Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

  • Thread starter letranem
  • Ngày gửi
Mãng Cầu Xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng nó thích hợp trồng trên đất có tầng mùn hữu cơ dày, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 5,6 - 6,5. Trước khi trồng cây con nên bón lót cho mỗi hố trồng (trộn đều và bón cho từng hố trồng, tùy theo vùng đất mà bón lót cho hố trồng nhiều hay ít). Theo công thức 15kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg super lân + 0,5kg vôi + 200g urea + 50g Kcl
Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát là tốt nhất. Các vùng khác thì trồng cây bằng hạt hoặc chiết là tốt nhất.
Đào hố rộng 30 - 50cm, sâu 30 - 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con, tủ cỏ hoặc rơm để giử ẩm cho cây được tốt và tưới nước ngay. Cây mãng câu xiêm nên trồng với khoảng cách 3m – 3,5m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng. Nên trồng khoảng cách 3x3 m, một số nơi trồng 2,5x2,5m tận dụng và khai thác triệt để diện tích đất.
Để đảm bảo cây phát triển tốt, sau khi trồng bón thúc 2 năm đầu, mỗi năm bón 15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục + 0,5kg NPK 16-16-8. Nếu dùng phân đơn thì bón khoảng 200g urea + 0,5kg super lân + 100g Kcl cho mỗi cây. Có thể tưới gốc bằng HVP 6-6-4 K-HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá Thiên Hải Ngọc để kích thích ra rễ mạnh. Kết hợp phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh trên cây bằng các loại thuốc trừ sâu ăn lá, các loại thuốc trị nấm cây thông thường trên thị trường và có thể kết hợp với các loại phân bón lá để phun chung. Theo định kỳ 1 tháng đến 1,5 tháng một lần, nhằm để ngăn ngừa sâu hại và nấm bệnh giúp cây sinh trưởng tốt.
Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm bón 15kg phân chuồng hoai + 300g phân urea + 1kg super lân + 200g kali cho mỗi cây, kết hợp tưới gốc bằng HVP 6- 6- 4 K- HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá Thiên Hải Ngọc để kích thích ra rễ và giúp cây hấp thu dinh dưỡng dưỡng mạnh hơn. Nên chia bón làm nhiều lần khi mang trái và đang thu hoạch. Có thể bón trực tiếp nếu bón theo kiểu rạch hàng quanh đường kính chiếu của tán cây thì ta nên chia làm 2 lần bón khi cây bắc đầu nuôi trái và đến khi ở cuối vụ thu hoạch, bón xong lấp đất và tưới nước cho phân hấp thu vào đất. Quá trình cây trưởng thành có thể sử dụng thêm các phân bón lá để giúp ra hoa, đậu trái tốt. Phun thuốc ngăn ngừa sâu bệnh hại trái theo định kỳ, 10-15 ngày/ 1 lần.
Lưu ý: Cần bón cân đối NPK với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bón 1,2 kg/cây (tùy vào điều kiện của đất và điều kiện kinh tế mà có thể thay đổi cho phù hợp). Khi cây đang mang trái bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/vụ trái. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như: suppersit, Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC, Cori 23EC, Mospilan 3EC, Elsan 50EC, Applaud 10WP, Applaud 25SC, Dầu khoáng Citrole 96.3EC, BI 58,…
Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoặc đen. (Còn một loại thuốc tự pha chế nếu khi sử dụng không tốt mới áp dụng)
Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BT,…

Trại giống Lê Êm (Mãng cầu xiêm không cần thụ phấn bổ xung - cho trái quanh năm trái to, chất lượng tốt, có vườn tham quan đánh giá)
Liên hệ: Lê Thành Êm
Điện thoại: 0939042253, Lê Phước Thiện - 0939.688.931
Email: lthanhem@gmail.com
 




Back
Top