Kỹ thuật nuôi dế dũi ( dế trũi, dế nhũi)

  • Thread starter thegioicontrung
  • Ngày gửi
Kỹ thuật nuôi dế dũi ( dế trũi, dế nhũi)

Ngày nay khi xã hội ngày một phát triển, con người ngày càng muốn trở về với thiên nhiên, nhu cầu nuôi chim và các rồng làm kiểng để tạo không khi vui nhộn trong các gia đình ngày một nhiều.


DE%20DUI%2004.gif

Dế dũi, đặc sản của chim và cá rồng
Chính vì lý do đó mà nhu cầu thức ăn côn trùng làm thực phẩm cho dế chim ngày một nhiều và dế dũi được cho là đặc sản trong các món ăn của chim, dế dũi hiện nay trên thị trường được bán với giá khá cao, một kg dế dũi giao động từ khoảng 300.000 đ/kg đến 500.000 đ/kg, tùy vào thời điểm.

Với nhu cầu thị trừng ngày một nhiều như vậy, nên nhiều hộ nông dân đã bắt đầu nuôi dế dũi nhưng do chưa nắm được kỹ thuật nên việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Để tháo gởi vấn đề này, chúng tôi xin giới thiểu tới bà con kỹ thuật nuôi dế dũi (dế nhũi, dế trũi).
DE%20DUI%2001.gif

Dế dũi là loài côn tùng dễ nuôi
Dế trũi thuộc họ côn trùng thân dày, dài khoảng 3-5 mm với mắt tròn với hai chân trước như hai chiếc xẻng phát triển thuận lợi cho việc đào hang và bơi. Dễ trũi cũng có thể bay - một con trưởng thành có thể di chuyển 8 km trong mùa sinh sản. Mùa đông thì chúng đi ngủ đông. Chúng sống ở những khu vực đồng ruộng, bãi cỏ ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Ở một số nước Đông Á, người ta đôi khi sử dụng dế trũi làm thực phẩm.

· Tên gọi thường: dế dũi (mole-cricket) (Hình 1)
· Tên khoa học: Gryllotalpa unispina Saussure(dế dũi ôn đới) và Gryllotalpa africana Palisot de Beauvois(dế dũi châu Phi)
· Chủng loại: cũng như dế mèn dế dũi thuộc họ côn trùng, được phân thành hai loại: dế dũi ôn đới và dế dũi nhiệt đới.
· Phân bố: dế dũi châu Phi xuất hiện nhiều ở vùng Á nhiệt đới và nhiệt đới .
· Đặc điểm:
+Về màu sắc: dế dũi thường có màu nâu nhạt hơi vàng.
+Về hình dạng: có 6 chân, nhưng 2 chân trước lớn có 3-4 móng sắc(Hình 3), nhọn(để đào bới đất…), 4 chân sau nhỏ hơn và chỉ có 2 nhỏ như đầu kim.
· Kích thước: một con trưởng thành thông thường dài khoảng 3,5-4,5cm và bề ngang khoảng 1cm.
· Môi trường sống: cả hai loại trên đều rất thích sống ở những nơi ủ phân, đất nền chuồng, ban ngày trú ẩn dưới đất.
· Tính cách: không giống như “bà con” dế mèn hay dế chọi của mình, dế dũi rất hiền và thích đào bới tuy nhiên chúng cũng là mối nguy hiểm đối với các cánh đồng
. Cách làm chuồng nuôi dế dũi: Chuồng 80x80x80 các bạn có thể nuôi được khoảng 50 đến 70 con dế dũi bố mẹ, cho vào trong chuồng 1 lớp đất sốp dày khoảng 40 cm, cho vào đó khoảng 30 đến 50 con trùn đất làm thức ăn cho dế dũi, cho lên bề mặt một ít cỏ mục, một ít cỏ tươi, 2 ngày bạn tiến hành phun sương chuồng dế dũi một lần để tạo đổ ẩm cho dế dũi.


1284979349-12.jpg

Trùng quế, thức ăn của dế dũi
· Thức ăn chủ yếu: Dễ trũi là loài ăn tạp, chúng ăn cả ấu trùng, giun, rễ cây, cỏ… Dễ dũi ăn vào ban đêm và phần lớn thời gian chúng ở dưới đất trong một hệ thống hang dày đặc nên chúng ta rất ít khi bắt gặp chúng
· Sinh sản: Mỗi năm có một đợt, khoảng cuối Đông - đầu Xuân, dế bắt đầu sinh sản dưới những lớp đất mềm sâu từ 25-30cm. Sau 3 tuần trứng bắt đầu nở.
· Kẻ thù: Các loại kẻ thù ăn thịt dế trũi có chim, chuột, chồn hôi, tatu, rết, bò cạp, tắc kè, …

Trọng Hoàng
Nguồn: thegioicontrung.info
 




Back
Top