Kỷ thuật cộng sinh ngành nuôi Lươn không dơ bẩn ( không bùn )

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Chào các Bạn !
Mình không phải là Chuyên gia về ngành chăn nuôi thủy sản , và cũng chưa từng nuôi Lươn bao giờ . Nhân đọc qua một số chuyên mục về ngành nghề nuôi Lươn của Diễn đàn Agriviet , mình nhận thấy đây cũng có thể là một vật nuôi có giá trị cao , thị trường rộng lớn ( cả trong nước lẫn Xuất Khẩu ) . Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điễm chưa thống nhất , nên nhiều ngày qua mình cố truy cập thêm một số tư liệu vầ ngành nghề này của nước láng giềng TQ , để đối chứng thêm với các quy trình Kỷ thuật , Công nghệ mà một số ACE đã cung cấp trên Diễn đàn .
Thật thú vị khi được hiễu biết thêm hơn về một ngành nghề mới , qua sưu tập mình thấy có một giải pháp khá hay mà họ đã và đang ứng dụng đó là : Kỷ thuật cộng sinh ngành nuôi Lươn không dơ bẩn ( không bùn ) . Qua Topic này mong muốn các Bạn cùng tham gia mổ xẻ , hy vọng tìm ra thêm được một hướng đi mới cho ngành nghề nuôi Lươn đầy triển vọng của nước ta .
Cảm ơn các Bạn !

Agriviet.Com-Ky_thuat_nuoi_Luon_2_snapshot_01.37_%255B2013.10.08_03.15.08%255D.jpg

Agriviet.Com-Ky_thuat_nuoi_Luon_7_snapshot_01.51_%255B2013.10.09_03.49.19%255D.jpg



Nước cung cấp cho hồ nuôi Lươn cũng là một trong những chi phí khá lớn trong sản xuất chăn nuôi Lươn , và nhất là những khu vực bị hạn chế nguồn nước sạch . Vì vậy giải pháp cộng sinh có thể giúp hạn chế việc cung cấp nước mới 15 ngày 1 lần thay vì cách ngày 1 lần .

* Nước ao Lươn nên trồng thả thêm lục bình , chúng có tính năng điều chỉnh chất lượng nước , nhưng cần hạn chế sự phát triển quá mức để tránh cạnh tranh không gian với lươn. Hệ thống cộng sinh trong các chủng loài Ốc , Cá , Rau , Hoa ...có thể hấp thụ chất thải trong nước hồ nuôi lươn . giúp trao đổi chất của nitơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác , giúp loại bỏ 80-90%các chất phù du lơ lửng, và 70-80% chất hữu cơ tồn đọng , cung cấp 90 ~ 95% nhu cầu oxy sinh học thường xuyên cần thiết cho hồ nuôi ,Ổn định giá trị pH của nước vẫn còn trong phạm vi tiêu chuẩn . Đặt biệt các loại rau củ, thực vật thủy sinh thường tiết ra loại thuốc diệt nấm có thể giết chết 90 đến 95 phần trăm của các vi khuẩn tồn đọng trong môi trường nước hồ nuôi , làm cho chất lượng nước ao có khả năng tự phục hồi. Hệ thống chất thảy từ của các nguồn dinh dưỡng thức ăn có chứa bột cá, bột xương và các nguyên liệu thực phẩm khác là tương đối đầy đủ , chỉ cần bổ sung thêm nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của rau
* Để duy trì đa dạng sinh học của hồ nươi Lươn cần thả thêm Ốc , Cá tạp nhỏ,, ... giúp xóa mồi còn dư thừa khi cho Lươn ăn để điều chỉnh chất lượng nước. Nhưng lưu ý rằng những sinh vật này phải được kiểm soát số lượng dựa trên mối quan hệ hợp lý tương xứng .
Mỗi mét vuông hồ nuôi Lươn không nên thả quá 0,3 kg ( kích cở 15 - 20g/con ) hoặc 0,6kg ( kích cở 30 - 40g/con ) , Lươn cần được thuần hóa trước khi thả xuống hồ nuôi . Với nguồn giống trong tự nhiên , cho vào lu , thùng bỏ đói 3 - 4 ngày ( sau khi tắm nước muối nồng độ 3 - 5% trong 10 - 15 phút để diệt vi sinh ) , sau đó cho Lươn ăn thực phẩm chế biến có thể như : giun đất , hến , ốc , cá ... băm nhuyễn ( không vỏ và xương ) , trộn chung với cám gạo , Vitamin C 5mg/1kg lươn giống . Theo dõi hiện tượng khi Lươn bắt đầu thảy phân trở lại , là có thể thả vào hồ nuôi .
- Cóc để ngăn ngừa bệnh đốm mận ở Lươn , hiệu ứng phòng trị bệnh này rất độc đáo,
- Koike ( Hoa Súng kiểng ) có thể đặt 2- 4 cụm /hồ .
- Thả Ốc mỗi mét vuông không nên nhiều hơn 0,25 kg. ( ăn thức ăn dư thừa và phân Lươn thảy ra )
Ngoài ra, cũng nuôi dưỡng một số lượng tảo trong hồ bơi, ...( tránh lươn bị trầy xướt khi di chuyển dưới đáy hồ )
 


Last edited by a moderator:
Bây giờ chúng ta thảo luận về lĩnh vực thực phẩm dùng sử dụng chăn nuôi Lươn thương phẩm heng .

Các Bạn thân mến ! Đây cũng là vấn đề khá quan trọng bởi nó quyết định đến lợi nhuận của người chăn nuôi . Thực phẩm đắt quá , hoặc được vận chuyển xa sẽ đẩy chi phí lên cao ... sẽ không có lợi cho khu vực chăn nuôi .
Qua tham khảo trên Diễn đàn khoảng 3 tháng nay , theo thiển ý cá nhân mình nhận thấy đa số mọi người đều mong muốn tìm hiểu nghề chăn nuôi này và thường thì lại tập trung nhiều vào kỷ thuật chăn nuôi , nhưng lại ít hoặc không quan tâm lắm đến nguồn thực phẩm khả thi , thường xuyên tại chổ của địa phương mình .
* Các dạng thực phẩm sử dụng làm thức ăn cho Lươn :
- Dạng bột thô : Cám , bột ngô xay , bột cá khô ...
- Dạng thức ăn viên chế biến : tương tự như dạng nuôi Tôm , Cá ( nhiều kích cở viên , hàm lượng dinh dưỡng ... cho từng loại )
- Dạng thức ăn ép đùn : Đây là dạng thức ăn tươi rất phổ biến dùng trong ngành nghề chăn nuôi Lươn quy mô vừa và nhỏ tại TQ . Các nguyên liệu ép đùn bao gồm : trùng đất , giòi , cá tạp , ốc , phế thảy ngành giết mổ heo , bò , gà , ngành chế biến thủy sản ... Những nguồn nguyên liệu này có giá thành thấp , tươi mới , hàm lượng dinh dưỡng cao , tạo khoái khẩu cho vật nuôi . Tuy nhiên trong nguồn thức ăn cũng cần nhiều carbohydrate , do vậy trong khuyến cáo từ những công trình khảo sát nghiên cứu thực tế , tỷ lệ của chúng không nên chiếm quá 70% của nguồn thức ăn chăn nuôi . Đồng thời do quá trình xay nghiền , những nguyên liệu này thường có dạng sền sệt không kết tụ thành khối , chúng dễ dàng tan rã trong môi trường nước , do vậy nên cần bổ sung thêm những thức ăn dạng tinh bột khô như Cám , bột ngô xay hoặc thực phẩm viên sẽ phù hợp với đặc điểm thức ăn trong môi trường nước hơn . ( hình )

Trước khi muốn nuôi Lươn theo hướng thương mai hóa ta cần phải khảo sát tìm hiểu kỹ lĩnh vực này tại chính địa phương mình , bởi Lươn chỉ ăn những thức ăn quen thuộc hàng ngày và một khi nó không hoặc ăn ít , thức ăn dư thừa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước .
Ví dụ : khi bắt được ốc , trùng đất thì cho ăn ốc , trùng đất xay nghiền ... khi không có thì cho ăn thức ăn viên là điều không nên , trái với đặc tính ăn mồi của con Lươn .
* Một số trang trại chăn nuôi có quy mô vài chục hồ , lồng lưới ở TQ , người ta phải đầu tư nhiều tủ đông , thùng xốp giử lạnh cho nguồn thức ăn : cá tạp biển được cấp đông ( giá rẻ ) , phế phẩm ngành chế biến thủy sản , hoặc cá nuôi chất lượng thấp . Tuyệt đối không sử dụng loại nguyên liệu bị hư thối sẽ dễ gây bệnh cho Lươn và làm ô nhiễm nguồn nước hồ nuôi .

Nguyên liện cá tươi vận chuyển trong khu vực
iyj3.jpg


Chủng loại cá nuôi chất lượng thấp ( rẻ tiền )
apl8.jpg


Máy ép đùn ( xay nghiền )
7nkw.jpg


Thức ăn ép đùn ( xay nghiền )
ydw2.jpg


Trộn thêm thức ăn viên
5v1w.jpg




Giun ( trùng đất nuôi )
l84w.jpg


Tán nhuyễn trùng đất bằng máy cầm tay
zuro.jpg


2pqm.jpg
 


Last edited by a moderator:
thế chứ ốc bưu vàng thì chế biế như nào cho lươn ăn nhỉ

Ốc bưu vàng thì hơi mất công chút phải đập ra lấy ruột ( loại bỏ vỏ ra giống cái kiểu đang bán cho TQ ấy ) rồi băm nhỏ hoặc đưa vào máy xay nghiền như với cá vậy , sau đó trộn thêm với thức ăn viên cho dẻo lại . chú ý hệ tiêu hóa của Lươn không tiêu hóa được các loại vỏ sò , nghêu , ốc , hến đâu nhé .
 
Ốc bưu vàng thì hơi mất công chút phải đập ra lấy ruột ( loại bỏ vỏ ra giống cái kiểu đang bán cho TQ ấy ) rồi băm nhỏ hoặc đưa vào máy xay nghiền như với cá vậy , sau đó trộn thêm với thức ăn viên cho dẻo lại . chú ý hệ tiêu hóa của Lươn không tiêu hóa được các loại vỏ sò , nghêu , ốc , hến đâu nhé .

vâng thế mình có phải luộc nó lên để làm k hay cứ đập sống nv hả bác.
vs bác cho e hỏi thức ăn viên ở đây là loại nào ạh.có thể chộn cug cám gạo hoặc ngô ngien vào cùng cho lươn ăn k hả bác
 
Với ốc bưu vàng thì không cần luộc chỉ để tươi sống trộn thôi .
* Thức ăn viên là loại thực phẩm dùng cho chăn nuôi thuỷ sản : Tôm , cá ...Trong thức ăn viên này , nhà SX thường phối trộn thêm một số vitamin . khoáng chất có lợi cho vật nuôi .
* Cám gạo hoặc bột ngô xay nghiền vẫn được nhưng khâu bảo quản cần phải tốt vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn . Chú ý Chỉ sử dụng 1 trong 2 thôi và không nên thay đổi bất chợt . Ngoài ra nếu Bạn sử dụng nguồn thực phẩm này thì cần bổ sung thêm vitamin C , B cũng như những khoáng chất , chế phẩm thường được dùng trong chăn nuôi thuỷ sản sẽ tốt hơn chúng giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi , kích thích chúng ăn ngon miệng hơn , mau tăng trọng hơn .
 
Với ốc bưu vàng thì không cần luộc chỉ để tươi sống trộn thôi .
* Thức ăn viên là loại thực phẩm dùng cho chăn nuôi thuỷ sản : Tôm , cá ...Trong thức ăn viên này , nhà SX thường phối trộn thêm một số vitamin . khoáng chất có lợi cho vật nuôi .
* Cám gạo hoặc bột ngô xay nghiền vẫn được nhưng khâu bảo quản cần phải tốt vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn . Chú ý Chỉ sử dụng 1 trong 2 thôi và không nên thay đổi bất chợt . Ngoài ra nếu Bạn sử dụng nguồn thực phẩm này thì cần bổ sung thêm vitamin C , B cũng như những khoáng chất , chế phẩm thường được dùng trong chăn nuôi thuỷ sản sẽ tốt hơn chúng giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi , kích thích chúng ăn ngon miệng hơn , mau tăng trọng hơn .

vâng cảm ơn bác.sử dụng men tiêu hoá.e có dự định nuôi trùn + cá tạp và ốc bưu vàng làm thức ăn cho lươn cộng thêm men tiêu hoá và cám ngô hoặc cám gạo bác xem như vậy liệu đã đc chưa
và thêm thắc mắc một bể nuôi 6m2 để nuôi đc 400kg thương phẩm thì cần bao nhiêu kg lươn giống hả bác
và thêm máy chế biến thức ăn loại gd bác biết có thể tư vấn giúp e nên mua loại thế nào k?e cảm ơn
 

vâng cảm ơn bác.sử dụng men tiêu hoá.e có dự định nuôi trùn + cá tạp và ốc bưu vàng làm thức ăn cho lươn cộng thêm men tiêu hoá và cám ngô hoặc cám gạo bác xem như vậy liệu đã đc chưa
và thêm thắc mắc một bể nuôi 6m2 để nuôi đc 400kg thương phẩm thì cần bao nhiêu kg lươn giống hả bác
và thêm máy chế biến thức ăn loại gd bác biết có thể tư vấn giúp e nên mua loại thế nào k?e cảm ơn

bó tay chấm com.vn
 
ối zoi hai cái bác kia tưởng tư vấn cho e mà toàn đi ngu hết
bác vu_tuan con chua giup e cai vu trùn nhé.tứ hôm ấy chẳng gặp bác ol gì để mà hỏi
 
Mấy ACE , Bà con mình ở khu vực Đồng Tháp , An Giang , Hậu Giang đâu cả rồi heng . Mùa nước nổi , đánh bắt Lươn giống quá trời luôn , nhưng toàn bỏ cho chợ bán thịt không hà , uổng ghê mấy con Lươn bé ( nghe đứa cháu ở Thanh Bình , Đồng Tháp kể ) . Sau không mau phát triển thêm nghề nuôi Lươn nhỉ . Mình chờ các Bạn đấy , mau vào đây tham gia chứ .
 
Mấy ACE , Bà con mình ở khu vực Đồng Tháp , An Giang , Hậu Giang đâu cả rồi heng . Mùa nước nổi , đánh bắt Lươn giống quá trời luôn , nhưng toàn bỏ cho chợ bán thịt không hà , uổng ghê mấy con Lươn bé ( nghe đứa cháu ở Thanh Bình , Đồng Tháp kể ) . Sau không mau phát triển thêm nghề nuôi Lươn nhỉ . Mình chờ các Bạn đấy , mau vào đây tham gia chứ .
Đây dân Hậu Gianh nè a!cũng đang thí nghiệm 70 ký có gì mong a e giúp đỡ..hehe
 
Chào các bác!
Em dự định nuôi lươn ko bùn, thức ăn lúc đầu tính là cá tạp và giun quế (em đang nhân giống giun quế), nhưng còn băn khoăn khoản ủ lươn mùa đông này, ko biết bên TQ thì người ta có kỹ thuật gì khác ngoài che chắn cho lươn vào mùa đông ko bác Dfruit? Vừa rồi có quả lạnh, nhiệt độ chỗ em xuống 4-6 độ C (về đêm), các bác xem có giải pháp gì tư vấn cho em với. Em xin chân thành cám ơn!:6^::6^::6^:
 
Chào các bác!
Em dự định nuôi lươn ko bùn, thức ăn lúc đầu tính là cá tạp và giun quế (em đang nhân giống giun quế), nhưng còn băn khoăn khoản ủ lươn mùa đông này, ko biết bên TQ thì người ta có kỹ thuật gì khác ngoài che chắn cho lươn vào mùa đông ko bác Dfruit? Vừa rồi có quả lạnh, nhiệt độ chỗ em xuống 4-6 độ C (về đêm), các bác xem có giải pháp gì tư vấn cho em với. Em xin chân thành cám ơn!:6^::6^::6^:

Ngoài tự nhiên lươn ko chết vào mùa đông vì vậy bạn làm sao cho môi trường của lươn gần giống môi trường tự nhiên. còn lươn vào mùa đông khả năng tăng trưởng sẽ rất kém , cơ bản là ủ lươn để bán vào dịp cuối năm hoặc đầu năm thôi.
 
nuôi lươn tại nghê an!!!01257411328

Ngoài tự nhiên lươn ko chết vào mùa đông vì vậy bạn làm sao cho môi trường của lươn gần giống môi trường tự nhiên. còn lươn vào mùa đông khả năng tăng trưởng sẽ rất kém , cơ bản là ủ lươn để bán vào dịp cuối năm hoặc đầu năm thôi.

có phát hiện nho nhỏ.tôi cũng vừa trải qua mùa đông nuôi lươn với nhiệt độ đêm 6-10 oC.nhưng tôi thấy lươn ăn ít hơn thật nhưng lại thấy phát triển khá đều, hình như là nó tích mỡ trước mùa đông,nên khi mùa đông mà nó ăn dc ít hơn nhưng vẫn lớn khá nhanh.trải nghiệm thực tế thôi nhé. nên tôi thây nếu nuôi lươn miền bắc và bắc trung vào mua đông thì cũng khá ổn đấy,tuy nhiên ko dc như miền nam đâu nhé. đừng quá sợ hãi mà cứ tiến tới đi các bạn!!!
 
Vào mùa đông nếu nền nhiệt độ xuống thấp thì Lươn sẽ ăn ít hoặc không ăn , do vậy Bạn cần theo dõi điều chỉnh gia giảm lượng thức ăn cho phù hợp vì thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm nguồn nước .
Với giải pháp thả dày thêm các loài thực vật thủy sinh sẽ hổ trợ nâng cao nhiệt độ và làm sạch chất lượng nước hồ nuôi . Trong giai đoạn này cố giử nước sạch là quan trọng vì không phải thay nước lạnh thường xuyên mà chỉ cung cấp thêm lượng nước vừa đủ do bốc hơi thôi .
* Ở TQ do họ chăn nuôi Lươn quy mô hơn , từ vài chục đến hàng trăm hồ nuôi liên kế , do vậy việc tiếp nhiệt lạnh hoặc nóng do thời tiết của vật liệu xây hồ sẽ giảm rất đáng kể , tạo sự ổn định môi trường sống của Lươn .
* Vào khi thời tiết lạnh , nhiệt độ ban ngày ấm hơn đôi chút , là điều kiện thích hợp vế thời gian để cho Lươn ăn , tuy nhiên Bạn cần có lưới che sáng hồ nuôi tạo môi trường tối để Lươn ra ăn ( tập tính ăn đêm của Lươn ) .
Ngoài ra nếu Bạn nuôi nhiều hồ có thể gia tăng mật độ nuôi bằng giải pháp gom chung ( bản thân chúng cũng sinh nhiệt tạo ấm cho môi trường nước ) .

--------

Ngoài tự nhiên lươn ko chết vào mùa đông vì vậy bạn làm sao cho môi trường của lươn gần giống môi trường tự nhiên. còn lươn vào mùa đông khả năng tăng trưởng sẽ rất kém , cơ bản là ủ lươn để bán vào dịp cuối năm hoặc đầu năm thôi.

Ngoài tự nhiên , mùa đông Lươn sẽ vùi trú trong bùn ấm nên không thể chết do giá lạnh . Tuy nhiên môi trường này là sạch tự nhiên , còn trong bể nuôi không bùn nếu ta không giử được nguồn nước sạch ( ô nhiễm do thức ăn thừa ) hoặc thay nước thường xuyên sẽ dễ làm Lươn chết . Chết do mất sức và do nhiễm bệnh .
 
Last edited by a moderator:
Vào mùa đông nếu nền nhiệt độ xuống thấp thì Lươn sẽ ăn ít hoặc không ăn , do vậy Bạn cần theo dõi điều chỉnh gia giảm lượng thức ăn cho phù hợp vì thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm nguồn nước .
Với giải pháp thả dày thêm các loài thực vật thủy sinh sẽ hổ trợ nâng cao nhiệt độ và làm sạch chất lượng nước hồ nuôi . Trong giai đoạn này cố giử nước sạch là quan trọng vì không phải thay nước lạnh thường xuyên mà chỉ cung cấp thêm lượng nước vừa đủ do bốc hơi thôi .
* Ở TQ do họ chăn nuôi Lươn quy mô hơn , từ vài chục đến hàng trăm hồ nuôi liên kế , do vậy việc tiếp nhiệt lạnh hoặc nóng do thời tiết của vật liệu xây hồ sẽ giảm rất đáng kể , tạo sự ổn định môi trường sống của Lươn .
* Vào khi thời tiết lạnh , nhiệt độ ban ngày ấm hơn đôi chút , là điều kiện thích hợp vế thời gian để cho Lươn ăn , tuy nhiên Bạn cần có lưới che sáng hồ nuôi tạo môi trường tối để Lươn ra ăn ( tập tính ăn đêm của Lươn ) .
Ngoài ra nếu Bạn nuôi nhiều hồ có thể gia tăng mật độ nuôi bằng giải pháp gom chung ( bản thân chúng cũng sinh nhiệt tạo ấm cho môi trường nước ) .

--------



Ngoài tự nhiên , mùa đông Lươn sẽ vùi trú trong bùn ấm nên không thể chết do giá lạnh . Tuy nhiên môi trường này là sạch tự nhiên , còn trong bể nuôi không bùn nếu ta không giử được nguồn nước sạch ( ô nhiễm do thức ăn thừa ) hoặc thay nước thường xuyên sẽ dễ làm Lươn chết . Chết do mất sức và do nhiễm bệnh .

dân chuyên nghiệp có khác....
 


Back
Top