Dong riềng là cây trồng lấy củ, thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhiều vùng khác nhau, có thể trồng ở đất ruộng, đất vườn, sườn đồi…
- Thời vụ và cách trồng: Dong riềng trồng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, thích hợp nhất là tháng 2. Dong riềng trồng bằng củ. Để cây phát triển tốt cần chọn những củ giống đồng đều, không bị trầy xước và sạch bệnh. Cây phát triển củ theo chiều ngang, rễ ăn sâu nên khi làm đất phải cày sâu từ 15 - 20 cm, nhặt sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi, đào hố trồng đường kính khoảng 20 cm, sâu khoảng 20 - 25 cm…
- Bón phân:
+ Bón lót: Cuốc hốc sâu 20 - 25cm, rải phân và phân chuồng ủ mục, lấp đất rồi đặt củ giống. Lấp đất giữ ẩm cho cây mọc nhanh.
Lưu ý: Không nên bón lót bằng phân đạm, không được đặt củ giống trực tiếp lên trên phân hoặc bón phân sát củ giống, phòng gặp mưa dễ làm thối củ giống hoặc chết cây con.
Phân thúc chia làm 2 lần bón:
+ Lần 1: Sau khi cây mọc 30 ngày, bón 20 - 25kg NPK/sào nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh. Rải phân quanh gốc, cách củ 7 - 10cm.
+ Lần 2: Sau trồng 4 tháng khi khóm dong riềng đã to; bón 20 - 25kg/sào giúp cây sinh trưởng mạnh cho nhiều củ to. Bón vào khe giữa 2 hàng. Để cây không bị đổ, gẫy và cho nhiều củ, củ to cần phải vun gốc cho cây, vun ngay sau mỗi lần bón thúc.
Sau mỗi lần vun, bà con nên dùng mùn rác mục hoặc trấu phủ vào gốc cây vừa giữ ẩm vừa giúp cho củ to và năng suất cao.
- Phòng trừ sâu bệnh: Dong riềng ít bị sâu bệnh, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không tốn kém.
Nguồn STV: Trung tâm Khảo Kiểm Nghiệm Phân Bón Quốc Gia.
- Thời vụ và cách trồng: Dong riềng trồng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, thích hợp nhất là tháng 2. Dong riềng trồng bằng củ. Để cây phát triển tốt cần chọn những củ giống đồng đều, không bị trầy xước và sạch bệnh. Cây phát triển củ theo chiều ngang, rễ ăn sâu nên khi làm đất phải cày sâu từ 15 - 20 cm, nhặt sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi, đào hố trồng đường kính khoảng 20 cm, sâu khoảng 20 - 25 cm…
- Bón phân:
+ Bón lót: Cuốc hốc sâu 20 - 25cm, rải phân và phân chuồng ủ mục, lấp đất rồi đặt củ giống. Lấp đất giữ ẩm cho cây mọc nhanh.
Lưu ý: Không nên bón lót bằng phân đạm, không được đặt củ giống trực tiếp lên trên phân hoặc bón phân sát củ giống, phòng gặp mưa dễ làm thối củ giống hoặc chết cây con.
Phân thúc chia làm 2 lần bón:
+ Lần 1: Sau khi cây mọc 30 ngày, bón 20 - 25kg NPK/sào nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh. Rải phân quanh gốc, cách củ 7 - 10cm.
+ Lần 2: Sau trồng 4 tháng khi khóm dong riềng đã to; bón 20 - 25kg/sào giúp cây sinh trưởng mạnh cho nhiều củ to. Bón vào khe giữa 2 hàng. Để cây không bị đổ, gẫy và cho nhiều củ, củ to cần phải vun gốc cho cây, vun ngay sau mỗi lần bón thúc.
Sau mỗi lần vun, bà con nên dùng mùn rác mục hoặc trấu phủ vào gốc cây vừa giữ ẩm vừa giúp cho củ to và năng suất cao.
- Phòng trừ sâu bệnh: Dong riềng ít bị sâu bệnh, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không tốn kém.
Nguồn STV: Trung tâm Khảo Kiểm Nghiệm Phân Bón Quốc Gia.
Last edited by a moderator: