Kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn - ương và nuôi vỗ

  • Thread starter hathu-yeunongnghiep
  • Ngày gửi
Hiện nay ở một số nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nuôi tôm 2 giai đoạn: giai đoạn ương khi tôm còn nhỏ, và giai đoạn nuôi vỗ (chuyển vào ao nuôi thương phẩm). Cách làm này có nhiều ưu điểm, như: "Có thể bắt đầu nuôi thương phẩm từ cỡ tôm giống lớn hơn. Điều này làm giảm rủi ro tài chính, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, giảm thời gian quay vòng ao nuôi và cuối cùng là tăng sản lượng hàng năm".

Mời bà con xem file đính kèm để biết thêm chi tiết kỹ thuật xây dựng và quản lý mô hình (bằng tiếng Anh và tiếng Việt)

http://dl.dropbox.com/u/75839589/Nuoi 2 giai doan o Braxin.pdf
http://dl.dropbox.com/u/75839589/Nuoi 2 giai doan o Braxin-E.PDF

H
oặc xem ở Link:
http://vietfish.org/20110503121125138p48c59/he-thong-uong-tom-giong-tham-canh-o-braxin.htm
 


Last edited by a moderator:
cái vụ này hình như ở VN ta cũng đã có nhiều nơi áp dụng rồi thì phải....
 
cái vụ này hình như ở VN ta cũng đã có nhiều nơi áp dụng rồi thì phải....

Anh Hiếu có thể chia sẻ cùng bà con là mô hình đó đã được áp dụng ở đâu, và tỷ lệ thành công, độ khả thi là bao nhiêu không anh?

--------

Để phòng trường hợp bà con không mở được đường link, xin đưa thông tin đầy đủ về bài viết, như sau:

[h=1]Hệ thống ương tôm giống thâm canh ở Braxin[/h]
THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 136 | Tháng 04/2011

[h=2]Hệ thống ương tôm giống thâm canh hoạt động như một bộ phận mở rộng của trại giống ở vùng nuôi có tác dụng rất tốt để hậu ấu trùng(PL) nhanh chóng thích nghi với điều kiện trại nuôi,[/h]
DT1.jpg

Điển hình ở phía Đông bắc Braxin, khu ương giống của trại nuôi này được đặt gần các ao nuôi thương phẩm
đồng thời giúp quản lý chặt chẽ chất lượng và sức khỏe PL trước khi thả ra ao nuôi.

Một ưu điểm nữa khi sử dụng các bể ương là có thể nuôi thương phẩm từ cỡ tôm giống lớn hơn, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm và tăng sản lượng. Ở Braxin rất phổ biến việc sử dụng bể vòng để ương vì nó giúp nước lưu thông đều hơn và ít tích tụ cặn bẩn hơn.

Trong hệ thống nuôi 1 giai đoạn truyền thống, tôm PL được thả trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm để nuôi đến khi thu hoạch. Phương pháp này vẫn rất thịnh hành trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống nuôi 2 giai đoạn với kỹ thuật hiện đại hơn đang dần dần chiếm ưu thế. Hệ thống này áp dụng 1 giai đoạn nuôi trung gian, gọi là ương giống, giữa giai đoạn sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong những năm 1980, nhiều trại nuôi tôm lớn đã được xây dựng với diện tích các ao ương rộng 0,5 đến 3 ha. Ấu trùng tôm được thả với mật độ từ 0,5 đến 2,5 triệu PL/ha, ương trong 4-5 tuần trước khi chuyển vào ao nuôi thương phẩm.

Phương pháp này làm thay đổi chiến lược sản xuất tôm khi cho phép kiểm soát tốt hơn và dự đoán trước được số lượng tôm. Mặc dù tiến bộ đáng kể so với các hệ thống 1 giai đoạn, nhưng chi phí xây dựng các ao ương rất đắt và cần có diện tích đất lớn để hoạt động giống như khu vực nuôi thương phẩm. Việc vận chuyển tôm giống lớn hơn 0,5 g cũng khó và nhiều rủi ro do quá trình thu hoạch dễ làm tôm bị sốc.

Trong những năm qua, người ta đã thiết kế ao ương trong các khu vực nuôi nhỏ hơn ở các trại giống hoặc nằm gần hay ngay trong phạm vi ao nuôi thương phẩm. Phổ biến nhất trong các trang trại tôm ở Braxin là ương tôm thâm canh trong các bể vòng.

Bể ương thâm canh
Khái niệm bể ương thâm canh có lẽ được phát triển từ hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh có nguồn gốc từ Nhật Bản do GS. Kunihiko Shigueno và đồng sự khởi xướng vào những năm 1970. Mặc dù thiết kế và kỹ thuật của 2 hệ thống này gần giống nhau, nhưng phương pháp áp dụng và thực tế lại có nhiều điểm khác nhau.

Trong giai đoạn đầu của việc nuôi tôm, các bể của Shingueno vận hành giống phương pháp nuôi thương phẩm với tỉ lệ thay nước cao và mật độ thả lên tới 100 con/m2. Các bể ương thâm canh được sử dụng để tối ưu hóa việc tiếp nhận, phân phối tôm giống ở các trại nuôi tôm, điều chỉnh số lượng PL thả ao.

Bể ương có chức năng như hồ chứa tạm thời để PL thích nghi dần với môi trường trại nuôi, kiểm kê số lượng và đánh giá chất lượng PL. Các trại ương giúp ngăn ngừa mầm bệnh và mối nguy của các loài địch hại, cho phép phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và dịch bệnh, đồng thời cũng cải thiện chế độ dinh dưỡng cho PL.

Ưu điểm chính của các bể ương là có thể bắt đầu nuôi thương phẩm từ cỡ tôm giống lớn hơn. Điều này làm giảm rủi ro tài chính, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, giảm thời gian quay vòng ao nuôi và cuối cùng là tăng sản lượng hằng năm.

Xây dựng, kỹ thuật quản lý
Ở hầu hết các trang trại nuôi tôm, khu vực sản xuất giống thâm canh, bao gồm các bể ương, thường có diện tích từ 100m2 đến 0,5 ha. Hạ tầng cơ bản của bể bao gồm mái che để tránh cho PL tiếp xúc nhiệt độ cao trong giai đoạn thích nghi và di chuyển, chòi để quạt thông gió, máy bơm, máy phát điện và các thiết bị điện khác, phòng chuẩn bị thức ăn và máy đo chất lượng nước, kho bảo quản thức ăn và các thiết bị khác.


DT12.jpg

Các bể ương được trang bị hệ thống sục khí
Tại trang trại, khu ương giống nên đặt ngay trong khu vực sản xuất, nhưng phải cách ly với các ao nuôi vì vấn đề an toàn sinh học. Khu ương giống phải đặt ở vị trí thuận tiện lấy nước biển sạch từ các kênh nước của trại nuôi. Các bể ương thường được đặt cạnh nhau ở ngoài trời để PL tiếp xúc với những thay đổi của điều kiện tự nhiên. Ở những nơi có nhiệt độ biến động mạnh, có thể xây dựng các bể ương trong nhà để dễ dàng kiểm soát nhiệt độ nước.

Các bể ương có thể hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn (bể vòng). Ở Braxin, các trang trại chủ yếu sử dụng bể vòng do có nhiều ưu điểm hơn so với các hình dạng khác. Vì không có góc cạnh nên các bể vòng tích tụ thức ăn thừa, tảo chết, cặn bã và các chất thải khác ít hơn và làm cho nước lưu thông đều hơn.

Đáy bể vòng lõm ở giữa, ở đó có van thoát nước. Các bể ương có thể làm bằng sợi thủy tinh, mạ kẽm, nhựa PVC mỏng hoặc xây bằng gạch, xi măng. Bể xây bằng gạch xi măng có thể phủ lớp nhựa epoxy, hoặc phủ lớp màng polyetilen dày. Có thể đào sâu hoặc xây bể ở các vị trí có địa hình phẳng. Trong cả 2 trường hợp, khu vực này nên quang đãng, không khí lưu thông tốt và dễ tiếp cận.

Các bể ương thương phẩm có dung tích từ 30-55m2, đường kính trong 5-7m, độ sâu 1m và độ cao tối đa 1,2m. Mỗi bể ương có trang bị hệ thống đường ống nước vào và ra độc lập.

Nước thường được bơm từ các kênh vào ao bằng máy bơm điện. Máy bơm không nên đặt ở các khu vực nước nông hoặc các địa điểm nhiệt độ dễ thay đổi, ứ đọng nước hoặc ô nhiễm do việc thoát nước từ ao nuôi thương phẩm. Nước bơm vào ao nên lấy cùng một nguồn với nước nuôi thương phẩm tôm và tốt nhất là đã lọc qua hệ thống lọc cát và túi lọc 10µ để loại bỏ các chất rắn.

Việc thu hoạch PL thực hiện bằng cách sử dụng một ngăn được xây dựng thấp hơn đáy bể ương. Điều này cho phép thoát nước hoàn toàn và gây ít tác động lên hậu ấu trùng. Ngăn thu hoạch hậu ấu trùng này có trang bị sục khí oxy cho nước và hệ thống thoát nước.

Để thu hoạch tôm, cho nước trong bể ương chảy qua bình lọc bằng gỗ hoặc bằng sợi thủy tinh, có lưới lọc 1.000-2.000µ ở đáy. Khi thu hoạch, đặt bình trong ngăn thu hoạch để giữ tôm ngập trong nước trong suốt quá trình thu hoạch.

Để có thể thường xuyên cung cấp oxy trong nước, các bể ương đều có trang bị máy sục khí 5-10 hp và có hệ thống thông khí. Nguồn điện dự phòng, ví dụ máy phát điện diesel với công tắc tự động rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của bể ương.

Dùng các ống nhựa PVC nối liền nhau gắn cố định vào đáy bể để giúp nước lưu thông. Hệ thống sục khí bằng đá bọt ngày càng phổ biến hơn bởi vì có thể dễ dàng làm sạch và bảo trì. Một số nông trại sử dụng đường ống đặt xung quanh tường bể để tạo dòng nước xoay tròn trong bể. Hệ thống này cũng giúp tập trung cặn bẩn và chất thải rắn ở giữa bể để loại bỏ khi thay nước.

Quản lý quá trình ương
Ở Braxin, thường bắt đầu ương hậu ấu trùng 10 ngày tuổi (PL10) hoặc hơn.

Thả tôm vào bể ương từ 5 ngày đến 15 ngày để thích nghi. Mật độ thả ban đầu khoảng 15-30 PL/lít. Tỉ lệ sống thường cao hơn 95%.

Trước khi thả, làm sạch bể ương, các ống nước và đá bọt bằng hypochlorite 20ppm, dùng bản chải đánh và rửa sạch bằng nước, và hong khô trong 24 giờ. Sau khi đổ đầy nước biển vào bể, bón phân vô cơ để gây màu. Khi cần sinh khối tảo lớn, có thể dùng bình nuôi tảo riêng.

DT11.jpg

Hậu ấu trùng đang được chuyển từ bể ương vào ao nuôi thương phẩm bằng cách sử dụng “tàu ngầm”​

<tbody>
</tbody>

Khi đưa PL đến trại nuôi, cho tôm thích nghi với độ pH, độ mặn và nhiệt độ trong các bể sợi thủy tinh 1.000 lít trước khi thả trong các bể ương. Sau khoảng hơn 2 giờ sẽ cho ăn.

Trong suốt thời kỳ ương, tôm được ăn với chế độ ăn chất lượng cao, hàm lượng protein thô 40% trở lên, kích thước thức ăn nhở hơn 800µ. Trong những ngày đầu, rải đều thức ăn trong bể, sau đó cho ăn trong các khay.Thay nước không quá 10%/ngày trong tuần đầu tiên để. Trong những ngày tiếp theo, có thể thay nước hằng ngày ở mức 30%. Hút chất thải ở đáy bể qua ống xiphong.

Khi PL đã đủ điều kiện để chuyển sang ao nuôi thương phẩm, cần kiểm tra sức khỏe và thức ăn trong đường tiêu hóa. Không chuyển giao PL nếu có hiện tượng chết, bệnh hoặc có dấu hiệu bị tổn thương. Có thể sử dụng bể sợi thủy tinh hình nón 100 lít, thương gọi là “tàu ngầm” để chuyển PL vào ao nuôi. Những bể này được trang bị hệ thống thông khí dưới đáy và có thể chứa 500.000 PL26/m3 hoặc 800.000 PL20/m3 trong thời gian 2 giờ.
Hằng Vân dịch
Global Aqualculture
Advocate, 1-2/2011
 
Last edited by a moderator:
cái vụ này hình như ở VN ta cũng đã có nhiều nơi áp dụng rồi thì phải....
thời gian trước ,trong lúc nuôi tôm sú tôi có nghỉ đến vấn đề nầy,không biết có phải như ý...bạn đã biết ?
tôi định thực hiện nhưng chưa có dịp...
cùng một diện tích nuôi ta phân ra làm 2 ao,lúc tôm còn nhỏ ta thả mật độ hơi dầy vẩn được,vì diện tích nhỏ ta ương dưỡng chăm sóc sẻ chu đáo hơn.thời gian nuôi khoảng 2 tháng ao nuôi đã có hiện tượng dơ đáy ta chuyển tôm qua ao mới bằng dòng chảy...(tôm có tập tính đi ngược dòng).
khi đã chuyển tôm qua ao mới (tôi nghỉ đã chuyển được khoảng 8-90 o/o) thì ta tiếp tục xử lý cải tạo ao củ bằng cách sinh học (nói cho oai một chút) ta thả cá rô phi con vào(tập tính cá rô phi ăm bả bùn rất tốt) nhờ anh nầy vệ sinh đáy dùm. sục khí liên tục để tạo điều kiện cho vi sinh phát triển,việc nầy phải nhờ các bạn góp ý....và anh tám vi sinh.thời gian cải tạo ao khoảng 15 ngày(không biết có hợp lý chưa?) thì ta khai bờ cho tôm ra ao rộng.
tôi nghỉ mô hình nầy có thể áp dụng luôn cho con cá chứ không riêng con tôm.
vì đây chỉ là ý tưởng chứ chưa có điều dịp thực hiện mong góp ý và chém nhẹ thôi...hi.
hathu@- ý tưởng nông dân nuôi truyền thống nhỏ lẻ chưa có điều kiện hoà nhập quy trình khoa học(tài chính ,trình độ có...tới đó) mong hathu liên tưởng đóng góp.
 
@ Bác Maquemau :
Ương giống như nói ở trên, Umt có áp dụng khi nuôi tôm càng xanh. Umt làm không bài bản gì hết nên có hơi khác một chút là ương trong vèo lưới đặt ngay trong ao nuôi . Khi tôm giống lớn chừng bằng đầu đũa thì nghiệng vèo tháo miệng thả tôm ra ao lớn. Để tránh cho tôm tập trung ở một chổ Umt cũng đặt sàng ăn ở xa nơi đặt vèo.
Sau này có lần nghe mấy ông kỷ sư khuyến nông bảo là nuôi như vậy hao hụt nhiều vì mật độ dày tôm ăn lẩn nhau khi lột xác (dù trong vèo cũng có đặt nhiều bó chà bằng cành tre, mua). Khi tháo tôm khỏi vèo, mình không thấy hao hụt vì khi đó tôm lớn bằng mút đũa nên vẫn có cảm tưởng còn nhiều. Nghe lời họ Umt thả trực tiếp tôm post xuống ao nuôi, chính xác như thế nào thì không thể biết, nhưng về cảm giác thì có cảm giác hao hụt nhiều hơn ương vèo. Có lần thả rồi, giống chết nhiều cũng không phát hiện kịp.
Cái lợi khi nuôi vèo giai đoạn ương giống là cho ăn ít hao, việc sục khí và kiểm tra theo dõi mức độ tăng trưởng dễ dàng.
Bất lợi là khi thả ra ao, tôm thường tập trung ở một phía ao nơi đặt vèo, cho dù Umt đặt sàng ăn và rải thức ăn xa nơi đặt vèo (việc này khi tháo nước mới thấy).
Tôm sú thì Umt không nuôi nên không biết.
 
@ u minh thuong- nuôi trong vèo lưới thật ra nó cũng có cái ưu và khuyết điểm
ưu: dể chăm sóc quản lý,cho ăn ít hao vì chỉ có con tôm ăn chứ không bị cạnh tranh bời con vật khác tỷ lệ hao hụt cũng ít vì bởi ban đêm tôm thường dựa bờ kiếm ăn dể bị tấn công.
khuyết :tôm chậm lớn vì ngoài thức ăn tôm còn ăn thêm những sinh vật khác nơi đáy và vách ao.
khi lột xác tôm thường bị đồng loại tấn công điều đó khó tránh khỏi,cho nên ta phải kích cho tôm lột xác cùng lúc để hạn chế tình trạng tôm ăn lẩn nhau.
hiện tượng tôm gom về nơi đặc vèo củ theo tôi không phải là kéo đàn mà chỉ là thói quen...nhớ nhà củ.có thể khắc phục bằng cách bơm tạo dòng chảy nơi mình muốn dụ tôm đến.
 
Anh Hiếu có thể chia sẻ cùng bà con là mô hình đó đã được áp dụng ở đâu, và tỷ lệ thành công, độ khả thi là bao nhiêu không anh?


ở đâu và tỷ lệ thành công như thế nào thì thật sự mình không rõ,nhưng cách đây vài năm khi mình search tài liệu về các mô hình nuôi thủy sản thì mình đã từng đọc qua cái kỹ thuật nuôi tôm sú 2 giai đoạn(ương và nuôi vỗ),hướng dẫn đầy đủ nào là thiết kế các ao nuôi,ương bao nhiêu ngày,cách chuyển tôm qua ao nuôi vỗ....nói chung là khá chi tiết....nhưng do hồi đó mình không mặn mà với con tôm nên cũng chẳng lưu lại cái file này làm gì....
và cách đây tầm 3 năm,trong 1 chương trình hội thảo của cty CP VN dành cho người nuôi tôm ở Khánh hòa,họ cũng có giới thiệu cái mô hình nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn(ương và nuôi vỗ) do chính cty họ thực hiện....nhưng cụ thể ở đâu thì mình cũng không thể nhớ ra...
 

em thấy trong khu vực bạc liêu và cần thơ cũng có nuôi theo kiểu này mà
 
Chúng tôi đang có chương trình tài trợ cho quy trình nuôi tôm kiểu này. Mỗi dự án khoảng $50~70K. Các y/c cơ bản:
1. Quỹ đất khoảng 15.000m2
2. Nuôi 3 giai đoạn để giảm rủi ro, dễ dàng cắt lỗ nếu có sự cố và tăng hiệu quả thâm canh
3. Nuôi an toàn sinh học (sử dụng vi sinh) và quản lý chất lượng toàn diện, có ghi nhật ký để truy cứu dữ liệu
4. Nhà tài trợ ứng vốn 100%, giải ngân theo từng giai đoạn
5. Lợi nhuận = tiền bán tôm - chi phí - các khoản thuế, được chia theo tỉ lệ 50/50 cho nhà tài trợ và người quản lý. Người quản lý chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập
6. Nếu lỗ nhà tài trợ chịu 100% khoản lỗ.
7. Dự án viết càng chi tiết thì càng dễ được chấp nhận
Nến ai có khả năng và thật sự quan tâm thì xin vui lòng liên hệ
Su Lee (Mr.) 0986 683 522
ĐC: Unit.703, Lầu 7 CentrePoint Ofice Building
106 Nguyen Van Troi, Q. PN, TPHCM
 
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--> Những dự án làm ăn xin đừng viết tắt..viết càng rõ ràng càng tốt
xin hỏi bác chinhqlee :
Mỗi dự án khoảng $50~70K ngĩa là gì ?
[FONT=&amp]4. Nhà tài trợ ứng vốn 100%, giải ngân theo từng giai đoạn
5. Lợi nhuận = tiền bán tôm - chi phí - các khoản thuế, được chia theo tỉ lệ 50/50 cho nhà tài trợ và người quản lý. Người quản lý chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập[/FONT]

[FONT=&amp]
[/FONT]
Vốn ở đây có phải là bao gồm các chi phí về con giống thực phẩm thuốc men trong suốt quá trình nuôi đến khi thành phẩm …? Nếu hiểu như thế thì có ngĩa là người nuôi sẽ chỉ chịu chi phí về nhân công chăm sóc thôi ?
 
Last edited by a moderator:
Bác có thể gửi cho bà con xem qua hợp đồng mẫu được không ah??
 
Thưa,
Tui không biết gì về nuôi tôm, tui cũng đã ra ngoài tuổi tham-gia, nhưng đọc thấy Chương-trình tài-trợ trên, tui thấy nức lòng lắm!
Bạn chinhqlee đã rút gọn đại-ý và cám ơn bạn Phụng-Điên đã hỏi thêm. Vậy, nhân đó, thay vì điện-thoại đến số đã cho trên, xin bạn chinhqlee giải-thích thêm ở đây, sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Xin bạn chinhqlee cũng nói cho bà con biết, Nhà Tài-trợ đó là :
- Một tổ-chức Quốc-tế,
- Hay của Nhà nước,
- Hay của một Tổ-chức Phi Lợi-nhuận,
- Hay đây là một kế-hoạch đầu-tư tư-nhân.
Mong rằng chương-trình nầy sẽ đem đến cho nông-dân lợi-ích vật-chất, và sẽ kích-hoạt được ngành nuôi tôm theo đúng đường lối tốt đẹp của chương-trình.
Xin chúc bạn chinhqlee mọi việc hanh-thông.
Kính.
 
Chúng tôi xin thưa:
Đây là một quỹ đầu tư của Australia có lợi nhuận, chuyên vào các ngành nghề mà tỉ suất know-how trong sản phẩm cao, giá trị gia tăng nhiều. Do vậy điều quan tâm nhất của chúng tôi là quản trị rủi ro để giảm thiểu thua lỗ. Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có nhiều người đáp ứng được yêu cầu vì quy trình thẩm định rất chặt chẽ mà chỉ những người có năng lực thật sự mới đáp ứng được. Đây là công việc đúng nghĩa chứ không phải làm dự án suông để rút tiền.
Sau đây là phác thảo các yêu cầu phải được trình bày trong dự án như sau:
1. Mô hình, sơ đồ phân bố và diện tích các ao
2. Sơ đồ thiết kế, đường đi của hệ thống điện, nước, khí v.v...
3. Các quy trình quản lý từng công đoạn một và quy trình xử lý sự cố
4. Dự kiến công việc phải làm hàng ngày trong suốt quá trình nuôi. Sau này sẽ so sánh lại với nhật ký thật sự để đánh giá sai biệt
5. Tính toán profits & lost. Phải thể hiện P&L được từng giai đoạn. Thí dụ nếu tôm chết trong giai đoạn 1 (25~30 ngày), giai đoạn 2 (25~30 ngày tiếp theo), giai đoạn 3 v.v.... khả năng thu hồi vốn trong giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3
6. Thời gian hợp tác (hợp đồng) từ 3~5 năm
Khuyến cáo:
1. Nên làm nhà kính & lót bạt cho giai đoạn 1 & 2
2. Có thể nuôi liên tục quanh năm (ở các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long)
3. Nuôi thả liên tục, vụ 1 cách vụ 2 khoảng 10 ngày

Hiện thời, trên nguyên tắc đã đồng ý đầu tư US$200.000 (cho khoãng 4 dự án). Chúng tôi đang kiến nghị lấy thêm US$300.000 nữa là US$500.000. Ưu tiên cho các tỉnh duuyên hải đồng bằng sông Cửu Long trước.
Nếu mô hình nuôi này thành công thì chúng ta sẽ có cơ sở để đề nghị bảo hiểm toàn bộ và người nuôi tôm sẽ risk-free.
 
Chúng tôi xin thưa:
Đây là một quỹ đầu tư của Australia có lợi nhuận, chuyên vào các ngành nghề mà tỉ suất know-how trong sản phẩm cao, giá trị gia tăng nhiều. Do vậy điều quan tâm nhất của chúng tôi là quản trị rủi ro để giảm thiểu thua lỗ. Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có nhiều người đáp ứng được yêu cầu vì quy trình thẩm định rất chặt chẽ mà chỉ những người có năng lực thật sự mới đáp ứng được. Đây là công việc đúng nghĩa chứ không phải làm dự án suông để rút tiền.

Thưa,
Vậy là tui cũng hiểu đại-khái được đây là 1 quỹ đầu tư tư-nhân từ Úc. Còn hàng chữ tui "in đậm" là dành cho bạn chinhqlee(?). Đúng hay sai thì cũng không ảnh-hưởng gì đến công việc đầu-tư nầy.

Vậy tui đề-nghị. Nhân đó mà đề-nghị chơi thôi. Nếu có thể, bạn cũng trả lời theo kiểu "chơi thôi", không chính-thức:
1- Chủ đầu-tư tuyển nhân-sự qua 1 cuộc khảo-hạch.
2- Huấn-luyện những người trúng-tuyển.
3-
(a) Bỏ vốn ra cho họ làm, chủ đầu-tư thanh-tra, kiểm-soát,
(b) Người thực-hiện lãnh lương tối-thiểu, dù cho lỗ trắng,
(c) Tiền lời sau đó chia (ví-dụ) tứ/lục: Người nuôi 40%, còn lại là của chủ đầu-tư.
(d) Tiền bảo-hiểm là tiền xuất trước, do đó nhập vào vốn xuất ra.

Đây là tui bàn chơi cho vui, mấy vụ làm ăn nầy ngoài khả-năng của tui.
Thân.
 
Thưa,
Vậy là tui cũng hiểu đại-khái được đây là 1 quỹ đầu tư tư-nhân từ Úc. Còn hàng chữ tui "in đậm" là dành cho bạn chinhqlee(?). Đúng hay sai thì cũng không ảnh-hưởng gì đến công việc đầu-tư nầy.

Vậy tui đề-nghị. Nhân đó mà đề-nghị chơi thôi. Nếu có thể, bạn cũng trả lời theo kiểu "chơi thôi", không chính-thức:
1- Chủ đầu-tư tuyển nhân-sự qua 1 cuộc khảo-hạch.
2- Huấn-luyện những người trúng-tuyển.
3-
(a) Bỏ vốn ra cho họ làm, chủ đầu-tư thanh-tra, kiểm-soát,
(b) Người thực-hiện lãnh lương tối-thiểu, dù cho lỗ trắng,
(c) Tiền lời sau đó chia (ví-dụ) tứ/lục: Người nuôi 40%, còn lại là của chủ đầu-tư.
(d) Tiền bảo-hiểm là tiền xuất trước, do đó nhập vào vốn xuất ra.

Đây là tui bàn chơi cho vui, mấy vụ làm ăn nầy ngoài khả-năng của tui.
Thân.
Dạ không. chúng tôi không đầu tư nhân sự. Nhà tài trợ quản lý vốn, cung ứng nguyên vật liệu, quy trình thực hiện. Do đó người nuôi phải là người biết làm việc
Nếu cần có thể LH theo email: su.lee@tradewind.vn
 
Last edited by a moderator:
Quy trình không có gì là ghê gớm. Tôi có thể biên soạn lại và gởi cho bạn nào thật sự quan tâm. Nhưng thực ra, điều kiện môi trường của mỗi trại nuôi mỗi khác, hay mỗi ao trong cùng 1 trại nuôi cũng khác nhau. Do đó không thể áp dụng một cách máy móc được. Cái giỏi của người quản lý (như là 1 viên tướng chỉ huy) là phải dự báo được những gì có thể xảy ra và giải quyết sự cố (case study) khi gặp vấn đề, dựa trên hiểu biết của mình sao cho kết quả đạt được là tốt nhất. Do vậy, bác Người Đương Thời cho rằng không có 1 quy trình nào hoàn hảo là hoàn toàn chính xác.
Nếu người quản lý (khôngchỉ trong lĩnh vực nuôi tôm) hôm nay không biết ngày mai mình phải làm gì thì rõ ràng là anh không thể làm quản lý được. Do đó, y/c viết dự báo công việc hàng ngày phải làm là 1 bài test bắt buộc phải có để xem anh có biết nuôi tôm không. Hiển nhiên là thực tế sau này có thể sẽ khác nhiều với những dự kiến trước đó. Trong chừng mực nào đó vẫn có thể chấp nhận được. So sánh thực tế và dự báo để tìm ra sự khác biệt sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn trong tương lai.
Trong thế giới phẳng ngày nay, bí quyết kỹ thuật công nghệ chẳng có gì ghê gớm đâu. Không ai có thể vỗ ngực xưng tên là "CHỈ CÓ MÌNH TÔI BIẾT". Vận dụng những hiểu biết của mình để làm ra của cải vật chất cho xã hội, giúp cho cho cộng đồng ngày càng phát triển hơn mới là điều đáng quý
 
Chán quá, lại cãi lộn lung tung tùng phèo mà ko có 1 chút xíu kỹ thuật gì để bà con được học hỏi.

Quy trình không có gì là ghê gớm. Tôi có thể biên soạn lại và gởi cho bạn nào thật sự quan tâm. Nhưng thực ra, điều kiện môi trường của mỗi trại nuôi mỗi khác, hay mỗi ao trong cùng 1 trại nuôi cũng khác nhau. Do đó không thể áp dụng một cách máy móc được. Cái giỏi của người quản lý (như là 1 viên tướng chỉ huy) là phải dự báo được những gì có thể xảy ra và giải quyết sự cố (case study) khi gặp vấn đề, dựa trên hiểu biết của mình sao cho kết quả đạt được là tốt nhất. Do vậy, bác Người Đương Thời cho rằng không có 1 quy trình nào hoàn hảo là hoàn toàn chính xác.
Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.
Theo như bạn nói thì bên bạn hiện đã làm được 4 dự án. Không biết 4 dự án đó đã "chạy" tới đâu rồi? Kết thúc chưa? Bạn có thể biên soạn lại những quy trình của 4 dự án đang làm và đưa lên đây như bạn nói không?
Có thể nói những người đã và đang tham gia box này đều quan tâm theo đúng chuẩn của bạn. Vậy thì cần gì phải email riêng. Đưa ra đây để mọi người cùng đọc, cùng tham khảo và cùng nhận xét đúng sai thì vẫn hơn chứ phải không bạn?!
 
Chán quá, lại cãi lộn lung tung tùng phèo mà ko có 1 chút xíu kỹ thuật gì để bà con được học hỏi.


Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.
Theo như bạn nói thì bên bạn hiện đã làm được 4 dự án. Không biết 4 dự án đó đã "chạy" tới đâu rồi? Kết thúc chưa? Bạn có thể biên soạn lại những quy trình của 4 dự án đang làm và đưa lên đây như bạn nói không?
Có thể nói những người đã và đang tham gia box này đều quan tâm theo đúng chuẩn của bạn. Vậy thì cần gì phải email riêng. Đưa ra đây để mọi người cùng đọc, cùng tham khảo và cùng nhận xét đúng sai thì vẫn hơn chứ phải không bạn?!

Tui theo dõi từng chút Topic nầy. Mỗi khi có chút giờ rảnh là mở ra ngay. Vẫn chưa thấy được điều chờ đợi muốn biết.
Thà đừng ai nói gì về những hiểu biết của mình, để tui, và có thể nhiều người, chờ đợi. Đã tốn thì giờ chờ những điều mình mong, không thấy, mà lại phải đọc những điều khó nghe!
Xin thêm điều nầy:
Tui cực-lực phản-đối, như đã từng phản-đối trước đây cung-cách:
- Đưa đề-tài lên, chờ mọi người nhiệt-liệt vào đọc và góp ý, xong "kéo ra riêng" bằng Tin Nhắn và Địa-chỉ Email.

Đó là thái-độ khiếm-nhả. Vậy xin hãy tôn-trọng thành-viên tham-dự Topic. Cũng là tôn-trọng chính mình.
 


Back
Top