1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh sản
1.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi bằng đất hoặc xây có diện tích và độ sâu vừa phải từ 300 – 500 m2, sâu 0,8 – 1,0 m. Đặc biệt phải chú ý xây dựng bờ cao và chắc chắn để tránh cá đi mất. Có thể rào xung quanh bằng lưới chắn với chiều cao 0,6 – 0,8 m. Ao có cống cấp thoát nước chắn lưới kỹ. Trong ao nên cắm chà hoặc thả lục bình (khoảng 20% diện tích ao).
Trước khi thả cá nuôi cần phái tát cạn ao, dọn và phơi đáy. Sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, khi đủ yêu cầu thì thả cá.
1.2 Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
Chọn cá giống có độ tuổi 12 tháng trở lên, nặng từ 0,6 – 0,8 kg. Cá giống tuyển chọn phải khỏe mạnh, không bị sây sát, vây vẩy hoàn chỉnh. Đặc biệt chú ý khi chọn lựa phải nắm vững nguồn gốc đàn cá, nhất là cá thu bắt ngoài tự nhiên, dễ gặp phải đàn cá do sử dụng điện để đánh bắt, cá rất yếu và dễ bệnh, dễ chết.
Trước khi thả xuống ao, cá được tắm nước muối 2 – 2,5% trong khoảng 10 phút để diệt các loại kí sinh trùng bám trên cá và cá cũng nhanh chóng lành các vết sây sát trên thân.
Mật độ thả nuôi vỗ từ 2 – 3 kg/10m2 ao, tỷ lệ đực/cái từ 1/1 đến 2/1.
Mùa vụ bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 10 – 11 hàng năm, hoặc 2 – 3 tháng trước mùa sinh sản.
1.3 Thức ăn và quản lý chăm sóc
Cá có tập tính bắt mồi sống. Nhưng khi chọn cá nuôi vỗ, nếu là cá được nuôi nhân tạo, quen với các thức ăn mồi chết thì thuận lợi cho nuôi vỗ. Nếu cá thu từ tự nhiên, cần tập cho cá ăn được mồi chết. Thức ăn chủ yếu nuôi vỗ cá bố mẹ là cá tạp, vụn, tép, và các phụ phẩm lò mổ gia súc gia cầm v.v.. thức ăn được đưa vào sàn ăn và đặt sâu cách mặt nước 0,15 – 0,2 m. Cho ăn mỗi ngày 3 – 4 lần, không nên để thức ăn ươn thối. Mồi ăn có kích thước lớn phải bằm nhỏ cho vừa cỡ miệng của cá. Khẩu phần ăn từ 3 – 4% trọng lượng thân. Thường xuyên theo dõi mức độ ăn của cá để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Thường xuyên thay nước cho ao giữ cho nước không bị ô nhiễm do thức ăn và chất thải của cá.
2. Kỹ thuật cho cá đẻ
2.1 Phân biệt cá đực cái
Với cá đực thành thục, có các vạch màu sậm trên thân từ vây ngực đến lỗ sinh dục, thể hiện rõ hơn cá cái. Thân cá đực thon, dài, bụng nhỏ và cứng, lỗ sinh dục hẹp nhỏ và hơi lõm vào, tách xa lỗ hậu môn. Cá đực lớn trên 1 kg có thể vuốt lườn bụng để kiểm tra tinh dịch chảy ra nhưng có rất ít.
Với cá cái có thân ngắn mấp và bụng lớn, mềm. Các vằn đen không hiện rõ từ vây ngực đến lỗ sinh dục như cá đực. Lỗ sinh dục tròn và hơi hồng, nằm sát với lỗ hậu môn. Trứng cá thành thục có đường kính 1,4 – 1,8 mm, màu vàng sậm, nổi trên mặt nước.
2.2 Phương pháp cho đẻ tự nhiên trong ao đẻ
Ao đẻ bằng đất có diện tích từ 50 – 100 m2, hoặc ao lót bạt cao su diện tích 30 – 50 m2 hoặc bể xây ximăng. Dộ sâu của ao đất từ 0,3 m (chỗ nông) đến 1m (chỗ sâu). Trên mặt ao, bể có thiết kế các khung tre ở một góc ao, bể và thả lục bình hoặc rong (chiếm 40 – 50% diện tích). Mật độ thả 1 cặp/2 m2 (cá 0,5 – 0,8 kg). Sau đó tạo dòng nước chảy nhẹ hoặc phun mưa nhân tạo để kích thích từ 10 – 20 giờ, tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá. Trong khi cá đẻ thì ngưng phun nước để không làm hỏng tổ trứng.
2.3 Phương pháp kích thích đẻ trứng bằng tiêm kích dục tố
Biện pháp này nhằm làm cho đàn cá có thể đẻ đồng loạt để thu được một lượng cá bột lớn. Nhưng cũng tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá bố mẹ và kinh nghiệm lựa chọn của các nhà kỹ thuật. Cá lóc giống chọn cho đẻ phải có buồng trứng phát triển ở giai đoạn IV thành thục thì thuốc kích dục tố mới phát huy tác dụng và đẻ có hiệu quả.
Các chất kích thích sinh sản gồm có não thùy cá (Chép, Mè trắng v.v..), HCG (Human Chorionic Gonadotropin).
Lượng dùng như sau:
NÃO THÙY CÁ:
Liều sơ bộ: 1 – 1,5 mg/kg
Liều quyết định: 6 – 8 mg/kg, tiêm cách liều sơ bộ 8 – 12 giờ.
HCG:
Liều sơ bộ 500 UI/kg
Liều quyết định: 2.500 UI/kg, tiêm cách liều sơ bộ 12 – 24 giờ.
Có thể kết hợp tiêm não thùy và HCG như sau:
Liều sơ bộ: 500 UI/kg
Liều quyết định: 1.200 – 1.500 UI (HCG) + 3 – 4 mg não thùy.
Cá đực chỉ sử dụng liều lượng bằng 1/3 của cá cái và chỉ tiêm 2 lần duy nhất cùng với liều quyết định của cá cái.
Sau khi tiêm kích dục tố, tiến hành kích thích nước liên tục cho đến khi cá đẻ. Thời gian từ khi tiêm quyết định đến khi cá đẻ từ 12 – 14 giờ, có khi cá đẻ rải rác đến 20 – 24 giờ.
3. Kỹ thuật ấp trứng cá giống
Vớt trứng cá giống đưa vào các dụng cụ ấp như thau nhựa, thau nhôm, bể ximăng, hồ đất (lót bạt cao su), bể vòng. Mực nước ấp từ 0,2 – 0,3 m. Mật độ ấp trứng từ 20.000 – 30.000 trứng/m2 mặt nước bể ấp (chẳng hạn một thau nhựa có đường kính 0,5 m có thể ấp được 7.000 – 8.000 trứng).
Trong quá trình ấp, thay nước 4 – 6 lần một ngày đêm, hoặc có dòng nước chảy nhẹ liên tục. Vớt bỏ ngay những trứng bị ung (màu trắng đục).
Ở nhiệt độ 28 – 30oC, sau 20 – 26 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng. Lúc này ấu trùng còn rất yếu và nổi trên mặt nước, dinh dưỡng bằng noãn hoàng cho đến ngày thứ 3 – 4.
( Sưu tầm )
Xem chi tiết tại: calocgiong.com/index.php/ky-thuat-san-xuat-giong-ca-loc
1.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi bằng đất hoặc xây có diện tích và độ sâu vừa phải từ 300 – 500 m2, sâu 0,8 – 1,0 m. Đặc biệt phải chú ý xây dựng bờ cao và chắc chắn để tránh cá đi mất. Có thể rào xung quanh bằng lưới chắn với chiều cao 0,6 – 0,8 m. Ao có cống cấp thoát nước chắn lưới kỹ. Trong ao nên cắm chà hoặc thả lục bình (khoảng 20% diện tích ao).
Trước khi thả cá nuôi cần phái tát cạn ao, dọn và phơi đáy. Sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, khi đủ yêu cầu thì thả cá.
1.2 Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
Chọn cá giống có độ tuổi 12 tháng trở lên, nặng từ 0,6 – 0,8 kg. Cá giống tuyển chọn phải khỏe mạnh, không bị sây sát, vây vẩy hoàn chỉnh. Đặc biệt chú ý khi chọn lựa phải nắm vững nguồn gốc đàn cá, nhất là cá thu bắt ngoài tự nhiên, dễ gặp phải đàn cá do sử dụng điện để đánh bắt, cá rất yếu và dễ bệnh, dễ chết.
Trước khi thả xuống ao, cá được tắm nước muối 2 – 2,5% trong khoảng 10 phút để diệt các loại kí sinh trùng bám trên cá và cá cũng nhanh chóng lành các vết sây sát trên thân.
Mật độ thả nuôi vỗ từ 2 – 3 kg/10m2 ao, tỷ lệ đực/cái từ 1/1 đến 2/1.
Mùa vụ bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 10 – 11 hàng năm, hoặc 2 – 3 tháng trước mùa sinh sản.
1.3 Thức ăn và quản lý chăm sóc
Cá có tập tính bắt mồi sống. Nhưng khi chọn cá nuôi vỗ, nếu là cá được nuôi nhân tạo, quen với các thức ăn mồi chết thì thuận lợi cho nuôi vỗ. Nếu cá thu từ tự nhiên, cần tập cho cá ăn được mồi chết. Thức ăn chủ yếu nuôi vỗ cá bố mẹ là cá tạp, vụn, tép, và các phụ phẩm lò mổ gia súc gia cầm v.v.. thức ăn được đưa vào sàn ăn và đặt sâu cách mặt nước 0,15 – 0,2 m. Cho ăn mỗi ngày 3 – 4 lần, không nên để thức ăn ươn thối. Mồi ăn có kích thước lớn phải bằm nhỏ cho vừa cỡ miệng của cá. Khẩu phần ăn từ 3 – 4% trọng lượng thân. Thường xuyên theo dõi mức độ ăn của cá để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Thường xuyên thay nước cho ao giữ cho nước không bị ô nhiễm do thức ăn và chất thải của cá.
2. Kỹ thuật cho cá đẻ
2.1 Phân biệt cá đực cái
Với cá đực thành thục, có các vạch màu sậm trên thân từ vây ngực đến lỗ sinh dục, thể hiện rõ hơn cá cái. Thân cá đực thon, dài, bụng nhỏ và cứng, lỗ sinh dục hẹp nhỏ và hơi lõm vào, tách xa lỗ hậu môn. Cá đực lớn trên 1 kg có thể vuốt lườn bụng để kiểm tra tinh dịch chảy ra nhưng có rất ít.
Với cá cái có thân ngắn mấp và bụng lớn, mềm. Các vằn đen không hiện rõ từ vây ngực đến lỗ sinh dục như cá đực. Lỗ sinh dục tròn và hơi hồng, nằm sát với lỗ hậu môn. Trứng cá thành thục có đường kính 1,4 – 1,8 mm, màu vàng sậm, nổi trên mặt nước.
2.2 Phương pháp cho đẻ tự nhiên trong ao đẻ
Ao đẻ bằng đất có diện tích từ 50 – 100 m2, hoặc ao lót bạt cao su diện tích 30 – 50 m2 hoặc bể xây ximăng. Dộ sâu của ao đất từ 0,3 m (chỗ nông) đến 1m (chỗ sâu). Trên mặt ao, bể có thiết kế các khung tre ở một góc ao, bể và thả lục bình hoặc rong (chiếm 40 – 50% diện tích). Mật độ thả 1 cặp/2 m2 (cá 0,5 – 0,8 kg). Sau đó tạo dòng nước chảy nhẹ hoặc phun mưa nhân tạo để kích thích từ 10 – 20 giờ, tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá. Trong khi cá đẻ thì ngưng phun nước để không làm hỏng tổ trứng.
2.3 Phương pháp kích thích đẻ trứng bằng tiêm kích dục tố
Biện pháp này nhằm làm cho đàn cá có thể đẻ đồng loạt để thu được một lượng cá bột lớn. Nhưng cũng tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá bố mẹ và kinh nghiệm lựa chọn của các nhà kỹ thuật. Cá lóc giống chọn cho đẻ phải có buồng trứng phát triển ở giai đoạn IV thành thục thì thuốc kích dục tố mới phát huy tác dụng và đẻ có hiệu quả.
Các chất kích thích sinh sản gồm có não thùy cá (Chép, Mè trắng v.v..), HCG (Human Chorionic Gonadotropin).
Lượng dùng như sau:
NÃO THÙY CÁ:
Liều sơ bộ: 1 – 1,5 mg/kg
Liều quyết định: 6 – 8 mg/kg, tiêm cách liều sơ bộ 8 – 12 giờ.
HCG:
Liều sơ bộ 500 UI/kg
Liều quyết định: 2.500 UI/kg, tiêm cách liều sơ bộ 12 – 24 giờ.
Có thể kết hợp tiêm não thùy và HCG như sau:
Liều sơ bộ: 500 UI/kg
Liều quyết định: 1.200 – 1.500 UI (HCG) + 3 – 4 mg não thùy.
Cá đực chỉ sử dụng liều lượng bằng 1/3 của cá cái và chỉ tiêm 2 lần duy nhất cùng với liều quyết định của cá cái.
Sau khi tiêm kích dục tố, tiến hành kích thích nước liên tục cho đến khi cá đẻ. Thời gian từ khi tiêm quyết định đến khi cá đẻ từ 12 – 14 giờ, có khi cá đẻ rải rác đến 20 – 24 giờ.
3. Kỹ thuật ấp trứng cá giống
Vớt trứng cá giống đưa vào các dụng cụ ấp như thau nhựa, thau nhôm, bể ximăng, hồ đất (lót bạt cao su), bể vòng. Mực nước ấp từ 0,2 – 0,3 m. Mật độ ấp trứng từ 20.000 – 30.000 trứng/m2 mặt nước bể ấp (chẳng hạn một thau nhựa có đường kính 0,5 m có thể ấp được 7.000 – 8.000 trứng).
Trong quá trình ấp, thay nước 4 – 6 lần một ngày đêm, hoặc có dòng nước chảy nhẹ liên tục. Vớt bỏ ngay những trứng bị ung (màu trắng đục).
Ở nhiệt độ 28 – 30oC, sau 20 – 26 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng. Lúc này ấu trùng còn rất yếu và nổi trên mặt nước, dinh dưỡng bằng noãn hoàng cho đến ngày thứ 3 – 4.
( Sưu tầm )
Xem chi tiết tại: calocgiong.com/index.php/ky-thuat-san-xuat-giong-ca-loc