Kinh nghiệm về nuôi bồ câu công nghiệp

Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ 2013, xin kính chúc bà con nông dân 1 năm mới mạnh khỏe, có nhiều niềm vui mới trong công việc và trong cuộc sống. Mừng mùa xuân mới với nhiều mong ước về một tương lai tươi sáng cho bà con nông dân Việt Nam cần cù, chất phát, an nhiên và thành đạt

8454871569_b3cbd36d37_c.jpg


Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta.
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
* Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.

7172472825_945894e9cd_c.jpg


* Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống.

6978161250_2a52dd8eba_c.jpg


* Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

6777615862_72bedfd44b_b.jpg


5214526476_22e1e607f7_z.jpg


* Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này.

6122181951_93b69c0c87_b.jpg


* Trang trí trang trại để ăn Tết Quý Tỵ 2013: trung tâm Sài Gòn bà con mình có hẳn 01 phố hoa với nhiều con đường sáng choan, được trang trí đẹp thiệt là đẹp (chỉ nhìn qua Internet, chứ có đi đường hoa lần nào đâu). Còn mình ở dưới quê chỉ có ít hoa "cây nhà lá vườn", nhưng cũng là 01 đường hoa rồi đó bà con ơi

8458065948_3f9d17e762_c.jpg


8455971962_91676eda50_c.jpg


8454873981_382fd65343_c.jpg
 
anh thức ơi cho em hỏi? bồ câu anh chụp trong hình là pháp mimas hay pháp gì anh,và hiện nay trại anh nuôi những dòng pháp nào.và bán chim thịt chủ yếu là dòng nào.nếu được mong anh chia sẽ và cho em xin vài tấm hình của những dòng anh nuôi.cám ơn anh trước nha.



Bồ câu nhà mình giờ chỉ gọi chung là pháp lai, vì đơn giản không phải là pháp chính gốc 100% và theo mình nghĩ thì ở Việt Nam đa số trên 90% bồ câu pháp đều gọi là pháp lai, không có dòng nào gọi là mimas hay là giống gì khác cả, vì đa số đều đã là lai tạo. Ở trang trại mình, hiện nay chủ yếu là vẫn là bồ câu pháp trắng, cho trọng lượng bồ câu ra ràng từ 430gr trở lên.

Bác bocaungocdien cho em hỏi kích thước lồng nuôi bồ câu công nghiệp bao nhiêu thì là chuẩn, em mua lồng gia công sẵn có kích thước mỗi ô là 50cm(dài)x50cm(sâu)x40cm(cao) thì thấy chim đạp mái có vẻ vất vả không biết có ảnh hưởng gì không (em mới nuôi mấy đôi để tăng gia). Bác có thể cho em biết kích thước: chuồng nuôi, ổ đẻ, chiều cao lắp ổ đẻ của Bác được không.
Cảm ơn bác!

Ở trang trại mình, mỗi ô chuồng đều có kích cỡ là: dài x rộng x cao là: 45 cm x 45cm x 45 cm. Còn ổ đẻ thì để chính giữa ô chuồng, chiều dài trên dưới 28cm.

Thấy trang web: bocaungocdien.com của bác bocaungocdien không hoạt động hay sao đó,không thấy cập nhật tin tức mới,liên hệ thì bảo là chỉ bán tên miền là sao bác?Có khi muốn hỏi thịt,giống mà không biết ở đâu,liên hệ như thế nào nửa.Đang cần cung cấp ít thịt câu cho quán nhậu vỉa hè.

Hiện tại mình chưa có bất kỳ trang web nào của trang trại cả. Bác muốn liên hệ bồ câu thịt, giống thì theo số điện thoại 0918.275.026 - 0907.622.562.

Xin trân trọng cảm ơn.
 
N
Bồ câu giống

Hiện tại mình chưa có bất kỳ trang web nào của trang trại cả. Bác muốn liên hệ bồ câu thịt, giống thì theo số điện thoại 0918.275.026 - 0907.622.562.

Xin trân trọng cảm ơn.

Vậy có trang web có tên và địa chỉ,hình trang trại bác bocaungocdien.Nếu không phải của bác thì họ lập ra mục đích gì?Nếu lọt vào tay đối thủ của bác,đăng những thông tin không có lợi cho bác thì cũng khó xử.
Qua tết Tây em lên Củ Chi tham quan trại bác!Có gì em liên hệ trước đặt giống.
Cảm ơn bác!
 
H
Ở trang trại mình, mỗi ô chuồng đều có kích cỡ là: dài x rộng x cao là: 45 cm x 45cm x 45 cm. Còn ổ đẻ thì để chính giữa ô chuồng, chiều dài trên dưới 28cm.
Xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn Bác, nhìn trang trại bồ câu của bác thích thật, quy mô và rất khoa học.
 
Chữa bệnh tiêu chảy ở bồ câu

Vậy có trang web có tên và địa chỉ,hình trang trại bác bocaungocdien.Nếu không phải của bác thì họ lập ra mục đích gì?Nếu lọt vào tay đối thủ của bác,đăng những thông tin không có lợi cho bác thì cũng khó xử.
Qua tết Tây em lên Củ Chi tham quan trại bác!Có gì em liên hệ trước đặt giống.
Cảm ơn bác!

Vì lúc mới thành lập trang trại, mình chưa quan tâm đến việc thành lập trang web, vì vậy, người ta lợi dụng lúc này để mua tên miền liên quan đến bồ câu Ngọc Điền; và tất cả các thông tin trên địa chỉ này đều lấy từ hình ảnh và các bài viết trên mạng của mình. Nếu thông tin không có vấn đề gì thì không sao, nếu viết không đúng hoặc có nội dung không đúng về trang trại thì mình sẽ phản ảnh đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, đây cũng là bài học kinh nghiệm cho mình.

Hẹn gặp bác sau Tết nhé.

11584278845_4f201f701c_c.jpg


11584486876_1fe63d8331_c.jpg


Cảm ơn Bác, nhìn trang trại bồ câu của bác thích thật, quy mô và rất khoa học.

Đây là một vài hình ảnh về ô chuồng và ổ đẻ tại trang trại nhà mình nè:

11184987414_fb0ae3cbbc_c.jpg
 
Last edited:
T
Chuyện mua tên miền là mục đích kinh doanh, đối thủ muốn dở thủ đoạn thì có nhiều cách, dù mình là chủ tên miền thì vẫn bị hacker đột nhập, các cá nhân tổ chức vẫn nhận thức được pháp luật nên không có việc lợi dụng tên doanh nghiệp của đối thủ làm web để dở thủ đoạn. Chẳng qua nuôi tên miền để kinh doanh. Các bác trên diễn đàn cũng nên rút kinh nghiệm khi đặt tên trang trại.
 
N
Nuôi bồ câu

Tên miền thì ai tới trước đăng ký trước thôi,em nghe nói vậy.Nhưng cái khó ở đây là tên tuổi đã tạo nên thương hiệu,nếu đăng ký khác thì phải bắt đầu gần như mới,chi phí có khi lại cao hơn mà hiệu quả thì không rõ có bằng thương hiệu cũ không.Em có người anh làm bàn ghế inox cũng khá mạnh ở Bình Tân,lúc đầu không quan trọng chuyện tên miền web vì nghĩ sản xuất nhỏ,nhưng khi muốn phát triển thêm cơ sở và bán trên mạng thì mới thấy nó quan trọng,đăng ký khác thì khách hàng không biết,làm giống giống tên cũ thì khách bảo hàng nhái.Cuối cùng phải mua lại tên miền,giá khá cao nhưng cũng chấp nhận như bài học...
=====
 
Đi giao hàng bồ câu ra ràng trong siêu thị Coopmart TP.HCM mùa cuối năm 2013, đón chào xuân Giáp Ngọ 2014

Sau khi kết thúc công đoạn giết mổ, thú y kiểm dịch, đóng dấu ngày sản xuất vào sản phẩm, đưa sản phẩm vào tủ đông, chúng tôi bắt đầu di chuyển từ khu lò giết mổ về nội thành thành phố Hồ Chí Minh khi màn đêm chưa tan hết, khi màn sương dày đặt buổi cuối đông làm cho tiết trời lạnh thấu da thịt. Đến địa điểm tập kết, chúng tôi phân chia hàng hóa ra cho từng xe gắn máy, giao hàng theo từng khu vực. Theo đó, sẽ có khu giao hàng các Coopmart: Thắng Lợi, Lý Thường Kiệt, Hòa Hảo, Hùng Vương; một khu khác là: Hòa Bình, Phú Lâm, Hậu Giang và hệ thống các nhà hàng người Hoa khu vực lân cận; một nhóm khác đi: Nguyễn Đình Chiểu, Cống Quỳnh, Phú Mỹ Hưng, Nhiêu Lộc; một nhóm nữa đi: Nguyễn Kiệm, Rạch Miễu, Nguyễn Xí, Phan Văn Trị; còn một nhóm xuất phát theo hướng Bình Dương đi Xa lộ Hà Nội, Đại siêu thị XtraPlus.

11679028305_446c3b64de_z.jpg


Tất cả các địa điểm đều phải kết thúc trước 6 giờ sáng (đối với hàng thực phẩm tươi sống). Vì vậy, mọi anh bạn đi giao hàng (kiêm luôn nhân viên chăm sóc chuồng trại, giết mổ,...) đều phải hết sức chuyên nghiệp, kết quen với người nhận hàng tại từng Coopmart (vì chỉ ai phụ trách ngành hàng tươi sống hoặc nhận riêng một số hàng hóa đặc biệt thì mới được nhận hàng) thì công đoạn giao hàng mới nhanh chóng, chính xác. Khi đến từng Coopmart, nhân viên giao hàng sẽ đưa ra hàng hóa lên cân, kèm theo phiếu giao hàng, giấy tờ kiểm dịch thú y, hóa đơn mua bán (của lần giao trước). Người nhận hàng sau khi cân xong, ghi số lượng thực tế vào phiếu giao hàng (luôn luôn có 2 liên, 1 liên siêu thị giữ lại, 1 liên mình giữ lại để đối chiếu khi thanh toán), nhân viên giao hàng phải chạy đến khu vực phía trong siêu thị ở khu hàng của thực phẩm tươi sống, vậy là kết thúc việc giao hàng ở 1 siêu thị. Hết Coopmart này rồi đến Coopmart khác, cho đến khi kết thúc các điểm giao hàng. Đối với các nhà hàng người Hoa, thì công việc giao hàng đơn giản hơn vì đã quen rồi, nên chỉ đến đưa hàng, ký tên vào phiếu giao nhận hàng là đi đến nhà hàng kế.

Sáng nay, điểm đi cuối cùng của tôi là Coopmart Phú Mỹ Hưng. Tôi đến trước cổng khi đồng hồ chỉ 5g35. Ở đó có gần 10 nhân viên giao hàng các sản phẩm khác cũng đang chờ đợi như tôi. Ở đây, nhân viên nhận hàng của siêu thị này thường "ngủ dậy trễ", 5g45 mới nhận hàng; nhưng làm rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Vì có lẽ quen "nhẵn mặt" từng người giao hàng nên họ thường không gây khó dễ cho mình, ký phiếu giao hàng 1 cách nhanh chóng, rồi chuyển sang mặt hàng khác. Trong lúc chờ người nhận hàng, chúng tôi - những người đi giao hàng, tranh thủ ngồi nói chuyện "đủ thứ trên đời" cho hết thời gian. Câu chuyện của những nhân viên đi giao hàng (họ cũng nghĩ mình cũng là người đi giao hàng thuê) xung quanh cuộc sống hàng ngày, về những kinh nghiệm, kỷ niệm khi đi giao hàng; có khi còn hẹn nhau nhậu 1 bữa trong những ngày rảnh rỗi. Đối với họ, một công việc hoàn hảo là làm sao hàng giao hết, không bị trả lại do lỗ, trọng lượng thực nhận của siêu thị tương đương với trọng lượng xuất kho. Sáng nay, câu chuyện kể còn xen lẫn "tao mới có 1 thằng cu tí rồi mày ơi, vậy là có người "chống gậy" cho mình rồi"; còn bên kia 1 nhóm là "bà già vợ tao mới quê lên đem theo đủ là các món miền Tây, để tẩm bổ cho con rễ vì giao hàng cực khổ,..." Một cô bán cà phê dạo vừa trờ xe tới, như thói quen, làm 3 bịch cà phê, 1 gói thuốc Zet,... Cả nhóm ngừng rơm rả khi người nhận hàng của siêu thị bước ra - anh Rạng - nhau nhảu nói "dzứt", vậy là ai về chỗ hàng của mình, "làm thủ tục" như những Coopmart khác. Chúng tôi kết thúc khi màn sương bắt đầu mỏng đi, từ từ tan đi. Phú Mỹ Hưng là một trong những khu đô thị đẹp nhất và sang trọng nhất của TP.HCM. Ở nơi đây mỗi gia đình đều có 1 khu biệt thự vườn rộng rãi, có sân chơi, có hồ cá, và ít nhất 1 chiếc xe hơi. Chỗ người ta ở thật tiện nghi, còn có cả hệ thống bảo vệ canh giữ, có cả 1 cuộc cuộc sống "đáng sống", "vươn giả". Tuy vậy, bước khỏi khu đô thị tráng lệ đó, giữa nội thành Sài Gòn, còn có những chị bán xôi, bán bánh, bán sữa đậu nành nóng, bán dạo,... tất cả đều lầm lũi, bước đi nặng nhọc cho một cuộc mưu sinh vất vả mà họ phải thức dậy từ sớm (có lẽ sớm hơn mấy anh, em chúng tôi). Đằng sau gánh hàng rong đó là cả 1 núi chi phí mà họ phải chuẩn bị, có lẽ đó cũng là "món ăn" quen thuộc "cơm, áo, gạo, tiền". Những ngày cuối năm giá lạnh, họ càng cực khổ hơn vì khách hàng dường như tiết kiệm hơn, ít tiêu xài hơn.

Chạy từ Sài Gòn về Củ Chi gần 30km, mất gần 1 giờ đi xe gắn máy, tôi kết thúc công cuộc giao hàng khoảng 7 giờ đến 7 giờ 30 phút, tập hợp tất cả phiếu giao hàng vào ngăn tủ. Về đến nhà, đứa con gái lớn mẹ nó đã chở đi học; thằng cu Tí nhỏ hơn - khoảng 20 tháng tuổi - vừa tỉnh giấc, đòi bà ngoại cho bú sữa. Nằm xuống, ngả lưng một chút nghỉ ngơi cho 1 đêm dài lao động.

Trang trại bồ câu Ngọc Điền mỗi tuần đang thu mua lại cho hơn 30 trại nhỏ hơn, khoảng 2.000 bồ câu ra ràng, gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 người. Riêng trang trại, giải quyết cho 10 nhân công, với mức lương gần 5 triệu/tháng (bao ăn ngày 2 cử sáng, trưa). Với mức lương đó và chi phí ở quê thì cũng tạm tốt. Dù năm 2013, có nhiều khó khăn, xen lẫn những kết quả khả quan, nhưng chừng đó cũng là chỉ dấu để xây dựng kế hoạch cho năm 2014, một bước tiếp nữa trên con đường đưa bồ câu ra ràng đến với mọi người mọi nhà.

Sài Gòn sáng nay vắng người qua lại, vì đêm qua mọi người đang thưởng thức các màn bắn pháo hoa rực rỡ, một đêm giải trí với nhiều niềm vui. Lúc đó, tôi và anh, em vẫn miệt mài với công việc lao động bộn bề, nhưng vui. Mình có lẽ, chào năm 2014, theo một cách quen thuộc của thế hệ dân "hai lúa", được siêu thị chuyển số tiền thanh toá để vào kho cất trữ, là "của để dành" cho những phương kế trong tương lai. Sáng nay, ngủ dậy vẫn là tô mì gói quen thuộc, như là cách để hiểu về cuộc sống khó khăn của miền quê, và còn là động lực để vươn lên.

Chào 2014, và "tuổi trẻ hãy sống những ngày tốt đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường hàng ngày, nhưng có ích cho đời".

11681292166_78770eb8ff_z.jpg


11583918013_96146bb183_c.jpg
 
Last edited:
B
ôi thật là tuyệt vời! chúc anh và gđ một năm mơí đầy niềm vui và gặt hái nhiều thành công hơn nữatrong coông việc.
 
Năm mới gặt hái nhiều thành công nhé!
Lần 2011 thấy anh đi off bằng bán tải sao nay lại viết xe máy?Tuổi trẻ có sức khỏe nhưng phải chú ý anh à!
 
Năm mới gặt hái nhiều thành công nhé!
Lần 2011 thấy anh đi off bằng bán tải sao nay lại viết xe máy?Tuổi trẻ có sức khỏe nhưng phải chú ý anh à!

Cảm ơn anh nhiều nhiều nhé
Hehe, đi off năm 2011 bằng xe của người khác đó, không phải của mình đâu. Mình đâu có dư tiền để mua xe ô tô đâu anh.
Mình đi giao hàng thì nên đi xe máy cho tiện và giảm chi phí hơn.
 
Last edited:
T
Tính ra cậu thức vẫn đam mê công việc như ngày nào, trong khi 1số ông chủ khi gần với tới móc thành công thì ngồi nằm ngủ phủ phê chỉ thuê người làm chứ tay chân không đá động tới việc, riêng cậu thì có vẻ còn muốn thành công hơn 2chữ thành công
 
B
xin mấy ae giúp đỡ dùm,mùa này bồ câu nhà mình ấp sao bi sát vỏ nhìu quá.làm hao bồ câu con của mình quá ae nào bít xin chỉ giáo.tới ngày gần nở là mình lấy ra xem để lột vỏ nhưng sống vẫn hên xui hic.còn hok lột thì toàn chết nguyên con hic.ấp tới ngày thành con rùi bị chết tiếc quá,với lại tốn thời gian nữa.cảm ơn anh em trước
 
xin mấy ae giúp đỡ dùm,mùa này bồ câu nhà mình ấp sao bi sát vỏ nhìu quá.làm hao bồ câu con của mình quá ae nào bít xin chỉ giáo.tới ngày gần nở là mình lấy ra xem để lột vỏ nhưng sống vẫn hên xui hic.còn hok lột thì toàn chết nguyên con hic.ấp tới ngày thành con rùi bị chết tiếc quá,với lại tốn thời gian nữa.cảm ơn anh em trước

Đây là một vài suy nghĩ của mình về trường hợp này nhé:
1. Thật ra khi mình nuôi bồ câu mới phát hiện rằng, đôi lúc bồ câu cũng cần nghỉ ngơi, lấy lại sức sau một thời gian làm việc liên tục "đẻ - nuôi con - đẻ - nuôi con", và bồ câu cũng là thuộc dạng động vật, không phải là "máy móc", thậm chí máy móc đôi lúc còn trục trặc,... Hoặc bồ câu đến thời kỳ thay lông thì năng suất sinh sản kém dần.

11680428775_318456117e_c.jpg


2. Mùa đông, vốn không phải là thời tiết thích hợp cho bồ câu. Vì khi đó, nhiệt độ xuống thấp lại thay đổi đột ngột, khả năng hấp thụ thức ăn cũng không tốt, lúc này đôi khi chim bồ câu bố mẹ "làm việc" cũng không hiệu quả lắm. Một việc khác nữa là, khi mùa đông tới, nhiệt độ thấp đòi hòi bồ câu mẹ phải đảm bảo nhiệt độ của trứng ấp như bình thường.

11679423174_0ebccbbcb9_c.jpg


11679013495_a25d178244_c.jpg


3. Khi bạn nuôi với số lượng vài đôi, thì không phải tất cả các cặp chim bố mẹ lúc nào cũng đạt 100%. Và khi đó, bạn sẽ không thể "trảm" những cặp bố mẹ mà năng suất không đạt. Mà chim bố mẹ không đạt thì mấy "chú em" chắc chắn cũng không "ngon" lắm.

11680800514_c70f75a352_c.jpg


11680519995_93f7c6eeed_c.jpg


Đây là những phân tích từ những kinh nghiệm của mình. Để hạn chế tối đa những biểu hiện trên đây, mình cũng có một số giải pháp (áp dụng ở trại của mình):

- Tăng cường đổi trứng cho những cặp bố mẹ ấp trứng và nuôi con "cực tốt". Trường hợp không đủ chim bố mẹ ấp thì mình cho vào máy ấp trứng, tỷ lệ của máy ấp trứng của mình đạt trên 95%:

11184987414_fb0ae3cbbc_c.jpg

8561608251_05ac8d7ea8_c.jpg


- Để tăng thêm sức đề kháng, bổ sung thêm canxi và các chất nhằm tạo ra phôi của trứng có cồ mạnh, thường vào mùa đông, mình nấu nước chín, bỏ gừng vào, pha với loãng ra cho bồ câu uống. Các chất khoáng, canxi, ADE tổng hợp cũng được quan tâm bổ sung đầy đủ.

8141513690_5db7a9e9f6_c.jpg


- Phải chọn chim giống bố mẹ thật chuẩn ngay từ đầu. Mình rất thích một cách quản lý của người nước ngoài "đúng ngay từ đầu", trong tất cả các công đoạn. Đây là những cặp giống rất tốt của mình nè:

7124254267_28819fb23a_c.jpg


7124236299_518bc8609d_c.jpg


7090367685_5903e01b0b_c.jpg


6944296322_71b1f45c16_c.jpg


- Hãy chỉnh trang, sắp xếp để bạn có một trang trại thoáng, vệ sinh, nhìn là muốn phải chăm sóc cho "kỹ càng, đàng hoàng" nhé:

7090348737_65a99982a2_c.jpg


7124228573_2ecef9f4ac_c.jpg


6978141582_28c974caff_c.jpg


Chúc bạn hãy vượt qua những giai đoạn "đáng ghét" này, hãy tập trung quan sát, ghi chú cẩn thận từng cặp bố mẹ, từng "cá tính, tính nết", bạn sẽ biết cách để đề ra cách "trị" những cặp bố mẹ này. Chúc bạn thành công.
 
B
hôm trước bác có nói nhập 600 đôi chim Tàu về để nuôi thử, đến hôm nay đã nhạp về chưa bác, và nhập về rồi thì chim đã đẻ chưa, tỷ lệ nở và trọng lượng của chim bố mẹ và chim con như thế nào mong bác chia sẻ.
 
T
Ấp máy gjảm tỷ lệt mất con, năng suất cao, nhưng tránh lạm dụng. Mùa này có đôi mất 30ngày vẫn chưa đẻ. Đây là khoảng thời gian giải lao cho mấy em nó. Đúng là những cặp chỉ biết đẻ ấp chẳng ra gì thì hậu duệ của chúng sẽ rặp khuôn.
 
B
chân thành cám ơn anh thức đã chia sẽ.trại của em thì cũng thoát mát và sạch sẽ lắm,còn chuyện nấu nước cho nó uống hơi bị khó anh ơi,nhiều quá sao nấu nổi anh hic.ah anh thức cho em hỏi mấy miếng lót phân bồ câu trên anh mua giá thế nào vậy? có rẻ hok anh,ở dưới em 1 miếng 70k chia làm được 4 miếng lót có đắt hok anh?có mấy hình ảnh của trại anh nhận xét dùm,có cần thay đổi gì hok anh?
hic up hình cả buổi hok được huhuhu

--------

Agriviet.Com-0h0k.jpg

Agriviet.Com-ach9.jpg

Agriviet.Com-kveh.jpg

Agriviet.Com-ucit.jpg

hi cuối cùng cũng được rùi:5^:
 
Last edited by a moderator:
chân thành cám ơn anh thức đã chia sẽ.trại của em thì cũng thoát mát và sạch sẽ lắm,còn chuyện nấu nước cho nó uống hơi bị khó anh ơi,nhiều quá sao nấu nổi anh hic.ah anh thức cho em hỏi mấy miếng lót phân bồ câu trên anh mua giá thế nào vậy? có rẻ hok anh,ở dưới em 1 miếng 70k chia làm được 4 miếng lót có đắt hok anh?có mấy hình ảnh của trại anh nhận xét dùm,có cần thay đổi gì hok anh?

Qua hình ảnh, mình có một số nhận xét về chuồng trại của bạn như sau:
- Đây là mô hình nuôi bồ câu công nghệp, không phải nuôi thả lan theo kiểu truyền thống.
- Quy mô chuồng trại giai đoạn đầu như vậy là quá tốt. Mỗi ô chuồng của bạn có kích thước rộng, thoải mái cho bồ câu bố mẹ (đương nhiên là sẽ chiếm diện tích). Ổ đẻ thì dùng rổ nhựa (về chi phí thì rẻ, nhưng đôi khi 1 số chim con dễ bị tật ở chân). Tuy nhiên theo mình thì chuồng trại không kiên cố lắm, hehehe.
- Giống chim bố mẹ toàn màu trắng, lớn con (sau này dễ bán chim thịt). Tuy nhiên, theo quan sát thì hình như tỷ lệ đẻ, nuôi con hiện nay chưa đạt.
Đây chỉ là những nhận xét dựa vào hình ảnh anh cung cấp.

Có đề nghị với bạn, nếu sau này nuôi nhiều thì bạn giúp mình làm đầu mối thu mua bồ câu ở khu vực miền Tây nhé. Chim ra ràng của mình có trọng lượng từ 430gr trở lên nè:

6122830086_b6b5dcc863_z.jpg


6122282259_5d0ae28124_z.jpg


6122222453_2846cd8585_z.jpg
 
B
Rất cảm ơn những nhận xét chia sẽ của anh.vì lúc đầu thích nuôi quá,nên em không có thời gian chuẩn bị dài nên còn nhiều thiếu xót hi.những thiếu xót sẽ được sửa dần trong thời gian tới và cố gắng phát triển con bồ câu hơn nữa.vì đối với em bồ câu không chỉ làm kinh tế mà còn là sự khát khao đam mê,mỗi lần được chăm sóc mấy em nó thì mọi chuyện không vui đều tan biến cuộc sống bình yên vô cùng hiihih
 
N
Rất cảm ơn những nhận xét chia sẽ của anh.vì lúc đầu thích nuôi quá,nên em không có thời gian chuẩn bị dài nên còn nhiều thiếu xót hi.những thiếu xót sẽ được sửa dần trong thời gian tới và cố gắng phát triển con bồ câu hơn nữa.vì đối với em bồ câu không chỉ làm kinh tế mà còn là sự khát khao đam mê,mỗi lần được chăm sóc mấy em nó thì mọi chuyện không vui đều tan biến cuộc sống bình yên vô cùng hiihih
thật hạnh phúc cho những a e nuôi bồ câu trong ý
 
Back
Top