Thảo luận Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Cải tạo ao nuôi tôm là một trong những vấn đề cấp thiết cần trong mỗi mùa vụ. Nó đóng vai trò quan trọng và quyết định nhiều đến nhiều thành công của vụ nuôi. Vậy cải tạo ao nuôi tôm như thế nào thì đúng và tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1, Cải tạo đáy ao nuôi tôm

Đối với đấy ao cần phải cải tạo đáy ao một cách tốt nhất, cho nước vào ngâm từ 2 - 3 ngày rồi xả hết nước để tháo rửa. Lượng vôi bón tùy thuộc vào độ pH của đáy ao:

- Khi pH từ 6 - 7 sử dụng với liều lượng từ 300 - 400 kg/ha

- Khi pH từ 4,5 - 6 sử dụng với liều lượng từ 500 - 1.000 kg/ha

Sau khi rắc vôi tiến hành phơi ao từ 7 - 10 ngàu, lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới cỡ từ 9 - 10 lỗ/cm2. Tiến hành gây màu nước để chuẩn bị thả giống.

- Đối với những ao nuôi cũ, sau khi thu hoạch thì tiến hành xả hết nước ao cũ. Trong trường hợp tháo cạn được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cấy xới đáy ao lên, trộn với vôi bột liều lượng mỗi ha từ 500 - 1000 kg. Tiến hành phơi khô 10 - 15 ngày rồi lấy nước qua lưới lọc để gây màu nước. Nếu ao nuôi không tháo cạn thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải, sai đó bón vôi để diệt tạp chất.

=> Lưu ý: Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng:

- Ao có hàm lượng Ca++ quá cao, bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PQ = 4 lắng xuống gây lên hiện tượng thiếu lân trong ao, thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây màu nước cho ao nuôi.

- Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, tiến hành bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên khiến nước quá lầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao, nết dùng vôi để sát trùng kết hợp với bón phân hữu cơ hoặc phân lân cho ao mới dùng lại được.

- Bón vôi quá liều lượng cũng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH tăng cao, NH3 tăng cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển.

- Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết.

2. Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước

Trong ao nuôi có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo, và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ,.. Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải cách khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Tùy vào từng ao nuôi mà chúng ta sử dụng liều lượng chlorine sao cho phù hợp nhất.

Cải tạo ao nuôi là bước quan trọng nên cần phải thực hiện ngay từ ban đầu. Hy vọng với thông tin về cải tạo ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức cải tạo ao nuôi một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn: Bí quyết cải tạo ao nuôi tôm thành công - Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm cho bà con
 


Công ty Khánh Hưng chuyên nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm nguyên liệu phục vụ cho thủy sản:

  • Nhóm phòng bệnh: Betaglucal, Antysol, Biogood, Nersal One...
  • Nhóm xử lý môi trường: Yucca, Iodine, BKC, KILL-OSS...
  • Nhóm vi sinh: Bon Clear, Supper Bio, Eco Bio, BZT...
  • Nhóm nguyên liệu kháng sinh.
Mọi chi xin liên để nhận được báo giá tốt nhất cho từng thời điểm:

Ms Trà 0939 820 049 Zalo: 0939 820 049
 


Back
Top