+ Chăm sóc:


Cần làm giàn leo cho gấc: Có giàn gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ, trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc như tre, tận dụng các loại cây có sẵn như: Tràm, tre, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành các ô rộng 30 x 30 cm. Giàn tốt có thể giữ được từ 3 - 5 năm, cách làm giàn này đang được sử dụng rộng rãi.


Khi cây dài 30 - 40 cm, theo dõi  bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích rễ phát triển.


- Bón phân: Bón lót mỗi gốc gấc 10-15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây được 25-30 ngày, dùng phân hỗn hợp NPK16-16-8 để bón cho gấc (mỗi hốc 0,5-1,0 kg) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to.


- Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước khi khô và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái, cần lấy rơm rạ hay bèo lục bình phủ kín gốc gấc nhằm giảm thiểu bốc hơi nước và cỏ mọc. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Quanh gốc cũng cần làm rãnh để thoát nước khi mưa nhiều.


Phun chất kích thích tố NAA (Naphthalen Acetic Acid) phun ở nồng độ 25 - 100 ppm (phần triệu) trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 - 2 lá thật sẽ làm tăng số hoa cái trên cây.


- Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính, thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.


Chăm sóc tốt 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước.


+ Sâu bệnh: Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò ít phá. Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 10-15 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen với cây ăn trái , trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:
cái bác này có trồng gấc chưa? mà dám bảo là tuyệt vời ko có sâu bệnh? nếu ko sử dụng thuốc rầy 1 tháng it nhất 3 -4 lần đố bác có gấc để mà bán. đúng là miền nam cây cho trái quanh năm miễn sao cung cấp cho nó đủ nước và phân bón nhưng đó chỉ là năm đầu tiên từ năm thứ 2 trở đi muốn cây gấc phát triển tốt hoặc bằng năm thứ 1 phải sử dụng gấp đôi lượng phân bón vì cây gấc nó ăn đất bạo tàn, và 1 điều nữa mà bác ko nói đến cây gấc từ khi ra hoa đậu quả cho đến lúc chín cung phải mất hơn 2 tháng, trong gia đoạn tưf hoa cho đến khi gấc chín còn phải đau đầu và tốn kém thêm 1 chi phí không nhỏ để trị mấy con ruồi đục quả. đây là những kinh nghiệm thực tế của mình, chứ bác nói toàn những điều tuyệt vời ông mặt trời thế nhiều nông dân chưa biết họ nhào vô đầu tư cây giống phân bón, làm giàn ... thì khổ cho nông dân bác ơi
 
Trước đây ở miền Nam, rất ít người biết đến cây gấc và công dụng của trái gấc. Từ sau ngày giải phóng, nhiều người quê miền Bắc vào định cư ở các tỉnh phía Nam mới đem gấc vào trồng. Đến nay, ở TP.Cần Thơ và một số nơi ở ĐBSCL đã có cơ sở chế biến trái gấc làm thực phẩm và thuốc. Để giúp bà con có thể trồng gấc trong vườn nhà, xin giới thiệu một số kinh nghiệm sau đây:


+ Thời vụ: Thời tiết ở Nam bộ luôn ấm áp nên cây gấc sinh trưởng, phát triển và cho trái quanh năm. Đa số bà con trồng gấc vào đầu mùa mưa (cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL). Vào mùa mưa gấc sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 3 tháng là bắt đầu cho trái, thời gian thu hoạch trái kéo dài đến giữa mùa khô (tháng 12-1). Cuối mùa khô cây phát triển kém và cho trái nhỏ. Đến thời kỳ này bà con thường cắt gốc và chờ mùa mưa xuống cây gấc sẽ tái sinh.


+ Cách trồng: Gấc có thể trồng từ hạt, bằng thân cây hoặc để gốc tái sinh.


Trồng bằng hạt: Ươm hạt giống bằng hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao nhưng nếu không biết cách chọn hạt giống thì tỷ lệ cây đực rất cao (có thể trên 50%). Theo những người có kinh nghiệm trồng gấc thì cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chín đỏ hoàn toàn mới thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Chọn những hạt có hình dạng tròn, đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, những hạt có dạng nhỏ dài,cong queo, vặn vẹo thường là cây đực. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm hoặc ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3–5 hạt sau đó tỉa để lại chừng 1–2 cây. Khi cây ra trái nếu có cây đực thì nhổ bỏ, mỗi hố cách nhau 4-5 m.


Trồng bằng cách giâm thân: Có thể nhân giống vô tính bằng cách giâm thân. Nên chọn đoạn cành bánh tẻ ở những cây gấc cho năng suất và chất lượng cao (sai quả, hình dáng quả đẹp, kích thước quả lớn). Chọn cành cây không quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 20 – 40 cm, cành cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 phần ngàn, ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt, tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì làm giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc. Tưới đủ nước giữ ẩm và che bớt nắng bằng cách lấy rơm rạ phủ quanh gốc giâm, nơi giâm cành cũng cần thoát nước tốt.


Để gốc tái sinh: Gần cuối mùa khô, cắt gốc để lại 10-15cm, xới xáo quanh gốc, bón phân. Khi mưa xuống từ các mắt ở gốc gấc sẽ nảy mầm và phát triển thành cây cho năm sau.


+ Chăm sóc:


Cần làm giàn leo cho gấc: Có giàn gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ, trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc như tre, tận dụng các loại cây có sẵn như: Tràm, tre, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành các ô rộng 30 x 30 cm. Giàn tốt có thể giữ được từ 3 - 5 năm, cách làm giàn này đang được sử dụng rộng rãi.


Khi cây dài 30 - 40 cm, theo dõi  bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích rễ phát triển.


- Bón phân: Bón lót mỗi gốc gấc 10-15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây được 25-30 ngày, dùng phân hỗn hợp NPK16-16-8 để bón cho gấc (mỗi hốc 0,5-1,0 kg) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to.


- Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước khi khô và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái, cần lấy rơm rạ hay bèo lục bình phủ kín gốc gấc nhằm giảm thiểu bốc hơi nước và cỏ mọc. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Quanh gốc cũng cần làm rãnh để thoát nước khi mưa nhiều.


Phun chất kích thích tố NAA (Naphthalen Acetic Acid) phun ở nồng độ 25 - 100 ppm (phần triệu) trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 - 2 lá thật sẽ làm tăng số hoa cái trên cây.


- Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính, thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.


Chăm sóc tốt 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước.


+ Sâu bệnh: Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò ít phá. Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 10-15 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen với cây ăn trái , trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa.
Trả lời: Gấc cũng bị nhiều sâu bệnh điển hình của họ bầu bí như bọ xít nâu, bọ dưa, và sâu đục thân gấc ruồi đục trái...











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Back
Top