Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 
Tôi có coi ảnh rồi, nên mới nói không phải rặc Pháp thuần.
Bạn không coi ảnh, hoặc có coi mà không có nhận xét gì,
thì cũng chẳng lạ. Trăm người Trăm ý mà.
*
 
Bác Thức cho em hỏi là hồi trước bác dùng bìa giấy để lót ổ nhưng bây giờ dùng vải rồi ạ...Khác biệt của 2 loại này là thế nào bác...Và loại vải đó là vải gì và mua ở đâu,nếu dùng vải thì có thể dùng đi dùng lại,bao nhiêu ngày thì bác thay vải và giặt nó như thế nào ạ?.Tại em dùng rơm,tuy hút ẩm tốt nhưng vương vãi nhiều không được sạch cho lắm...

vải thì mình ngĩ tốt nhưng thay giặt mất thời gian nhiều, tôi chỉ cho nó nằm giấy thôi, nếu chê giấy hút ẩm kém thì có thể thay đổi loại giấy dầy hơn. Còn vải thì mong anh thức chỉ giáo.

Thực ra ở trang trại, đến 95% mình vẫn sử dụng bìa cạc tông để lót ổ cho chim bồ câu của trang trại; hạn chế sử dụng chất liệu khác. Bởi lẽ:
- Giá thành của việc sử dụng bìa cạc tông rẻ (hầu như ở xóm mình người ta cho giấy cạc tông nhiều lắm, không phải đi đâu mua cả).
- Ngoài giá thành rẻ thì mình thấy là chim giống nhà mình ấp trứng trên giấy cạc tông cho năng suất cao, nhiệt độ trong ổ luôn ổn định. Đặc biệt là, khi lượng "phân bồ câu con" ỉa trong ổ càng dày thì làm cho ổ của nó càng "tốt", chim bố mẹ đã "quen" và thích.
Hồi trước lúc còn làm tài xế, có quen với mấy anh bạn làm nghề buôn bán thảm cho xe ô tô, nên khi có hàng dạt, hàng hỏng mấy ảnh mang qua cho mình xài thử xem (chứ mình cũng không có mua). Xài bằng chất liệu "thảm" này thì cứ khoảng 03 tháng là phải giặt, phơi khô và mang vào xài tiếp.

Tuy nhiên, mình vẫn tiếp tục xài bằng chất liệu giấy cạc tông.

7354608814_07a2b4d676_c.jpg


8494555051_2bd9ba4176_c.jpg


8455995532_7133814290_c.jpg


8454907465_2fbd77101d_c.jpg
 
vấn đề lót ổ thì ko có gì phải bàn tán, lót giấy cho tiện, lót vải thì có lẽ no sẽ bị cuộn lại, khó khăn, có ngừi nói lót lá chuối, lót rơm, thật ra tuy ngừi nuôi muốn lót gì thì lót miễn sao chim con ra đạt chuẩn chim thịt đc rôi
 
Sẵn đây cho mình hỏi bồ câu 1con đạt 1ký hoạc trên 1ký3 1con, thì hiên tại có bao nhiêu con như vậy, và giống đó chính xác là giống gì, kái này nhờ anh thức trả lời giùm
 
L
mình mới vào nghề nuôi bồ câu sau 3 tháng nuôi 70 cặp chim pháp lai thử nghiệm thì giờ mình cảm thấy rất hứng thú với chim, lúc đầu nuôi chim cũng bệnh tật ghê lắm giờ cũng đỡ rồi và chim cũng đang bắt đầu đẻ lứa thứ 2, lứa đầu mình bỏ. mà ko hiểu sao chim mình hay đẻ trứng sinh đôi lắm. nó đẻ 2 trứng cách nhau khoảng 40-48 tiếng, lứa đầu mình phá trứng đi thì khỏang 7-10 ngày sau là chim đẻ lại. mà mình ko biết nguyên nhân gì mà bữa giờ chim đẻ khỏang 20 cặp mà hết 5 cặp đẻ trứng sinh đôi rồi, có cặp thì lúc đầu đẻ trứng sinh đôi thì mấy ngày sau im luôn ko thấy đẻ tức là đẻ 1 trứng thôi, còn có cặp đẻ trứng thứ nhất bình thường trứng thứ 2 sinh đôi. lúc đầu mình ko biết vì mình thấy trứng to bất thuờng nhưng nhớ lại hồi xưa nuôi gà ng ta hay gọi là trứng 2 lòng nên mình đập thử 1 trứng to bất thường so với trứng kia thì thấy có 2 lòng đỏ, ko biết do mình cho ăn ko đúng nên chim có hiên tương như vậy nhiều ko nhỉ. và có ai bị giống mình không? mình cho chim ăn cám carlling 5202, với lại có điều làm mình khó hiểu nhất là cách phân biệt trống mái rất khó ko bao giờ đúng 100% dc. có con mình sờ sương chậu rất rộng nhưng cuối cùng lại là con trống và ngược lại về khỏan này mình đang theo dõi từng đôi một để ghép cho đúng đối tượng vì chim mình chưa đẻ đc lứa ra ràng nào.
 
Á
Ai có thể chỉ giúp tôi Pháp lai ở đây là Pháp thuần lai với con bồ câu gì? Pháp thuần lai với bồ câu ta hay pháp thuần lai với loại nào khác? Nhìn hình của anh Ngọc Điền thì tôi thấy cũng không khác bồ câu ta là mấy nhưng con ra ràng 400g thì rõ là hơn bồ câu ta. Bồ câu ta chỉ tầm 300g-350g 1 con
 
L
Ai có thể chỉ giúp tôi Pháp lai ở đây là Pháp thuần lai với con bồ câu gì? Pháp thuần lai với bồ câu ta hay pháp thuần lai với loại nào khác? Nhìn hình của anh Ngọc Điền thì tôi thấy cũng không khác bồ câu ta là mấy nhưng con ra ràng 400g thì rõ là hơn bồ câu ta. Bồ câu ta chỉ tầm 300g-350g 1 con
cái này mình ko rõ lắm. nếu nói đúng như cái tên của nó thì có lẽ là pháp thuần lai với chim ta hoặc chim dòng khác. nhưng nếu đúng ra thì pháp lai chỉ tính từ lúc lai lứa đầu tiên tức là chim pháp thuần lai với chim sẻ ta hay giống nào đó, nhưng ở Việt Nam mình thì nuôi từ đời này qua đời nọ ai biết nó lai với bao nhiêu đời rồi ví dụ như đầu tiên có người cho lai Pháp thuần với bồ câu ta, rồi ng khác lại lấy con lai đó đem lai với chim ta, hoặc lai với chim khác, rồi lại lai chúng với nhau truyền qua nhiều đời lai qua bao nhiêu thế hệ vvv... cho nên gọi chung là pháp lai thôi chứ chẳng ai còn biết rõ nó từ đâu, có thể là chim sẻ ta ng ta gọi là pháp lai cho vui vui tai thôi :D. bồ câu mình cũng nhỏ con thôi, mình có 2 cặp mua đã lâu đẻ sành sỏi rồi, trung bình chim 20 ngày tuổi cũng đc cỡ trên dưới 400g. chim bố mẹ thì 400g--500g thôi. mà nuôi chim ra ràng chỉ vậy là cũng tạm rồi bạn. nhiều người mới nuôi cứ thích chim to thật to con, nhưng chim to đẻ ít và ăn nhiều nuôi kinh tế mình nghĩ ko hay lắm. vài ý kiến cá nhân có gì sai anh em bỏ qua .
 
Last edited by a moderator:
Á
Thật ra bồ câu ra ràng từ 300g - 400g là rất vừa khẩu phần cho 1 người ăn trong nhà hàng ( người Việt ăn ít thì có thể 2 người cũng đủ). Chim to hơn nữa thì khách ăn cũng không hết nên tôi nghĩ khách cũng không chuộng vì to hơn thì giá sẽ cao hơn nhưng ăn không hết. Tôi không biết các dòng chim ngoại thế nào chứ bồ câu ta tôi nuôi vài cặp ở nhà chúng rất mắn đẻ, ấp và nuôi con rất giỏi. Tôi không ăn thịt bồ câu nên thường đem tặng bạn bè các cặp chim tơ.
Tôi thấy bạn merline có nói về bồ câu gà nặng 1.2kg. Vậy bạn có thể cho tôi biết về khả năng sinh sản và tiêu thụ thức ăn của dòng này không? Chúng đẻ trung bình 1 lứa trong bao lâu và trung bình 1 ngày tiêu thụ khỏang bao nhiêu thóc, gạo?
 
L
xin cảm ơn bác ngoc dien. bài viết rất cụ thể ,rõ ràng và bổ ích cho những người mới như tôi, rất mong đc bác chia sẻ những trải nghiệm thực tế qua quá trình chăm sóc trại ,ngóng chờ phần 3 của bác, chúc trang trại ngày càng phát triển
 
Thật ra bồ câu ra ràng từ 300g - 400g là rất vừa khẩu phần cho 1 người ăn trong nhà hàng ( người Việt ăn ít thì có thể 2 người cũng đủ). Chim to hơn nữa thì khách ăn cũng không hết nên tôi nghĩ khách cũng không chuộng vì to hơn thì giá sẽ cao hơn nhưng ăn không hết. Tôi không biết các dòng chim ngoại thế nào chứ bồ câu ta tôi nuôi vài cặp ở nhà chúng rất mắn đẻ, ấp và nuôi con rất giỏi. Tôi không ăn thịt bồ câu nên thường đem tặng bạn bè các cặp chim tơ.
Tôi thấy bạn merline có nói về bồ câu gà nặng 1.2kg. Vậy bạn có thể cho tôi biết về khả năng sinh sản và tiêu thụ thức ăn của dòng này không? Chúng đẻ trung bình 1 lứa trong bao lâu và trung bình 1 ngày tiêu thụ khỏang bao nhiêu thóc, gạo?


Loại 1ký2 thật ra nếu cho ăn thoc thì khó có thể đạt được trọng lượng như vậy. Khẩu phần ăn của 1đôi trung bình 1ngày ăn mất 150gr, đỗ đen anh ,đậu nành và thóc ngâm. về khả năng ấp thì hoàng toàn rất tệ, khỏi phải nói ta chỉ cho ấp vú và nuôi giùm c, loại này chơi kiểng chứ bán thịt thì lỗ sặc máu, nếu ko cho ấp thì mất 45-ngày mới đẻ. Giá 1cặp 5tr-7tr. Nguyeen nhân nó đắc là do để đạt 1ký2 ta phải kiểm soát khẩu phần ăn của nó, nếu mập wá thì chim trống lười đạp mái, mà ốm wá thì ko đạt chuẩn do anh em chơi kiểng đặt ra

--------

Đa số tôi nhờ bạn bè nhập về rôi đặt ké 1 2cặp nuôi nhiều thì rủi ro nhiều, nguồn gốc thật sự ko thể xác định đc vì lý do ở canada nhập bồ câu từ nơi khác về nuôi ta lại đi nhập của canada hoá ra nguồn gốc thật sự ko rõ, đặt theo tên vn cho chắc, chung chung là gà
 
Last edited:
T
Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg

trang trai dep lam bac....

--------

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg

trang trai dep lam bac....

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg

trang trai dep lam bac....

--------

một trang trại rất đẹp,đạt chuẩn...trong ảnh có hình trang trai thứ 3 của bác!đuợc thiết kế thêm hệ thống thoát nước,hứng phân...rất khoa học.tôi đánh giá rất cao mô hình này.
Nhưng vẫn thấy thắc mắc sao bác không áp dụng hệ thống cấp nước uống tự động vào mô hình của trang trại bác vậy...tôi thấy hệ thống này có nhiều ưu điểm lắm...

TRẠI BỒ CÂU SINH ĐÔI.
Đ/C:XÃ QUY ĐƯC-H.BÌNH CHÁNH-TP.HCM.
Đ T: 0938.38.88.15
 
Last edited by a moderator:
Kỷ niệm những ngày đầu gian khó trong nuôi bồ câu công nghiệp

trang trai dep lam bac....

--------

một trang trại rất đẹp,đạt chuẩn...trong ảnh có hình trang trai thứ 3 của bác!đuợc thiết kế thêm hệ thống thoát nước,hứng phân...rất khoa học.tôi đánh giá rất cao mô hình này.

TRẠI BỒ CÂU SINH ĐÔI.
Đ/C:XÃ QUY ĐƯC-H.BÌNH CHÁNH-TP.HCM.
Đ T: 0938.38.88.15

Trong quá trình chăn nuôi, nói thật, càng nuôi thì tự rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Khuya nay, mình ngồi xem lại những hình ảnh ban đầu khi xây dựng, tự dưng thấy muốn khóc. Bao nhiêu là khó khăn, bao nhiêu là vất vả. Lúc đó tiền bạc thì không có nhiều (cũng may nhờ Thành Đoàn cho vay tiền từ quỹ khởi nghiệp đế tiếp sức cho mình). Thời gian trôi đi sao nhanh quá, để có được khu trại số 3 là một khoảng thời gian dài suy tư, lo lắng về tương lai nghề nuôi chim bồ câu công nghiệp. Mời trại bồ câu Sinh Đôi và bà con xem lại những ngày mới vào nghề:

1. Khu trại số 1 xây giữa cánh đồng hoang vắng, cây cỏ xơ xác, phải móc đất thành ao để đắp nền xây trại, nước thì phèn chua; xung quanh trại trời nắng nóng, không một bóng người, không một cây xanh, không con cá nào cả....

8557826800_0dd671a9e1_c.jpg


8557815816_2f206fb299_c.jpg


8557820626_ef26afd84c_c.jpg


2. Cha con, anh em quây quần hàng lồng, lúc đó không có kinh nghiệm, nên mấy chị mua ve chai thường xuyên ghé để mua "sắt vụn",... Nhưng từ từ càng làm càng rút kinh nghiệm, sẽ đẹp hơn thôi

8556728939_8486dc6cdd_c.jpg


8557842454_f75c7fc87e_c.jpg


8556735363_0524f07652_c.jpg


3. Rồi cây xanh cũng từ mọc lên, che bớt nắng, gió, mưa,... Màu xanh giúp cho cuộc sống đỡ ngột ngạt, làm quên đi những muộn phiền của cuộc sống,...

8556756213_50e348a59c_c.jpg



8556760181_7ce92ae20b_c.jpg


8556762333_647d1f7242_c.jpg


8556765309_235444ca75_c.jpg


8556775271_b700f29449_c.jpg


8556768227_cfc1f96a21_c.jpg


8557881888_1c12238371_c.jpg


8557879844_2219fd53fd_c.jpg


4. Cùng với sự cần cù, chịu khó, trại số 2, trại số 3 nối tiếp nhau,... cùng vươn lên

6950760161_41d5d94495.jpg


6920757209_6dd451abfa_b.jpg


6944318824_8215845ee1_c.jpg


8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


8326169574_87b8ff55a2_c.jpg
 
Last edited:
Ưu điểm và hạn chế của hệ thống máng uống tự động để nuôi bồ câu công nghiệp

Nhưng vẫn thấy thắc mắc sao bác không áp dụng hệ thống cấp nước uống tự động vào mô hình của trang trại bác vậy...tôi thấy hệ thống này có nhiều ưu điểm lắm...

TRẠI BỒ CÂU SINH ĐÔI.
Đ/C:XÃ QUY ĐƯC-H.BÌNH CHÁNH-TP.HCM.
Đ T: 0938.38.88.15

Về hệ thống cho bồ câu uống nước tự động thì chắc chắn là có những ưu điểm, khuyết điểm mà mọi người đều biết. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích thì có những ưu điểm và hạn chế như sau:

1. Ưu điểm
- Chỉ lắp đặt 1 lần và có thể sử dụng trong thời gian dài; việc lắp đặt cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Đó là 01 hệ thống các ống nhựa được dẫn đến từng ô chuồng và có một máng nước bằng nhựa, đầu còn lại được nối với bồn đựng nước (bồn lớn hay nhỏ tùy vào số lượng bồ câu mà bạn nuôi). Máng nước này hoạt động theo nguyên tắc vật lý đơn giản, khi bồ câu uống đến mực nước nào đó thì tự động nước sẽ chảy vào máng và đến mực nước nhất định nào đó thì sẽ ngưng chảy (điều này không bao giờ làm tràn nước ra ngoài).

8560111472_98483da2e4_c.jpg


- Máng nước sẽ không bao giờ cạn (trừ khi bạn quên bơm nước vào bồn); không có cặp chim bồ câu nào "khát" nước cả, vì nước lúc nào cũng đầy đủ.
- Nhà quản lý trang trại không vất vả, không tốn thời gian phải đi từng ô chuồng để chim uống nước. Thời gian rảnh này mình có thể làm việc khác. Hay nói cách khác, nếu thực hiện hệ thống này, có thể bạn không cần thuê nhân công, vì 1 khâu trong chăm sóc bồ câu đã có "người khác" lo.

2. Về hạn chế
- Do bạn bỏ bớt 01 khâu là không đi cho chim uống nước, bạn sẽ mất đi một "cơ hội" để hiểu thêm về đàn chim của mình (vì như mình đã trình bày trong các bài viết trước, việc theo dõi và quan sát đàn chim là một trong những yếu rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của bạn).
- Sử dụng trong một thời gian dài thì xuất hiện rong rêu trong các ống đường dẫn và trong máng uống. Bạn có thể vệ sinh trong máng uống, nhưng không thể vệ sinh đường dẫn nước. Và từ đây, có thể là nguyên nhân các vi khuẩn, nấm,... phát sinh qua đường ống dẫn nước. Bạn không làm cách nào khác để ngăn chặn (trừ việc phải thay bằng hệ thống mới,... hehe, cái này thì tùy bạn nhé).

8560108200_626e940101_c.jpg


- Nếu bạn muốn cho chim bồ câu uống thêm vitamin tổng hợp hoặc các loại vitamin khác thì bạn sẽ làm như thế nào? Chỉ có 1 cách là cho trực tiếp vào bồn đựng nước hoặc đi châm vào từng máng nước. Nếu cho trực tiếp vào bồn đựng nước thì định kỳ bạn sẽ phải vệ sinh bồn (cái này vừa dễ vừa khó đấy???), còn nếu đi từng máng nước để bổ sung vitamin trực tiếp thì,... eo ôi.

Nếu bạn nghiên cứu khắc phục được hạn chế, phát huy ưu điểm của hệ thống cho chim uống tự động thì bạn tiến hành là quá tốt rồi.

Riêng tại khu trại số 3, trại này cũng mới và hơi bị,... quan trọng và mình trực tiếp theo dõi, chăm sóc nên mình không sử dụng hệ thống này.

Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi, mời bà con cùng nghiên cứu và trao đổi thêm nhé.
 
Rất đúk, ko thể vệ sinh ống dẫn nước, nhưng có thể dùng hoá chất để diệt nấm vi khuẩn nhưng bù lại bạn phải gỡ toàn bộ hệ thống hoặc lách máng nước ra ngoài, cũng đáng để làm, nhưng cái quan trong laf theo dõi đàn chim, theo dõi tập tính từng con , ko phải con anfo cũng như con nấy đâu

Ko có gì là hoàn hảo, khôn ngoan trong chăn nuôi là bí quyết thành công
 
Sử dụng máy ấp trứng trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp

Bạn đã từng sử dụng máy ấp trứng bồ câu, vậy ưu điểm, khuyết điểm là gì? Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng, thì bạn có ý định sử dụng hay không? Nếu có sử dụng thì hiệu quả như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, mình xin trao đổi về cách sử dụng máy ấp trứng bồ câu (đề nghị bà con lưu ý là phải áp dụng trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp, nuôi theo kiểu truyền thống - thả rông - thì rất khó quản lý kiểm soát và quản lý; nuôi số lượng ít thì cũng không cần phải sử dụng làm gì cả).

8562716880_f0959a260e_c.jpg


1. Mục đích sử dụng máy ấp trứng bồ câu công nghiệp: mục đích chính là tăng năng suất trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
Chúng ta sử dụng máy ấp trứng trong các trường hợp sau đây:
- Có những ô chuồng mà qua quá trình theo dõi, thăm trứng chỉ có 1 trứng có cồ thì không thể để cặp đó ấp và nuôi chỉ có 01 con, vì năng suất tối thiểu là 1 cặp bố mẹ cho ra 1 cặp trứng. Khi có 01 trứng nằm trong ổ thì có 02 cách: cho ấp gửi hoặc cho vào máy ấp.
- Công dụng chính của máy ấp trứng nhà mình là cho tỷ lệ nở con đạt không thấp hơn 98% (vì cũng có những trứng do phôi quá yếu không thể nở được). Do đó, nếu để cha mẹ ấp thì cũng tốt, nhưng có thể khẳng định tỷ lệ chim con nở trong máy ấp là "vô địch".
- Khi thời tiết thay đổi, chim bố mẹ thay lông, hoặc có những cặp tự nhiên "dở chứng" bỏ ổ không thèm ấp,... Tất cả không có gì khó cả, cứ cho vào máy ấp trứng.

2. Nguyên lý sử dụng máy ấp là: khác với gà con, khi mới nở ra thì gà con có thể tự ăn được, còn bồ câu con khi nở ra không thể tự ăn được, mà phải có chim bố mẹ nuôi. Vì vậy, bạn chỉ có thể sử dụng máy ấp nếu bạn đủ chim bố mẹ để nuôi con do máy ấp "sinh ra". Cũng có thể bạn tìm ra công thức để nuôi chim non mới và nuôi bộ, nhưng việc này đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu (trên diễn đàn cũng có 1 số anh, chị tìm cách nuôi bộ, nhưng theo mình thì tỷ lệ thành công là rất thấp. Thông tin thêm là bên TQ, người ta cũng tìm cách nuôi bộ, nhưng phải khi chim non từ 4-5 ngày tuổi là họ bắt ra riêng và bắt đầu "quy trình nuôi công nghiệp").

8561608251_05ac8d7ea8_c.jpg


Ở trại mình mỗi ngày có ít nhất 30 chú chim non ra đời hàng từ máy ấp

3. Cách sử dụng máy ấp: Khi phát hiện cặp nào đẻ 02 trứng nhưng bị giẫm mất 01 trứng thì mình sẽ lập tức đưa trứng này vào máy ấp ngay; đồng thời đánh 01 dấu đỏ vào sổ (ký hiệu về việc đã gửi trứng), thì như vậy khoảng 10 ngày sau, cặp này sẽ đẻ lại. Và như vậy, nếu lần sau chúng đẻ đạt 02 trứng thì mình ko gửi nữa (vì nếu cứ liên tục tăng năng suất thì tuổi sinh sản của chúng sẽ giảm theo thời gian). Và cặp nào có đánh dấu đỏ thì phải cách thêm 1-2 lứa trứng nữa mới sử dụng phương pháp gửi trứng.

4. Việc quản lý máy ấp thì càng cực kỳ đơn giản: ví dụ máy ấp công suất khoảng 300 trứng thì cứ bỏ vào đấy, hàng ngày sẽ có số lượng trứng nở ra con thì mình lấy con đem đi gửi; đồng thời lấy "trứng tăng năng suất" bỏ vào những chỗ còn trống trong máy ấp (đương nhiên trong máy ấp có từng khay, từng khay). Nói chung trứng và con trong máy ấp trứng thì mình không quan tâm, vì cứ lấy số chim non ra thì bỏ trứng vào. Cứ vậy thôi. Việc quan trọng là định kỳ kiểm tra máy ấp xem có trục trặc không và vận hành cơ chế máy phát điện khi điện cúp!

Do đó điều quan trọng khi nuôi bồ câu là phải quan sát từ lúc đầu khi chọn cặp chim bố mẹ. Cặp nào mà 3 tốt: đẻ tốt, đúng thời gian; ấp tốt, ko làm hư trứng; nuôi con tốt thì đưa vào 01 dãy. Những "ông kẹ" nào "trái gió trở trời" thì đưa vào 01 dãy để quản lý (thật ra số này không nhiều lắm và khi chúng ta nuôi công nghiệp, có kinh nghiệm trong chọn giống thì không để xảy ra trường hợp này).

8562715640_ae41da708a_c.jpg


5. Một vài đúc kết
- Nuôi số lượng ít và kiểu truyền thống thì không sử dụng được máy ấp.
- Máy ấp trứng là 1 trong những công cụ đắc lực đê tăng năng suất trong chăn nuôi.
- Khi đã có thể sử dụng máy ấp có nghĩa là bạn đã đạt đến 1 trình độ quản lý đàn chim bạn gần như là tuyệt đối.
- Nếu lạm dụng mấy ấp thì có khi lợi bất cập hại. Cũng cần lưu ý là, nếu cúp điện dài ngày mà không có phương án xử lý thì,.... tiêu luôn.
- Và cuối cùng thì do là máy móc, nên nó cũng hư hao, hỏng hóc, có khi quay lại hại chủ mình. Hehe.
 
Em khác với anh thứ tí xíu,
Em bật mí cách cho ra chim bồ câu 1loạt nèk, em thu gom trứng mới đẻ cho vô tủ mát, 14độ, kái này tự canh nha, gom tất cả trứng trong tuần và cho vô ngăn mát, khi nào đủ số lượng như ý vd 100trứng, thì đem ra giảm độ lạnh từ từ, khâu này là bí quyết, sau 4tiếng giải nhiệt tuy theo thời tiết nắng nhiều hay ít dĩ nhiên ko thể đem ra phơi nắng rầu, đem bỏ vô lò ấp, đến ngày sẽ cho ra 1loạt hoặc chênh nhau vài ngày, tỉ lệ đc 88% kái này chơi thử rồi nhưng chỉ áp dụng bán cho thương lái, chứ bán cho nhà hành quán ăn thì chào thua, nếu tham lam cho số trứng lên 500trứng thì nở ra hàng trăm con 1lúc nhà hàng nào dám mua, với lại làm như vậy ko thể có bồ câu mà giao theo từng ngày từng tuần đc


Kái nào cũng có ưu nhược điểm cố mà đấu trí nhé


còn việc nuôi bồ câu từ lúc mới nở thì tôi thật sự làm đc, nhưng có ai dám làm ko, riêng tui thì chỉ cần tui chỉ 1lần là người ta có thể nuôi chim con sống đc 10ngày đó, chỉ có điều thể trạng kém khó phát triển, muốn học nghề thì bỏ tiền ra nha bà con, hiếm ai chỉ tận tình lăm, có bác dẫn đường sợ gì lạc lối
 
T
a thức có thể post hình ảnh giống bồ câu mới của trại số 3 lên được k a!cho bà con có thêm lựa chọn về con giống chất lượng,năng suất cao.nghe đồn giống mới này trại a mới nhập về,sp chim ra ràng có thể đạt trọng lượng đến 0.7kg.
A giới thiệu sơ lược về loại giống mới này nha!
Nếu thật sự giống tốt và giá cả hợp lý thì quả là tin vui cho bà con đó a thức!
 
Last edited by a moderator:
Back
Top