PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TU HÀI
– Lutrariaphilippinarum.
1- Phân loại
Tu Hài Lutraria philippinarum thuộc:
<DIR><DIR>Họ: Mactridae.
<DIR><DIR>
Tổng họ: Mactricea.
<DIR><DIR>
Bộ: Veneroida.
<DIR><DIR>
Lớp: Bivalvia.
</DIR></DIR></DIR></DIR>
Ngành động vật nhuyễn thể.
</DIR></DIR></DIR></DIR>Chúng chỉ phân bố ở vùng biển ấm như: Philippin, Austraylia, Việt Nam... Cho đến nay các công trình nghiên cứu mới chỉ phát hiện được Tu Hài phân bố ở một số Vịnh kín thuộc vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đảo Cát Bà (Hải Phòng).Tu Hài là nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, sống trong vùng nước mặn.
Cho đến nay rất ít công trình nghiên cứu về đối tượng Tu Hài. Các nước có Tu Hài phân bố đã tiến hành một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản, dinh dưỡng, biến động nguồn lợi thành phần giống loài... Nhưng cũng chỉ là nghiên cứu ban đầu.
Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo Tu Hài đã được các cơ sở trong và ngoài nước tiến hành, hiện tại đã sản xuất giống với số lượng lớn đáp ứng phần nào nhu cầu của ngư dân.
ở Việt Nam: Tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã nghiên cứu về một số đặc tính sinh thái của Tu Hài phân bố tại Cát Bà làm cơ sở cho việc sản xuất giống và nuôi Tu Hài thương phẩm.
2 - Môi trường sống:
Vùng triều thích hợp cho Tu Hài phát triển từ trung triều đến hạ triều, cho tới độ sâu 10 m. Chất đáy thích hợp cho đời sống của chúng là cát pha xác san hô hoặc mảnh vụn nhỏ nhuyễn thể. Chế độ thuỷ triều ảnh hưởng rất lớn đến tập tính sống và bắt mồi của chúng. Tu Hài tự nhiên thường phân bố tại những vùng triều từ 0 hải đồ cho đến + 0,5m
Tu Hài là loài ưa sống ở vùng có độ mặn cao và nhiệt độ ấm, chúng thích nghi nhiệt độ từ 10-35<SUP>0</SUP> C và độ mặn từ 25-45<SUP> 0</SUP>/<SUB>00</SUB>. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp của chúng là từ 18- 30<SUP>0</SUP> C và 25- 30 <SUP>0</SUP>/<SUB>00</SUB>.
Trong điều kiện sống bình thường, Tu Hài dùng chân đào bới vùi mình trong cát khoảng 5 - 7 cm và vươn dài ống xi phone lên trên, vòi xi phone luôn hút đầy nước. Khi điều kiện môi trường trở lên bất lợi Tu Hài hút nước vào cơ thể và thải ra đẩy cơ thể trồi lên khỏi mặt cát và tiếp tục hút nước vào cơ thể rồi thải nước ra nhưng với lực mạnh tạo ra phản lực đẩy cơ thể về phía trước mỗi lần di chuyển như vậy đối với Tu Hài có kích cỡ trung bình 0,1 kg/ 1 con thì chúng có thể di chuyển trung bình khoảng 80 cm đến 1,2m cứ như vây chúng di chuyển đến nơi ở mới phù hợp với điều kiện sinh thái của chúng nếu không di chuyển được thì chúng có thể bị chết tại chỗ.
Tu Hài không ưa sống ở những nơi có dòng chảy mạnh. Chúng phân bố ở những nơi có dòng chảy từ 0,2 đến 0,5 m/s.
3. Dinh dưỡng:
Cũng giống như loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, Tu Hài cũng là loài ăn theo phương thức lọc, thức ăn chủ yếu là tảo khuê. Khi nước triều lên, Tu Hài thò vòi lên mặt cát để xi phông lọc thức ăn.
Thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển và theo điều kiện môi trường. Thành phần thức ăn của nhuyễn thể chủ yếu là mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du trong đó có thực vật phù du chiếm tỷ lệ cao hơn động vật phù du.
4. Sinh trưởng:
Trong quá trình phát triển của Tu Hài cũng như các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, hầu hết phải trải qua hai giai đoạn, giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Tập tính của chúng cũng thay đổi theo mỗi giai đoạn.
+ Giai đoạn ấu trùng: từ Morula- Umbo: ấu trùng bơi lội tự do, giai đoạn này là giai đoạn sống phù du, cuối giai đoạn ấu trùng umbo (đỉnh vỏ) và bắt đầu giai đoạn Spat (ấu trùng chân bò) chúng chuyển xuống sống đáy, chân chúng bắt đầu phát triển để đào bới làm nơi định cư.
+ Giai đoạn trưởng thành: dùng chân đào bới vùi mình sâu trong nền đáy, thò ống xi phông (xúc tu) lên trên. Thông thường ống xi phong vươn dài 5 - 7 cm và liên tục hút nước để lọc thức ăn, khi gặp điều kiện bất lợi hoặc bị va chạm bởi vật lạ chúng thu ống xi phong lại rất nhanh. Nếu sống trong điều kiện thuận lợi chỉ 7- 10 tháng tuổi Tu Hài bắt đầu thành thục và sinh sản.
5 - Sinh sản và phát triển.
Tu Hài là loài phân tính, đẻ trứng và thụ tinh ngoài, Tu Hài 1 tuổi có thể thành thục. Con cái có buồng trứng màu hồng, con đực có túi tinh màu trắng đục.
Mùa vụ sinh sản của Tu Hài chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn. Các điều kiện môi trường không chỉ có vai trò trong việc kích thích thành thục sinh dục, sinh sản, đẻ trứng mà còn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trứng, phôi và ấu trùng.
Hầu hết các tháng trong năm đều có Tu Hài thành thục nhưng tỷ lệ thành thục cao nhất tập trung vào thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau (Lê Xân và Đỗ Văn Minh, 2000).
PHẦN II
KỸ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
<CENTER><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=376 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top>Bước 1: Lựa chọn địa điểm
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
<CENTER><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=376 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top>Bước 2: Chuẩn bị vật liệu - Dụng cụ
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
<CENTER><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=377 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top>Bước 3: Nuôi Thương phẩm
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
<CENTER><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=380 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top>Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
Sơ đồ tóm tắt trình tự thực hiện
I - LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM1. Điều kiện tự nhiên bãi nuôi, diện tích mặt nước nuôi Tu Hài.
<CENTER><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=553 border=1><TBODY><TR><TD vAlign=top width="22%">
Điều kiện
</TD><TD vAlign=top width="78%">Yêu cầu
</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">1. Nguồn nước
</TD><TD vAlign=top width="78%">Trên các Chương, Bãi, vụng, vịnh, diện tích mặt nước không bị ô nhiễm bởi các ngành sản xuất, và chất thải khu dân cư và không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước ngọt chảy vào.</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
2.Độ mặn
</TD><TD vAlign=top width="78%">28 - 30<SUP> 0</SUP>/<SUB>00</SUB></TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
3. pH nước
</TD><TD vAlign=top width="78%">7,5- 8,5</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
5. Chất đáy
</TD><TD vAlign=top width="78%">Cát thô có pha xác san hô hoặc pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
6. pH đất
</TD><TD vAlign=top width="78%">6,5 - 7,5</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
7. Độ trong
</TD><TD vAlign=top width="78%">1m trở lên</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
8. Nhiệt độ
</TD><TD vAlign=top width="78%">18 - 28 <SUP>0</SUP>C (nhiệt độ không khí từ 10 đến 35<SUP>0</SUP>c)</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
9. Dòng chảy
</TD><TD vAlign=top width="78%">0,2 - 0,5m/s<SUP>"</SUP></TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
10. Độ sâu
</TD><TD vAlign=top width="78%">Bãi nuôi: Tại 0 hải đồ + 50cmMặt nước có độ sâu > 5m
</TD></TR><TR><TD vAlign=top width="22%">
11. Ôxy
</TD><TD vAlign=top width="78%">> 4mg/l</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
Chú ý: Nếu vùng nuôi không đáp ứng đủ cá yêu cầu trình bày ở trên thì không nên đưa Tu Hài vào nuôi tránh có những tổn thất không đáng có.
2. Mùa vụ và thời gian nuôi.
2.1. Mùa vụ nuôi:
Thông thường như một số tài liệu và qua tổng kết một số mô hình thì một vụ nuôi nên ở vào khoảng 15-18 tháng từ khi thả giống ra ương đến khi thu hoạch, do vậy đối với loài Tu Hài có thể nuôi quanh năm mà ít bị ảnh hưởng tới yếu tố thời tiết trong năm tuy nhiên mỗi mùa có tốc độ phát triển khác nhau nhưng khi đến mùa vụ sinh sản thì chúng gầy đi và trọng lượng cá thể không phát triển thậm chí còn hao hụt về trọng lượng (mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
2.2. Thời gian nuôi:
- Tuỳ theo nhu cầu của thị trường nhưng cá thể Tu Hài nuôi thường đạt đến cỡ thương phẩm là 50g/ cá thể trở lên là có thể cho thu hoạch. Thời gian tối thiểu để Tu Hài đạt đến 50g/cá thể là 15 tháng tính từ khi thả giống (cỡ giống từ 0,5 -0,7 cm)
2.3. Thời gian thả giống:
- Tu Hài sinh sản ngoài tự nhiên chia làm 2 đợt trong năm và cũng căn cứ vào mùa vụ sinh sản thì các trại sản xuất giống cũng tiến hành sản xuất giống
+ Đợt 1: Từ tháng 12 đến tháng 5.
+ Đợt 2: Từ tháng 7 đến tháng 9.(có thể sản xuất giống Tu Hài nhân tạo quanh năm)
Căn cứ vào mùa sinh sản để ta mua giống về thả nuôi, nhưng do điều kiện tự nhiên vào tháng 7 và tháng 9 hàng năm vào mùa mưa do vậy không nên thả giống vào thời gian này để tránh rủi do.
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bãi nuôi và diện tích mặt nước nuôi.
3.1. Đối với bãi nuôi.
a - Vị trí:
Vị trí bãi nuôi yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
Kín sóng gió, nước chảy lưu thông, thường là các bãi cát ven các đảo, có môi trường ổn định quanh năm, chất đáy là cát mịn, thô pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và xác san hô, nếu là bãi đã có Tu Hài tự nhiên phân bố thì đây là bãi có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất. Diện tích nuôi cho một hộ gia đình có thể là một diện tích nhỏ từ 500m<SUP>2</SUP> - 1ha. Mặt bãi được san phẳng có độ nghiêng 1 – 2<SUP>0
</SUP>Đối với bãi nuôi khi có điều kiện bất lợi ta không thể di chuyển bãi hoặc thu gom Tu Hài đi nuôi ở nơi khác được mà giữ nguyên bãi như vây thì Tu Hài sẽ chết hết do vậy phải lựa chọn bãi không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ nguồn nước ngọt nào làm cho độ mặn của bãi nuôi vào mùa mưa giảm xuống dưới 25 <SUP>0</SUP>/<SUB>00.</SUB>
b - Diện tích:
- Diện tích phù hợp: 500m<SUP>2</SUP> - 1ha.
3.2. Đối với diện tích mặt nước nuôi.
a - Vị trí:
- Độ sâu: Từ 5 mét nước trở lên, đặt bè nuôi hoặc làm giàn treo các lồng nuôi.
- Trên các eo, vụng, vịnh, kín sóng gió có nước lưu thông, dòng chảy 0,2 - 0,5 m/s.
b - Diện tích:
- Diện tích phù hợp: 1ha trở lên.
II - THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NHÂN LỰC ĐỂ NUÔI TU HÀI.
1- Nhân lực và dụng cụ.
- Nhân lực cần thiết cho 5000m<SUP>2</SUP> nuôi Tu Hài là 2 người.
- Thiết bị dụng cụ cần dùng cho nuôi Tu Hài: Thuổng, Xà Beng đào Tu Hài, lưới chắn bảo vệ, lồng nhựa hợp kích cỡ, bè nuôi hoặc giàn nổi để treo hoặc giàn cắm trên các chương bãi, thuyền nan hoặc mủng, cuốc xẻng san bãi, dụng cụ đựng Tu Hài...và một số vật dụng khác theo điều kiện từng địa phương.
2 - Kỹ thuật lựa chọn và vận chuyển giống.
2.1 - Chọn giống:
Giống Tu Hài từ các trại sản xuất giống hoặc các cơ sở thu gom giống ngoài tự nhiên đảm bảo một số tiêu chí sau: Giống khoẻ mạnh đồng đều về kích cỡ, vỏ màu trắng ngà, qua vỏ nhìn rõ đường thức ăn có viền đen bên trong, khi thả vào nước sau 3 - 5 phút xúc tu thò ra khỏi vỏ để xi phông. Giống để nuôi thương phẩm là loại giống cấp 2 có chiều dài vỏ từ 2,5 - 3cm là loại giống phù hợp nhất
2.2 - Vận chuyển giống:
- Vận chuyển hở: Dùng thùng xốp cỡ: 50 x 40 x 30cm, dải lớp cát mịn 10cm dưới đáy, cấp nước lên trên cát cao 20cm sau đó đưa giống vào và sục khí trong quá trình vận chuyển. Mật độ vận chuyển: Một thùng xốp như trên từ 2000 con đến 2500 con/ thùng (cỡ giống 2,5 - 3,0cm).
- Vận chuyển kín: Túi nilong cỡ 25 x 60cm chứa 1,5 - 2 lít nước định lượng Tu Hài và đóng túi bơm oxy cột chặt xếp vào thùng xốp ổn định nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Mật độ vận chuyển: một túi như trên từ 500 con đến 800 con/ túi (cỡ giống 2,5 - 3,0cm).
III - NUÔI THƯƠNG PHẨM
Hiện nay có 2 hình thức nuôi chính là nuôi Tu Hài là nuôi trên bến bãi và nuôi Tu Hài trên lồng treo. Mỗi hình thức lại chia ra thành 2 hình thức nuôi phụ: Nuôi treo gồm: Nuôi treo trên bè và nuôi treo trên giàn cố định. Nuôi trên đáy gồm: Nuôi trên đáy tự nhiên và nuôi trên đáy có cải tạo xây dựng.
<TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=336 align=left border=1 HSPACE="12"><TBODY><TR><TD vAlign=top height=57>Nuôi Tu Hài thương phẩm
</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=214 align=right border=1 HSPACE="12"><TBODY><TR><TD vAlign=top height=38>Nuôi treo - 1
</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Nuôi đáy - 2
</TD></TR><TR><TD vAlign=top height=122>
</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Nuôi đáy - 2
</TD></TR><TR><TD vAlign=top height=122>
Nuôi treo trên giàn
cố định
- 1b
cố định
- 1b
</TD></TR></TBODY></TABLE><TABLE cellSpacing=1 cellPadding=7 width=98 align=left border=1 HSPACE="12"><TBODY><TR><TD vAlign=top height=118>
Nuôi trên đáy cải tạo xây dựng
- 2b
- 2b
</TD></TR><TR><TD vAlign=top height=118>Nuôi trên đáy tự nhiên
- 2a
- 2a
</TD></TR><TR><TD vAlign=top height=119>Nuôi treo trên bè
- 1a
- 1a
</TD></TR></TBODY></TABLE>Sơ đồ tóm tắt các phương pháp nuôi
1. Kỹ thuật nuôi Tu Hài trên bãi đáy.a - Môi trường:
Bãi nuôi nằm trong vùng kín sóng gió, Trên các Chương, Bãi, Vụng, Vịnh, diện tích mặt nước không bị ô nhiễm bởi các ngành sản xuất, và chất thải khu dân cư và không bị ảnh hưởng bởi các: Sông, Suối, khe nước ngọt chảy vào, Độ mặn: 28<SUP> 0</SUP>/<SUB>00 </SUB>trở lên, pH nước: 7,5- 8,5, độ trong: trên 2,5m, chất đáy là cát thô hoặc cát mịn tránh nơi cát pha bùn, dòng chảy 0,2 - 0,5m.
Chú ý: Nếu vùng nuôi không đáp ứng đủ các yêu cầu trình bày ở trên thì không nên đưa Tu Hài vào nuôi tránh có những tổn thất không đáng có.
b - Xây dựng ô (bãi) nuôi:
- Xây dựng ô (bãi) nuôi trên nền đáy tự nhiên.
Vào ngày thuỷ triều thấp nhất dọn hết rong, rêu, đá, sỏi trong lồng ô nuôi ra ngoài và san phẳng mặt bãi, giảm độ nghiêng của bãi. Rào bãi: Dùng cọc gỗ 4 - 5cm, dài 1,5m đóng xung quanh bãi nuôi. Khoảng cách các cọc từ 1- 2m. Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Rào bãi bằng lưới nilon 2a = 2cm chôn xuống bãi 0,3 m, phần trên cao 50 - 70 cm, phía bên trên có lưới phủ kín, căn ô theo hình chữ nhật, chiều dài theo hướng từ trong bờ ra bãi sâu, một ô nuôi có diện tích từ 6 đến 20m<SUP>2</SUP> nếu ô nuôi có diện tích lớn hơn thì cứ cách một mét ngang đặt một hàng đá hộc làm lối đi trong bãi để thuận tiện cho việc kiểm tra.
- Xây dựng ô (bãi) nuôi trên nền đáy nhân tạo.
Bãi nuôi được chọn có nền bãi là cát mịn không phù hợp cho Tu Hài sinh sống thì bắt buộc phải cải tạo. Vật liệu làm bãi gồm; Ván phên chắn cát, loại gỗ tạp, bản gỗ dày 2 - 2,5cm rộng 20cm dài bất kỳ, có thể thay thế gỗ bằng tre đan thành phên; cọc gỗ (nếu dùng lưới vây bãi thì cọc gỗ cao 1,5-2m và dùng lưới phủ mặt bãi thì dùng cọc gỗ cao 0,7-0,8m), dây buộc là dây kẽm 2,5mm, đinh 5-7cm, kìm cắt dây thép, dây riềng bằng lưới nilon phi 7-10mm, lưới lót bãi 2a = 2cm, tre hoặc gỗ để giăng ngang thân và đầu cọc. Triển khai xây dựng theo trình tự sau; xác định ô nuôi và đóng cọc xung quanh, mỗi cọc cách nhau 1- 1,5m tạo hình dáng ô nuôi (hình chữ nhật hoặc hình vuông) mỗi ô nên có diện tích từ 10 - 20m<SUP>2</SUP>, dùng tre hoặc cây gỗ buộc giằng ngang thân và đầu các cọc với nhau, dùng ván hoặc phên tre ngăn cát chặn xung quanh ô nuôi, dùng lưới 2a = 2mm đến 2a = 5mm trải kín toàn bộ bề mặt ô nuôi, vận chuyển cát thô có pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể từ nơi khác đến đổ vào ô nuôi và san phẳng, cát có độ dày 20cm, dùng lưới nilon bao xung quanh (cao 0,8 - 1m) hoặc bao cả xung quanh và măt trên (cao 0,2 - 0,4m) của ô nuôi, tính từ mặt bãi và chân lưới vùi xuống cát.
c - Thả giống:
Có thể thực hiện theo 2 hình thức là định vị một con vào 1 lỗ cho từng vị trí cụ thể dùng que chọc 1 lỗ và thả vào 1 con giống, hoặc ta đinh vị và dải đều trên mặt bãi cho Tu Hài giống tự lụi xuống cát (mật độ trung bình 50 con/m<SUP>2</SUP>).
d - Quản lý và chăm sóc:
- Đối với kỹ thuật nuôi đáy, phải thường xuyên kiểm tra lưới vây quanh bãi. Vơ hết rong tạp nếu có trên mặt lới phía trên mặt.
- Định kỳ 15 - 20 ngày vệ sinh bãi nuôi một lần để loại bỏ sinh vật bám như Sun, Hà, Hải Miên....
- Kiểm tra nguồn nước lưu thông trong bãi nuôi, vệ sinh chân lưới sạch sẽ để nước dễ lưu thông.
- Theo dõi môi trường: Độ mặn (S<SUP>0</SUP>/<SUB>00</SUB>), mùa khô được đo định kỳ theo con nước thuỷ triều. mỗi con nước đo độ mặn tầng đáy một lần vào lúc triều cường và một lần vào lúc triều ròng. Mùa mưa đo độ mặn 2 ngày một lần trong khi đang mưa thì đo hàng ngày, mỗi ngày từ một đến 2 lần. Nếu độ mặn giảm xuống đến 25<SUP>0</SUP>/<SUB>00</SUB> cần phải kiểm tra nguồn nước ngọt xung quanh xem có chảy trực tiếp vào bãi để có biện pháp xử lý kịp thời
- Theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống: Mỗi tháng kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống 1lần. Kiểm tra sinh trưởng: Thu 30 cá thể bất kỳ để đo và xác định các chỉ tiêu vỏ tính bằng centimet và cân khối lượng tính bằng gam. Kiểm tra tỷ lệ sống : Mỗi địa điểm kiểm tra 3 mẫu, mỗi mẫu 1 m<SUP>2</SUP> (đối với nuôi trên bãi).
- Phát hiện kịp thời các xác chết và tìm rõ nguyên nhân.
- Kiểm tra màu sắc của Tu hài để phát hiện điều kiện bãi nuôi như vỏ Tu Hài có màu đen (bùn) thì cần phải vệ sinh bãi, khơi dòng chảy…
- Kiểm tra lưới chắn để kịp thời phát hiện và sửa chữa những hư hỏng bảo vệ Tu Hài trong bãi nuôi.
- Thường xuyên theo dõi môi trường nước tình trạng hoạt động và dịch bệnh của Tu Hài trong bãi nuôi.
2 - Kỹ thuật nuôi Tu Hài bằng lồng treo.
a - Môi trường:
Độ sâu trên 5m cho bè nuôi neo đậu và dưới hoặc trên 0 hải đồ + 0,5m cho giàn treo, độ mặn quanh năm đạt 28<SUP>0</SUP>/<SUB>00</SUB> trở lên, độ trong của nước đạt 2,5m trở lên, chất đáy không quy định, không có nguồn nước ngọt đổ vào và nguồn nước không bị ô nhiễm.
b - Xây dựng lồng nuôi:
DùngLồng (khay) nhựa cỡ 50 x 35 x 12cm, đáy và thành khay có các khe thông nước. Đáy lồng lót một lớp lưới 2a = 1mm, lưới bao thành lồng có cỡ mắt 2a = 20mm, lồng có nắp thì không cần dùng lưới nếu không có nắp thì dùng lưới 2a = 20 - 25mm, dây quang treo lồng là dây nilon có đường kính 5-7mm, dây treo lồng là dây nilon có đường kính 7-10mm, dùng kéo cắt lưới và dùng kim lắp giáp chắc chắn lưới vào lồng, đổ cát và mảnh vụn vỏ nhuyễn thể vào lồng có độ dày 8-10 cm
- Chuẩn bị bè treo lồng nuôi:
Trước khi đưa vào nuôi cần phải hoàn chỉnh các công việc sau: Chuẩn bị bè nuôi, gia cố bè chắc chắn, phao nổi đảm bảo an toàn và phải tính đến lực tác động bởi các lồng nuôi Tu Hài, dùng dây treo lồng và cột vào bè độ sâu dây từ 2,5m đến 3,5m.
- Chuẩn bị giàn treo lồng:
Trong trường hợp không có bè hoặc có nhu cầu nuôi nhiều, cần tiến hành làm giàn treo như sau: dùng cọc gỗ đóng thẳng hàng và chắc chắn xuống đáy, khoảng cách giữa các cọc là 1,5 - 2m. Dùng dây thép buộc các cây gỗ giằng ngang thân và đầu cọc tạo ra giàn treo vững chắc, giàn làm vuông góc với chiều dòng chảy của nước.
c - Thả giống:
Khi lắp giáp lồng và đã định lượng cát xong tiến hành treo lồng sát mặt nước (ngập cát xuống nước) tiến hành gieo giống lên mặt cát, mật độ từ 50-60 con/1 lồng (300 - 400 con/m<SUP>2</SUP>) sau đó phủ nắp lên và cố định lắp lồng và treo lồng xuống vị trí nuôi an toàn (với bè độ sâu đạt 2,5-3,5m, với giàn cố định thì đáy lồng cách mặt bãi 0,3-0,5m).
d - Quản lý, chăm sóc:
- Mỗi tháng định kỳ kéo lồng nuôi lên 2 lần để kiểm tra, làm vệ sinh lồng loại bỏ hết vật lạ trong lồng, để nghiêng lồng dùng nước dội vào cát cho Tu Hài trơ ra, nếu phát hiện xác Tu Hài chết và cát có màu đen thì cần thay cát toàn bộ trong lồng nuôi,
- Kiểm tra giây buộc cũng như dây treo lồng và cần thay ngay nếu như bị hư hỏng, loại bỏ các loại Sun, Hà bám gây hại cho lồng nuôi bằng cách đẽo gọt để loại bỏ, tuy nhiên nếu do Sun, Hà và quá trình nuôi lâu ngày làm hư hỏng vật liệu cần phải kiểm tra và thay thế.
- Khi mưa to là độ mặn thay đổi ảnh hưởng đến môi trường sống thì cần thiết phải thả dây treo sâu tới mức có thể, phải thực hiện phương pháp di dời sang bãi nuôi dự phòng nơi có độ mặn cao hơn để duy trì qua mùa mưa nếu như vùng nuôi có độ mặn giảm xuống dưới 25 <SUP>0</SUP>/<SUB>00</SUB>, chờ đến khi môi trường trở lại bình thường thì kéo bè lại vị trí nuôi và cố định dây treo ở mức quy định.
- Kiểm tra sinh trưởng 1 lần/tháng, lấy ngẫu nhiên 3 lồng nuôi treo, đếm số con còn lại đo tính chiều dài, rông, cao và tính tỷ lệ sống so với lần kiểm tra trước., từ hai tháng nuôi trở đi cần thêm cát vào lồng đến khi thu hoạch thì cát cách mặt lồng 5cm là đủ.
IV - DỊCH BỆNH
Hiện nay do Tu Hài là đối tượng nuôi mới do vậy chưa có những nghiên cứu về bệnh nhưng trong quá trình thực hiện gặp khó khăn cần thiết phải thông báo kịp thời cho cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời.
V. THU HOẠCH
1. Kiểm tra Tu Hài trước khi thu hoạch.
- Tu Hài là đối tượng có giá trị kinh tế cao và là đặc sản quý hiếm do vậy khi thu hoạch phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ.
- Khi Tu Hài đạt cỡ 50 gam trở lên có thể thu hoạch và bán theo nhu cầu của thị trường.
- Trên cơ sở kiểm tra hàng ngày, dự tính sản lượng Tu Hài có thể thu được để bố trí nhân lực, dụng cụ, biện pháp bảo quản và vận chuyển sản phẩm cho phù hợp.
- Đối với nuôi bãi: Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ bằng cách tìm lỗ để đào như đối với bắt Tu Hài ngoài tự nhiên, Tu Hài thương phẩm được thu lên giữ trong giai hoặc lồng và đặt dưới nước trước khi vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.
- Đối với nuôi lồng: Tiến hành loại bỏ cát trong lồng và thu sản phẩm, có thể dùng lồng làm giá đựng tam thời.
2. Thời gian và biện pháp thu hoạch.
- Nên thu hoạch Tu Hài vào ban ngày vào những ngày nước dòng là tốt nhất, ở những nơi bãi nuôi sâu có thể dùng biện pháp lặn để thu hoạch.
- Sau khi thu xong Tu Hài được rửa sạch, bảo quản tươi sống vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Chú ý: Nên thu theo nhu cầu của thị trường để tránh phải bảo quản với thời gian lâu Tu Hài sẽ gầy và hao hụt.