Kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh tốt nhất hiện nay

  • Thread starter hoangty8x
  • Ngày gửi
Sử dụng Quy trình kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh tốt nhất hiện nay từ phế phẩm phụ liệu chăn nuôi trồng trọt mang lại tác dụng triệt để hiệu quả cho việc sử dụng phân phân hữu cơ - phân vi sinh cho bà con một năng suất cao
Kỹ thuật ủ và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
Với việc sử dụng ủ phân hữu cơ vi sinh hiện nay đã được công ty hữu cơ miền trung chúng tôi đưa vào thử nghiệm và đạt kết quả tốt nhất qua 2 phương pháp ủ phân .

g3bYPa.jpg
1.Nguyên liệu sử dụng

  • Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp phụ phẩm như rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây ( lục bình)…; các loại mùn: Than mùn ( than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy… Phân gia súc, gia cầm….
  • Cám gạo, cám đậu( đỗ), rỉ mật hoặc mât mía.
  • Chế phẩm sinh học ( mem ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế sinh học có trên thị trường
2.Các bước tiến hành ủ

Bước 1: chọn nơi ủ
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nên nên phẳng hoặc hơi dốc . Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3m2
Bước 2: chuẩn bị nguyên liệu
Để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, trước khi ủ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết như sau:
  • Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh 6-8 tạ
  • Phân chuồng: 2 – 4 tạ
  • Chế phẩm sinh học: đủ cho 1 tấn phân
  • Nước rỉ đưởng hoặc mật mía 2-3kg
  • Cám gạo, đậu, đỗ: 3kg
  • Đa số các loại chế phẩm sử dụng để sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay, khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi…. Mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ khi ủ. Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10 -15kg, phân NPK từ 5 -10 kg hoặc đạm từ 1-2kg và lân 5-10kg .
Bước 3 chuẩn bị dụng cụ.
Bình tưới ô doa ( hoặc bình để tưới rau), cào, cuốc , xẻng, rành. Vật liệu để che đậy, làm mái: có thể dùng các loại vật liệu sẵn như bạt, bao tải… che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, anh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ
Bước 4: trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật
Để trộn đều gói chế phẩm và gỉ mật mía cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật vào ô doa khuấy đều.
Nếu không có nước hoặc mật mía thì dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu ngâm vào nước thay thế gỉ mật, ngâm trước khi ủ phân 2-3 ngày.
Bước 5: tiến hành ủ
Rải các loại nguyên liệu khó phân hủy như mùn cưa, trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm dạ xuống dưới cùngrộng mỗi chiều khoảng 1,5m, dày 0,4-0,4m (chiếm 20 -25% tổng lượng phế phụ phẩm); sau đó rải ffeeuf lên một lớp phân chuồng( chiếm 30 -35% tổng lượng phân chuồng để ủ) hoặc dưới nước phân đặc, rồi tưới rỉ mật lên trên; rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn, bột đậu đỗ làm dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh; tiếp tục rải các loại chế phụ phẩm lên trên với một lớp dày 40cm, rồi lại rải một lớp phân chuồng lên rồi tưới dung dịch chế phẩm và mật mía. Cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành sẽ được lớp ủ cao khoảng 1,5m
Lưu ý: nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước ( kể cả nước dùng hòa chế phẩm) khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tuyd thuộc vào nguyên liệu nhiều hay ít.
Bước 6: Che đậy đống ủ
Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vì vậy đống ủ nên che chắn bàng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 -500C
Bước 7: Đảo đổng ủ và bảo quản
+ sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40 -500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy)cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần.. vì vậy cứ khoảng 7 -10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước( khoảng vài ô doa), nếu ướt quá dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng.
Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7 -10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn trọc vào giữa đống phan ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đme ủ quá khô hoặc quá ướt.
Cách kiểm tra độ ẩm đất ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết.
3. Cách dùng:
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.

Nguồn bài viêt : phan bon huu co
 




Back
Top