Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 
Mời bà con chiều nay lúc 16g15, thứ sáu ngày 22/3/2013, mở kênh HTV7, có phóng sự về nuôi chim bồ câu công nghiệp. Mời bà con đón xem.
 
Thủ tục cấp giấy phép chăn nuôi bồ câu công nghiệp

Sau đây mình giới thiệu lại quá trình mình làm giấy phép để mọi người xem mình có "gốc mạnh" hay không (mình nghĩ làm theo hướng dẫn thì đảm bảo về vệ sinh an toàn dịch tễ cho chính trại nuôi của mình thôi). Lưu ý là tại thành phố HCM không khuyến khích nuôi gia cầm số lượng lớn vì cơ quan sợ ảnh hưởng vấn đề dịch cúm H5N1, và mình nghĩ cái này cũng đúng thôi, vì đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi (là chính mình và các thành viên trong gia đình) và ba con dân trên địa bàn là trên hết.

1. Bước 1: người chăn nuôi làm đơn xin phép chăn nuôi bồ câu, trong đó nói rõ qui mô chăn nuôi, địa điểm xây dựng chuồng trại, gửi cho UBND xã và trạm Thú y cấp huyện. Sau khoảng 10, đơn xin phép của mình được cơ quan Thú y cấp tỉnh (của mình là Chi cục Thú y thành phố) cử người đến thẩm định địa điểm chăn nuôi (địa điểm không được nằm trong khu dân cư; không nằm trong khu quy hoạch; được phép xây dựng, bởi vậy khi làm việc và lập biên bản về địa điểm chăn nuôi phải có xác nhận của UBND xã)

+ Địa điểm chăn nuôi của mình là giữa cánh đồng lộng gió, đảm bảo điều kiện chăn nuôi theo quy định của cơ quan thú y:

8070512227_7da65b4ff7_c.jpg


8086093232_bdca9ab52c_c.jpg


Đây là khu trại thứ 3 đã được xây dựng kế tiếp với khu trại 01 và khu trại 02

8320517286_e088675730_c.jpg


8141502370_a023216ae8_c.jpg


8141478561_f2c213fb0d_c.jpg


2. Sau khi được duyệt về địa điểm chăn nuôi, người chăn nuôi tiếp tục gửi bản vẽ chi tiết khu chuồng trại (trong đó phải có khu nuôi chăn nuôi chính; khu chim cách ly để xử lý chim bệnh; khu tiêu hủy chim chết; khu nuôi chim con; khu chứa cám; đường vào trại phải có khu tiêu độc khử trùng; trại nuôi phải cách ly không cho chim hoang, chuột bọ,... vào khu trại,....). Sau khi nhận bản vẽ chi tiết, cơ quan thú y cấp tỉnh tiếp tục xem xét, góp ý vào bản vẽ này (nếu không đảm bảo) và người chăn nuôi sẽ xây dựng theo bản vẽ này.
Đây là hình ảnh trại mình xây dựng theo bản vẽ chi tiết được duyệt:

8320482674_cc92a43bcd_c.jpg


8319425685_2e1744464b_c.jpg


8141481534_70e26636d7_c.jpg


8141496304_d1a851cf27_c.jpg


8141460209_f0149ce934_c.jpg


8319429769_a4a8ef24c2_c.jpg


+ Khu chăn nuôi chim non tại khu trại số 3

8325147239_b06a061a28_c.jpg


3. Bước 3: sau khi xây dựng xong trại theo bản vẽ, người chăn nuôi thông báo (bằng văn bản) và đề nghị Chi cục Thú y cấp tỉnh thẩm định thực tế việc xây trại (đến đây thì mất hết 2,5 tháng rồi). Sau khi thẩm định xong việc xây trại theo bản vẽ, người chăn nuôi phải tiếp tục gửi mẫu nước uống, mẫu thức ăn và mẫu máu khoảng 50 chim bồ câu giống (nếu tỷ lệ nuôi ban đầu là 400 cặp chim bố mẹ). Sau khi gửi cơ quan dịch tễ xét nghiệm (thời gian 10 ngày), nếu kết quả đảm bảo theo qui định, cơ quan Thú y cấp tỉnh gửi văn bản chính thức, cấp phép cho trại nuôi bồ câu (theo hướng dẫn và quy định, không thấy có quy định nào phải nuôi 1.000 cặp thì mới làm giấy phép; ban đầu mình nuôi có 400 đôi chim giống là đã phải làm giấy phép chăn nuôi rồi).

8326202354_a12f345048_c.jpg


8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


8326215842_f85c00edbc_c.jpg


8325149877_7822f8fe5e_c.jpg


4. Chưa hết, trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi phải lập sổ theo dõi về số lượng đàn chim của mình. Trong sổ phải ghi rõ tổng đàn chim là bao nhiêu, số lượng chim non ra đời hàng tuần; số chim xuất thịt là bao nhiêu; số chim chết là bao nhiêu (nếu có); số chim để tăng đàn là bao nhiêu,... Định kỳ hàng tuần, cán bộ thú y cấp xã sẽ đến và kiểm duyệt vào sổ này.

Ngoài ra, định kỳ hàng quí, trạm thú y cấp huyện sẽ đến lấy mẫu máu (khoảng 15 con bất kỳ) đem đi xét nghiệm, để xem có nhiễm vi rút cúm gia cầm không. Ngoài ra, còn định kỳ phải phun xịt thuốc sát trùng chuồng trại, xét nghiệm lại nguồn nước, mẫu thức ăn (để xem có vấn đề gì ảnh hưởng không).

Đó là toàn bộ quy trình giấy phép chăn nuôi của mình đó.

Việc xin phép là để đảm bảo an toàn cho chính người nuôi và bà con xung quanh. Giờ cũng nhờ có giấy phép mà mình được cấp mã số thuế để làm hóa đơn tài chính luôn đó (thuận lợi rất nhiều cho quá trình buôn bán).

Còn về "phong bì", mình tốn khoảng 1 triệu đồng, để mua đồ ăn cơm mời các anh trong lần cuối cùng thẩm định (thật ra đáng lẽ là không phải tốn, nhưng vì thẩm định lần cuối thời gian kéo dài, sẵn dịp mừng nhà mới nên phải khao thôi). Ở TP.HCM mình không tốn bất kỳ phong bì nào cho toàn bộ quá trình làm giấy phép cả.
 
Sau đây mình giới thiệu lại quá trình mình làm giấy phép để mọi người xem mình có "gốc mạnh" hay không (mình nghĩ làm theo hướng dẫn thì đảm bảo về vệ sinh an toàn dịch tễ cho chính trại nuôi của mình thôi). Lưu ý là tại thành phố HCM không khuyến khích nuôi gia cầm số lượng lớn vì cơ quan sợ ảnh hưởng vấn đề dịch cúm H5N1, và mình nghĩ cái này cũng đúng thôi, vì đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi (là chính mình và các thành viên trong gia đình) và ba con dân trên địa bàn là trên hết.

1. Bước 1: người chăn nuôi làm đơn xin phép chăn nuôi bồ câu, trong đó nói rõ qui mô chăn nuôi, địa điểm xây dựng chuồng trại, gửi cho UBND xã và trạm Thú y cấp huyện. Sau khoảng 10, đơn xin phép của mình được cơ quan Thú y cấp tỉnh (của mình là Chi cục Thú y thành phố) cử người đến thẩm định địa điểm chăn nuôi (địa điểm không được nằm trong khu dân cư; không nằm trong khu quy hoạch; được phép xây dựng, bởi vậy khi làm việc và lập biên bản về địa điểm chăn nuôi phải có xác nhận của UBND xã)

+ Địa điểm chăn nuôi của mình là giữa cánh đồng lộng gió, đảm bảo điều kiện chăn nuôi theo quy định của cơ quan thú y:

8070512227_7da65b4ff7_c.jpg


8086093232_bdca9ab52c_c.jpg


Đây là khu trại thứ 3 đã được xây dựng kế tiếp với khu trại 01 và khu trại 02

8320517286_e088675730_c.jpg


8141502370_a023216ae8_c.jpg


8141478561_f2c213fb0d_c.jpg


2. Sau khi được duyệt về địa điểm chăn nuôi, người chăn nuôi tiếp tục gửi bản vẽ chi tiết khu chuồng trại (trong đó phải có khu nuôi chăn nuôi chính; khu chim cách ly để xử lý chim bệnh; khu tiêu hủy chim chết; khu nuôi chim con; khu chứa cám; đường vào trại phải có khu tiêu độc khử trùng; trại nuôi phải cách ly không cho chim hoang, chuột bọ,... vào khu trại,....). Sau khi nhận bản vẽ chi tiết, cơ quan thú y cấp tỉnh tiếp tục xem xét, góp ý vào bản vẽ này (nếu không đảm bảo) và người chăn nuôi sẽ xây dựng theo bản vẽ này.
Đây là hình ảnh trại mình xây dựng theo bản vẽ chi tiết được duyệt:

8320482674_cc92a43bcd_c.jpg


8319425685_2e1744464b_c.jpg


8141481534_70e26636d7_c.jpg


8141496304_d1a851cf27_c.jpg


8141460209_f0149ce934_c.jpg


8319429769_a4a8ef24c2_c.jpg


+ Khu chăn nuôi chim non tại khu trại số 3

8325147239_b06a061a28_c.jpg


3. Bước 3: sau khi xây dựng xong trại theo bản vẽ, người chăn nuôi thông báo (bằng văn bản) và đề nghị Chi cục Thú y cấp tỉnh thẩm định thực tế việc xây trại (đến đây thì mất hết 2,5 tháng rồi). Sau khi thẩm định xong việc xây trại theo bản vẽ, người chăn nuôi phải tiếp tục gửi mẫu nước uống, mẫu thức ăn và mẫu máu khoảng 50 chim bồ câu giống (nếu tỷ lệ nuôi ban đầu là 400 cặp chim bố mẹ). Sau khi gửi cơ quan dịch tễ xét nghiệm (thời gian 10 ngày), nếu kết quả đảm bảo theo qui định, cơ quan Thú y cấp tỉnh gửi văn bản chính thức, cấp phép cho trại nuôi bồ câu (theo hướng dẫn và quy định, không thấy có quy định nào phải nuôi 1.000 cặp thì mới làm giấy phép; ban đầu mình nuôi có 400 đôi chim giống là đã phải làm giấy phép chăn nuôi rồi).

8326202354_a12f345048_c.jpg


8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


8326215842_f85c00edbc_c.jpg


8325149877_7822f8fe5e_c.jpg


4. Chưa hết, trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi phải lập sổ theo dõi về số lượng đàn chim của mình. Trong sổ phải ghi rõ tổng đàn chim là bao nhiêu, số lượng chim non ra đời hàng tuần; số chim xuất thịt là bao nhiêu; số chim chết là bao nhiêu (nếu có); số chim để tăng đàn là bao nhiêu,... Định kỳ hàng tuần, cán bộ thú y cấp xã sẽ đến và kiểm duyệt vào sổ này.

Ngoài ra, định kỳ hàng quí, trạm thú y cấp huyện sẽ đến lấy mẫu máu (khoảng 15 con bất kỳ) đem đi xét nghiệm, để xem có nhiễm vi rút cúm gia cầm không. Ngoài ra, còn định kỳ phải phun xịt thuốc sát trùng chuồng trại, xét nghiệm lại nguồn nước, mẫu thức ăn (để xem có vấn đề gì ảnh hưởng không).

Đó là toàn bộ quy trình giấy phép chăn nuôi của mình đó.

Việc xin phép là để đảm bảo an toàn cho chính người nuôi và bà con xung quanh. Giờ cũng nhờ có giấy phép mà mình được cấp mã số thuế để làm hóa đơn tài chính luôn đó (thuận lợi rất nhiều cho quá trình buôn bán).

Còn về "phong bì", mình tốn khoảng 1 triệu đồng, để mua đồ ăn cơm mời các anh trong lần cuối cùng thẩm định (thật ra đáng lẽ là không phải tốn, nhưng vì thẩm định lần cuối thời gian kéo dài, sẵn dịp mừng nhà mới nên phải khao thôi). Ở TP.HCM mình không tốn bất kỳ phong bì nào cho toàn bộ quá trình làm giấy phép cả.

ông anh của em cũng từng lập chủ đề làm giấy phép, ổng chi 2chục triệu mới xong đó, hôm qua là chính thức nhận giấy tờ, nếu như cứ làm theo quy trình thì rất khó có đc kái giấy, nhưng làm đc rồi thì bán hàng rất thuận lợi, thậm chí nếu giao thiệp tốt có thể xuất sang campuchia hay các nước lân cận
 
ông anh của em cũng từng lập chủ đề làm giấy phép, ổng chi 2chục triệu mới xong đó, hôm qua là chính thức nhận giấy tờ, nếu như cứ làm theo quy trình thì rất khó có đc kái giấy, nhưng làm đc rồi thì bán hàng rất thuận lợi, thậm chí nếu giao thiệp tốt có thể xuất sang campuchia hay các nước lân cận

Mục đích chính của việc làm việc giấy phép ngoài việc thuận lợi trong quá trình mua bán hàng hóa, điều quan trọng chính là để quản lý và chăm sóc đàn chim bồ câu đúng theo quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch tễ cho chính người nuôi và bà con xung quanh. Còn nếu làm để hợp thức hóa giấy tờ và phải "chạy" như vậy, thực không hay tí nào. Dù sau cũng chúc mừng anh đã được cấp phép nuôi bồ câu công nghiệp. Mà anh có thể post hình nuôi bồ câu của anh lên để mọi người tham quan được không?
 
Tiếc là ông anh mình rời bỏ agriviet để lại nick này cho mình, ông anh mình đi theo con đường độc tài, ổng ko quảng cáo cũng như ko dùng chiêu thức để pr san phẩm, muốn vô trại bản thân mình là em ổng mà còn ko đc vô, ông rất kiên cử, mặc dù lâu lâu binh cũng hoành hành kái trại của ổng, hầu như ko tiếp khách , chỉ típ bạn hàng có uy tín, mõi ngưi có 1con đường làm ăn mà anh thức, ổng tự mày mò thiết kế trại cũng như hàn lồng theo cách riêng để trị từng con bồ câu dở chưng, mất ăn mất ngủ mới làm nên cái cơ ngơi nho nhỏ , ổng sợ ngừi ta ăn cắp chất xám của ổng nên ko cho chụp hình luôn chứ đừng nói up, her ông anh già cua mình mới lập gia đình, hiện tại bên vợ ổng là chủ của 2nhà hàng lớn tại bình phước, con đương của mõi ngừi mmõi khác nhưng đc kái cùng là dân chăn nuôi. Đây là 1vài lời mà ổng nhờ em up giùm, chủ đề này ko còn liên quan đến merline nữa nhé thân chào
 
K
Bạn đã từng sử dụng máy ấp trứng bồ câu, vậy ưu điểm, khuyết điểm là gì? Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng, thì bạn có ý định sử dụng hay không? Nếu có sử dụng thì hiệu quả như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, mình xin trao đổi về cách sử dụng máy ấp trứng bồ câu (đề nghị bà con lưu ý là phải áp dụng trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp, nuôi theo kiểu truyền thống - thả rông - thì rất khó quản lý kiểm soát và quản lý; nuôi số lượng ít thì cũng không cần phải sử dụng làm gì cả).

8562716880_f0959a260e_c.jpg


1. Mục đích sử dụng máy ấp trứng bồ câu công nghiệp: mục đích chính là tăng năng suất trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp.
Chúng ta sử dụng máy ấp trứng trong các trường hợp sau đây:
- Có những ô chuồng mà qua quá trình theo dõi, thăm trứng chỉ có 1 trứng có cồ thì không thể để cặp đó ấp và nuôi chỉ có 01 con, vì năng suất tối thiểu là 1 cặp bố mẹ cho ra 1 cặp trứng. Khi có 01 trứng nằm trong ổ thì có 02 cách: cho ấp gửi hoặc cho vào máy ấp.
- Công dụng chính của máy ấp trứng nhà mình là cho tỷ lệ nở con đạt không thấp hơn 98% (vì cũng có những trứng do phôi quá yếu không thể nở được). Do đó, nếu để cha mẹ ấp thì cũng tốt, nhưng có thể khẳng định tỷ lệ chim con nở trong máy ấp là "vô địch".
- Khi thời tiết thay đổi, chim bố mẹ thay lông, hoặc có những cặp tự nhiên "dở chứng" bỏ ổ không thèm ấp,... Tất cả không có gì khó cả, cứ cho vào máy ấp trứng.

2. Nguyên lý sử dụng máy ấp là: khác với gà con, khi mới nở ra thì gà con có thể tự ăn được, còn bồ câu con khi nở ra không thể tự ăn được, mà phải có chim bố mẹ nuôi. Vì vậy, bạn chỉ có thể sử dụng máy ấp nếu bạn đủ chim bố mẹ để nuôi con do máy ấp "sinh ra". Cũng có thể bạn tìm ra công thức để nuôi chim non mới và nuôi bộ, nhưng việc này đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu (trên diễn đàn cũng có 1 số anh, chị tìm cách nuôi bộ, nhưng theo mình thì tỷ lệ thành công là rất thấp. Thông tin thêm là bên TQ, người ta cũng tìm cách nuôi bộ, nhưng phải khi chim non từ 4-5 ngày tuổi là họ bắt ra riêng và bắt đầu "quy trình nuôi công nghiệp").

8561608251_05ac8d7ea8_c.jpg


Ở trại mình mỗi ngày có ít nhất 30 chú chim non ra đời hàng từ máy ấp

3. Cách sử dụng máy ấp: Khi phát hiện cặp nào đẻ 02 trứng nhưng bị giẫm mất 01 trứng thì mình sẽ lập tức đưa trứng này vào máy ấp ngay; đồng thời đánh 01 dấu đỏ vào sổ (ký hiệu về việc đã gửi trứng), thì như vậy khoảng 10 ngày sau, cặp này sẽ đẻ lại. Và như vậy, nếu lần sau chúng đẻ đạt 02 trứng thì mình ko gửi nữa (vì nếu cứ liên tục tăng năng suất thì tuổi sinh sản của chúng sẽ giảm theo thời gian). Và cặp nào có đánh dấu đỏ thì phải cách thêm 1-2 lứa trứng nữa mới sử dụng phương pháp gửi trứng.

4. Việc quản lý máy ấp thì càng cực kỳ đơn giản: ví dụ máy ấp công suất khoảng 300 trứng thì cứ bỏ vào đấy, hàng ngày sẽ có số lượng trứng nở ra con thì mình lấy con đem đi gửi; đồng thời lấy "trứng tăng năng suất" bỏ vào những chỗ còn trống trong máy ấp (đương nhiên trong máy ấp có từng khay, từng khay). Nói chung trứng và con trong máy ấp trứng thì mình không quan tâm, vì cứ lấy số chim non ra thì bỏ trứng vào. Cứ vậy thôi. Việc quan trọng là định kỳ kiểm tra máy ấp xem có trục trặc không và vận hành cơ chế máy phát điện khi điện cúp!

Do đó điều quan trọng khi nuôi bồ câu là phải quan sát từ lúc đầu khi chọn cặp chim bố mẹ. Cặp nào mà 3 tốt: đẻ tốt, đúng thời gian; ấp tốt, ko làm hư trứng; nuôi con tốt thì đưa vào 01 dãy. Những "ông kẹ" nào "trái gió trở trời" thì đưa vào 01 dãy để quản lý (thật ra số này không nhiều lắm và khi chúng ta nuôi công nghiệp, có kinh nghiệm trong chọn giống thì không để xảy ra trường hợp này).

8562715640_ae41da708a_c.jpg


5. Một vài đúc kết
- Nuôi số lượng ít và kiểu truyền thống thì không sử dụng được máy ấp.
- Máy ấp trứng là 1 trong những công cụ đắc lực đê tăng năng suất trong chăn nuôi.
- Khi đã có thể sử dụng máy ấp có nghĩa là bạn đã đạt đến 1 trình độ quản lý đàn chim bạn gần như là tuyệt đối.
- Nếu lạm dụng mấy ấp thì có khi lợi bất cập hại. Cũng cần lưu ý là, nếu cúp điện dài ngày mà không có phương án xử lý thì,.... tiêu luôn.
- Và cuối cùng thì do là máy móc, nên nó cũng hư hao, hỏng hóc, có khi quay lại hại chủ mình. Hehe.

E nuốn hỏi a Thức, theo e được biết thì khi chim con nở trong vòng 5 ngày đầu chim bố mẹ sẽ nuôi con bằng sữa tiết ra từ diều, vậy nếu dùng máy ấp, khi trứng nở ra từ máy ấp mình đưa vào cho 1 cặp đang ấp bất kì để nuôi. Như vậy tại thời điểm đó cặp bố mẹ đang ấp đã có sữa chưa?và việc nó mới ấp được 8 ngày, mà mình lấy trứnh của nó đi ấp máy và bắt nó nuôi con. vậy lứa con này có đảm bảo chất lượng làm giống ko? hay chỉ để bán thịt, cảm ơn a .
 
T
Bạn Thức cho mình hỏi tý. Dạo này ở trại của bạn bán chim giống mimas loại 2 tháng giá bao nhiêu vậy? và tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến hết sức phức tạp trại của bạn là một trại lớn và đã có rất nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi cũng như phòng chống và điều trị bệnh trên con chim bồ câu, vậy bạn có thể chia sẻ cùng mọi người đc ko? xin chân thành căm ơn
 
K
9xax

Loại 1ký2 thật ra nếu cho ăn thoc thì khó có thể đạt được trọng lượng như vậy. Khẩu phần ăn của 1đôi trung bình 1ngày ăn mất 150gr, đỗ đen anh ,đậu nành và thóc ngâm. về khả năng ấp thì hoàng toàn rất tệ, khỏi phải nói ta chỉ cho ấp vú và nuôi giùm c, loại này chơi kiểng chứ bán thịt thì lỗ sặc máu, nếu ko cho ấp thì mất 45-ngày mới đẻ. Giá 1cặp 5tr-7tr. Nguyeen nhân nó đắc là do để đạt 1ký2 ta phải kiểm soát khẩu phần ăn của nó, nếu mập wá thì chim trống lười đạp mái, mà ốm wá thì ko đạt chuẩn do anh em chơi kiểng đặt ra

--------

Đa số tôi nhờ bạn bè nhập về rôi đặt ké 1 2cặp nuôi nhiều thì rủi ro nhiều, nguồn gốc thật sự ko thể xác định đc vì lý do ở canada nhập bồ câu từ nơi khác về nuôi ta lại đi nhập của canada hoá ra nguồn gốc thật sự ko rõ, đặt theo tên vn cho chắc, chung chung là gà

anh nói 9xax vô cùng, tui co 1 cap kien, trống 1k1 - m 800g , moi đẻ lứa đầu , nhưng có 1 trướng, tiết là 2 con ấp dc khoản 8ngày , sáng hom sau tui ra , cai trướng nó bể "nguyên nhân " con mái đạp, cai ổ đẻ thì lót cỏ ko biết con trống hay mai làm cái tổ ko còn cỏ o ngay phần giữa..!nghĩa là xung quanh co ma ngay giữa không co..! ace co thể giúp cái này không ah...!
 
Last edited:
Thủ tục mở cơ sở giết mổ gia cầm, bồ câu

Quy trình thực hiện cấp giấy phép lò giết mổ bồ câu:

1. Chủ cơ sở làm đơn (theo mẫu - có trên website các chi cục thú y tỉnh, thành phố). Trước khi làm đơn thì phải lưu ý là khu giết mổ này có nằm trong quy hoạch về cơ sở giết mổ của tỉnh, thành phố hay không (cái này là quan trọng và quan trọng quyết định nhất để làm cơ sở cho các loại thủ tục sau này). Ngoài ra, địa điểm dự kiến xây dựng cơ sở giết mổ phải được UBND cấp xã cho phép xây dựng (ví dụ là đất thổ cư, không phải là đất nông nghiệp hay đất trồng cây lâu năm).

2. Chi cục Thú y tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và một số cơ quan chức năng khác sẽ tiến hành thẩm định địa điểm chăn nuôi. Nếu đồng ý sẽ có văn bản và bạn sẽ chuẩn bị tiếp các loại hồ sơ.

3. Bạn phải chuẩn bị sơ đồ bản vẽ cơ sở giết mổ; bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (bản báo cáo này cũng là điều kiện cực kỳ quan trọng); song song đó phải làm đơn xin ubnd cấp huyện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

10587321023_dfbcba8795_c.jpg


4. Sau khi có quyết định của ubnd huyện (cái này đã gần hoàn thành 80% thủ tục rồi); chi cục thú y cấp tỉnh sẽ duyệt phương án xây dựng cơ sở giết mổ của bạn và mình sẽ bắt tay xây dựng (hiện tại mình đang chuẩn bị xây dựng theo bản thiết kế được duyệt).

5. Sau khi xây dựng xong, thì nộp các loại hồ sơ: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; báo cáo đánh giá tác động môi trường; sơ đồ bản vẽ; quy trình giết mổ bồ câu và đơn xin thẩm định việc xây dựng cơ sở giết mổ.

6. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ này, chi cục thú y cấp tỉnh sẽ tiến hành thẩm định. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ có văn bản đồng ý về điều kiện an toàn dịch tễ và cho phép bạn tiến hành giết mổ. Nếu chưa đạt, thì bạn phải chỉnh sửa lại (theo ý kiến góp ý của chi cục thú y tỉnh), và tiếp tục có văn bản đề nghị duyệt lại.

7. Sau khi được giết mổ thì định kỳ hàng năm phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường; định kỳ cơ quan thú y tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh dịch tễ, tình hình giết mổ; đặc biệt đều có 1 quyển sổ để ghi lại nhật ký về thời gian, số lượng giết mổ,... Nói chung là làm theo đúng thì rất tốt và đảm bảo tốt nhất về điều kiện vệ sinh thú y.

Khi nào có hình ảnh, thông tin thì mình sẽ tiếp tục cập nhật.

8575906421_48de59cfc5_c.jpg


8576999358_09f3f57b42_c.jpg


8569294926_e66295c075_c.jpg
 
K
A Thức có thể chia sẻ cho e và bà con cùng biết thông tin về khu trại số 3 như : diện tích (chỉ tính chỗ nuôi), khoảng cách giữa các cột, và nhất là một vài hình ảnh chi tiết về hệ thống hứng phân mới đc k ạ ! cám ơn anh nhiêu ! Chúc BC NĐ ngày càng thành công hơn nữa!
 
L
nếu sử dụng máy ấp trứng . khi chim nở phải làm gì
có phải là bỏ vào chim bố mẹ cho nó nuôi không ?
không biết nó có nuôi hay là không :wacko:

nếu sử dụng máy ấp trứng . khi chim nở phải làm gì
có phải là bỏ vào chim bố mẹ cho nó nuôi không ?
không biết nó có nuôi hay là không :wacko:

--------

mình lại thích cái dội nước phân. không phải lót đỡ tốn công.
 
Last edited by a moderator:
A Thức có thể chia sẻ cho e và bà con cùng biết thông tin về khu trại số 3 như : diện tích (chỉ tính chỗ nuôi), khoảng cách giữa các cột, và nhất là một vài hình ảnh chi tiết về hệ thống hứng phân mới đc k ạ ! cám ơn anh nhiêu ! Chúc BC NĐ ngày càng thành công hơn nữa!

Về khu trại số 3, mình xin có thông tin như sau:
- Về diện tích chung: 10m x 30m. Phía trong mỗi dãy chuồng thì mình thiết kế theo diện tích của lồng nuôi. Ở trại mình, mỗi ô chuồng có diện tích 0,45m (dài x rộng x cao); do làm 2 mặt ghép chung nên bề ngang mỗi dãy là 0,9m (coi như 1m). Cả trại có 5 dãy chuồng là hết 5m; khoảng cách giữa 2 dãy chuồng là 1m. Như vậy là bề ngang của khu trại đúng 10m. Còn chiều dài 30m thì tuỳ diện tích khu đất và việc "quy hoạch" khu trại mà bà con mình tính toán thôi. (Lưu ý đây là diện tích của riêng trại mình thôi; mọi người đều có thể thiết kế cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.

8455960406_542977ed5c_c.jpg


Hệ thống hứng phân thì được thiết kế như hình chụp, bạn có thể quan sát dễ dàng thôi.

8456008390_ee186494df_c.jpg


Khu trại số 3 nhìn từ bên ngoài nè:

8454882253_a58eddd684_c.jpg


8326173146_86f9f7da5a_c.jpg


8569296882_8acd556a8c_c.jpg


Một vài thông tin cùng anh.

--------

nếu sử dụng máy ấp trứng . khi chim nở phải làm gì
có phải là bỏ vào chim bố mẹ cho nó nuôi không ?
không biết nó có nuôi hay là không :wacko:

Vấn đề này đã có trao đổi rồi, mời anh vào địa chỉ này để xem thông tin về việc sử dụng máy ấp trứng nhé: http://agriviet.com/home/threads/128451-Kinh-nghiem-ve-nuoi-bo-cau-cong-nghiep/page4#axzz2k2VRUjSU
 
Last edited:
K
Về khu trại số 3, mình xin có thông tin như sau:
- Về diện tích chung: 10m x 30m. Phía trong mỗi dãy chuồng thì mình thiết kế theo diện tích của lồng nuôi. Ở trại mình, mỗi ô chuồng có diện tích 0,45m (dài x rộng x cao); do làm 2 mặt ghép chung nên bề ngang mỗi dãy là 0,9m (coi như 1m). Cả trại có 5 dãy chuồng là hết 5m; khoảng cách giữa 2 dãy chuồng là 1m. Như vậy là bề ngang của khu trại đúng 10m. Còn chiều dài 30m thì tuỳ diện tích khu đất và việc "quy hoạch" khu trại mà bà con mình tính toán thôi. (Lưu ý đây là diện tích của riêng trại mình thôi; mọi người đều có thể thiết kế cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.

8455960406_542977ed5c_c.jpg


Hệ thống hứng phân thì được thiết kế như hình chụp, bạn có thể quan sát dễ dàng thôi.

8456008390_ee186494df_c.jpg


Khu trại số 3 nhìn từ bên ngoài nè:

8454882253_a58eddd684_c.jpg


8326173146_86f9f7da5a_c.jpg


8569296882_8acd556a8c_c.jpg


Một vài thông tin cùng anh.

--------



Vấn đề này đã có trao đổi rồi, mời anh vào địa chỉ này để xem thông tin về việc sử dụng máy ấp trứng nhé: http://agriviet.com/home/threads/128451-Kinh-nghiem-ve-nuoi-bo-cau-cong-nghiep/page4#axzz2k2VRUjSU

Cám ơn anh đã chia sẻ, anh cho e hỏi thêm chút về loại máy hàn( tên, giá...) và cả thép dùng để hàn nữa, loại thép này họ cắt sẵn hay về mình tự cắt vậy a?
 
Cám ơn anh đã chia sẻ, anh cho e hỏi thêm chút về loại máy hàn( tên, giá...) và cả thép dùng để hàn nữa, loại thép này họ cắt sẵn hay về mình tự cắt vậy a?

8556728939_8486dc6cdd_c.jpg


Máy hàn điểm, hiệu Tân Thành, bán tại ngã tư Bảy Hiền, lúc trước mình mua khoảng 5 - 5,5 triệu. Kẽm hàn 2,2ly, khi mua người ta đã duỗi thẳng, còn chiều dài thì mình đặt hàng, dài bao nhiêu người ta cắt cho mình bấy nhiêu.
 
B
Bồ câu Pháp hồn Việt - Mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ trại bồ câu Ngọc Điền!

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg

Tôi đã đọc bài viết này của anh Thức rất kỹ và cũng đã tham quang trại của anh.Tôi rất ấn tượng về trại và cảm ơn sự chia sẻ rất chân tình của anh và tôi cũng có một số câu hỏi mong anh giành ít thời gian chia sẻ kinh nghiệm:
1.Theo anh thì bồ câu trắng mimas của anh cho trong lượng và năng suất ra ràng lớn hơn hay nhỏ hơn so với bồ câu Pháp Lai,Hà Lan... hiện giờ đang được nhiều người chăn nuôi?
2.Khẩu phần và loại thức ăn cho các lứa tuổi của chim anh như thế nào?
3.Trong bài anh co chia sẻ màu thịt chim lại có màu đen,anh có kiểm tra lại chưa chứ tôi thấy thì cũng có màu như chim trắng?
4.Tôi thấy trại thứ 3 anh thiết kế rất hay và tôi cũng đã học hỏi trong trại mình,nhờ vậy anh nuôi thêm ao cá rất kinh tế,mong anh chỉa sẻ loại cá anh đang nuôi và phân chim có đủ cho ao cá của anh không?
Thành thật cảm ơn chia sẻ kinh nghiệm của anh!
 
Tôi đã đọc bài viết này của anh Thức rất kỹ và cũng đã tham quang trại của anh.Tôi rất ấn tượng về trại và cảm ơn sự chia sẻ rất chân tình của anh và tôi cũng có một số câu hỏi mong anh giành ít thời gian chia sẻ kinh nghiệm:
1.Theo anh thì bồ câu trắng mimas của anh cho trong lượng và năng suất ra ràng lớn hơn hay nhỏ hơn so với bồ câu Pháp Lai,Hà Lan... hiện giờ đang được nhiều người chăn nuôi?
2.Khẩu phần và loại thức ăn cho các lứa tuổi của chim anh như thế nào?
3.Trong bài anh co chia sẻ màu thịt chim lại có màu đen,anh có kiểm tra lại chưa chứ tôi thấy thì cũng có màu như chim trắng?
4.Tôi thấy trại thứ 3 anh thiết kế rất hay và tôi cũng đã học hỏi trong trại mình,nhờ vậy anh nuôi thêm ao cá rất kinh tế,mong anh chỉa sẻ loại cá anh đang nuôi và phân chim có đủ cho ao cá của anh không?
Thành thật cảm ơn chia sẻ kinh nghiệm của anh!

1. Về trọng lượng: hiện tại bồ câu ra ràng của trang trại mình từ 25 - 28 ngày tuổi có trọng lượng khoảng 420gr đến 450 gr. Về năng suất thì bình quân đẻ 1 cặp/1 tháng. Mình cũng không nuôi các loại khác nên cũng không thể so sánh được năng suất và trọng lượng. Chỉ biết rằng nếu là bồ câu Pháp thuần chủng thì cho trọng lượng bồ câu ra ràng luôn từ 450gr trở lên, nhưng bù lại thì năng suất đẻ thấp, ấp trứng và nuôi con đều không đạt.

9299307810_949598d0fa_c.jpg


2. Về khẩu phần ăn: hiện nay ở trang trại mình đa số là chim bố mẹ đang trong thời kỳ nuôi con nên cho khẩu phần ăn giống nhau. Đối với chim giống (từ 1,5 tháng 4,5 tháng) thì cho tỷ lệ gạo lức tăng lên vì chim giống ăn cám ít, ăn gạo, bắp nhiều hơn.

8141485895_9350bbab21_c.jpg


8141484679_37f43fd604_c.jpg


3. Về màu sắc của bồ câu ra ràng sau khi làm thịt: cái này thì tuỳ theo giống bố mẹ như thế nào thì chim ra ràng thường như thế. Thường bồ câu Hà Lan có màu nâu đen, thì khi làm sạch và quay lên thì có màu đen. Còn ở trang trại mình do đã chọn lọc giống rất kỹ nên hiện tại đa số chim bố mẹ đều có màu trắng,thỉnh thoảng cũng có vài cặp có màu nâu đen, nhưng khi chế biến ra thì thịt vẫn màu hồng. Xin nhắc lại, cái này là tuỳ thuộc vào giống bố mẹ.

8141488833_62dcaa58c0_c.jpg


4. Mình có 2 ao cá:
- 1 ao cá chỉ nuôi toàn cá ruộng (cá rô, cá lóc, cá sặc, ....), không bỏ phân hay bất kỳ sản phẩm nào để nuôi. không sử dụng phân bồ câu để nuôi cá.
- Ao cá ở trang trại số 3 thì nuôi 2 loại cá chủ yếu là cá tra và cá trê. Nhưng mình cũng rất ít cho ăn phân bồ câu, có sử dụng cám dành cho cá tra. Phần lớn phân bồ câu thì bán cho các nhà vườn trồng rau, dùng kinh phí này trả cho 1 nhân công hàng tháng.
Nhưng thật sự thì không phải nuôi cá làm kinh tế, mà chủ yếu là nuôi để ngắm cảnh giải trí thôi.
* Ảnh ao số 1:

8141487414_88a16e0ff7_c.jpg


* Ảnh ao số 2 ở khu trại 3:

8326188030_2907f1e040_c.jpg


8135235698_2a733f565e_c.jpg


8135200935_c8955909f3_c.jpg


Một số thông tin cùng anh.
 
Last edited:
Back
Top