ĐẶC TÍNH CÂY SƠ RI:
- Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 - 8 hoa trên một cánh hoa.
- Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ). Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa. Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.
- Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang. Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được.
CHU KÌ
- Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.
- Từ ngày ra hoa đến ngày thu hoạch trái chín, thời gian là 21 ngày (khoảng 3 tuần).
- Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 - 10 ngày mới hết trái trên cây (thời gian này có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào một phần kĩ thuật xử lí đậu trái nhiều hay ít)
PHÂN BÓN:
- Giai đoạn 1: Cây phát triển, lượng phân N-P-K cân đối (có thể giảm K)
- Giai đoạn 2: Cây chuẩn bị làm trái, cân đối lượng phân N-P-K ( bằng nhau)
- Giai đoạn 3: Làm trái, tăng cường thêm K, vì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với cây sơ ri. Nếu cây thừa đạm (N) thì cây sẽ tốt quá, cây sẽ phát triển lá không ra hoa và trái nhiều được. Vì vậy, ta nên tăng cường thêm hàm lượng K cao hơn thì cây sẽ ra hoa và đậu trái chất lượng hơn, trái sẽ ngọt hơn.
XỬ LÍ RA HOA:
- Cách 1: Nếu lần đầu tiên xử lí, ngưng nước ( cắt nước) một thời gian nhất định. Rồi ta tưới lại, phần này nhằm làm cho cây rụng bớt lá ( ức chế sinh trưởng) cây sẽ ra hoa nhiều hơn.
- Cách 2: Xịt KNO3 (nitrat kali) tỉ lệ kích thích ra hoa 250 gam/ bình 8 lit nước. Xịt từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
Áp dụng 2 cách trên, cách nào cũng được, vì cây sơ ri chỉ xử lí ra hoa một vài lần đối với cây trồng ở dưới đất thì cây sẽ quen theo chu kì mà tự động ra hoa theo một thời gian nhất định (cây sơ ri bonsai trong chậu thì ta chăm sóc tốt, chỉ xử lí ra hoa khi nào cần thiết ).
Cách xử lí ra hoa này là kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không phải theo bài bản hay sách vở gì cả. Trước kia tôi cũng áp dụng theo công thức sách vở nhưng tỉ lệ thành công không cao.
CHÚ Ý
Đây là giai đoạn quan trọng nhất nha! :45:
THUỐC LÀM ĐẬU TRÁI
1/ Khi hoa vừa chớm nở, cánh hoa sẽ có màu hồng phấn hoặc hơi đỏ. Lúc này ta bắt đầu xịt lần 1
2/ Vì sơ ri ra hoa chùm từ 4 - 8 hoa/ cuống nên không bao giờ hoa nở đồng loạt cả. Cách một ngày sau ta xử lí xịt lần 2 và cũng lặp lại như thế lần 3 là OK.
3/ Khi ta thấy những cánh hoa lúc nở có màu hồng hoặc đỏ - giờ đã chuyển sang cánh hoa có màu trắng ngà là lúc ấy tỉ lệ đậu trái của cây sơ ri đã thành công (các bạn lưu ý rằng : bởi vì một cuống hoa có rất nhiều hoa nên hoa sẽ rụng bớt đi một phần hoa đực. Các bạn yên tâm đừng lo gì cả, một chùm hoa khi đậu trái còn lại 4-5 trái bẻ cũng mỏi tay rồi)
BÍ KÍP NÈ: CÔNG THỨC PHA THUỐC
- B1 (các bạn mua B1 nông dược loại nào cũng được, loại đậm đặc hoặc loại đã pha chế rồi GROW MORE)
- 2,4 DD: Thuốc khai hoang dạng nước (tỉ lệ pha: 1/1000) không nhất thiết phải nhiều đâu, chỉ cần có hơi thuốc 1 lượng nhỏ nhất định thì tỉ lệ đậu hoa đã thành công. Nên nhớ rằng: 2,4 DD là thuốc khai hoang nhưng hoạt chất chính là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu các bạn dùng nhiều quá liều lượng thì trái sơ ri của các bạn sẽ bị dị dạng và chứa rất nhiều độc tố gây hại cho chúng ta.
CÁCH PHA THUỐC XỊT:
- Hai loại thuốc trên hòa chung lại với nhau theo tỉ lệ như sau: 100 ml B1 + 50 ml 2,4 DD ( nhiều quá để dành xịt, không sau cả)
- Mỗi lần xịt: 5 ml/ bình 8 lit.
- Khi trái đậu lớn bằng ngón tay út, khoảng 10 ngày sau nên xịt thêm thuốc dưỡng trái loại nào cũng được để trái to và bóng đẹp hơn.
- Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 - 8 hoa trên một cánh hoa.
- Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ). Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa. Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.
- Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang. Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được.
CHU KÌ
- Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.
- Từ ngày ra hoa đến ngày thu hoạch trái chín, thời gian là 21 ngày (khoảng 3 tuần).
- Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 - 10 ngày mới hết trái trên cây (thời gian này có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào một phần kĩ thuật xử lí đậu trái nhiều hay ít)
PHÂN BÓN:
- Giai đoạn 1: Cây phát triển, lượng phân N-P-K cân đối (có thể giảm K)
- Giai đoạn 2: Cây chuẩn bị làm trái, cân đối lượng phân N-P-K ( bằng nhau)
- Giai đoạn 3: Làm trái, tăng cường thêm K, vì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với cây sơ ri. Nếu cây thừa đạm (N) thì cây sẽ tốt quá, cây sẽ phát triển lá không ra hoa và trái nhiều được. Vì vậy, ta nên tăng cường thêm hàm lượng K cao hơn thì cây sẽ ra hoa và đậu trái chất lượng hơn, trái sẽ ngọt hơn.
XỬ LÍ RA HOA:
- Cách 1: Nếu lần đầu tiên xử lí, ngưng nước ( cắt nước) một thời gian nhất định. Rồi ta tưới lại, phần này nhằm làm cho cây rụng bớt lá ( ức chế sinh trưởng) cây sẽ ra hoa nhiều hơn.
- Cách 2: Xịt KNO3 (nitrat kali) tỉ lệ kích thích ra hoa 250 gam/ bình 8 lit nước. Xịt từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
Áp dụng 2 cách trên, cách nào cũng được, vì cây sơ ri chỉ xử lí ra hoa một vài lần đối với cây trồng ở dưới đất thì cây sẽ quen theo chu kì mà tự động ra hoa theo một thời gian nhất định (cây sơ ri bonsai trong chậu thì ta chăm sóc tốt, chỉ xử lí ra hoa khi nào cần thiết ).
Cách xử lí ra hoa này là kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không phải theo bài bản hay sách vở gì cả. Trước kia tôi cũng áp dụng theo công thức sách vở nhưng tỉ lệ thành công không cao.
CHÚ Ý
Đây là giai đoạn quan trọng nhất nha! :45:
THUỐC LÀM ĐẬU TRÁI
1/ Khi hoa vừa chớm nở, cánh hoa sẽ có màu hồng phấn hoặc hơi đỏ. Lúc này ta bắt đầu xịt lần 1
2/ Vì sơ ri ra hoa chùm từ 4 - 8 hoa/ cuống nên không bao giờ hoa nở đồng loạt cả. Cách một ngày sau ta xử lí xịt lần 2 và cũng lặp lại như thế lần 3 là OK.
3/ Khi ta thấy những cánh hoa lúc nở có màu hồng hoặc đỏ - giờ đã chuyển sang cánh hoa có màu trắng ngà là lúc ấy tỉ lệ đậu trái của cây sơ ri đã thành công (các bạn lưu ý rằng : bởi vì một cuống hoa có rất nhiều hoa nên hoa sẽ rụng bớt đi một phần hoa đực. Các bạn yên tâm đừng lo gì cả, một chùm hoa khi đậu trái còn lại 4-5 trái bẻ cũng mỏi tay rồi)
BÍ KÍP NÈ: CÔNG THỨC PHA THUỐC
- B1 (các bạn mua B1 nông dược loại nào cũng được, loại đậm đặc hoặc loại đã pha chế rồi GROW MORE)
- 2,4 DD: Thuốc khai hoang dạng nước (tỉ lệ pha: 1/1000) không nhất thiết phải nhiều đâu, chỉ cần có hơi thuốc 1 lượng nhỏ nhất định thì tỉ lệ đậu hoa đã thành công. Nên nhớ rằng: 2,4 DD là thuốc khai hoang nhưng hoạt chất chính là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu các bạn dùng nhiều quá liều lượng thì trái sơ ri của các bạn sẽ bị dị dạng và chứa rất nhiều độc tố gây hại cho chúng ta.
CÁCH PHA THUỐC XỊT:
- Hai loại thuốc trên hòa chung lại với nhau theo tỉ lệ như sau: 100 ml B1 + 50 ml 2,4 DD ( nhiều quá để dành xịt, không sau cả)
- Mỗi lần xịt: 5 ml/ bình 8 lit.
- Khi trái đậu lớn bằng ngón tay út, khoảng 10 ngày sau nên xịt thêm thuốc dưỡng trái loại nào cũng được để trái to và bóng đẹp hơn.