Kỹ thuật nuôi rắn ri voi

KỸ THUẬT NUÔI RẮN RI VOI

Agriviet.Com-Ran_Ri_Voi.jpg


KỸ THUẬT NUÔI RẮN RI VOI

1.Tên gọi:
•Rắn ri voi (ri tượng, bồng voi) có tên khoa học là Enhydris Bocourti, thuộc loài rắn nước, nhưng chúng to hơn các loài rắn nước khác, có con nặng tới 7 – 8 kg
•Bộ xương của rắn phát triển. Xương sọ gồm 14 xương hợp thành. Xương hàm có xương hàm dưới, 3 xương hàm trên (ngoài, giữa và trong). Xương cổ có 9 đốt. mỗi đốt có 6 gai
•Xương sống có 132 đốt và xương sườn cũng có 132 đôi. Ngoài ra còn có xương đôi và xương hậu môn.
•Tập tính của rắn hoạt động vào chiều và ban đêm chúng bắt đầu bò đi kiếm mồi. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi, rắn cũng dễ thích ứng với điều kiện cho ăn vào ban ngày. Rắn là loài thân nhiệt máu lạnh nên cũng thích sưởi nắng ở những chỗ ven bờ. Nhưng với điều kiện quá nóng (trên 350C) có thể làm rắn chết
•Ri voi không thích nước lợ. Khi thủy triều dâng, nước mặn tràn vào, rắn thường di trú tới vùng nước ngọt để sống. Chúng bơi lặn rất giỏi, bắt cua cá ở cả những tầng sâu trong nước
•Ri voi lớn con nhiều thịt, thịt trắng thơm ngon và dai. Đây là loài rắn nước có giá trị thương mại cao so với các loài rắn nước khác, phân bố ở các thủy vực thuộc hệ sinh thái nhiệt đới như rắn ri cá, rắn bông sung, ri cóc
•Ri voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì tính hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Vết cắn của chúng sâu và buốt làm máu ra nhiều. Hơn nữa, răng rắn bị gẫy và nằm ngay trong vết cắn, cần lấy răng rắn ra và sát trùng để tránh bị nhiễm trùng. Rắn tấn công và ăn những con mồi lớn hơn chúng 1,5 lần, do miệng của chúng có thể há rộng rất lớn, vì xương hàm trên và hàm dưới ở rắn không ngoắc vào với nhau. Miệng cứ giãn ra mãi và con mồi bị nuốt dần vào bụng.

2.Mô hình nuôi: có nhiều dạng
Agriviet.Com-Ri_Voi_Ao_-_Be_Nuoi_Ran.JPG


Nuôi ao đất:
•Cho lục bình, rau, bèo 2/3 mặt nước ao để giữ mát và làm giá đỡ cho rắn bám vào nghỉ ngơi. Làm mái che tạm để tránh nước mưa chảy tràn, trồng thêm rau muống che kín mặt ao .Giữa ao đặt 1 tấm dal tạo điều kiện cho rắn nằm tắm nắng và tìm thở khí trời khi lột da. Ao có diện tích không nên quá 2000 m2, mật độ nuôi có thể từ 10 – 20 con/ m2. Mực nước ao nuôi chỉ chừng 6-7 tấc đến 1m là tốt nhất. Nước ra vào mỗi ngày. Xung quanh ao, trồng rau cỏ cho rắn núp nắng, không để rắn tụ vào một nơi (ví dụ: mỗi mét khối nước có tới 10 kg rắn tụ vào) và chỗ khác trống, nắng thì dễ ô nhiễm
•Nước ao nuôi rắn con phải sạch, mực nước ao khoảng 0,6 – 0,7m, kích cỡ tùy thuộc vào số lượng rắn, ao có độ dốc về một phía sao cho đầu dốc cạn nước khi đầu kia có độ sâu như trên. Xung quanh ao có tường.
Lưu ý: không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn.
•Quanh phần đất trên bờ có thể dùng lá chuối khô chất thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 - 0,5m để rắn chui vào ngủ sau khi ăn. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối, bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú ẩn, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn.

Nuôi bể xi măng:
•Bể, ao nuôi cần phải gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước .Diện tích 16m2, cao 1,2m chia thành 2 ngăn, bỏ đất ruộng vào bể chiếm khoảng 1/4 diện tích, thả lục bình vào chiếm khoảng 2/3 diện tích để tạo nơi cư trú và che mát cho rắn. xây âm xuống 1m, cao lên khỏi mặt đất 1,2m. Bể xi măng xây sau 01 tháng , phơi khô và sát trùng hồ mới nuôi được. Vệ sinh đáy ao bằng cách dọn bớt bùn, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10 - 20cm
•Ống cấp và thoát nước bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3 m. Xung quanh ao có thể xây tường cao hơn mặt đất 0,5 m và tô trơn để rắn không bò ra ngoài, cũng có thể dùng tấm Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm Fibroximăng phải được cắm sâu xuống đất, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường Fibroximăng được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được.
•Tùy số lượng rắn con, có thể ngăn bể ra làm nhiều ngăn để dễ kiểm tra chăm sóc và có mật độ thích hợp. Mực nước trong bể cũng chỉ khoảng 0,5 - 0,6 m, cho lục bình, rau, bèo vào 2/3 diện tích mặt nước. Làm mái che tạm để tránh nước mưa.
•Lượng thức ăn, cách chăm sóc dùng cho nuôi dưỡng trong bể cũng giống như nuôi dưỡng trong vèo. Phải chú ý thường xuyên thay nước.

Nuôi trong vèo bằng lưới nylon:
•Lớn nhỏ tùy vào lượng rắn con với mật độ nuôi dưỡng 25 - 30 con/m2, mực nước vèo phải đạt 0,5m và nước ao đặt vèo phải sạch. Trong vèo thả lục bình, chiếm 2/3 mặt nước. Tác dụng của lục bình là nơi rắn bám hoặc nằm nghỉ ngơi đồng thời giữ mát cho rắn khi trời nắng nóng. Phía đáy bốn gốc vèo ta cột neo vật nặng để giữ cố định. Trong thời gian nuôi dưỡng rắn con trong vèo cũng là thời gian làm cho rắn quen dần với người nuôi, tập cho rắn săn mồi và có thói quen ăn no. Như vậy khi ra ao rắn sẽ háo ăn và tích cực đi săn mồi. Từ đó chúng sẽ lớn nhanh hơn.

Thức ăn: Tập tính của rắn ri voi hoạt động vào ban đêm.Tới chiều, chúng mới đi kiếm ăn các loại cá da trơn. Đôi khi, do thiếu thức ăn, rắn ăn cả các loại cá có vẩy. Ở miền Nam, rắn ri voi hoạt động mạnh vào mùa hè và mùa thu. Lúc này rắn ăn rất khỏe, lớn nhanh. Nhưng tới mùa đông và mùa xuân thì chúng ăn ít đi hoặc không ăn, loài rắn này có thể nhịn ăn tới 9 tháng (nhưng phải có nước uống đầy đủ). Tuy nhiên, chúng vẫn sống bình thường do cơ thể sử dụng lượng mỡ tích lũy được từ mùa hè.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
•Rắn là loài rất háo ăn, ăn xong cá này nuốt tiếp cá khác. Vì vậy không nên cho chúng ăn nhiều dẫn đến bội thực chết. Trường hợp 2 con rắn cùng nuốt một con mồi thì dùng kéo cắt mồi ra làm 2 để rắn không ăn lẫn nhau. Nếu mồi là lươn thì phải giết chết hẳn rồi mới cho ăn.
•Khi nuốt xong rắn sẽ tìm nơi kín đáo ẩn nấp nằm chờ tiêu hóa, có khi nó nằm cả tuần, rắn tiêu hóa con mồi trong môi trường nước nhanh hơn trên cạn, vì vậy khi nuôi rắn ri voi cần hạn chế nhốt chúng ở trên cạn. Rắn ri voi thường bắt mồi về đêm, chúng cũng dễ dàng thích ứng với điều kiện cho ăn vào ban ngày khi nuôi nhốt.
•Rắn mới thả thường không ăn vì bị stress do thay đổi môi trường. Không cho ăn, dùng Vitamin C lọai 30% theo tỷ lệ 500 grs / 150 m2 tạt liên tiếp 2-3 ngày để phòng chống phân đàn, sau 1 tuần là rắn quen với môi trường mới và tập trung vào việc săn bắt mồi. Cần chọn con mồi có kích cỡ phù hợp cho rắn. Vòng thân của con mồi bằng với vòng thân của rắn là vừa. Rắn thích ăn nhất là động vật tươi sống, không ương thối như ếch nhái, lươn con, trùng, các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏ. Cứ bình quân 3-4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg.
•Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 3-5% trọng lượng rắn trong ao, cho ăn hằng ngày. Tùy theo khả năng tăng trọng của rắn mà tăng hoặc giảm khẩu phần
•Không để thức ăn dư thừa, làm thối nước. Cho ăn thiếu rắn đói có thể ăn thịt lẫn nhau. Nuôi thêm lươn, cá sặc, cá trê, nhái từ các ao mương hiện có .Tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn tại chỗ cho rắn.
•Nên thường xuyên thay nước cho rắn (1 lần/tuần), không lấy nước bị ô nhiễm để tránh bệnh ngoài da trên rắn.

3.Sinh Trưởng:
•Quá trình sinh trưởng và phát triển, rắn lột xác để lớn lên. Lúc nhỏ, rắn lột xác định kỳ khoảng 28 -30 ngày một lần. Sau tuổi 2, chu kỳ lột xác của chúng dài hơn, khoảng từ 35 - 45 ngày/lần. Mùa hè và mùa thu, rắn lột xác đều đặn. Nhưng vào mùa đông và mùa xuân, rắn lột xác thất thường hơn.
•Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục. Mắt rắn mờ dần đi nhìn kém, ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác. Sau khi lột xác rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Nó thích leo lên bờ để sưởi nắng vào đầu giờ sáng (từ 7-9h). Khoảng 7-10 ngày sau da của chúng mới trở lại bình thường. Lúc này, chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh

4.Nhiệt độ:
•Thời tiết và thức ăn rất ảnh hưởng tới tốc độ lớn của rắn. Rắn là loài sinh ra vùng nhiệt đới nên chỉ thích ứng khí hậu nóng ẩm. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 200C chúng ngừng hoạt động. Còn nếu nhiệt độ hạ xuống dưới 170C là rắn có thể chết. Vì vậy, ở miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung không nuôi được loài rắn này. Chỉ có Nam bộ là nơi thích hợp nhất để nuôi loài rắn này. Ri voi không ưa vùng nước lợ. Chúng ngụp lặn rất giỏi để bắt mồi ở những tầng sâu.
•Rắn hô hấp bằng phổi nhưng có thể lặn lâu tới hơn 10 phút mới ngoi lên để thở.
•Rắn có thể sống được 10 năm. Nếu nuôi tốt, rắn có thể nặng tới 7 – 8 kg / con.

5.Nguồn giống:
•Cung cấp từ các nguồn bắt tự nhiên rất ít, nguồn này thật sự hiếm, chỉ có thể nuôi với quy mô nhỏ khó có thể thương mại hóa và quy mô trang trại. Thực tế trong môi trường tự nhiên ri voi rất linh động nên tìm bắt rất khó. Thông thường nêu bắt được thì rắn đã bị thương nên khó nuôi và dễ chết.
•Chọn loại con giống nhỏ cỡ 50 con/kg thường vào khoảng tháng 3 AL . Có thể bắt giống tự nhiên vào đầu mùa mưa. Rắn con chăm sóc với mật độ 30–40 con/m2
•Nuôi sinh sản là nguồn giống an toàn nhưng khan hiếm và rất đắt. Vì ri voi giá trị kinh tế rất cao nên tâm lý các chủ trại muốn nuôi lên rắn thương phẩm để bán, chỉ khi nào rắn con sinh ra quá nhiều không nuôi hết người ta mới bớt bán rắn giống. Số lượng trại rắn nuôi sinh sản ở Việt Nam cũng không nhiều. Từ thực trạng trên, để chủ động mùa vụ nuôi và nguồn rắn giống, nên chú ý đến hướng nuôi vỗ béo và sinh sản để có thể bán với giá cao ,chủ động nguồn rắn bố mẹ và giống sạch bệnh cho mùa sau

Chu kỳ sinh sản: Rắn bố mẹ bắt cặp vào khoảng tháng 8, tháng 9 đến tháng 4, tháng 5 năm sau sẽ đẻ. Mỗi năm rắn đẻ 1 lần. Rắn mẹ đẻ lần đầu khoảng 10 – 15 con. Rắn càng lớn đẻ con càng nhiều. Hao hụt trong quá trình nuôi khoảng từ 10% – 20%. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 800 gram đến 1,2 kg/con, tùy thuộc vào mức độ cho ăn
•Từ lúc nuôi đến đẻ lứa đầu tiên phải mất khoảng 5 năm, mỗi con rắn tơ có thể sinh sản từ 8-12 con và số lượng cứ tăng dần, đến lúc rắn cái đạt trọng lượng khoảng 3kg sẽ đẻ 40 con/lần.

6.Chọn giống bố mẹ:
•Rắn giống làm rắn bố mẹ, nên mua ở những cơ sở sản xuất có uy tín, và mua cả rắn đực và cái theo tỉ lệ một đực một cái hoặc tỉ lệ đực/ cái: 1/3 – 5. Nếu mua rắn hậu bị phải chọn rắn đực nặng từ 400 grs/con trở lên, rắn cái nặng từ 700 grs/con trở lên
Rắn cái: Thân hình mập mạp , đầu nhỏ, cổ thon, phần bụng nở nang, đuôi ngắn và vót. Bộ phận sinh dục nằm từ hậu môn quay vào bụng. Lưu ý: không nên chọn rắn cái quá mập sẽ khó đẻ. Rắn cái sinh sản chỉ ăn từ 80 – 85 ngày trong một năm với lượng cá khoảng 3 - 3,5 kg/con/năm
Rắn đực: đầu hơi to hơn, thân hình thuôn dài. Phần bụng thon nhỏ. Đuôi dài và có đoạn phình to rồi nhọn dần. Cơ quan sinh dục nằm trong đoạn phình đó. Nếu vuốt nhẹ phần gần hậu môn sẽ phát hiện cơ quan sinh dục đực. Lưu ý: Chọn rắn phải đồng cỡ, khoẻ mạnh, không có sẹo vết, loại bỏ những con bị gãy xương sống

7.Chọn giống nuôi thương phẩm:
•Con giống 200 grs trở lên, ở cỡ này con rắn tăng trọng nhanh nhất. Con giống phải sạch bệnh, không bị đẹn miệng
•Nên chọn theo tỉ lệ 1 đực 1 cái hay 1 đực 2 cái để khi nuôi lớn ta có thể chọn lại một số con thật sự khỏe mạnh làm con giống bố mẹ để sinh sản

8.Chăm sóc rắn mang thai
•Ri voi động dục theo mùa khoảng từ tháng 7–9 AL, đẻ từ tháng 4-6 AL năm sau. Thông thường, cao điểm bắt cặp giao phối của rắn vào tháng 7 AL hằng năm, từ 7-10 h tối. Thời gian này chăm sóc rắn phải hết sức nhẹ nhàng, yên tĩnh, tránh gây hoảng sợ cho rắn. Nhằm không làm vỡ trứng non trong bụng, vì lúc này trứng chỉ mới có lớp vỏ rất mỏng, nếu trứng bị vỡ trong bụng có thể gây chết rắn mẹ.
•Để kiểm tra rắn chửa sắp đẻ hay chưa, ta nắm ¼ thân rắn tính từ phía đầu và nhấc khỏi mặt đất. Nếu phần bụng rắn chắc, to đều từ trên xuống dưới, bộ phận sinh dục vẫn nằm kín bên trong thì rắn chưa đến thời kỳ đẻ. Nếu bụng rắn nhão trứng dồn về phía hậu môn và phình to, âm hộ lộ rõ ra ngoài màu hồng nhạt là rắn sắp đẻ

9.Kỹ Thuật đỡ đẻ cho rắn
•Việc đỡ đẻ thực tế lại rất cần. Chuẩn bị một bể riêng với kích cỡ rộng 0,5m, dài 1,2m và cao từ 0,8-1m. Đáy bể phải dốc, hai đầu lệch nhau và độ sâu 20cm. Lấy nước sạch (chỗ sâu nhất là 25cm và chỗ nông nhất là 5cm)
•Cho bèo lục bình vào, sau đó đưa rắn sắp đẻ vào bể. Lúc này rắn cái không chịu nằm yên; cơ thể run bần bật; biểu hiện trạng thái đau đớn, mỏi mệt, rắn bắt đầu rặn đẻ, kênh mình lên, đuôi rắn cong về phía trước; âm hộ mở rộng để rắn con chui ra.
•Phải theo dõi kỹ, không động vào thân rắn. Nhưng nếu thấy rắn con chui ra bị kẹt thì nhẹ nhàng kéo dần ra. Có trường hợp, rắn con không tự phá được bọc trứng, rắn mẹ rặn ra cả bọc trứng, phải lập tức phá ngay bọc trứng để cấp cứu cho rắn con. Nếu chậm, rắn sẽ bị ngạt chết.
•Quan sát thấy con nào yếu, không bò hoặc bơi được thì đưa riêng ra chậu và để nơi thoáng mát nhưng kín gió; cho vào đó một ít rau cỏ sạch tạo chỗ dựa nghỉ .Cũng có thể cho thêm vitamin tổng hợp (1gr/lít ) vào chậu để trợ lực cho rắn. Cứ 6 giờ thay nước một lần.
•Dù đến thời kỳ sinh sản nhưng muốn cho đẻ chậm lại thì bắt lên bờ vì rắn có nước mới đẻ được.
•Sau khi sinh từ 3 – 4 ngày ta mới bắt đầu cho ăn và vào thời điểm này rắn con cũng bắt đầu biết tự bắt mồi.
•Thức ăn của rắn con là cá trê con, loại 230 - 250 con/kg hoặc nhái nhỏ, nòng nọc .Trong 3 ngày đầu lượng thức ăn tương đương 1/3 trọng lượng ban đầu của rắn. Đến ngày thứ 4 cho ăn loại cá 170 – 200 con/kg và cho ăn tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 10 – 12 thì thả rắn ra ao nuôi.
•Sau khi sinh nở, rắn mẹ yếu mệt và bỏ ăn. Nên đưa rắn vào nơi dưỡng sức. Chọn một bể nước sạch với mức nước từ 10-20 cm và ở nơi thoáng mát, không có gió lùa, cho vào một ít rau cỏ để rắn nương tựa. Bón cá cho ăn kèm thêm vitamin tổng hợp và men tiêu hóa để giúp rắn mau hồi phục. Khoảng 7-10 ngày rắn mới hồi phục.

10.Nuôi rắn ri voi thương phẩm
•Chọn rắn Ri voi, trọng lượng từ 200 grs–300 grs /con để nuôi vỗ. Nuôi khoảng 2 - 3 tháng trọng lượng trung bình của rắn đạt 600 grs – 1 kg / con nếu nuôi theo dõi chăm sóc và quản lý tốt.
•Tiến hành bán thu tỉa bán rắn thương phẩm (nếu chăm sóc tốt có thể bán đồng loạt) Bắt đầu từ tháng 8 AL khi nguồn rắn ri con hết , cũng là vụ nuôi vỗ béo và nuôi hậu bị

11.Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh
•Trước khi nuôi, tháo cạn ao, bắt hết cá, lươn, ếch, nhái và các loại rắn có sẵn trong ao. Đặc biệt, Rắn trun là loài hay ăn rắn ri voi con. Đuôi nó nhọn và có thể tiết ra một chất làm tê liệt con mồi.
•Rắc vôi kín ao để khử trùng với liều lượng 20-25 kg vôi/100m2 ao. Phơi ao vài ngày rồi cho nước sạch vào, thả rau, bèo vào nuôi. Nếu trên bờ ao có cây bóng mát thì càng tốt. Có thể làm giàn cho bầu, bí, mướp che mát
•Sau khi ổn định khoảng 7-10 ngày thì ta mới bắt đầu thả rắn vào nuôi. Khoảng 1-2 tuần, thay nước một lần
•Rắn sắp lột da thì màu vảy trắng và mắt đục. Rắn bệnh hoặc bị thương phải chăm sóc riêng, khi khoẻ nuôi chung
•Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn .Kích thích rắn ăn bằng Vitamin tổng hợp + men tiêu hóa De200f Enzyme
•Rắn bị bệnh thường có những biểu hiện khác thường như: bò lên bờ hoặc leo lên trên khóm bèo để nằm, chuyển động chậm chạp, rắn không lo săn mồi mà bơi lờ đờ trên mặt nước, nó thường tìm tới những chỗ tĩnh để nằm ở đó hàng tiếng đồng hồ. Cần quan sát kỹ để đoán đúng bệnh và điều trị cho rắn
•Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất .Chăm sóc quản lý tốt, thức ăn sạch sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng, nguồn nước luôn sạch không ô nhiễm, tránh các loại côn trùng khác gây hại
•Thường xuyên thay nước, tốt nhất định kỳ 1 tháng / 1 lần

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP và CÁCH ĐIỀU TRỊ

1.BỆNH XUẤT HUYẾT – PHÙ ĐẦU

Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn llaictaluri gây ra, lây qua thức ăn, rắn ăn và ói, hoạt động chậm, bụng và miệng sưng cứng thấm tím .Môi trường ô nhiễm, lây lan tòan ao từ 4 đến 5 ngày, gây bệnh với các độ tuổi.
Dấu hiệu lâm sàng: Rắn ăn kém hoặc bỏ ăn, phù đầu, mắt lòi, vùng miệng thâm tím và có két đàm đen trong miệng. Nhiễm trùng đường ruột và sình hơi, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm nhanh

Phòng dịch
Giảm 50% theo liều điều trị - tháng / 1 lần
Pedomcad không sử dụng cho liều phòng
Bio Yeast - De200f 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Extra Odyl tạt sát trùng nước tháng / 1 lần / 100 ml / 200 m2
Điều trị
Ceentreat fam 3 grs / 1 kg rắn con – 2 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Ascobric Acid 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Pedomcad 5 ml / 1 kg rắn con – 5 ml / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Chú ý: Chọn mồi size nhỏ, cho ăn 10% ngày 1, và tăng thêm 20% đến 50% cho các ngày kế tiếp theo, sau đó cho ăn bình thường. Cân bằng độ PH nước từ 5.5 đến 6.5 .Độ PH nước trên 7.0 rắn sốc và chết

2.BỆNH GAN THẬN MỦ (Trắng Gan) - PHÙ NỀ
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, lây qua thức ăn. Xâm nhập qua vết thương. Do môi trường bị ô nhiễm, do nuôi mật độ dày, khi thời tiết thay đổi, lây lan nhanh từ 4 đến 5 ngày. Lây lan toàn ao và đột tử nhanh, gây bệnh với rắn lớn. Thường xuyên thay nước, sát trùng nguồn nước để phòng dịch
Dấu hiệu lâm sàng: Ít biểu hiện lâm sàng, rắn bỏ ăn, hoạt động chậm hơn bình thường, da bóng bình thường, Đột tử nhanh sau khi ăn no, mổ khám thấy gan có mủ chấm vàng trắng nhỏ, thận sưng

Phòng dịch
Giảm 50% theo liều điều trị - tháng / 1 lần
Kanidox không sử dụng cho liều phòng
Bio Yeast - De200f 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Extra Odyl tạt sát trùng nước tháng / 1 lần / 200 ml / 200 m2
Điều trị:
Thidotreat fam 3 grs / 1 kg rắn con – 2 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Ascobric Acid 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Kanidox 5 ml / 1 kg rắn con – 5 ml / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Chú ý: Chọn mồi size nhỏ, cho ăn 10% ngày 1, và tăng thêm 20% đến 50% cho các ngày kế tiếp theo, sau đó cho ăn bình thường. Cân bằng độ PH nước từ 5.5 đến 6.5 .Độ PH nước trên 7.0 rắn sốc và chết


3.BỆNH DA KHÔ:
Nguyên nhân gây bệnh: Do không sổ giun sán định kỳ, độc tố các loài sán Taenia của sán dây tiết ra trong quá trình cạnh tranh thức ăn với rắn làm suy dinh dưỡng. Giảm dịch ruột trypsin, chymotrysin và teo tuyến tụy có tác dụng phân giải protein. Độc tố làm teo và hoại tử gan tụy, rối loại chức năng ở các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy, viêm quanh các ống gan tụy với sự xuất hiện của vô số tế bào máu và sự hiện diện của trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử .Bệnh lây lan khi da rắn đến giai đoạn hoại tử gây mủ, môi trường nuôi thiều dinh dưỡng
Dấu hiệu lâm sàng: Giai đọan đầu da rắn bị khô sáp khó lột, giai đọan nặng da rắn ướt, đây là giai đọan họai tử da gây nhiều ổ mủ giữa 02 lớp da, mắt mù do giun móc di trú gây mù mắt .Hoạt động nặng nề, hay bỏ ra nằm riêng một chỗ vì đau, rắn bỏ ăn và chết
Phòng dịch
Giảm 50% theo liều điều trị - tháng / 1 lần
Kanidox không sử dụng cho liều phòng
Bio Yeast - De200f 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Fenbendazone Sổ sán lải định kỳ tháng 1 lần – 2 grs / 1 kg thể trọng
Extra Odyl tạt sát trùng nước tháng / 1 lần / 200 ml / 200 m2
Điều trị:
Thidotreat fam 3 grs / 1 kg rắn con – 2 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Ascobric Acid 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Kanidox 5 ml / 1 kg rắn con – 5 ml / 2 con / rắn lọai 1-2 kg

Chú ý: Cân bằng độ PH nước từ 5.5 đến 6.5 .Độ PH nước trên 7.0 rắn sốc và chết


4.BỆNH NẤM ĐẸN – SÁN LẢI:
Nguyên Nhân gây bệnh: Viêm gan, thận do không bài tiết được độc tố giun sán . Thức ăn nhiễm giun sán, giun móc di trú trú lên mắt gây mù mắt .Rắn giống ủ bệnh mang từ bên ngoài nhập đàn chưa qua xử lý bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm
Dấu hiệu lâm sàng: Trên da da nổi những mụn nấm màu trắng, nặng gây hoại tử và ghẻ lở loét trên da. Rắn biếng ăn rồi chết. Rắn bị mù mắt 1 hoặc 2 mắt .Lở loét lây lan nhanh từ 3 đến 5 ngày
Phòng dịch
Giảm 50% theo liều điều trị - tháng / 1 lần
Kanidox không sử dụng cho liều phòng
Bio Yeast - De200f 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Fenbendazone Sổ sán lải định kỳ tháng 1 lần – 2 grs / 1 kg thể trọng
Extra Odyl tạt sát trùng nước tháng / 1 lần / 200 ml / 200 m2
Điều trị
Fenbendazone 2 grs / 1 kg thể trọng / liê tục 3-5 ngày
Thidotreat fam 3 grs / 1 kg rắn con – 2 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg
Ascobric Acid 5 grs / 1 kg rắn con – 5 grs / 2 con / rắn lọai 1-2 kg

Chú ý: Giữ nguồn nước sạch .Nếu chỗ nuôi có cống ra - vào sông nước sạch thì tiện, thay nước 01 lần / tháng .Cân bằng độ PH nước từ 5.5 đến 6.5 là tốt nhất .Độ PH nước trên 7.0 rắn sốc và chết


5.BỆNH KỲ SINH TRÙNG: còn gọi là bệnh vẩy nhót
Agriviet.Com-Trung_Banh_Xe_1.jpg


Agriviet.Com-Trung_Qua_Dua.jpg


Agriviet.Com-San_la_Don_Chu.jpg


Nguyên Nhân gây bệnh: Gây ra do Trùng Bánh xe Trichodinidae – Trùng Quả Dưa Ichthyophthyrius multifiliis - Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus) Một số loài trong họ trùng bánh xe và trùng quả dưa thường gây bệnh ở lòai thủy sản có vảy như rắn ri voi, các lòai cá có vảy. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm, rắn giống ủ bệnh mang từ bên ngoài nhập đàn chưa qua xử lý bệnh
Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus phá hoại tế bào tổ chức da rắn làm cho da tiết dịch nhờn và họai tử dẫn đến suy hô hấp . Tổ chức da bị Cichlidogyru, Gyrodactylus ký sinh viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh
Dấu hiệu lâm sàng: Khi mới mắc bệnh, trên thân có nhiều mảng hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt rắn lên cạn. Da rắn chuyển màu xám, thường nổi lên mặt nước bơi lờ đờ nơi có cỏ rác, rắn bơi lội lung tung không định hướng vì trùng tấn công não gây viêm não và mù mắt . Một số con tách đàn nằm 1 chỗ quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vẩy trên lưng ,. Sau hết rắn lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.

Phòng trị bệnh:
-Nước muối NaCl 2-3% tắm cho rắn 5-15 phút
-KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho rắn
-Extra Odyl tắm với nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3)
-CuSO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3 nước) tắm cho rắn 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g/1 m3 nước).
-Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên hoạt động của rắn, biến động các yếu tố môi trường nước, nhiệt độ để có biện pháp xử lý kịp thời, không nên tự chữa trị và sử dụng kháng sinh ảnh hưởng đế chất lượng rắn thương phẩm

Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của ACE
Kính chúc ACE em Agriviet sức khỏe và thành công
Trân trọng
 


Last edited by a moderator:
bài viết hay, nhưng đã có nhiều ng viết trước rôi.

Cảm ơn pác truonghack, mình lên diễn đàn Agriviet tìm hoài không thấy nên mạo muội viết ra để ACE quan tâm trao đổi thêm kỹ thuật và kinh nghiệm cho loài này.

Mong học hỏi thêm kinh nghiệm và cập nhật thêm kỹ thuật đầy đủ hơn cho loài rắn ri voi này, ACE ó kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi lòai rắn này rất mong ACE đóng góp giúp thêm kinh nghiệm

Đang tính viết thêm mấy chủ đề kỹ thuật nuôi các lòai TRĂN - CÁ LÓC - CÁ LĂNG - CÁ TRA - ĐIÊU HỒNG - KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CÁ RÔ PHI - Tôm càng xanh - Tôm sú - Thẻ chân trắng . Sọan rồi nhưng sợ bị trùng lập . ACE cho ý kiến nên đăng chủ đề nào nhé


Chúc pác và ACE sức khỏe và thịnh vượng
 
Last edited by a moderator:
bài của pác khác với mấy bài khác ở chỗ có thêm 4 bệnh ở fần cuối, nó rất hay, nếu như các triệu trứng bệnh của pác kể pác chụp ảnh minh họa lên thì very good ljn đó pác.
 
bài của pác khác với mấy bài khác ở chỗ có thêm 4 bệnh ở fần cuối, nó rất hay, nếu như các triệu trứng bệnh của pác kể pác chụp ảnh minh họa lên thì very good ljn đó pác.

Pác truonghack thân mến,
Cảm ơn ý kiến của pác rất nhiều, hiện tại qua thực nghiệm thì mình đã xác định được các triệu chứng lâm sàng khi rắn bị nhiểm bệnh và chết. Về dữ liệu hình ảnh đang tìm mua máy chụp chuyên dụng mới chụp được hình ảnh vi khuẩn vì chúng nhỏ mắt thường không nhìn thấy, còn chụp mẫu bệnh phẩm thì có rồi nhưng nó chung chung quá . hiện tại ACE đang nuôi con rắn ri voi này quản lý chăm sóc tương đối tốt nên dịch bệnh ít xả ra, thông thuờng lòai này bệnh hay phát dịch vào mùa mưa và các tháng từ 1 đến 3. Mới tìm ra thêm 1 bệnh nữa đó là Bệnh Trùng Quả Dưa và Trùng Bánh Xe gây mù mắt và viêm não trên rắn.

về topic kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh lòai rắn ri voi này chắc chắn sẽ mình sẽ cố gắng cập nhật đấy đủ dữ liệu hình ảnh trogn thời gian sớm nhất

Chúc bạn vui khỏe và thịnh vượng
 
Last edited by a moderator:
Hình trang trại nuôi rắn ri voi sao thấy quen quen, hình như là đã nhìn thấy ở đâu . Vì hình cắt mất 1 phần nên không rỏ lắm, nhưng chắc 1 điều là hình rất quen . Mái lá của nhà trang trại, tấm đal giữa bể nuôi rắn rất là quen thuộc.
 
Anh cứ đăng tiếp... tuy đã có người đăng nhưng phần kỹ thuật bên trong lại có những điểm khác nhau, để mọi người xem xét, biết đâu sẽ học được những điều hay.
 

Hình trang trại nuôi rắn ri voi sao thấy quen quen, hình như là đã nhìn thấy ở đâu . Vì hình cắt mất 1 phần nên không rỏ lắm, nhưng chắc 1 điều là hình rất quen . Mái lá của nhà trang trại, tấm đal giữa bể nuôi rắn rất là quen thuộc.

Chào pác xuanvu,
Pác nhận định trúng phoóc 100%, em download hình này trên mạng Google, mục đích để dẫn chứng các mô hình nuôi hiệu quả để ACE quan tâm nuôi con rắn này dễ hiểu, để khi làm sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư. Không ngòai mục đích nào khác. Hình trên Google không rõ nguồn gốc nên em không trích dẫn nguồn được

Mong Pác nào là chủ quyền những hình ảnh trên thông cảm, coi như pác đã đóng góp công sức thêm cho ACE Agriviet đang quan tâm đến lòai này.

Danh tiếng thơm pác xuanvu em nghe rất nhiều, với kinh nghiệm lâu năm của pác, em mong pác giúp thêm ý kiến để topic hòan thiện hơn.

Xin được đóng góp ít kinh nghiệm và kiến thức mong cùng chấp cánh Agriviet bay cao, bay thật xa

Cảm ơn và kính chúc pác và ACE Agriviet sức khỏe và thịnh vượng
 
Last edited by a moderator:
nếu có đc hình triệu trứng thì wá tốt rồi pác, pác chịu khó soạn 1 file .doc sau đó chuyent thangmhf .pdf có chèm chữ kí để chống copy bản quyền đi pác, e vote pác nhiệt tình nếu k có các soft chuyển pác cứ pm e, e chuyển link tải cho pác đảm bảo 100% k virus.

--------

với lại e thấy mọi người có kinh nghiệm nuôi các loài ( rắn ri voi, long thừa, rắn mối, bò, chim bồ câu,...) nên hợp tác với nhau để viết các vấn đề liên quan đến những loài đó thì wá tốt, như đắc tính hoạt động, mồi, sinh sản, bệnh tật và chữa trị,... vì trên net đa số những bài viết hướng dẫn kt nhưng đa số là của nhà báo nói láo thôi và viết sơ sài chung chung, chứ chuyên sâu thì chưa có, nếu đc như thế thì quá tốt với những người mới bắt đầu, và thêm kinh nghiệm với những ng đã nuôi, do kinh nghiệm đc đúc kết từ nhiều người, vài lời chân thành cảm ơn các pác.
 
Last edited by a moderator:
nếu có đc hình triệu trứng thì wá tốt rồi pác, pác chịu khó soạn 1 file .doc sau đó chuyent thangmhf .pdf có chèm chữ kí để chống copy bản quyền đi pác, e vote pác nhiệt tình nếu k có các soft chuyển pác cứ pm e, e chuyển link tải cho pác đảm bảo 100% k virus.

--------

với lại e thấy mọi người có kinh nghiệm nuôi các loài ( rắn ri voi, long thừa, rắn mối, bò, chim bồ câu,...) nên hợp tác với nhau để viết các vấn đề liên quan đến những loài đó thì wá tốt, như đắc tính hoạt động, mồi, sinh sản, bệnh tật và chữa trị,... vì trên net đa số những bài viết hướng dẫn kt nhưng đa số là của nhà báo nói láo thôi và viết sơ sài chung chung, chứ chuyên sâu thì chưa có, nếu đc như thế thì quá tốt với những người mới bắt đầu, và thêm kinh nghiệm với những ng đã nuôi, do kinh nghiệm đc đúc kết từ nhiều người, vài lời chân thành cảm ơn các pác.

Pác truonghack thân mến,
Cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ nhiệt tình của pác, Tuy hơi mất thời gian 1 chút nhưng em thử làm theo cách của pác hướng dẫn xem có đựơc không nhé .Thật ra em nghĩ nếu họ có Copy thì cũng không sao pác ạ và coi như họ đang hỗ trợ chuyển tải thông tin đến ACE quan tâm đến chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Thông tin càng nhiều càng tốt, và mong rằng trong quá trình topic đăng tải sẽ có nhiều người giỏi hơn sẽ giúp chúng ta hòan thiện được topic này, vì nghiên cứu khoa học và ứng dụng nó không có giới hạn.

Với chút kinh nghiệm trong thời gian làm việc tại công ty Thuốc Thú Y VIPHAVET, Công Ty sản xuất thức ăn chăn nuôi CP và WOOSUNG VINA. Em chỉ mong học hỏi thêm nhiều nữa để đóng góp một chút gì đó ,cùng chấp cánh với ACE Agriviet bay thật cao thật xa

Chúc pác và ACE Agriviet sức khỏe và hạnh phúc
 
Last edited by a moderator:
Hix.. Hình thì lượm trên google kèm theo thông tin củ rít cũng là google. Nghe nói Bác có mấy Trang trại lớn lắm ở ĐN gì đó sau ko úp hình ảnh thật cho bà con tự tin hơn. Anh Xuân Vũ nuôi rắn hình như gần cả đời nhưng cho em hỏi có con nào dc 8 ký lô gam ko cho bà con ý kiến đi Bác, vài điều góp ý vào mục nầy Bác có chặt chém gì xin nhẹ nhẹ tay nhé Bác,

--------



Khổ thế cố tìm hình trước thập niên 80 mà Ông Già nầy củng biết nửa ta, tài thật cắt bỏ vậy ma củng biết luôn(múa rìu qua mắt thợ )

Bất cứ cái gì bạn nhìn thấy, bấy kỳ nơi đâu bạn đi . Bạn đều sẽ phải gặp những chiên da như thế này..

Pác này chắc ở gần lò gạch hoặc ở gần QK 7..hix hix


Làm người nên tự lập lấy thân, tự trọng, không nên giẫm lên gót người khác, nói theo miệng người. Luc Cuu Uyen

Read more: http://khotangdanhngon.com/danh-ngon-pham-chat-2/danh-ngon-cu-xu/page/4#ixzz2UNnKguP5
 
Last edited by a moderator:
Ko Biết bn nuôi kiểu gì ?
Riêng mình nuôi rắn nầy 13 năm rùi, kể cả rắn đánh bắt bên campuchia mình chưa thấy con nào dc 8 kg bn thử nghỉ chiều dài con rắn khoản 1m mà nặng 8 kg thì đ
ường kính nó chắt bằng trái banh quá, tại mình thấy ngồi dưới đất mà nói chuyện trên trời Ah chứ, còn đưa ra nào là kỷ thuật nuôi rùi Thuốc trị bệnh vớ vẩn nên nhìn hơi ngứa con mắt

pác nên xem kỹ bài viết của ng khác nhé, đừng mãi chém gió tào lao mế lao, xin lỗi pác con vật nào cũng có thời gian ngừng sinh trưởng riêng con rắn thì cứ to lên mãi nhé, từ trước tới h pác đã từng thấy loài rắn nào mà pác cho là to nhất trong đời pác thế? riêng ở chỗ em thì ng ta bắt được con nưa ăn con heo rừng gấn 20kg đó, bác nghĩ con nưa nó to thể nào? con rắn ri voi thì e chưa thấy 8 kg nhưng 5-6 kg thì về miền tây (an giang ) mà tìm nha pác.
 
Có 3 vấn đề mình cần nói :

1/ Người khác viết bài kỹ thuật, các bạn không ủng hộ còn đi nói xấu thì sau này ai thèm viết bài nữa. Mình muốn chỉ trích thì hãy đóng góp nhiều hơn cho bà con nông dân những kinh nghiệm mình đã trải qua, chứ BQT nào biết các bạn nuôi rắn bao nhiêu năm rồi, chỉ biết nhìn dưới nick vẫn chỉ mới có 1 sao.

2/ Nếu người ta cho rằng con rắn 8kg là không có thật, chủ topic có thể cho nó lên cái cân và chụp hình xem nó nặng bao nhiêu (cũng có thể nó vừa ăn no xong cũng được, miễn có hình). Muốn BQT xử lý anh phải chứng minh được là bài viết anh có căn cứ, hoặc có thể sửa lại bài viết, giảm số kg thì đươgn nhiên BQT sẽ xóa các bài chỉ trích vô căn cứ.

3/ Các Bài viết ngắn, anh nên đăng trực tiếp lên website, cho nông dân dễ đọc (với các bài dài + hình nhiềumới nên chuyển thành pdf), anh bỏ vào mediafire nông dân sao đọc được. Nếu anh đăng thế này thì chắc không cần đăng cũng được, vì BQT chẳng thấy tốt cho bà con sao mà ủng hộ được anh đây ?! Họ vào và chỉ thấy mỗi hình con rắn, họ tưởng đã bị gạt, ko có j cũng đăng.

Cảm ơn sự hướng dẫn của pác khucthuydu. Trước em có đăng trực tiếp nhưng sau đó em chuyển sang file PDF để chống copy. Pác truognhack cũng có lý vì em đã bị 1 người trên Agriviet copy Các Bệnh Thường Gặp và Cách Điều Trị Rắn Hổ Trâu ,họ thêm bớt và biến thành bài viết của họ luôn . Tuy nhiên để ACE đọc bài viết và góp ý thêm cho topic ,em sẽ làm theo hướng dẫn của pác sẽ chuyển những bài viết ngắn đăng trực tiếp lên diễn đàn. Trong thời gian tới kính mong BQT xem xét việc hỗ trợ cho upload các filed dạng PDF .Sẵn đây cũng xin hỏi pác tiêu chí nào để được lên sao vậy pác..? em chưa hiểu việc này mong pác giải thích giúp em nhé.. Cảm ơn pác thật nhiều.

Vấn đề liên quan đến Command cho topic
Việc chăm sóc quản lý trong chăn nuôi - các bệnh thường gặp và cách điều trị luôn thay đổi và cần có thời gian thực nghiệm và phải có cập nhật thống kê dịch tễ theo dõi sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và gây bệnh. Việc thống kê dịch tễ là tự bỏ tiền ra làm và mất nhiều thời gian theo dõi và phân tích nên không dễ gì ai cũng có thể đưa ra
Không riêng lòai rắn mà hầu hết rất nhiều lòai khác thực tế trong tự nhiên đã xuất hiện rất nhiều trường hợp người dân đánh bắt được những con rất to lớn Ví dụ như Cá trê, Nưa, Cá da rắn đầu cá sấu.. Thậm chí rắn khổng lồ ở núi cấm an giang (Còn gọi là rắn hổ mây) ..vv , nhiều lắm. Do điều kiện môi trường hoặc do đột biến gien nên đã phát triển với kích cỡ lớn khác thường và biến đổi về hình thái cấu tạo bên ngòai mà hiện nay giới khoa học vẫn đang nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân..!

Như vậy, trong Topic Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Voi tôi đặt ra vấn đề nếu chăm sóc quản lý và nuôi tốt có thể có con nặng tới 7-8 ký ,không phải con nào cũng được tới 7-8 kg..!. Giữa khoa học và thực tế luôn có phải có thực nghiệm và nhiều cái khác nhau. bất cứ chuyên đề khoa học nào để chứng minh thì phải có luận án bảo vệ chuyên đề và phải có hội đồng khoa học kiểm tra thẩm định cho những phản biện khoa học cho những chuyên đề đó. Tất nhiên không phải khoa học lúc nào cũng đầy đủ vì người chăn nuôi trên thực tế sẽ khác rất nhiều. Còn nếu cho ăn no rồi cân lên thì không ổn vì việc đó dẫn chứng không thực tế và không trung thực . Giống như 1 số trại nuôi người ta cho vật nuôi như heo, gà, trăn , rắn, kỳ đà ..vv cho ăn thật no rồi cân kg bán cho người mua, vì tôi đã tiếp xúc rất nhiều ACE đã từng bị các trại lừa như vậy vì ACE đó do mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm

Topic Kỹ Thuật Nuôi rắn Ri Voi của tôi đưa ra đúng hay là sai thì chỉ mong ACE đang nuôi con ri voi này cùng đóng góp thêm ý kiến kinh nghiệm thực tế và topic sẽ luôn được cập nhật theo dịch tễ khi có sự thay đổi về diễn biến dịch bệnh, tôi mạnh dạn đăng bài với tinh thần mong học hỏi thêm và nâng cao kiến thức. Học hỏi đựơc thêm cái gì thì tốt cái nấy, vì bây giờ không có điều kiện để trở lại trường lớp, chỉ có qua nghiên cứu và học hỏi thêm từ thực tế mà thôi.

Trên topic qua lời các lời Command của ACE sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, tích cực và tiêu cực nhưng tiêu chí là nên xoay quanh chủ đề sao cho chủ đề tốt hơn. Và không nên đưa cái cá nhân lên diễn đàn, làm như vậy mọi người sẽ rời xa diễn đàn, và diễn đàn không phát triển được.

Riêng pác hongtue
1. Nếu nói là tranh luận về nuôi thực tế thì tôi sẵn sàng cùng pác tranh luận và phản biện sao cho topic tốt hay hơn để ACE đang nuôi và ACE đang quan tâm muốn nuôi khi bước vào nghề tránh được các rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí
2. Nếu nói tranh luận về kỹ thuật chăm sóc phòng dịch bệnh .Ngòai kiến thức khi học ở trường, tôi cũng đã có nhiều năm trải nghiệm họat động trong ngành thú y và thủy sản và cũng đã làm rất nhiều hội thảo qua sự quản lý và cho phép của Chi Cục Thú Y – Chi Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh thành .Với kinh nghiệm của pác tôi cho rằng pác không có khả năng phản biện để bảo vệ 1 chuyên đề nào đó..!
3. Theo đặc thù thổ nhưỡng ,vùng nước với 13 năm kinh nghiệm tự có của pác .Pác có dám chắc với là pác sẽ nhân giống và nuôi thành công 1 số lòai như Cá Hô trên 100 kg , các Vược, cá chép dòn, tôm sú lọai 5 con / 1 kg..vv. hay lúc đó pác cần phải có thêm sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật..? hoặc có thể pác lại nói người ta khoác lác vì không có con cá hô nào to trên 100 kg và không có con tôm sú nào nặng đến 200 grs..!
Còn định kiến cá nhân pác nói ghét tôi thì pác cứ ghét và cứ tự cho mình quyền làm tổn thương người khác. Và cứ ngồi đó mà ném gạch người khác. Tôi thì không quan tâm cái riêng tư của pác đâu. Mất thời gian và Pó tay với pác rồi

Tất cả những cái cá nhân không nên đưa lên diễn đàn vì đó là chuyện của mấy ông 8, xin miễn bàn trên diễn đàn ./.
 
Last edited by a moderator:
Xác nhận bài viết đã được sửa lại... tương đối hợp lý : Có thể đạt 7-8kg
Vì vậy BQT website sẽ xóa những bài viết tranh luận không cần thiết.

Thân !

đây là bài hay nhất từ ADMIN khucthuydu, vote bác 1 phiếu!

đây là bài hay nhất từ ADMIN khucthuydu, vote bác 1 phiếu!

à quên thank chủ thớt cái nữa vì những tấm hình nhé!
 
chúng ta phải nhìn nhận trên diễn đàn có quá nhiều vấn đề cần giải quyết.... bài viết hay khoa học thì bị các ÔNG TRỜI nói kiểu nhác gừng... khổ lắm... kinh nghiệm chăn nuôi là quí và trân trọng.... xong lúc nào cũng cho mình là số một thì tai hại vô cùng, hãy đóng góp thật nhiều vào diễn đàn thì mới thấy mình nhỏ bé vô cùng.... CÁ NHÂN VÀ CÁ NHÂN cứ như thế không thể nào đi lên được. tôi không quan tâm tới các bài viết kiểu đó nữa.... BQT nên phát hiện sớm, sớm,...hơn nữa, để diễn đàn sạch hơn...

CHÚC ANH THANH CÓ NHIỀU BÀI VIẾT HƠN ĐỂ ANH EM HỌC HỎI...


MONG BQT THEO DÕI KỈ HƠN CÁC BÀI VIẾT CỦA ' ÔNG TRỜI'....
 
đây là bài hay nhất từ ADMIN khucthuydu, vote bác 1 phiếu!



à quên thank chủ thớt cái nữa vì những tấm hình nhé!

Cảm ơn các pác đã vote cho em. Em sẽ cố gắng cập nhật hòan chỉnh topic trong thời gian sớm nhất.
Chỉ mong muốn đóng góp để ACE chúng ta cùng có cơ hội vươn lên , cùng chấp cánh bao cao với ACE Agriviet

Xin cảm ơn và nhiều lời chúc tốt đẹp nhất
 
Cuộc đời không là mơ! em nghĩ tiềm năng từ nhánh làm ăn này không có thị trường rộng lớn lắm, nếu tận tâm thì có đáng không bác hen, còn không tậm là dễ bị chê là đầu tư chưa tới đó bác? Một lời suy nghĩ từ chú em, nhưng vẫn cảm ơn bác đã thu thập và chia sẽ cùng anh em, em thì chưa dám chia sẽ gì, chỉ lâu lâu có ý tưởng gì thấy hay hay thì nói mông lung cho anh em sáng tạo lấy, hehe, tài năng thì có hạn mà thủ đoạn thì vô biên.
 
Lý thuyết thì ai cũng có thể học được, ko từ thầy thì cũng từ sách vở, ko biết trước thì biết sau...nhưng biết như thế nào là tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi người, cái đó thì ko có ai làm thay mình được... Còn kinh nghiệm là những bài học xương máu từ thực tiễn. Trả giá nhiều hay ít để có được thành công đều là những kinh nghiệm rất đáng trân trọng. Người ta đã trả giá, để rút ngắn khoảng cách từ lý thuyết và thực tiễn và truyền đạt lại cho mình để mình khỏi trả giá về tinh thần lẫn vật chất... đó là điều rất đáng trân trọng. Mình ko cảm ơn người ta, khuyến khích người ta đưa ra những kinh nghiệm để mọi người còn học tập thì thôi, còn đi phản bác bậy bạ, đè người ta xuống để tự nâng mình lên...chỉ có những người ko có tư cách mới làm như vậy. Mình nghĩ KTD nên banned vĩnh viễn những nick nào có tư tưởng kiểu đó, họ phá hoại chứ chẳng xây dựng gì cho diễn đàn mình đâu...
Pác chủ thớt cứ tiếp tục gíup pà con nhé, mình cũng đang mê về con rắn ri voi này lắm, ít ra thì cũng khoái cái món lẫu ....kaka.
Mong mọi người tiếp tục ủng hộ để chủ thớt sẳn sàng chia xẻ những kinh nghiệp của mình..
 


Back
Top