Thảo luận Kỹ thuật nuôi tôm thẻ ao đất

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Tôm thẻ là loại tạp ăn có khả năng bắt mồi khỏe, lớn nhanh do đó nuôi trên mô hình ao đất hay ao bạt rất tích hợp, nhưng để vụ mùa thành công bà con nên biết kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất
Lựa chọn địa điểm nuôi thích hợp cần phải đảm bảo cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch hoặc được cơ quan quản lý cho phép, vị trí nên nằm ở vùng trung triều trở lên, có chất đất phù hợp độ pH > 5, tốt nhất là đất sét pha thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ. Nguồn nước luôn sạch sẽ tránh tác động của các nguồn nước gây ô nhiễm từ vùng canh tác nông nghiệp, chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
voi-nuoi-tom.jpg

Diện tích ao nuôi được thiết kế độ sâu 1,5 – 1,8 m có diện tích rộng từ 0,2 – 0,5 ha, bờ cao hơn mức nước 0,5m. Đáy ao thiết kế bằng phẳng, có độ dốc khoảng 150C nghiêng về phía cống thoát nước. Ao nuôi có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật mục đích là để máy quạt nước dễ thu gom chất thải vào giữa ao. a
Cải tạo ao bằng cách cho nước vào ngâm 2 – 3 ngày rồi xả hết nước, ngâm và tháo như vậy 2 – 3 lần. Tiếp đến trộn bùn với vôi xong rải đều trên mặt ao và đáy ao tạo thành lớp bùn ngăn cách và trung hòa khi axit tăng, tác dụng của vôi sẽ có hiệu quả cao nhất sau đó phơi khô đáy ao 5 – 7 ngày.
Xử lý và gây màu nước bằng cách lấy nước vào ao lắng qua túi lọc, sau đó chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng. Diệp tạp dùng Chlorine nồng độ 30 ppm sau đó quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Cuối dùng cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi đến khi mực nước ao nuôi đạt từ 1,3 – 1,5 m, Sau 2 ngày thì thả giống với mật độ thả giống từ 30 – 60 con/m2, nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.
>> Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp
Quản lý và chăm sóc
Chọn thức ăn cho tôm có nhãn mác rõ ràng, công bố chất lượng, còn hạn sử dụng, có thành phần dinh dưỡng thích hợp có hàm lượng protein từ 32 – 38%. Cho tôm ăn đúng đủ không cho ăn thừa phù hợp với từng giai đoạn nuôi.
kie1bb83m-soc3a1t-ph-trong-ao-tc3b4m.jpg
kiểm soát ph trong ao tôm
Thường xuyên kiểm tra độ kiềm, độ pH ôxy để điều chỉnh kịp thời vì pH và độ kiềm là hai yếu tố quan trọng tác động đến đời sống của tôm. Khi pH và độ kiềm thay đổi ngoài khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi.
Xem thêm:
Nguồn: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất
 




Back
Top